Bao lâu bé biết lật

You got lucky! We have no ad to show to you!

Quảng cáo

Khi nào bé biết lật là băn khoăn của các bà mẹ. Đến tận tháng thứ 4 bé mới cứng cáp hơn và biết lật, một số bé lật muộn hơn nhưng không nên quá tháng thứ 8.  Đọc thêm bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về việc lật của bé:

  • Mục đích của việc tập lật?
  • Khi nào trẻ sơ sinh biết lật? Mấy tháng tuổi bé biết lật?
  • Làm thế nào để giúp bé mau chóng biết lật?
  • Mẹ cần lưu ý gì trong giai đoạn bé tập lật?

Mục đích của việc tập lật

Bé biết lật có tốt không? Tất nhiên là có!

Biết lật không chỉ giúp tăng vận động tự lập cho bé mà còn hỗ trợ cho bé học ngồi, đứng về sau. Ngoài ra, học lật còn giúp bé phối hợp hoạt động cơ bắp, giúp bé khỏe mạnh. Cơ bắp khỏe mạnh là chìa khóa giúp bé học ngồi, bò và thực hiện nhiều kỹ năng vận động quan trọng khác.

Vào ban ngày, bố mẹ nên hết sức chú ý không để bé một mình trên bề mặt cao như giường, bàn ghế vì bé có thể lật và té ngã bất cứ lúc nào. Để an toàn, hãy đảm bảo bé luôn được che chắn cẩn thận. Bố mẹ hãy đừng chủ quan vì không thể biết được khi nào bé biết lật, cú lật đầu tiên có thể diễn ra bất kỳ lúc nào, dù là thời gian khi trẻ chưa biết lật mà chỉ mới biết trở người, bò hay trườn.

Học lật còn giúp bé phối hợp hoạt động cơ bắp, giúp bé khỏe mạnh. [Nguồn ảnh: iStock]

Xem thêm

You got lucky! We have no ad to show to you!

Quảng cáo

10 trò chơi vận động đơn giản giúp bé 4 tháng tuổi phát triển vượt bậc về IQ và EQ

Khi nào bé biết lật?

Khi được mấy tháng thì trẻ biết lật là câu hỏi chung của rất nhiều bậc phụ huynh, nhất là những người lần đầu làm cha mẹ. Trẻ sơ sinh thường lăn người nghiêng sang một bên khi ngủ hoặc khi nằm theo thói quen ngay từ tháng đầu tiên. Nhưng phải đến tận tháng thứ 4 bé mới cứng cáp hơn và biết lật.

Bé sẽ cho mẹ thấy những dấu hiệu chứng tỏ cơ thể bé đã sẵn sàng. Đầu tiên, bé sẽ lật nghiêng sang một bên từ tư thế nằm ngửa, sau đó chuyển từ nằm nghiêng sang nằm sấp. Ở giai đoạn này bé sẽ dùng đến chân nhiều hơn để thực hiện động tác lật người này.

Trẻ sơ sinh khi nào biết lật? Một số dấu hiệu bé sắp biết lật xuất hiện từ tháng tuổi thứ 3. Một số bé thì chậm hơn ở tháng thứ 5 hoặc thậm chí muộn hơn. Tuy nhiên, mốc phổ biến nhất cho kỹ năng này là tháng thứ 4.

Theo bác sĩ chuyên khoa I Đặng Thị Ngọc Chương – Khoa Nhi – Sơ sinh, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park, nếu được 6 tháng tuổi mà bé vẫn chưa biết cách lật bằng cách này hay cách khác. Bên cạnh đó bé cũng chưa chuyển sang ngồi và lại có xu hướng bò và lăn thì mẹ cần báo với bác sĩ để tìm ra nguyên nhân và biện pháp hỗ trợ bé.

You got lucky! We have no ad to show to you!

Quảng cáo

Mốc phát triển kỹ năng ở mỗi bé là khác nhau và có trẻ sẽ phát triển một số kỹ năng nhanh hơn so với những trẻ khác. Và đồng thời sẽ có một số trẻ không bao giờ thực sự có khả năng lăn lộn và lật.

Mẹ không cần lo lắng nếu vượt quá mốc 4 tháng này mà chưa thấy dấu hiệu bé sắp biết lật [Nguồn ảnh: iStock]

Làm thế nào để giúp bé mau chóng biết lật?

