Bài tập tình huống thực hiện pháp luật

Full PDF PackageDownload Full PDF Package

This Paper

A short summary of this paper

37 Full PDFs related to this paper

Download

PDF Pack

Chúng tôi xin giới thiệu bài Câu hỏi trắc nghiệm tình huống GDCD 12 bài 2: Thực hiện pháp luật. Nội dung tài liệu sẽ là nguồn thông tin hữu ích để phục vụ công việc học tập của các bạn học sinh được tốt hơn. Mời các bạn học sinh tham khảo.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Trắc nghiệm tình huống GDCD 12 bài 2: Thực hiện pháp luật

Câu 1. A và B đua xe, lạng lách đánh võng trên đường và bị CSGT xử lý. Theo em A và B phải chịu trách nhiệm pháp lý nào?

  1. Cảnh cáo, phạt tiền, giam xe.
  2. Cảnh cáo, phạt tiền
  3. Cảnh cáo, giam xe.
  4. Phạt tiền, giam xe

Câu 2. M đánh H gây thương tích 15%. Theo anh [chị] M phải chịu hình phạt nào?

  1. Răn đe, giáo dục
  2. Phạt tù
  3. Cảnh cáo và bồi thường tiền thuốc men cho H
  4. Tạm giữ để giáo dục

Câu 3. Tên O rủ C, D, H, T đi cắt trộm cáp điện, khi bị phát hiện, theo anh [chị] công an sẽ xử lý như thế nào?

  1. Phạt tù mình O vì là kẻ chủ mưu
  2. Cảnh cáo, phạt tiền, thu hồi dây cáp
  3. Phạt tù cả 5 tên trong đó O tội nặng hơn
  4. Phạt tiền, giáo dục, răn đe

Câu 4. T 17 tuổi rủ H 16 tuổi đi cướp giật dây chuyền. Khi bị bắt, H và T sẽ chịu hình thức xử phạt nào?

  1. Phạt tù cả 2 trong đó T mức án nặng hơn H
  2. Cảnh cáo, giáo dục vì chưa đến tuổi thành niên
  3. Phạt tù cả 2 với mức án như nhau
  4. Cảnh cáo, phạt tiền , bồi thường thiệt hại

Câu 5. Ông A tổ chức buôn ma túy. Hỏi ông A phải chịu trách nhiệm pháp lý nào?

  1. Trách nhiệm hành chính.
  2. Trách nhiệm hình sự
  3. Trách nhiệm dân sự.
  4. Trách nhiệm kỷ luật

Câu 6. Anh A lái xe máy và lưu thông đúng luật. Chị B đi xe đạp không quan sát và bất ngờ băng ngang qua đường làm anh A bị thương [giám định là 10%]. Theo em trường hợp này xử phạt như thế nào?

  1. Cảnh cáo phạt tiền chị B
  2. Cảnh cáo và buộc chị B phải bồi thường thiệt hại cho gia đình anh A
  3. Không xử lý chị B vì chị B là người đi xe đạp
  4. Phạt tù chị B

Câu 7. Người uống rượu say gây ra hành vi vi phạm pháp luật được xem là

  1. không có năng lực trách nhiệm pháp lí.
  2. bị hạn chế năng lực trách nhiệm pháp lí.
  3. bị mất khả năng kiểm soát hành vi.
  4. không có lỗi.

Câu 8. Người xây dựng nhà ở đô thị mà không xin phép cơ quan có thẩm quyền là biểu hiện của vi phạm

  1. hành chính.
  2. kỉ luật.
  3. trật tự đô thị.
  4. chính sách nhà ở.

Câu 9. Hành vi của người tâm thần đánh người khác gây thương tích nặng không bị coi là vi phạm pháp luật vì

  1. không trái pháp luật.
  2. không có lỗi.
  3. người thực hiện hành vi không có năng lực trách nhiệm pháp lí.
  4. người thực hiện hành vi không hiểu biết về pháp luật.

Câu 10. H không đội mũ bảo hiểm khi đi xe đạp điện nên đã bị Cảnh sát giao thông xử phạt. H đã có hành vi vi phạm nào dưới đây?

  1. Vi phạm trật tự, an toàn xã hội.
  2. Vi phạm nội quy trường học.
  3. Vi phạm hành chính.
  4. Vi phạm kỷ luật.

Câu 11. Công chức nhà nước tự thành lập doanh nghiệp là vi phạm

  1. hành chính.
  2. kỷ luật.
  3. nội quy lao động.
  4. quy tắc an toàn lao động.

Câu 12. Ông N thuê nhà của ông L nhưng không đóng tiền thuê nhà đầy đủ và đúng hạn theo hợp đồng. Ông N có hành vi

  1. vi phạm hình sự.
  2. vi phạm hành chính.
  3. vi phạm dân sự.
  4. vi phạm kỷ luật.

