Bài tập về phản ứng đốt cháy của andehit năm 2024

Đặt vấn đề: Can thiệp sang thương tắc hoàn toàn mạn tính (THTMT) là thử thách lớn trong can thiệp động mạch vành (ĐMV) qua da với tỉ lệ thất bại thủ thuật cao hơn can thiệp các sang thương khác. Các nghiên cứu về kết quả can thiệp qua da sang thương THTMT tại Việt Nam không nhiều nên chúng tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm có thêm dữ liệu về kết quả can thiệp sang thương THTMT ĐMV. Mục tiêu: Xác định tỉ lệ thành công, các yếu tố liên quan thất bại của thủ thuật can thiệp qua da sang thương THTMT ĐMV. Phương pháp: Nghiên cứu quan sát trên 194 bệnh nhân được can thiệp ĐMV qua da sang thương THTMT tại Bệnh viện Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh, từ 04/2017 đến 06/2019. Kết quả: Bệnh nhân có tuổi trung bình là 67,3±11,3; với 73,7% nam cao so với nữ; 82,5% có tiền sử ghi nhận tăng huyết áp, 26,3% nhồi máu cơ tim cũ, can thiệp ĐMV qua da trước đây (26,3%), đái tháo đường (29,9%), bệnh thận mạn (9,8%) và 77,4% bệnh nhân nhập viện vì hội chứng vành cấp. Điểm SYNTAX I trung bình là 21,7±7,2. Tỉ ...

Với bài tập về phản ứng oxi hóa của anđehit và cách giải môn Hóa học lớp 11 gồm phương pháp giải chi tiết, bài tập minh họa có lời giải và bài tập tự luyện sẽ giúp học sinh biết cách làm bài tập về phản ứng oxi hóa của anđehit và cách giải. Mời các bạn đón xem:

Dạng 4: Bài tập về phản ứng oxi hóa của anđehit và cách giải – Hóa học lớp 11

  1. Lý thuyết và phương pháp giải

1. Phản ứng oxi hóa không hoàn toàn

- Khi oxi hóa không hoàn toàn anđehit sẽ thu được axit cacboxylic

2RCHO+O2→xt,to2RCOOH

2. Phản ứng oxi hóa hoàn toàn

CxHyOz+(x+y4−z2)O2→toxCO2+y2H2O

- Khi đốt cháy anđehit không bao giờ thu được số mol nước lớn hơn số mol CO2.

- Nếu đốt cháy một anđehit mạch hở có k liên kết π trong phân tử thì

nCO2−nH2O=(k−1).nandehit

- Dựa vào quan hệ số mol của sản phẩm cháy ta có thể suy ra loại anđehit tham gia phản ứng:

+ nCO2=nH2O ⇒Anđehit thuộc loại no, đơn chức, mạch hở.

+ nCO2−nH2O=nandehit ⇒anđehit thuộc loại no, 2 chức, mạch hở (CnH2n-2O2) hoặc anđehit không no, mạch hở có 1 liên kết đôi (CnH2n-2O)

- Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng cho bài toán đốt cháy anđehit

m anđehit + mO2=mCO2+mH2O

- Áp dụng định luật bảo toàn nguyên tố cho bài toán đốt cháy anđehit

+) n anđehit = nCO2n

+) Số C¯ = nCO2nandehit ; Số H¯=2.nH2Onandehit

+) nO(andehit)+2nO2=2nCO2+nH2O

  1. Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Đốt cháy một hỗn hợp các đồng đẳng của anđehit ta thu được số mol CO2 bằng số mol H2O thì đó là dãy đồng đẳng:

  1. anđehit đơn chức no.
  1. anđehit vòng no.
  1. anđehit hai chức no.
  1. Cả A, B, C đều đúng.