Mẹ đã biết khi nào bé biết lật. Lật người là động tác tự nhiên mà mọi em bé đều có thể làm được cho dù không có sự can thiệp của người lớn. Tuy nhiên, mẹ có thể hỗ trợ nếu quá trình tập lật của bé kéo dài khiến mẹ sốt ruột hoặc đơn giản là để quá trình này diễn ra sớm hơn.

You got lucky! We have no ad to show to you!

Quảng cáo

Các mẹ có thể tham khảo các cách dưới đây:

  • Điều kiện cần và đủ để bé tập lật là cơ thể bé phải thực sự sẵn sàng, các cơ đã đủ mạnh, xương cũng đủ cứng cáp để chống đỡ cả cơ thể. Do đó, cách nhanh nhất và đơn giản nhất để giúp bé lật người nhanh hơn là thông qua các trò chơi vận động và massage.
  • Mỗi ngày hãy dành 15-30 phút giúp bé hoàn thành “bài tập nằm sấp” để các cơ bắp của bé được vận động nhiều hơn, nhanh cứng cáp hơn. Bên cạnh đó, các động tác massage nhẹ nhàng cũng giúp các mạch máu lưu thông tốt hơn thúc đẩy quá trình vận động cũng như tạo cho bé cảm giác thư giãn sau khi “tập luyện”.
  • Hãy để bé nằm sấp nhiều hơn vì khi nằm sấp bé sẽ có cảm giác khó chịu nơi vùng bụng, điều này sẽ kích thích bé muốn lật hơn, Tuy nhiên mẹ cần hết sức lưu ý không để bé nằm sấp quá lâu khiến bé bị khó thở và nôn, từ đó gây tác dụng ngược khiến bé không muốn vận động.
  • Ngoài liệu pháp vận động nêu trên, mẹ còn có thể đặt những món đồ chơi có màu sắc sặc sỡ hoặc món đồ chơi mà bé yêu thích ở ngoài tầm với của bé một chút, bé sẽ thích thú và chủ động tìm cách với tới các món đồ chơi đó. Hoặc đơn giản hơn, mẹ hãy nằm bên cạnh bé trong một khoảng cách vừa đủ để bé có thể lật từ từ, tiến lại gần chỗ mẹ.

Điều kiện cần và đủ để bé tập lật là cơ thể bé phải thực sự sẵn sàng, các cơ đã đủ mạnh, xương cũng đủ cứng cáp để chống đỡ cả cơ thể. [Nguồn ảnh: iStock]

Xem thêm

Cẩm năng phát triển bé 4 tháng tuổi

Mẹ cần lưu ý gì trong giai đoạn bé tập lật?

Trẻ nhỏ luôn luôn có hứng thú với những kỹ năng mới mà mình có được tuy nhiên lại chưa ý thức được những nguy hiểm có thể gặp phải. Do đó, kể từ giây phút con tập lật, mẹ cần theo sát từng cử động của con. Đặc biệt khi đặt con trên một mặt phẳng cao vì bé có thể bị ngã khỏi mặt phẳng đó sau khi lật người.

Ngoài ra, nếu em bé sinh non thì có nhiều khả năng sẽ biết lật muộn hơn bình thường do đó mẹ nên chuẩn bị trước tránh tâm lý lo lắng nếu bé nhà mình sinh non. Bên cạnh đó, không gian để bé tập lật cần thoải mái, không có bất cứ vật nào gây nguy hiểm cho bé. Hãy đặt con trên một mặt phẳng không quá cứng tránh làm đau bé và không quá mềm để bé không mất nhiều sức khi tập lật.

You got lucky! We have no ad to show to you!

Quảng cáo

Khi luyện tập cùng bé, hãy vỗ tay, mỉm cười khen ngợi những cố gắng của con. Mẹ cần để việc học kỹ năng mới của bé là một hoạt động vui vẻ, không nên vội vàng bắt ép bé các mẹ nhé!

Lật, lẫy, bò, đứng, đi… là những mốc phát triển quan trọng trong hành trình lớn khôn của trẻ sơ sinh. Ba mẹ nên nắm rõ các mốc này và hỗ trợ bé nhanh đạt được các mốc phát triển. Khi trẻ sơ sinh có dấu hiệu chậm lẫy, lật hơn hẳn các trẻ khác cùng tháng tuổi thì ba mẹ nên chú ý quan sát thêm kỹ năng vận động của bé để có thể can thiệp kịp thời bằng nhiều biện pháp. Đây không chỉ là hành động nhỏ mà ảnh hưởng nhiều đến quá trình phát triển của trẻ sau này.

Nguồn thông tin: Cột mốc quan trọng của bé: Biết lật – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

You got lucky! We have no ad to show to you!

Quảng cáo

Ngoài ra, nếu thấy trẻ luôn nằm nghiêng về một hướng mà mình thích thì đây cũng là tín hiệu chứng tỏ bé đã bắt đầu có ý thức muốn lật. Bố mẹ có thể đứng ở vị trí khác gọi bé hoặc dùng món đồ chơi để thu hút bé cố gắng tự lật trở lại về phía bạn.

4 nguyên nhân khiến trẻ khó biết lật

Bé mấy tháng biết lật? Về vấn đề này thì con số cụ thể như trên đã nói còn phải tùy thuộc trạng thái sức khỏe và thể chất của mỗi trẻ. Đặc biệt là nếu bé mắc phải một trong những vấn đề sau đây sẽ có nhiều khả năng chậm biết lật hơn.

1. Cân nặng vượt chuẩn

Điều kiện sống ngày càng cao, bên cạnh những lợi ích nhất định mà nó đem lại thì nếu chúng ta không biết sinh hoạt đúng cách sẽ khó tránh tác dụng phụ hoặc thậm chí là phản tác dụng. Ngay trong thời gian mang thai, nếu mẹ ăn uống thiếu khoa học hoặc ăn rất nhiều để thai nhi to sẽ không có lợi.

Chuyên gia sức khỏe sinh sản nhấn mạnh: Không phải thai nhi càng to thì có nghĩa là bé sinh ra sẽ khỏe mạnh. Ngược lại, vấn đề nặng cân quá tiêu chuẩn còn làm tăng nguy cơ bệnh tật cho trẻ nhỏ, trong đó bao gồm cả việc làm trở ngại quá trình phát triển các kỹ năng bẩm sinh ở trẻ như tập lật, bò, ngồi, đi, đứng…

2. Thể nhược do thiếu canxi

Cơ và xương chính là nguồn để khởi động và duy trì các hành động của con người. Đối với trẻ sơ sinh, dù chỉ là động tác lật người cũng cần phải có sức lực. Vì vậy, nếu như cơ thể trẻ bị thiếu chất, nhất là hàm lượng canxi, thì cơ bắp sẽ thiếu sức sống và yếu ớt, hệ xương phát triển không hoàn thiện, hai yếu tố này khiến trẻ cảm thấy khó khăn khi cử động.

Bên cạnh việc bổ sung canxi đầy đủ cũng như các chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ thì người lớn còn phải siêng khích lệ và hỗ trợ cho bé vận động để rèn luyện sức cơ và sự chắc khỏe của xương. Ngoài ra, hoạt động thể chất cũng sẽ giúp trẻ tăng cường sức đề kháng, hạn chế bệnh tật tốt hơn khi trưởng thành.

3. Cơ thể không thoải mái do quần áo

Người lớn khi chăm trẻ sơ sinh luôn lo sợ bé sẽ bị lạnh nên có thói quen mặc nhiều quần áo hoặc quấn khăn thật dày kín cả người bé. Tình trạng này dễ khiến trẻ bị mất cân bằng thân nhiệt, làn da nhạy cảm dễ tổn thương và còn gây khó khăn cho các cử động của bé.

Tùy theo nhiệt độ trong phòng mà mẹ nên thay đổi quần áo phù hợp cho bé. Song cơ bản là nên chọn chất liệu thấm hút tốt, nhẹ nhàng, mềm và có độ co dãn nhất định để trẻ luôn cảm thấy dễ chịu. Như vậy, bạn sẽ vừa tạo điều kiện tốt cho sự phát triển của trẻ vừa khiến trẻ thích thú để tập các kỹ năng.

Video liên quan

Chủ Đề