Câu 13. Thấy D không có ở nhà mà cửa thì không đóng nên C đã lẻn vào và lấy trộm chiếc quạt điện. Hành vi của C là biểu hiện của

  1. vi phạm hành chính.
  2. vi phạm dân sự.
  3. vi phạm hình sự.
  4. vi phạm kỷ luật

Câu 14. Công ty sản xuất gạch men X không áp dụng biện pháp bảo vệ môi trường nên đã bị Cảnh sát môi trường lập biên bản xử lý vi phạm hành chính. Hành vi xử phạt của Cảnh sát môi trường là biểu hiện của hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây?

  1. Thi hành pháp luật.
  2. Cưỡng chế pháp luật.
  3. Áp dụng pháp luật.
  4. Bảo đảm pháp luật

Câu 15. M đi xe vượt đèn đỏ nên bị Cảnh sát giao thông lập biên bản xử phạt tiền. Vậy M phải chịu trách nhiệm pháp lý nào dưới đây?

  1. Hình sự.
  2. Dân sự.
  3. Hành chính.
  4. Kỷ luật.

Câu 16. Ông Đ đi xe máy ngược chiều trên đường, đâm vào một người đi đúng đường làm người này bị thương phải vào bệnh viện điều trị. Ông Đ bị xử phạt vi phạm hành chính và phải bồi thường cho người bị thương. Ông Đ phải chịu trách nhiệm pháp lý nào dưới đây?

  1. Hình sự và hành chính.
  2. Kỷ luật và dân sự.
  3. Hành chính và dân sự.
  4. Hành chính và kỷ luật.

Câu 17. Phát hiện một cơ sở kinh doanh cung cấp thực phẩm không đảm bảo an toàn vệ sinh, T đã báo với cơ quan chức năng để kiểm tra và kịp thời ngăn chặn. T đã thực hiện hình thức

  1. áp dụng pháp luật.
  2. tuân thủ pháp luật.
  3. sử dụng pháp luật.
  4. thi hành pháp luật.

Câu 18. Là viên chức nhà nước, ông V thường xuyên đi làm muộn mà không có lý do chính đáng. Ông V đã có hành vi vi phạm nào dưới đây?

  1. Hình sự.
  2. Hành chính.
  3. Kỷ luật.
  4. Dân sự.

Câu 19. Cửa hàng ăn uống của bà M thường xuyên kê bàn ghế lấn chiếm hè phố, chiếm mất lối đi dành cho người đi bộ. Công an phường đã lập biên bản xử phạt bà M. Vậy bà M phải chịu trách nhiệm pháp lý nào dưới đây về hành vi vi phạm của mình?

  1. Trách nhiệm kỷ luật.
  2. Trách nhiệm dân sự.
  3. Trách nhiệm hành chính.
  4. Trách nhiệm hình sự.

Câu 20. Sau khi tốt nghiệp Đại học Công nghệ thông tin, H đã xin mở Công ty máy tính và được cơ quan có thẩm quyền chấp nhận. Việc làm của H là biểu hiện của hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây?

  1. Sáng kiến pháp luật.
  2. Tuân thủ pháp luật.
  3. Sử dụng pháp luật.
  4. Thực hành pháp luật.

Đáp án Trắc nghiệm tình huống GDCD 12 bài 2

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Đáp án

A

C

D

B

B

A

B

A

C

C

Câu

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

Đáp án

B

C

C

C

C

C

C

C

C

C

------------------------------------------

Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Câu hỏi trắc nghiệm tình huống GDCD 12 bài 2: Thực hiện pháp luật. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Giải bài tập Lịch Sử 12, Giải bài tập Địa Lí 12, Học tốt Ngữ văn 12, Tài liệu học tập lớp 12 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

