Bánh mì không phải lương thực VnExpress

Với công thức gia truyền kết hợp công nghệ tân tiến, thương hiệu bánh mỳ sạch 5 sao chinh phục nhiều thực khách.

Được đầu tư bài bản, VBread lựa chọn và hợp tác với những nhà quản lý chuyên nghiệp về sản xuất bánh mỳ và đầu bếp có kinh nghiệm trên 20 năm ở các nhà hàng, khách sạn lớn trong và ngoài nước. Xưởng sản xuất có công nghệ tiên tiến đảm bảo về vệ sinh an toàn thực phẩm. Đặc biệt nguyên liệu đầu vào VBread rất khắt khe. Bánh mỳ được làm từ bột mỳ, sữa, trứng gà sạch cao cấp. Nguồn thịt có xuất xứ và được chế biến theo quy trình an toàn vệ sinh thực phẩm. Đặc biệt, rau dưa luôn được chọn lựa kỹ và xử lý ozone trước khi đưa ra cửa hàng. Chả và các nguyên liệu khác không hàn the, chất bảo quản.

Ông Nguyễn Quốc Phú - chủ chuỗi bánh mỳ VBread.

Kết hợp với nước sốt được chế biến theo công thức gia truyền đặc biệt có thể dùng cho cả chay và mặn, bánh mỳ VBread không còn đơn thuần mang tính tiện lợi theo phong cách lề đường như trước kia đã trở thành một loại thực phẩm ngon sạch và bổ dưỡng. 

Thừa hưởng bí quyết gia truyền của gia đình, bánh mỳ thầy Thạch-cô Nga [số 40A Trần Quí Cáp, TP Huế], anh Nguyễn Quốc Phú đã ấp ủ và mang hương vị này đến mọi miền đất nước. “Đối với tôi VBread vừa tiếp nối lý tưởng của gia đình vừa mang một phần nét văn hóa của Việt Nam đến bạn bè trên thế giới. Đây cũng là cách tôi ghi nhớ công lao của cha mẹ đã cực khổ vừa là giáo viên vừa bán bánh mỳ để nuôi sống 4 anh em tôi ăn học thành tài như hôm nay”, Anh Quốc Phú chia sẻ.

Anh Nguyễn Quốc Phú hiện tại là Chủ tịch hội đồng quản trị của Công ty cổ phần Đầu tư Phát Triển Cộng Đồng Việt Nam và là quản lý nhiều công ty lớn khác. Mặc dù rất bận rộn công việc nhưng anh vẫn dành trái tim cho bánh mỳ Vbread. Năm 1999, khi còn đang học cao học, người con xứ Huế đã quyết định mang ổ bánh mỳ quê nhà đến với Sài Gòn, chấp nhận đương đầu với bao khó khăn và thách thức. Với mức tiêu thụ 1.000 ổ bánh mỳ mỗi ngày, thượng hiệu bánh mỳ Cố Đô nằm trên đường Nguyễn Trọng Tuyển đã làm được điều mà nhiều xưởng bánh mỳ ở Sài Gòn thời điểm đó phải ao ước. 

Hiện hệ thống cửa hàng bánh miỳ VBread đã có mặt ở nhiều địa điểm trong TP HCM và đang mở rộng dần ra các tỉnh thành khác, sau đó dự định sẽ phát triển tại tại Singapore, Hong Kong, Canada, Australia, Mỹ, Hà Lan…

Các cửa hàng và xưởng sản xuất bánh mỳ VBread.

Quán triệt tư tưởng cho nhân viên nhận thức về chữ sạch ngay từ những ngày đầu, nên khi đến với chuỗi cửa hàng bánh mỳ VBread khách hàng sẽ thấy phong cách phục vụ chuyên nghiệp tận tình của nhân viên. Các cửa hàng của VBread mở cữa từ 6h đến 22h.

Thu Ngân

Chuyện dịch tả lợn châu Phi đang hoành hành khiến tôi tự hỏi, vì sao con virus ở tận châu Phi lại có thể tới được một bản làng miền núi Việt Nam, gây nhiều thiệt hại đến thế?

