Bộ truyền động bánh răng có cấu tạo gồm

- Cấu tạo của bộ truyền động bánh răng : +Bộ truyền động bánh răng gồm bánh dẫn và bánh bị dẫn. 

+Bộ truyền động xích gồm đĩa dẫn, đĩa bị dẫn, xích. 

Muốn truyền chuyền động giữa các trục cách xa nhau, có thể dùng bộ truyền động xích hoặc dùng nhiều cặp bánh răng kế tiếp nhau.

- Công thức tính tỉ số truyền của truyền động ăn khớp: 

* i = $\frac{n_{bd}}{n_d}$ = $\frac{n_2}{n_1}$=$\frac{Z_1}{Z_2}$ 

* $n_2$ = $n_1$.$\frac{Z_1}{Z_2}$ 

06/11/2020 1,386

Câu hỏi Đáp án và lời giải

Đáp án và lời giải

đáp án đúng: B

Đáp án: BĐó là bánh dẫn và bánh bị dẫn.

Lựu [Tổng hợp]

Đáp án và giải thích chính xác câu hỏi trắc nghiệm: “Cấu tạo bộ truyền động bánh răng gồm mấy bộ phận?” cùng với kiến thức lý thuyết liên quan là tài liệu hữu ích môn Công nghệ 8 do Top lời giải biên soạn dành cho các bạn học sinh và thầy cô giáo tham khảo.

Trắc nghiệm: Cấu tạo bộ truyềnđộngbánh răng gồm mấy bộ phận?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Trả lời:

Đáp án đúng:B. 2

- Cấu tạo bộ truyền động bánh răng gồm 2 bộ phận

Giải thích:

- Đó là bánh dẫn và bánh bị dẫn

Kiến thức tham khảo về Bánh răng

1. Bánh răng là gì?

- Bánh rănglà một bộ phận không thể thiếu trong hệ thống cơ vận hành của một chiếc xe hay của một máy móc công nghiệp nào đó. Nó là bộ phận trong hệ thống chuyển động của các máy móc cơ khí, nó có hình dạng là một hình tròn với các răng cưa bao bọc bên ngoài như các răng rãnh nối tiếp nhau. Chúng thường được sử dụng theo cặp, có thể từ 2 – 3,4 cặp.Các cặp nối tiếp nhau theo hình dạng song song. Chúng có tác động trực tiếp tới việc truyền động, phân phối tới tốc độ nhanh hay chậm của động cơ.

2. Một số loại bánh răng

Bánh răng trụ

- Công dụng của bánh răng trụ để truyền chuyển động quay giữa hai trục song song.

- Bánh răng trụ có các răng hình thành trên mặt trụ tròn xoay, gồm các loại sau đây:

+ Bánh răng trụ răng thẳng:răng hình thànhtheo mặt trụ.

+ Bánh răng trụ răng nghiêng: răng hình thànhtheo đường xoắn ốc trụ.

+ Bánh răng trụ răng chữ V: răng nghiêngtheo hai phía ngược chiều nhau, làm thành chữ V.

Bánh răng trong

- Được dùng khi yêu cầu tỉ số truyền lớn và khoảng cách tâm giữa hai bánh răng nhỏ. Sự bố trí ăn khớp trong làm tăng khả năng chịu tải của bộ truyền vì có vùng tiếp xúc lớn giữa các răng khi ăn khớp. Bánh răng trong được dùng cho các bộ truyền chịu tải trọng nặng, mômen xoắn lớn.

Bánh răng thanh răng

- Dùng để biến chuyển động quay thành chuyển động tịnh tiến. Thanh răng có loại răng thẳng để ăn khớp với bánh răng trụ thẳng và có loại răng nghiêng để ăn khớp với bánh răng trụ xoắn.

Răng bánh vít và răng trục vít

- Có công dụng truyền chuyển động quay giữa hai trục chéo nhau.

+ Răng của trục vít có dạngren vít, trục vít có ren một, hai hoặc ba đầu mối. Mô đun của trục vít bằng mô đun của bánh vít ăn khớp. Các kích thước của trục vít được tính theo mô đun.

+ Răng của bánh vít hình thành trên mặt tròn xoay có đường sinh là một cung tròn [mặt xuyến]. Đường kính của vòng chia và mô đun được tính trên mặt phảng vuông góc với trục của bánh vít và đi qua tâm xuyến.

3.Kết cấu của bánh

- Bánh có nhiều loại và chúng ta khó có thể nhớ hết được các thông số của chúng. Chính vì vậy, việc áp dụng các loại vào trong thiết kế máy móc phải hết sức cẩn thận, chính xác.Vì chỉ cần sai một chút thôi cũng ảnh hưởng vô cùng lớn tới kết quả.

- Hiện nay, có nhiều loại bánh được thiết kế để phù hợp với các loại máy khác nhau. Có loại thì bánh được chế tạo liền khối với trục, loại thì được khoét lõm,…và thường thì chúng được được chế tạo theo một quy tắc chuẩn mực chung như sau:

+ Nếu đường kính ngoài là d < 150mm:bánh răngđược chế tạo liền khối và không khoét lõm.

+ Nếu d < 600mm: bánh thường được khoét lõm xuống để giảm khối lượng.

+ Nếu d > 600mm: bánh thường được chế tạo vành riêng băng thép tốt, sau đó ghép vào moayer, loại này tốt, tuy nhiên chi phí gia công khá đắt đỏ.

4.Phân loại truyền động bánh răng

- Cơ chế truyền động bánh răngđược ứng dụng trong nhiều loại máy với các cơ cấu khác nhau để truyền chuyển động quay từ trục này sang trục khác giữa các trục song song/ cắt nhau/ chéo nhau. Truyền động bánh răng được phân loại như sau:

+ Truyền động bằng thanh răng

+ Truyền động bằng bánh răng trụ

+ Truyền động bằng xoắn vít

+ Truyền động bằng bánh vít

+ Truyền động bằng bánh răng côn

5. Thông số cơ bản của bánh răng cần phải nhớ sâu

- Vòng đỉnh:Vòng đỉnh là đường tròn đi qua đỉnh răng, và kí hiệu là

- Vòng đáy:Vòng đáy là vòng tròn đi qua đáy răng, và kí hiệu là

- Vòng chia [d]:Vòng chia là đường tròn tiếp xúc với 1 đường tròn tương ứng của bánh răng khác khi 2 bánh răng ăn khớp với nhau

- Số răng[Z]:Z là số răng của bánh răng

- Bước răng [P]:Bước răng là độ dài cung giữa 2 profin của 2 răng kề nhau đo trên vòng chia

- Modun[m]:Modun là thông số quan trọng nhất của bánh răng, tất cả các thông số của bánh răng đều có thể tính toán qua modun của bánh răng

- Chiều cao răng[h]:Chiều cao răng là khoảng cách hướng tâm giữa vòng đỉnh và vòng đáy

- Chiều dày răng [St]: Chiều dày răng là độ dài cung tròn giữa 2 profin của một răng đo trên vòng tròn chia

- Chiều rộng rãnh răng [Ut]:Chiều rộng rãnh răng là độ dài cung tròn đo trên vòng chia của một rãnh răng

Đáp án: B

Đó là bánh dẫn và bánh bị dẫn.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Video liên quan

Chủ Đề