B. NỘI DUNG CÂU HỎI TỰ LUẬN, DẠNG BÀI TẬP TÌNHHUỐNG[Học phần: Pháp luật Đại cương khóa 12]1. I.Nội dung câu hỏi tự luận1. Thực hiện pháp luật:-Nêu khái niệm, cho ví dụ Các hình thức thực hiện pháp luậtNêu khái niệm các trường hợp cần áp dụng pháp luật1. Vi phạm pháp luật, cấu thành VPPL-Nêu khái niệm vi phạm pháp luật, các dấu hiệu nhận biếtNêu khái niệm các loại lỗi.1. Hệ thống pháp luật:-Khái niệm và những nguyên tắc cơ bản pháp chế XHCN1. Một số nội dung cơ bản của Luật chuyên ngành:-Khái niệm nội dung quyền sở hữu.Quyền của người lập di chúc.Phân loại tội phạm và tuổi chịu trách nhiệm hình sự.Khái niệm những trường hợp không được coi là tội phạm.Quyền cơ bản của người lao động.Trả lương khi làm thêm giờ, khi làm vào ban đêm.Khái niệm kết hôn và nêu các điều kiện kết hôn [không phân tích]II. Dạng bài tập tình huống1. Bài tập chia tài sản thừa kế theo pháp luật, theo di chúc2. Vi phạm pháp luật [Xác định có VPPL hay không; xác định cácmặt cấu thành của VPPL; phần các tội phạm cụ thể.]Bài tập thừa kế [một trong 3 dạng bài tập chủ yếu]Đối với dạng bài tập này sinh viên lưu ý các điểm sau:3.1. Thời điểm mở thừa kếVề thời điểm mở thừa kế luật quy định: Thời điểm mở thừa kế là thờiđiểm người có tài sản chết. Trong trường hợp Toà án tuyên bố một ngườilà đã chết thì thời điểm mở thừa kế là ngày mà Toà án tuyên bố người đóchết có hiệu lực pháp luật.Ví dụ: Ông H rất giàu có để tránh việc các con tranh giành tài sản ônglập di chúc chia đều tài sản cho các con. Các con ông H băn khoăn khôngbiết khi nào di chúc có hiệu lực.1. Ngay khi lập di chúc xong ;2. Khi ông H chết ;3. Một năm sau khi ông H chết.Đáp án : b. Theo 633 Bộ luật dân sự về thời điểm, địa điểm thừa kế quyđịnh: Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết. [khi ôngH chết]3.2 . Xác định di sản thừa kế:Di sản thừa kế phải là những tài sản riêng của người chết. Cách xác địnhtài sản riêng như sau:- Tài sản thuộc sở hữu riêng của họ.- Phần tài sản của họ trong khối tài sản chung với người khác, có thể là sởhữu chung hợp nhất hoặc sở hữu chung theo phần.- Các quyền tài sản .v.v.- Trong trường hợp họ có tài sản chung với người khác thì cũng cần phảiphân định phần tài sản của họ trong khối tài sản chung đó [Điều 634, BộLuật Dân sự [BLDS] năm 2005]. Việc xác định phần tài sản của họ trongkhối tài sản chung có thể dựa trên những thoả thuận đã có từ trước hoặccăn cứ theo văn bản do cơ quan có thẩm quyền ban hành.- Ví dụ: Theo pháp luật của Việt Nam, ngoại trừ việc vợ chồng tự thoảthuận tài sản riêng và tài sản chung thì toà án là cơ quan có quyền tiếnhành phân định phần tài sản của vợ và chồng trong khối tài sản chunghợp nhất trên cơ sở có yêu cầu của họ [Điều 29, Luật Hôn nhân và giađình].- Ngoài ra, theo quy định tại Điều 27, Luật Hôn nhân và gia đình thì tàisản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do laođộng, hoạt động sản xuất, kinh doanh và những thu nhập hợp pháp kháctrong thời kỳ hôn nhân…. Một điểm cần lưu ý là đối với những tài sảnmà họ có trước thời kỳ hôn nhân chỉ là tài sản chung khi vợ chồng cóthoả thuận. Điều 95, Luật Hôn nhân gia đình công nhận về mặt nguyêntắc, tài sản chung của vợ chồng có trong thời kỳ hôn nhân sau khi chấmdứt hôn nhân [một trong 2 người chết hoặc ly hôn] thì được chia đôi.- Tài sản thừa kế riêng, tặng cho riêng của vợ hoặc chồng thì được coi làtài sản riêng của người đó.- Tài sản chung của vợ chồng nếu có thỏa thuận trong thời kỳ hôn nhânthống nhất chia đôi, thì sau khi có quyết định của tòa án về chia tài sảnchung thì tài sản được chia đó là tài sản riêng của mỗi người. Lợi nhuận,lợi tức thu được từ tài sản được chia đó cũng là tài sản riêng.- Chú ý: khi chia tài sản chung của vợ chồng để xác định khối tài sảnriêng của người chết thì ½ tài sản của người còn sống được chia đươngnhiên là của họ chứ không phải là di sản thừa kế mà người chết để lại[nhiều sinh viên nhầm vấn đề này]3.3 Thứ tự phân chia di sảnCác nghĩa vụ tài sản và các khoản chi phí liên quan đến thừa kế đượcthanh toán theo thứ tự sau đây:1. Chi phí hợp lý theo tập quán cho việc mai táng; 2. Tiền cấp dưỡng cònthiếu; 3. Tiền trợ cấp cho người sống nương nhờ; 4. Tiền công lao động;5. Tiền bồi thường thiệt hại; 6. Thuế và các khoản nợ khác đối với Nhànước; 7. Tiền phạt; 8. Các khoản nợ khác đối với cá nhân, pháp nhânhoặc chủ thể khác; 9. Chi phí cho việc bảo quản di sản; 10. Các chi phíkhác.Di sản thừa kế sau khi đã thanh toán hết các khoản theo thứ tự nêu trênmới chia cho người thừa kế.Chú ý: Theo quy định tại Điều 636 và Điều 637 Bộ luật Dân sự thì kể từthời điểm mở thừa kế, những người thừa kế có các quyền, nghĩa vụ tàisản do người chết để lại; những người hưởng thừa kế có trách nhiệm thựchiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại, trừ trườnghợp có thỏa thuận khác.Trong chi phí bảo quản di sản ví dụ như chi phí sửa chữa nhà thì do đâylà tài sản chung nên người chết để lại di sản [là vợ hoặc chồng] cũng chỉchịu trách nhiệm chi trả ½ giá trị sửa chữa.3.4 Quyền bình đẳng trong thừa kế.Vợ chồng đều được thừa kế của nhau, phụ nữ và nam giới nếu cùng hàngthừa kế, con trai, con gái, con trong giá thú [con hợp pháp] và con ngoàigiá thú [con riêng], con đẻ con nuôi đều được hưởng thừa kế ngang nhautheo quy định của pháp luật.3.5 Thừa kế không phụ thuộc vào di chúc.Ví dụ: A và B là vợ chồng hợp pháp có con chung là C, bố mẹ A đã chếthết, A chết khi đó C mới 12 tuổi. A có di sản riêng là 900 triệu, A để lạidi chúc dành toàn bộ di sản này cho D là con riêng của A. ở đây B và Cthuộc đối tượng hưởng di sản mà không phụ thuộc theo di chúc, đượcmột suất bằng 2/3 của một suất chia theo pháp luật.Nếu chia theo pháp luật ở trường hợp này những người ở hàng thừa kếthứ nhất của A là 3 người B,C, và D, mỗi người sẽ nhận một phần là:900 : 3 = 300 triệu.Khi đó B, C sẽ nhận được 2/3 suất của 200 triệu là: 300*2/3 = 200 triệuđồng.Số tiền còn lại D được nhận là: 900-[200*2]=500 triệu3.6. Thừa kế thế vịVí dụ: A và B có 3 người con là X,Y,Z. X năm 2007 không may tai nạnđể lại 2 con là G,H. Năm 2010 A chết không để lại di chúc, thì khi đóG,H sẽ được nhận một suất chia theo pháp luật thay cho cha mình là Zđược hưởng nếu còn sống.3.7. Thời hiệu khởi kiện về thừa kếThời hiệu khởi kiện để người thừa kế yêu cầu chia di sản, xác nhận quyềnthừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là mườinăm, kể từ thời điểm mở thừa kế. Thời hiệu khởi kiện để yêu cầu ngườithừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là ba năm, kểtừ thời điểm mở thừa kế.3.8. Bài tập thừa kế mẫu:Hai vợ chồng A và B lấy nhau, tổng tài sản là 1 tỷ 600 triệu đồng. B cótài sản riêng là 900 triệu đồng. Hai vợ chồng có 3 người con: C: 20 tuổi,D: 21 tuổi, E: 22 tuổi. B chết, B có lập di chúc hợp pháp: Để lại cho M 50triệu đồng, tặng cho hội từ thiện 50 triệu đồng. Vậy phải chia thừa kế củaB như thế nào ?Trả lời: Theo điều 27 khoản 1 Luật Hôn nhân gia đình năm 2000,tổng tài sản là 1 tỷ 600 triệu đồng sẽ được xác định là tài sản chung trongthời kỳ hôn nhân của A&B.Khối tài sản chung nêu trên, sẽ được định đoạt theo quy định tại điều 28khoản 1: “Vợ chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc chiếmhữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung”.Theo đó, tài sản của B được sẽ được hưởng trong khối tài sản chung nêutrên là 800 triệu đồng. Bên cạnh đó, theo điều 32, Luật Hôn nhân gia đìnhnăm 2000, vợ chồng có quyền có tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân, tàisản riêng của B là 900 triệu.Từ những căn cứ nêu trên, B sẽ có tổng tài sản được toàn quyền địnhđoạt là 800 triệu đồng + 900 triệu đồng = 1 tỷ 700 triệu đồng.Theo điều 648 khoản 1, Bộ Luật dân sự 2005: Quy định về quyền củangười lập di chúc, người lập di chúc có quyền chỉ định người được hưởngdi sản thừa kế và truất quyền hưởng di sản thừa kế.B chết có lập di chúc phân chia 100 triệu đồng trong khối tài sản chung.- Theo đó, số tài sản còn lại của B chưa định đoạt là 1 tỷ 600 triệu đồng,việc chia số tiền 1 tỷ 600 triệu đồng sẽ xẩy ra các phương án như sau:+ Nếu B không lập di chúc định đoạt số tiền trên sẽ được chia theo phápluật được quy định tại điều 675, 676 Bộ Luật Dân sự năm 2000:Những người sẽ được hưởng số tài sản còn lại của B là: A, C,D,E thuộchàng thừa kế thứ nhất; mỗi người sẽ được các phần bằng nhau [1 tỷ 600triệu đồng : 4 = 400 triệu đồng].+ Nếu di chúc có định đoạt khối tài sản riêng của B thì chia theo di chúc.[Trong quá trình làm bài sinh viên không bắt buộc phải nhớ các điều luật]PHẦN V: LUẬT HÌNH SỰBài tập liên quan.Bài tập 1: Xác định cấu thành vi phạm pháp luật.A 30 tuổi, nhận thức bình thường. B là hàng xóm của A. Do giữa haingười là có nhà liền kề nhau nên đã có nhiều lần có mâu thuẫn và tranhchấp về đất đai. Vào lúc 22h00’ ngày 07/04/2010 trong một lần cãi nhauvề việc tranh chấp này A cho rằng B xây lấn sang đất Nhà, anh B đã bịanh A dùng gậy đánh thương tích với tỉ lệ thương tích sức khỏe là 25%.Hành vi của anh A đã bị bắt giữ và xử lý trước pháp luật. Hỏi: Xác địnhvi phạm pháp luật của anh A? Phân tích cấu thành của vi phạm pháp luậttrên?Đáp: Hành vi của A Cấu thành tội phạm tội “Cố ý gây thương tích” theođiều 104 BLHS 1999 trong trường hợp này như sau:1. Khách thể của tội phạm:Hành vi cố ý gây thương tích xâm phạm đến sức khoẻ, thân thể của ngườikhác, xâm hại đến quyền bất khả xâm phạm về thân thể và sức khoẻ củacon người. Cụ thể là xâm phạm đến tính mạng sức khỏe của B mà Nhànước bảo vệ.2. Mặt khách quan của tội phạm:- Hành vi khách quan: Là hành vi cố ý dùng gậy đánh người khác, gâytổn hại cho sức khoẻ của người đó.- Hậu quả: Gây thương tích [hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ] người khác25%.- Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi khách quan và hậu quả nguy hiểm:Hành vi dùng gậy đánh là nguyên nhân trực tiếp gây ra tổn hại 25% sứckhoẻ của người khác.- Công cụ phạm tội: Chiếc gậy là công cụ phạm tộiLưu ý: trong quá trình làm bài sinh viên bắt buộc trình bày đầy đủ 3yếu tố cơ bản của Mặt khách quan đó là hành vi khách quan, hậu quả,mối quan hệ nhân quản giữa hành vi và hậu quả!3. Mặt chủ quan của tội phạm:- Là lỗi cố ý trực tiếp: A nhận thức rõ tính chất của hành vi dùng gậyđánh người là nguy hiểm, hành vi đó có thể gây ra tổn hại cho sức khoẻcủa B và A mong muốn gây ra tổn hại cho sức khoẻ của B.Lưu ý: phần bắt buộc phải xác định trong Mặt chủ quan đó là lỗi[phần này cho nhiều điểm nhất, không cần phân tích động cơ và mụcđích phạm tội]4. Chủ thể của tội phạm:A là người đã thành niên, có đủ năng lực trách nhiệm hình sự chịu tráchnhiệm về hành vi cố ý gây thương tích của mình.D. CÁCH LÀM BÀI, TRÌNH BÀY BÀI TẬP TÌNH HUỐNGPháp luật Đại cương áp dụng từ khoá CĐ11Một đề thi gồm 2 phần, phần trắc nghiệm gồm 25 câu mỗi câu đúng được0,20 điểm, tổng điểm trắc nghiệm là 5,0 điểm. Phần tự luận gồm 3 câutổng 5 điểm: 1 câu tự luận chiếm 1,0 điểm, 1 câu bài tập thừa kếchiếm 2,0 điểm, 1 câu bài tập xác định cấu thành tội phạm 2,0 điểm.1. I.ĐỐI VỚI DẠNG BÀI TẬP THỪA KẾ: [2,0 điểm]Sinh viên phải làm theo trình tự các bước và nội dung như sau:1. Thời điểm mở thừa kế: sinh viên phải trình bày chính xác theo dữkiện đề bài nêu ra như ngày tháng năm thời điểm mở thừa kế là thời điểmngười có di sản để lại chết. [cơ cấu điểm phần này nếu có 0,25 điểm]2. Chia di sản thừa kếa. Trình tự: Trong một tình huống thì nếu có cả chia di sản theo di chúcvà theo pháp luật thì chia theo di chúc trước, còn lại mới chia theo phápluật. Nếu không có di chúc, hoặc phần tài sản không định trong di chúchoặc di chúc không hợp pháp thì chia theo pháp luật.b. Xác định di sản thừa kế: là phần tài sản riêng của người chết và tàisản nằm trong khối tài sản chung [cách xác