Bài tập trắc nghiệm sinh 10 kỳ 2 năm 2024

Bài tập trắc nghiệm sinh 10 kỳ 2 năm 2024

  • 2

Cho em xin file word được không ạ?

Bài tập trắc nghiệm sinh 10 kỳ 2 năm 2024

  • 3

    Cho em xin file word được không ạ?

Đây chỉ có bản PDF, còn nếu muốn bản word thì bạn có thể tự chuyển trong Microsoft nhé

Câu hỏi trắc nghiệm sinh học 10 đầy đủ các chương, bài, câu hỏi lý thuyết, bài tập hk1, hk2 chương trình cơ bản và nâng cao có đáp án và lời giải chi tiết HS có thể làm online

Chương mở đầu Giới thiệu chung về thế giới sống

Phần mở đầu chương trình môn sinh học 10 là phần mở đầu, đặt nền móng cho nội dung chương trình sinh học THPT. Học phần nội dung này học sinh cần nắm được khái quát chương trình môn sinh học, các cấp độ tổ chức của thế giới sống.

Đây là phần nội dung quan trọng, thường có trong các đề thi. Học chương này học sinh sẽ cần nắm được khái niệm về tế bào, các thành phần hóa học và cấu trúc sinh học của tế bào, quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở tế bào, sự truyền thông tin tế bào, chu kì tế bào và phân bào.

Chương 1. Thành phần hóa học của tế bào

Đây là phần nội dung quan trọng, thường có trong các đề thi. Học chương này học sinh sẽ cần nắm được các thành phần nguyên tố hóa học có trong tế bào, vai trò của nước đối với tế bào và sự sống, thành phần các phân tử sinh học có trong cơ thể sống

Chương 2. Cấu trúc tế bào

Học về cấu trúc của tế bào học sinh cần hiểu và phân biệt được các đặc điểm cấu trúc của tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực.

Chương 3. Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào

Chương trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng gồm các nội dung chính mà học sinh cần nắm được hoạt động trao đổi chất, vận chuyển các chất qua màng sinh chất, sự chuyển hóa năng lượng, enzyme và vai trò của enzyme trong xúc tác các phản ứng sinh lí hóa sinh trong cơ thể, quá trình tổng hợp và phân giải các chất trong tế bào.

Chương 4. Phân bào

Đây là phần nội dung quan trọng, thường có trong các đề thi, liên hệ tới các cấp học cao hơn. Học chương này học sinh sẽ cần nắm khái niệm thông tin tế bào, các hoạt động của tế bào trong một chu kì tế bào, hoạt động phân bào nguyên phân và giảm phân gồm hoạt động và vai trò đối với sinh vật.

Chương 5. Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở vi sinh vật

Đây là phần nội dung quan trọng, có tính ứng dụng cao, thường có trong các đề thi. Học chương này học sinh sẽ cần nắm các nội dung dinh dưỡng, chuyển hóa vật chất, quá trình tổng hợp và phân giải các chất ở vi sinh vật và ứng dụng lên men trong thực tiễn sản xuất.

Chương 6. Sinh trưởng và sinh sản của vi sinh vật

Học chương sinh học vi sinh vật học sinh cần nắm được khái niệm vi sinh vật, một số phương pháp nghiên cứu vi sinh vật trong phòng thí nghiệm, trình bày được sự sinh trưởng và sinh sản ở vi sinh vật, quá trình tổng hợp, phân giải ở vi sinh vật và ứng dụng, kể được một số thành tựu của công nghệ vi sinh vật và ứng dụng của vi sinh vật.

Chương 7. Virus và bệnh truyền nhiễm

Học chương virus học sinh cần nêu được khái quát về khái niệm, cấu tạo của virus, chu trình nhân lên của virus, phương thức lây truyền, cánh phòng chống và ứng dụng của virus.

Câu 4: Nhóm vi sinh vật nào sau đây có nhu cầu độ ẩm cao trong môi trường sống so với các nhóm vi sinh vật còn lại?

  • A. Vi khuẩn
  • B. Nấm men
  • C. Xạ khuẩn
  • d. Nấm mốc

Câu 5: Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về giảm phân?

  • A. Có hai lần nhân đôi nhiễm sắc thể.
  • B. Có một lần phân bào.
  • C. Chỉ xảy ra ở các tế bào xô-ma.
  • D. Tế bào con có số nhiễm sắc thể bằng 1 nửa so với tế bào mẹ.

Câu 6: Cấu tạo nào sau đây đúng với vi-rut?

  • A. Tế bào có màng, tế bào chất, chưa có nhân.
  • B. Tế bào có màng, tế bào chất, có nhân sơ.
  • C. Tế bào có màng, tế bào chất, có nhân chuẩn.
  • D. Có vỏ capsit chứa bộ gen bên trong.

Câu 7: Nhờ những quá trình nào mà bộ NST đặc trưng của loài được duy trì ổn định qua các thế hệ?

  • A. Giảm phân.
  • B. Thụ tinh.
  • C. Nguyên phân.
  • D. Cả 3 quá trình trên.

Câu 8: Số lượng tế bào con sinh ra từ 1 tế bào mẹ sau 1 lần nguyên phân là bao nhiêu?

  • A. 1 tế bào
  • B. 2 tế bào
  • C. 3 tế bào
  • D. 4 tế bào

Câu 9: Yếu tố nào sau đây không phải của miễn dịch không đặc hiệu?