Hướng dẫn giải:

CnH2nO + 3n−12O2→t°nCO2+nH2O

Anđehit đơn chức no thì đốt cháy cho số mol CO2 bằng số mol H2O

Đáp án A

Ví dụ 2: Đốt cháy hoàn toàn 10,8 gam một anđehit no, mạch hở cần dùng 10,08 lít khí O2 (đktc). Sản phẩm cháy cho qua nước vôi trong dư có 45 gam kết tủa tạo thành. Công thức phân tử của anđehit là

  1. C3H4O2.
  1. C4H6O4.
  1. C4H6O2.
  1. C4H6O.

Hướng dẫn giải:

nO2=0,45mol;nCO2=n↓=0,45mol

CxHyOz+(x+y4−z2)O2→toxCO2+y2H2O 0,45x 0,45 0,45 mol

⇒x+y4−z2=x⇒y=2z(1)

Mặt khác: 12x+y+16z=10,8x0,45(2)

Từ (1) và (2) ta có: x=3z2

Suy ra x : y : z = 3 : 4 : 2 Vì anđehit no, mạch hở nên anđehit là C3H4O2.

Đáp án A

Ví dụ 3: Oxi hóa 1,76 gam một anđehit đơn chức được 2,4 gam một axit tương ứng. Anđehit đó là

  1. HCHO.
  1. CH3CHO.
  1. C2H5CHO.
  1. C3H7CHO.

Hướng dẫn giải:

Đặt công thức của anđehit là RCHO

Phương trình phản ứng:

2RCHO + O2 →xt,t°2RCOOH 12x x 2x mol

Số mol O2 phản ứng x = (2,4-1,76):32 = 0,02 mol

Khối lượng mol của RCHO là: R + 29 = 1,76 : (0,02.2) = 44

⇒ R = 15 (R là CH3)

Đáp án B

  1. Bài tập tự luyện

Câu 1: Oxi hóa 17,4 gam một anđehit đơn chức được 16,65 gam axit tương ứng (H = 75%). Anđehit có công thức phân tử là

  1. CH2O.
  1. C2H4O.
  1. C3H6O.
  1. C3H4O.

Hướng dẫn giải:

2RCHO + O2 →xt,to2RCOOH

mRCHO = 17,4.0,75= 13,05 g

BTKL: moxi = 3,6 g →nO2=0,1125mol

MRCHO=R+29=58⇒R=29(C2H5)

Anđehit là C2H5CHO

Đáp án C

Câu 2: Đốt cháy hoàn toàn một anđehit X, thu được số mol CO2 bằng số mol H2O. Nếu cho X tác dụng với lượng dư Ag2O (hoặc AgNO3) trong dung dịch NH3, sinh ra số mol Ag gấp 4 lần số mol X đã phản ứng. CTPT của X là:

  1. HCHO.
  1. CH3CHO.
  1. (CHO)2.
  1. C2H5CHO.

Hướng dẫn giải:

Do: nCO2=nH2O→X:CnH2nO

Do số mol Ag gấp 4 lần số mol X nên X là HCHO hoặc R(CHO)2

Đốt cháy hoàn toàn một anđehit X, thu được số mol CO2 bằng số mol H2O suy ra được X là: HCHO

HCHO+4AgNO3+6NH3+2H2O→(NH4)2CO3+4Ag+4NH4NO3

Đáp án A

Câu 3: Đốt cháy hoàn toàn 3,42 gam một anđehit no mạch thẳng A thu được 4,032 lít CO2 (ở đktc) và 2,7 gam H2O . Công thức của A là

  1. CH3CHO.
  1. CH3-CH=CHO.
  1. HOC-(CH2)2CHO.
  1. HOC-(CH2)4CHO.

Hướng dẫn giải:

nCO2=0,18mol>nH2O=0,15mol→ Loại A

Từ các trường hợp B, C, D có: nCO2−nH2O=nandehit = 0,03 mol

Số nguyên tử cacbon trong X là 0,18 : 0,03 = 6

Dựa vào đáp án ta thấy HOC-(CH2)4CHO phù hợp.

Đáp án D

Câu 4: Đốt cháy hoàn toàn một lượng anđehit A cần vừa đủ 2,52 lít oxi (ở đktc), được 4,4 gam CO2 và 1,35 gam H2O. A có công thức phân tử là

  1. C3H4O.
  1. C4H6O.
  1. C4H6O2.
  1. C8H12O.

Hướng dẫn giải:

nO2=0,1125mol;nCO2=0,1mol;nH2O=0,075mol

nCO2−nH2O=nandehit= 0,025 mol

Số nguyên tử C trung bình là 0,1 : 0,025 = 4

Bảo toàn nguyên tố oxi:

noxi trong A = 0,1.2 + 0,075 – 0,1125.2 = 0,05 mol

Gọi CTCT của A là CxHyOz

Ta có Z = 0,05 : 0,025 = 2

Vậy A có công thức là C4H6O2.