định tài sản riêng hay di sảnthừa kế đã có hướng dẫn trong đề cương ôn tập rồi]. Nếu là di sản chungsinh viên phải thực hiện phép chia cụ thể và có lập luận cụ thể [ví dụ tàisản của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân là tài sản chung nên khi chấmdứt hôn nhân được chia mỗi người một nữa…] nếu người để lại di sảnthừa kế có nghĩa vụ trong việc trả nợ hay nghĩa vụ tài chính khác thì phảitrừ các khoản tiền này trước khi chia [tiền nợ, chi phí chung trong việcbảo quản sửa chữa tài sản chung, chi phí mai táng…]. [0,75 điểm]c. Chia di sản [0,75 điểm, nếu không có phần xác định thời điểm mở disản thừa kế thì 1.0 điểm]- Chia theo di chúc: ưu tiên lấy di sản thừa kế chia theo di chúc trước.Trường hợp chia di sản cho những người không phụ thuộc vào nội dungdi chúc: nếu phát hiện có trường hợp này thì cần chia cho những ngườinày trước theo đúng quy định sau đó còn lại bao nhiều mới chia.- Chia theo pháp luật: phải xác định những người cùng hàng thừa kếđược nhận di sản [số lượng người được hưởng và lập luận vì sao?]- Kết luận: số tài sản mỗi người nhận được từ người chết theo đề bài đưara [cộng số tiền chia theo di chúc với số tiền chia theo pháp luật nếu có].Sinh viên thường nhầm lẫn, ở đây chỉ yêu câu xác định số tài sản nhận từngười chết chứ không bao gồm số tài sản đương nhiên của họ. [0,25điểm]1. II. DẠNG BÀI TẬP XÁC ĐỊNH CẤU THÀNH TỘIPHẠM [2,0 điểm]Sinh viên phải làm đầy đủ các bước và nội dung sau đây:1. Xác định tội danh: phần này chiếm 0,25 điểm,2. Phân tích các mặt cấu thành tội phạm:a. Mặt khách quan: [0,75 điểm]Sinh viên phải chỉ ra được các yếu tố sau:- Hành vi phạm tội [hành vi khách quan]- Hậu quả của hành vi đó- Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi với hậu quả xảy ra: nếu tình huốngđã rõ ràng sinh viên chỉ cần nhấn mạnh lại là việc hậu quả xảy ra nêu trênlà do hành vi khách quan gây ra…b. Mặt chủ quan: [0,35 điểm]sinh viên phải chỉ ra được các yếu tố sau:- Lỗi của chủ thể khi thực hiện hành vi: xác định là lỗi [là cố trực tiếp haycố ý gián tiếp; vô ý vì quá tự tin hay vô ý do cẩu thả]. Trường hợp tìnhtiết đưa ra không đủ để phân tích sâu hơn thì chỉ cần xác định là lỗi cố ýhay vô ý.- Về mục đích, động cơ vi phạm không yêu cầu sinh viên phải phân tíchtìm ra. c. Chủ thể: [0,25 điểm]Sinh viên phải chỉ ra được các yếu tố sau:Chủ thể là cá nhân thực hiện hành vi phạm tội [ phải đủ tuổi và có nănglực chịu trách nhiệm pháp lý theo quy định và là người thực hiện hành viphạm tội]d. Khách thể: [0,25-0,5 điểm] sinh viên phải chỉ ra mối quan hệ xã hộimà bị hành vi trái pháp luật xâm hại tới mà được pháp luật hình sự bảovệ.Ví dụ: Khách thể của tội cướp tài sản trực tiếp xâm hại đến 2 quan hệ xãhội sau:+ Quan hệ nhân thân, đó là quan hệ về tính mạng, sức khoẻ con người,quyền được bảo vệ tính mạng sức khoẻ bởi Nhà nước của con người.+ Quan hệ sở hữu: quan hệ về quyền sở hữu, quyền sở hữu tài sản hợppháp của công dân được Nhà nước bảo vệ- Khách thể của tội trộm cắp tài sản đó là: Quan hệ sở hữu: quan hệ vềquyền sở hữu, quyền sở hữu tài sản hợp pháp của công dân được Nhànước bảo vệ- Khách thể của các tội giết người [Điều 93] Tội cố ý gây thương tích[Điều 104], Tội vô ý làm chết người [Điều 98]: Quan hệ nhân thân, đó làquan hệ về tính mạng, sức khoẻ con người, quyền được bảo vệ tính mạngsức khoẻ bởi Nhà nước của con người. Cụ thể hơn là xâm phạm đếnquyền sống, đến tính mạng của con người. [Điều 93, Điều 98]- Khách thể Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thôngđường bộ trực tiếp xâm hại tới 3 loại quan hệ xã hội, đó là:+ Xâm phạm đến sự an toàn, sự hoạt động bình thường của các phươngtiện giao thông đường bộ.