  • A. Các yếu tố đề kháng tự nhiên của da và niêm mạc.
  • B. Các dịch tiết của cơ thể như nước bọt, nước mắt, dịch vị .
  • C. Huyết thanh chứa kháng thể tiêm điều trị bênh cho cơ thể.
  • D. Các đại thực bào, bạch cầu trung tính của cơ thể.

Câu 10: Hoạt động nào sau đây thuộc loại miễn dịch thể dịch?

  • A. Thực bào.
  • B. Sản xuất ra bạch cầu.
  • C. Sản xuất ra kháng thể.
  • D. Tất cả các hoạt động trên.

Câu 11: Giai đoạn nào sau đây xảy ra sự liên kết giữa các thụ thể của vi-rut với thụ thể của tế bào chủ ?

  • A. Giai đoạn xâm nhập.
  • B. Giai đoạn sinh tổng hợp.
  • C. Giai đoạn hấp phụ.
  • D. Giai đoạn phóng thích.

Câu 12: Chất gây phản ứng đặc hiệu với kháng nguyên được gọi là:

  • A. Độc tố
  • B. Kháng thể
  • C. Chất cảm ứng
  • D. Hoocmon

Câu 13: Các vi sinh vật lợi dụng lúc cơ thể suy giảm miễn dịch để tấn công gây các bệnh khác, được gọi là:

  • A. Vi sinh vật cộng sinh.
  • B. Vi sinh vật hoại sinh.
  • C. Vi sinh vật cơ hội.
  • D. Vi sinh vật tiềm tan.

Câu 14: Kiểu dinh dưỡng dựa vào nguồn năng lượng từ chất vô cơ và nguồn cacbon CO2, được gọi là:

  • A. Quang dị dưỡng
  • B. Hoá dị dưỡng
  • C. Quang tự dưỡng
  • D. Hoá tự dưỡng

Câu 15: Có 5 tế bào sinh dục chín của một loài giảm phân. Số tế bào con được tạo ra sau giảm phân là:

  • A. 5
  • B. 10
  • C. 15
  • D. 20

Câu 16: Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về cơ chế của quang hợp?

  • A. Pha sáng diễn ra trước, pha tối sau.
  • B. Pha tối xảy ra trước, pha sáng sau.
  • C. Pha sáng và pha tối diễn ra đồng thời.
  • D. Chỉ có pha sáng, không có pha tối.

Câu 17: Trong chu trình Crep, mỗi phân tử axeetyl-CoA được oxi hoá hoàn toàn sẽ tạo ra bao nhiêu phân tử CO2?

  • A. 4 phân tử
  • B. 2 phân tử
  • C. 3 phân tử
  • D. 1 phân tử

Câu 18: Thứ tự nào sau đây được sắp xếp đúng với trình tự phân chia nhân trong nguyên phân?

  • A. Kỳ đầu, kỳ sau, kỳ cuối, kỳ giữa.
  • B. Kỳ sau, kỳ giữa, Kỳ đầu, kỳ cuối.
  • C. Kỳ đầu, kỳ giữa, kỳ sau, kỳ cuối.
  • D. Kỳ giữa, kỳ sau, kỳ đầu, kỳ cuối.

Câu 19: Chất nào sau đây được cây xanh sử dụng làm nguyên liệu của quá trình quang hợp?

  • A. Khí ôxi và đường.
  • B. Đường và nước.
  • C. Đường và khí cabonic
  • D. Khí cabônic và nước

Câu 20: Quá trình phân chia nhân trong một chu kì nguyên phân bao gồm:

  • A. Một kỳ
  • B. Ba kỳ
  • C. Hai kỳ
  • D. Bốn kỳ

Câu 21: Vi-rut nào sau đây gây hội chứng suy giảm miễn dịch ở người?

  • A. Thể thực khuẩn
  • B. H5N1
  • C. HIV
  • D. Virut của E.coli

Câu 22: Quá trình phát triển của bệnh AIDS có mấy giai đoạn ?

  • A. 5
  • B. 4
  • C. 3
  • D. 2

Câu 23: Biện pháp nào sau đây góp phần phòng tránh việc lây truyền HIV/AIDS?

  • A. Thực hiện đúng các biện pháp vệ sinh y tế.
  • B. Không tiêm chích ma tuý.
  • C. Có lối sống lành mạnh.
  • D. Tất cả các biện pháp trên.

Câu 24: Sản phẩm của sự phân giải chất hữu cơ trong hoạt động hô hấp là:

  • A. Ôxi, nước và năng lượng
  • B. Nước, đường và năng lượng
  • C. Nước, khí cacbônic và đường
  • D. Khí cacbônic, nước và năng lượng

Câu 25: Quá trình ôxi hoá tiếp tục axit piruvic xảy ra ở:

  • A. Màng ngoài của ti thể
  • B. Trong chất nền của ti thể
  • C. Trong bộ máy Gôn-gi
  • D. Trong các ribôxôm

Câu 26: Bệnh nào sau đây không phải do Vi-rut gây ra ?

  • A. Bại liệt
  • B. Viêm gan B
  • C. Lang ben
  • D. Quai bị

Câu 27: Quá trình tổng hợp chất hữu cơ từ chất vô cơ thông qua sử dụng năng lượng của ánh sáng được gọi là: