Bài tập vận động cho trẻ tự kỉ năm 2024

  1. đi giữa 2 bàn ghế đặt cạnh nhau sao cho trẻ lách để đi qua 2 đồ vật đó. e) bước từ ghế đẩu này sang ghế đẩu khác.

74. NHẢY ẾCH

Bài tập vận động cho trẻ tự kỉ năm 2024
Cảm nhận

• Vận động tổng quát, chân, (3 - 4 tuổi) • Bắt chước, vận động (1-2 tuổi)

Bài tập vận động cho trẻ tự kỉ năm 2024
Mục đích

Cải thiện sự phối hợp, lực chân và trạng thái cơ thể tổng quát.

Bài tập vận động cho trẻ tự kỉ năm 2024
Mục tiêu

Nhảy ếch 10 lần không dừng và không té.

Bài tập vận động cho trẻ tự kỉ năm 2024
Dụng cụ

Không có.

Tiến trình

► Bạn tìm một nơi không nguy hiểm trên tấm thảm hoặc trên thảm cỏ. Bạn chỉ cho trẻ cách ngồi xổm và nhảy 2 hoặc 3 lần (Đảm bảo là trẻ quan sát bạn khi bạn nhảy).

► Giúp trẻ ngồi xổm và để trẻ ngồi tư thế này trong vòng 1 hoặc 2 phút để trẻ cảm thấy thoải mái rồi bạn nhảy 2 hoặc 3 lần và bạn ra dấu cho trẻ bắt chước bạn Nếu có thể, bạn nhờ người thứ ba đứng sau trẻ để nâng đỡ trẻ khi trẻ nhảy.

► Lúc đầu chắc chắn trẻ chỉ nhảy được một hoặc 2 lần. Mỗi lần như vậy, bạn hãy khen trẻ và ghi nhận trên biểu đồ số lần trẻ có thể nhảy không ngừng để nghỉ và không mất thăng bằng.

75. NHẢY NHÓT

Bài tập vận động cho trẻ tự kỉ năm 2024
Cảm nhận

• Vận động tổng quát, thân thể (3 - 4 tuổi) • Bắt chước, vận động (2-3 tuổi)

Bài tập vận động cho trẻ tự kỉ năm 2024
Mục đích

Cải thiện sự thăng bằng và sự phối hợp.

Bài tập vận động cho trẻ tự kỉ năm 2024
Mục tiêu

Nhảy 1 chân hoặc 2 chân trên khoảng cách 5 mét.

Bài tập vận động cho trẻ tự kỉ năm 2024
Dụng cụ

Không có.

Tiến trình

► Tạo sự chú ý cho trẻ và chỉ cho trẻ cách nhảy trên hai chân.

► Bạn đứng cạnh trẻ và thử bảo trẻ nhảy với bạn. Nếu trẻ không thử bắt chước bạn, bạn đứng phía sau trẻ và nhấc nhẹ trẻ lên trong khi đó bạn cùng nhảy.

► Bạn lặp lại bài tập này cho đến lúc trẻ có trẻ nhảy không cần trợ giúp.

► Khi trẻ có thể nhảy một cách độc lập, bạn kẻ những đường kẻ với khoảng cách 5m hoặc sử dụng 2 đọan dây hoặc giấy dính để chỉ đường kẻ xuất phát và đường kẻ đến.

► Bạn cùng đứng với trẻ ở đường kẻ xuất phát và cùng nhảy chung đến đường kẻ đến rồi bảo trẻ nhảy một mình 5m

► Khi trẻ có thể nhảy thoải mái 5m trên 2 chân, bạn lặp lại bài tập này với cách nhảy đa dạng:

  1. nhảy trên hai chân, hai cánh tay dang ngang ra b) nhảy trên một chân
  1. nhảy thay đổi chân
  1. nhảy trên hai chân, hai cánh tay đưa cao lên.

76. BÀI TẬP THĂNG BẰNG

Bài tập vận động cho trẻ tự kỉ năm 2024
Cảm nhận

• Vận động tổng quát, thân thể (3 - 4 tuổi) • Bắt chước, vận động (2 - 3 tuổi)

Bài tập vận động cho trẻ tự kỉ năm 2024
Mục đích

Cải thiện sự thăng bằng, sự nhanh nhẹn và trạng thái cơ thể tổng quát.

Bài tập vận động cho trẻ tự kỉ năm 2024
Mục tiêu

Giữ thăng bằng tốt bằng cách thực hiện một loạt cử động tay chân cùng lúc.

Bài tập vận động cho trẻ tự kỉ năm 2024
Dụng cụ

Không có.

Tiến trình

► Đặt trẻ đứng cạnh bạn. Bạn cúi xuống và bảo trẻ cùng làm như bạn. Điều quan trọng là cả hai cùng một hướng để tránh sự lẫn lộn bên trái và bên phải.

► Bạn làm những cử động tiếp theo và bảo trẻ cùng làm (nếu có thể, bạn nhờ một người khác giúp trẻ, giữ trẻ ở tư thế mà bạn đang làm mẫu):

  1. giơ cao một cánh tay
  1. đưa một chân lên
  1. đưa chân phải và cánh tay phải lên. Lặp lại với chân trái và cánh tay trái.
  1. đưa cánh tay phải và chân trái lên. Lặp lại với cánh tay trái và chân phải.

77. TỰ LĂN

Bài tập vận động cho trẻ tự kỉ năm 2024
Cảm nhận

• Vận động tổng quát, thân thể (3 - 4 tuổi)

Bài tập vận động cho trẻ tự kỉ năm 2024
Mục đích

Cải thiện khả năng cơ thể tổng quát.

Bài tập vận động cho trẻ tự kỉ năm 2024
Mục tiêu

Tự lăn một bên trong khoảng cách 3 mét và quay trở lại.

Bài tập vận động cho trẻ tự kỉ năm 2024
Dụng cụ

Không có.

Tiến trình

► Bạn tìm không gian trống với bề mặt mềm mại như tấm thảm hoặc thảm cỏ. Bạn nằm dài hai cánh tay dặt dọc thân và bàn tay đặt nằm nơi háng (bạn đảm bảo là trẻ quan sát bạn)

► Bạn chỉ cho trẻ làm thế nào để lăn hai chiều trong tư thế đó.

► Giúp trẻ nằm cùng tư thế và dạy trẻ lăn từ từ theo một hướng. Bạn không cho phép trẻ lăn lung tung.

► Khi trẻ bắt đầu tự lăn, bạn chỉ cho trẻ ngừng lại như thế nào và bắt đầu lăn theo hướng ngược lại.

► Bạn kẻ vạch xuất phát và vạch đến cách nhau khoảng 3m và bảo trẻ lăn từ vạch xuất phát đến vạch đến và sau đó lăn ngược lại đến vạch ban đầu.

78. ĐI TRÊN DẢI RUY BĂNG

Bài tập vận động cho trẻ tự kỉ năm 2024
Cảm nhận

• Vận động tổng quát, thân thể (3 - 4 tuổi) • Bắt chước, vận động (2 - 3 tuổi)

Bài tập vận động cho trẻ tự kỉ năm 2024
Mục đích

Cải thiện sự thăng bằng và học nhiều cách đi khác nhau.

Bài tập vận động cho trẻ tự kỉ năm 2024
Mục tiêu

Đi dọc theo chiều dài dải ruybăng dính chặt có 5 centimét chiều rộng bằng cách thực hiện nhiều kiểu đi khác nhau không mất thăng bằng.

Bài tập vận động cho trẻ tự kỉ năm 2024
Dụng cụ

Dải ruybăng dính chặt khoảng 3 mét chiều dài.

Tiến trình

► Để dải ruy băng thành đường thẳng trên sàn nhà. (Bạn bảo đảm trẻ quan sát bạn và chỉ cho trẻ cách đi bình thường từ đầu này sang đầu kia của dải ruybăng).

► Khi bạn đi lần thứ hai trên dải ruybăng, cho trẻ đi cùng. Khuyến khích trẻ đi trên dải ruybăng.

► Sau cùng để trẻ đi một mình trên dải ruybăng. Thưởng trẻ mỗi lần trẻ đi theo chiều dài của dải ruybăng.

► Lặp lại bài tập cho tới khi trẻ giữ thăng bằng một cách thoải mái bằng cách cố gắng đi trên dải ruybăng.

► Khi trẻ đi một cách dễ dàng, chỉ cho trẻ phương pháp thứ hai và cho trẻ bắt chước.

► Đối với những cách khác để đi trên dải ruybăng, ta có:

  1. đi thụt lùi với một chân trước chân sau
  1. đi một bên bằng cách di chuyển trước một chân sau đó chân kia và không tréo chân
  1. tiến phía trước bằng cách để chân phải phía trái dải ruybăng và chân trái phía phải dải ruybăng d) nhảy bên này bên kia với hai chân chụm lại
  1. đi một bên bằng cách tréo chân.

Nguồn tài liệu

Nội dung trong bài viết này được trích ra từ cuốn sách "Teaching Activities for Autistic Children: Individualized Assessment and Treatment for Autistic and Developmentally Disabled Children" của tác giả Eric Schopler và Margaret Lansing, Leslie Waters hiệu đính, được chuyển ngữ tiếng Việt từ tiếng Pháp bởi cô Trần Thị Khấn, cô Nguyễn Thị Khước và BS. Phạm Ngọc Khanh hiệu đính.