+ Xâm phạm quan hệ về tính mạng, sức khoẻ của người khác+ Xâm phạm quan hệ sở hữu tài sản của người khác.Khách thể Tội hối lộ, nhận hối lộ trực tiếp xâm sự hoạt động đúngđắn của các cơ quan Nhà nước tổ chức xã hội.Cau 1:Do mâu thuẫn nên anh K bỏ thuốc trừ sâu vào bể nước nhà anh B nhằmđầu độc cả gia đình anh B . Kết quả là cả gia đình anh B bị ngộ độc , anhB qua đời . Việc làm của anh K có được coi là vi phạm pháp luật ko ? tạisaoAnh K đã vi phạm pháp luật vì:1.Hành vi của anh K là xác định: anh ta bỏ thuốc trừ sâu vào bể nước nhàanh B n nhằm đầu độc cả gia đình anh B.2.Hành vi đó trái pháp luật, gây hậu quả là cả gia đình anh B bị ngộ độc ,anh B qua đời.3.Hành vi đó có yếu tố lỗi mà cụ thể là lỗi cố ý trực tiếp: anh K nhận thứcrõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội và thấy rõ hậu quả hành vivà anh ta mong muốn hậu quả xảy ra.4.Anh K là chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp luật.Anh K phải chịu trách nhiệm hình sự.Cau 2:A sinh ngày 15.09.1970, nhận thức bình thường. Do mâu thuẫn cá nhân,vào lúc 22H00 ngày 15.09.2007 trên đường đi làm về, anh B đã bị anh Adùng gậy đánh thương tích với tỉ lệ thương tích sức khỏe là 15%. Hành vicủa anh A đã bị bắt giữ và xử lý trước pháp luật.- Xác định vi phạm pháp luật của anh A ?- Trách nhiệm pháp lý đặt ra đối với anh A ?- Phân tích cấu thành của vi phạm pháp luật trên ?Cấu thành tội phạm tội "Cố ý gây thương tích" theo điều 104 BLHS trongtrường hợp này như sau:1. Khách thể của tội phạm:Hành vi cố ý gây thương tích xâm phạm đến sức khoẻ, thân thể của ngườikhác, xâm hại đến quyền bất khả xâm phạm về thân thể và sức khoẻ củacon người.2. Mặt khách quan của tội phạm:- Hành vi khách quan: Là hành vi cố ý dùng gậy đánh người khác, gâytổn hại cho sức khoẻ của người đó.- Hậu quả: Gây thương tích [hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ] người khác15%.- Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi khách quan và hậu quả nguy hiểm:Hành vi dùng gậy đánh là nguyên nhân trực tiếp gây ra tổn hại 15% sứckhoẻ của người khác.- Công cụ phạm tội: Chiếc gậy là công cụ phạm tội, nó có thể là "hungkhí nguy hiểm" quy định tại điểm a, khoản 1 Điều 104 BLHS. Trongtrường hợp này, A sẽ bị truy tố, xét xử theo khoản 2 Điều 104 BLHS.3. Mặt chủ quan của tội phạm:- Có thể là cố ý trực tiếp: A nhận thức rõ tính chất của hành vi dùng gậyđánh người là nguy hiểm, hành vi đó có thể gây ra tổn hại cho sức khoẻcủa B và A mong muốn gây ra tổn hại cho sức khoẻ của B.- Có thể là cố ý gián tiếp: A nhận thức rõ tính chất của hành vi dùng gậyđánh người là nguy hiểm, hành vi đó có thể gây ra tổn hại cho sức khoẻcủa B và A không mong muốn gây ra tổn hại cho sức khoẻ của B nhưngvì lí do nào đó mà A vẫn đánh, chấp nhận hậu quả đó xảy ra.- Cố ý trực tiếp hay cố ý gián tiếp còn phụ thuộc vào lời khai, tính chấthành vi khách quan, mức độ nguy hiểm của các vị trí bị đánh...4. Chủ thể của tội phạm:A là người đã thành niên, có đủ năng lực trách nhiệm hình sự chịu tráchnhiệm về hành vi cố ý gây thương tích của mình.* Nếu chiếc gậy là hung khí nguy hiểm [gậy to, nặng, có góc cạnh...có thểdễ dàng gây thương tích] thì A sẽ bị khởi tố theo khoản 2 Điều 104BLHS.* Nếu chiếc gậy không bị coi là hung khí nguy hiểm, và hành vi của Akhông thuộc một trong các trường hợp quy định thêm tại khoản 1 Điều104 BLHS thì A chỉ bị khởi tố theo khoản 1 Điều 104 BLHS, A chỉ bịkhởi tố khi B có đơn yêu cầu cơ quan tiến hành tố tụng khởi tố vụ án.Cau 3:Bác sĩ Thành sau khi khám bệnh cho chị Lan, vì quá chủ quan và tự tin vềchuyên môn nên đã kê toa và bốc thuốc nhầm nhưng không hề haybiết.Sau khi uống thuốc nói trên, chị Lan đã tử vong [ cái chết được xácđịnh từ nguyên nhân uống nhầm thuốc].