Nguyên nhân dịch bệnh vào nước ta và lan rộng, theo các nhà chức trách, do xuất phát từ Trung Quốc qua đường tiểu ngạch; do du khách mang thực phẩm có mầm bệnh vào qua đường hàng không; do chim di cư. Trong khi việc kiểm soát chim di cư là bất khả, thì việc siết chặt đường chính ngạch tại các trạm hải quan biên giới và hàng không hoàn toàn có thể thực hiện.

Hẳn bạn còn nhớ, nhà chức trách Đài Loan đã yêu cầu kiểm tra hành lý tất cả du khách xuất cảnh từ Việt Nam khi nhập cảnh Đài Loan. Nếu bị phát hiện mang theo chế phẩm từ thịt lợn, khách sẽ bị phạt từ 6.500 USD tới 33.000 USD. Nguồn cơn câu chuyện từ việc nhân viên sân bay của họ phát hiện chiếc bánh mỳ của một hành khách từ TP HCM dương tính với dịch tả heo châu Phi.

Nếu từng bay tới Nhật Bản, bạn sẽ khó quên danh sách dài dằng dặc kèm hình ảnh các loại thực phẩm, sản phẩm liên quan đến động, thực vật bị cấm mang vào nước này với quy trình kiểm tra gay gắt ở sân bay. Hình phạt đối với việc vi phạm là một triệu Yen - tương đương hơn hai trăm triệu Đồng, phạt tù 3 năm, thậm chí cấm nhập cảnh vĩnh viễn. Với nước Úc, nguyên liệu thực vật và các sản phẩm từ động vật dù là một lượng nhỏ, đồ ăn nhẹ hay gia vị nấu ăn, nếu không kê khai hoặc kê khai sai, khách có thể bị bắt giam và chịu hình phạt lên tới khoảng 7 tỷ đồng. Danh sách các sản phẩm liên quan đến động, thực vật, bị cấm hay phải khai báo kiểm tra của Đức, Mỹ, một số quốc gia châu Âu thì còn dài nữa.

Các chính phủ ý thức cao độ rằng, một mẩu thịt, một quả táo hay thậm chí một chiếc ví bằng da động vật, một lọ kem dưỡng da được mang vào lãnh thổ của họ có thể gây lan truyền dịch bệnh, đe dọa bảo tồn thiên nhiên quốc gia, giết chết cả một ngành kinh tế, nguy hại cho con người. Như với Đài Loan, một chiếc bánh mỳ từ Việt Nam theo họ có thể gây hại cho ngành chăn nuôi 3,24 tỷ USD mỗi năm. Nếu nhân viên sân bay của họ không phát hiện ra chiếc bánh mỳ kia, hẳn nó sẽ là chiếc bánh mỳ có giá đắt nhất thế giới.

Hơn một năm trước, khi làm thủ tục nhập cảnh tại sân bay Wellington, New Zealand, nhóm chúng tôi gặp rắc rối. Tại khu vực kiểm tra hành lý ký gửi, chúng tôi được yêu cầu điền vào phiếu khai về nội dung hành lý, gồm những hạng mục như thức ăn, động vật mang theo, các loại thực vật, thuốc. Riêng thức ăn thôi, phải khai rõ là thuộc dạng nào: sống, chín, khô, đóng gói, có giấy chứng nhận nguồn gốc hay nhãn mác không. Mang đồ ăn đi nước ngoài gần như trở thành "tính cách" khá đặc trưng của người Việt Nam. Trong hành lý của chúng tôi có rất nhiều đồ ăn: tôm khô, me khô, thịt bò khô, mực khô, cơm cháy, gia vị nấu nướng... Một cô bạn còn đem theo gói mộc nhĩ phơi khô trong bọc nilon.

Sau khi đã điền các tờ khai chi tiết tên, thành phần các loại thức ăn, chúng tôi được yêu cầu mở vali để kiểm tra. Các loại thuốc mang theo phải giải thích là thuốc gì, trị bệnh gì. Riêng gói mộc nhĩ khô, do không có nhãn mác, đã được nhân viên hải quan mang đi kiểm tra. Sau khoảng 15 phút chờ đợi, anh quay lại, cầm trên tay 1 túi zipper nhỏ, và rọi đèn vào túi ấy, chỉ cho chúng tôi xem mấy con bọ nhỏ như hạt vừng. Bạn tôi có hai lựa chọn: hoặc là chấp nhận để họ tiêu hủy cái gói đó, hoặc là giữ nó nhưng không được nhập cảnh. Và tất nhiên, chúng tôi chọn cách thứ nhất.