Đáp án C

Câu 5: Đốt cháy hết 8,8 gam hỗn hợp gồm 1 ankanal A và 1 ankanol B (có cùng số nguyên tử cacbon) thu được 10,08 lít CO2 (ở đktc) và 9 gam H2O. Công thức phân tử của A

  1. CH3CHO.
  1. CH3-CH2-CHO.
  1. HCHO.
  1. (CH3)2CH-CHO.

Hướng dẫn giải:

CnH2nO +3n−12O2→nCO2 +nH2O

CnH2n+2O +3n2O2 →nCO2 +n+1H2O

nCO2 =0,45 mol; nH2O =0,5 mol⇒nB =0,05 mol

mO (hh) = 8,8 – 0,45.12 – 0,5.2 = 2,4 g ⇒ n(O)hh = 0,15 mol

⇒ n.0,15 = 0,45 ⇒ n = 3

Công thức của A là CH3-CH2-CHO

Đáp án B

Câu 6: Đốt cháy hoàn toàn 1 mol anđehit A mạch hở, no thu được CO2 và H2O theo tỉ lệ nA : nCO2:nH2O= 1 : 3 : 2. Vậy A là

  1. CH3CH2CHO.
  1. OHCCH2CHO.
  1. CH3CH2CH2CH2CHO.
  1. HOCCH2CH2CHO.

Hướng dẫn giải:

nA : nCO2:nH2O= 1 :3 :2 →nA : nC : nH = 1 : 3 : 4

Gọi công thức A là CxHyOz

Ta có: x : y = 3 : 4

Dựa vào đáp án suy ra A là OHCCH2CHO.

Đáp án B

Câu 7: Đốt cháy hỗn hợp 2 anđehit no, đơn chức thu được 0,4 mol CO2. Hiđro hóa hoàn toàn 2 anđehit này cần 0,2 mol H2 thu được hỗn hợp 2 rượu no, đơn chức. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp 2 rượu thì số mol H2O thu được là:

  1. 0,4 mol.
  1. 0,6mol.
  1. 0,8 mol.
  1. 0,3 mol.

Hướng dẫn giải:

CnH2nO +3n−12O2→nCO2 +nH2O 0,4 mol

CnH2nO + H2 →xt,t°CnH2n+2O0,2 ← 0,2 →0,2 mol

Suy ra n = 0,4 : 0,2 = 2

CnH2n+2O +3n2O2 →nCO2 +n+1H2O0,2 (n+1).0,2 mol

⇒ nH2Othu được = 0,2. (2+1) = 0,6 mol.

Đáp án: B

Câu 8: Đốt cháy hoàn toàn 1 mol hợp chất hữu cơ X, thu được 4 mol CO2. Chất X tác dụng được với Na, tham gia phản ứng tráng bạc và tác dụng với Br2 theo tỉ lệ mol 1:1. Công thức của X là

  1. HOOC-CH=CH-COOH.
  1. HO-CH2-CH2-CH=CH-CHO.
  1. HO-CH2-CH=CH-CHO.
  1. HO-CH2-CH2-CH2-CHO.

Hướng dẫn giải:

- Do 1 mol X tạo 4 mol CO2 nên X có 4 nguyên tử cacbon (loại B vì có 5 nguyên tử cacbon).

- Do X tác dụng được với Na nên X có nhóm –OH (loại A)

- Do X tác dụng với brom theo tỉ lệ 1:1 nên X là HO-CH2-CH2-CH2-CHO

Đáp án D

Câu 9: Đốt cháy hoàn toàn 11,4 gam một anđehit no đa chức mạch thẳng thu được 0,6 mol CO2 và 0,5 mol H2O. Xác định công thức cấu tạo của anđehit đó?

  1. HOC-CHO.
  1. HOC-CH2-CHO.
  1. HOC-(CH2)2CHO.
  1. HOC-(CH2)4CHO.

Hướng dẫn giải:

Ta thấy số mol CO2 lớn hơn số mol H2O và dựa vào đáp án thấy anđehit 2 chức nên từ đây suy ra anđehit đó là anđehit no, hai chức