Mới tháng trước, tôi về Việt Nam, và nhận ra sự khác biệt lớn. Tôi không phải khai nội dung hành lý ký gửi, không ai kiểm tra hành lý của tôi, và tôi cũng không phải giải thích về một ít thuốc men và hoa quả tôi đã mang từ New Zealand về TP HCM như dâu tây, kiwi, đồ ăn vặt. Còn anh bạn đi cùng thì bị hỏi về chiếc thùng xốp đựng 20 con bào ngư, nhưng khi anh nói "đó là đồ chín" thì được nhân viên hải quan cho đi qua, cũng không phải mở thùng.

Tôi chợt nghĩ, nếu như trong thùng ấy có một gói mộc nhĩ khô đầy bọ, hoặc miếng thịt sống có virus, liệu có phải chúng được vào Việt Nam một cách ung dung không? Một người bạn Pháp của tôi từng tỏ ra thích thú vì "thủ tục kiểm tra hành lý ở sân bay Việt Nam đơn giản quá, dễ quá". Anh kể có lần mang cả một cục thịt muối vào Việt Nam cũng trót lọt. Thậm chí, trong một lần đi công tác từ Ấn Độ về thành phố Hồ Chí Minh lúc 4 giờ sáng, tại khâu soi chiếu hành lý, bạn ấy phát hiện chỉ có một nhân viên hải quan đang ngủ, và cứ thế đi qua vô tư.

Những câu chuyện về việc hải quan các nước liên tục phát hiện hàng cấm tại khu vực nhập cảnh gần đây là lời cảnh báo về nguy cơ hành khách có thể là nguyên nhân then chốt mang mầm bệnh vào trong một lãnh thổ. Nhật Bản, Hàn Quốc hay Thái Lan đã phát hiện thịt lợn có mầm bệnh và ngăn chặn ngay tại khu vực nhập cảnh. Hải quan Mỹ từng phát hiện hành khách giấu đầu lợn trong vali nhờ sự trợ giúp của chó đặc nhiệm. Úc đã phát hiện bệnh lở mồm long móng trong các sản phẩm bị thu giữ tại sân bay. Canada từng phát hiện vali hành khách chứa 5.000 con đỉa sống.

Thái độ với công tác kiểm dịch thực ra là một cách quan trọng bảo vệ quốc gia. Bởi thứ nhất, nó giúp bảo vệ an toàn sinh học. Hoa quả nhập cảnh có thể chứa các loại vi khuẩn, virus, ấu trùng sâu bệnh nguy hiểm, hủy hoại hệ thực vật và hoa màu của đất nước chúng viếng thăm. Trước đây, việc một hành khách mang theo loài ruồi vàng đục quả [Mediterranean fruit fly] vào nước Mỹ đã phá hủy các vụ mùa chanh tây, gây thiệt hại hàng trăm triệu đô la.

Lý do thứ hai là nguy cơ du nhập các mầm bệnh có tính lây nhiễm cao như lở mồm long móng, dịch tả lợn Châu Phi, cúm gia cầm thông qua các sản phẩm như thịt và sữa. Ở Anh, năm 2001, người ta phải giết bỏ bảy triệu gia súc vì dịch bệnh lở mồm long móng, thiệt hại hơn 3 tỷ Bảng Anh.

Tại sân bay quốc tế Việt Nam có một đội chuyên kiểm tra dịch bệnh. Nếu hải quan khi làm thủ tục mà thấy cần thiết sẽ mời đội kiểm dịch đến làm việc với hành khách. Điều đáng nói ở đây là chữ "cần thiết" thường được hiểu là "nhiều thùng lớn". Và vì thế, nếu bạn chỉ mang theo vài cân thì sẽ không có chuyện bị kiểm dịch.

Nếu những quy trình kiểm dịch dù ở sân bay hay trên đường bộ không được thực thi nghiêm ngặt bằng mọi giá, không ngạc nhiên nếu chúng ta phải chào đón những mầm bệnh từ các nơi trên thế giới đổ về. Bài học sẽ rất đắt khi một con virus gây hại được nhập cảnh không cần visa, nó có thể hủy hoại cả một hệ sinh thái, nền kinh tế và chính con người.

Nguyễn Lừng Danh

Video liên quan

Chủ Đề