==> Hãy xác định yếu tố lỗi và trách nhiệm mà bác sĩ Thành phải chịu???Lỗi ở đây là lỗi vô ý làm chết người do vi phạm các quy tắc nghề nghiệp.Người phạm tội như tình huống nêu trên do đã quá chủ quan và tự tin vềchuyên môn nên đã kê nhầm thuốc. Quá tự tin ở đây được hiểu là ngườiphạm tội nhận biết được tính nguy hiểm về hậu quả nếu xảy ra và lẽ raphải đảm bảo các quy tắc nghề nghiệp đảm bảo an toàn tính mạng sứckhỏe cho người chữa bệnh nhưng do quá tự tin vào khả năng của mìnhnghĩ rằng hậu quả đó sẽ không thể xảy ra nên đã bốc nhầm thuốc gây hậuquả nghiêp trọng.Do đó lỗi ở đây là vô ý do quá tự tin.Về trách nhiệm: Hậu quả chết người có nguyên nhân trực tiếp từ việc bốcnhầm thuốc nên tức là đã xâm phạm đến tính mạnh của người khác.căn cứ vào các dấu hiệu pháp lý có thể kết luận ông Thành phạm Tội vô ýlàm chết người do vi phạm các quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hànhchính theo khoản 1 Điều 99 Bộ Luật hình sự năm 1999.Tức là có thể chịumức hình phạt tù từ một năm đến sáu năm.Ngoài ra căn cứ khoản 3 Điều 99 ông Thành còn có thể bị cấm đảmnhiệm chức vụ, cấm hành nghề từ một năm đến năm nămCau 4:Năm 2001 A bị kết án về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo khoản 3 điều139/BLHS và bị xử phạt 15 năm.Đang thụ hình trong trại giam được 3năm thì A lại phạm tội cố ý gây thương tích cho bạn tù.Sự việc xảy ra làdo có có sự khiêu khích của người bị hại trong vụ án này. Về tội phạmmới,A bị xét xử theo khoản 4 điều 104/BLHS vì đã gây hậu quả đặc biệtnghiêm trọng và bị xử phạt 12 năm tù .Chi phí điều trị cho người bị hại là9.200.000 đồng .Gia đình của A đã gửi cho gia đình người bị hại 5 triệuđồng dùng để điều trị cho người bị hại.1.Hãy xác định:A] Trong việc thực hiện tội phạm mới có tình tiết giảm nhẹ hoặc tăngnặng TNHS nào không? “Nếu có thì hãy chỉ rõ điều luật quy định về giátrị giảm nhẹ của nó.B] Trong lần phạm tội mới A có bị coi là tái phạm hoặc tái phạm nguyhiểm không?C] Nếu là tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm thì tình tiết đó có ý nghĩa làtình tiết tăng nặng TNHS theo điều 48/BLHS hay là tình tiết định khungtăng nặng của tội phạm mới .2 Tổng hợp 2 bản án trên để quyết định hình phạt chung đối với A3. Xác định những vấn đề khác cần giải quyết trong vụ án này, chỉ rõ căncứ pháp lý và hướng giải quyết.1]A],b] và c]: -Tình tiết giảm nhẹ: người phạm tội tự nguyện sửa chữa,bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả [điểm b, khoản 1, điều 46] [xemthêm mục 1, Nghị quyết số 01/2006/NQ-HĐTP]. Còn về tình tiết A phạmtội do bị khiêu khích, vì không nói rõ là khiêu khích như thế nào nênmình ko coi đó là tình tiết giảm nhẹ.- Tình tiết tăng nặng: Tái phạm nguy hiểm [điểm g, khoản 1, điều 48],đây là tình tiết tăng nặng TNHS2] Tổng hợp hình phạt theo khoản 2, điều 51: Hình phạt của A=12 + 152=25 năm.3] Các vấn đề khác cần giả quyết: A [thực chất là gia đình của A] phảibổi thường cho người bị hại thêm 4tr200 ngàn đồng [khoản 2, điều 42]Cau 5:Bài tập 4: A là người 17 tuổi, đồng phạm trong vụ án trộm cắp tài sản vàbị đưa ra xét xử theo khoản 1 điều 183 BLHS.Xét mức độ tham gia của Atrong vụ án còn hạn chế, hoàn cảnh cơ nhỡ không có cha mẹ , không giađình nên tòa án quyết định không áp dụng hình phạt tù đối với A.Hộiđồng xét xử đưa ra 2 ý kiến:1.Phương hướng thứ 1 là tuyên cảnh cáo đối với A và đưa A và đưa Avào trường giáo dưỡng với thời hạn là 2 năm2.Phương án thứ 2 là không tuyên cảnh cáo mà chỉ áp dụng biện pháp đưavào trường giáo dưỡng với thời hạn là 2 năm .Hỏi :Nếu bạn rơi vào tình huống này ,phương án nào được bạn lựachọn .Chỉ rõ cơ sở sự lựa chọn của bạn?Theo mình thì chỉ áp dụng biện pháp tư pháp đưa vào trường giáo dưỡng.Căn cứ pháp lý: khoản 1, khoản 4 điều 69.Cau 6Trong khi Hòa và Bình chơi với nhau , bé Hòa [ đang học lớp 3 ] đã đánhnhau với bè BÌnh [ học lớp 5 ] .Do hòa yếu hơn nên đã bị Bình vật ngã .Do bực tức , Hòa đã dùng dao chém vào đầu Bình làm Bình bị thươngnặngHãy cho biết : Hành vi của Hòa có bị coi là vi phạm pháp luật hay ko ? tạisao ?Theo Đ12 BLHS1999 thì người từ đủ 16tuổi trở nên phải chịu tráchnhiệm hình sự về mọi tội phạm. Nhưng ở đây bé Hòa mới học lớp 3 [ tức9tuổi ], chưa đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự. Nên bé Hòa không bị coilà vi phạm pháp luật, bố mẹ [ người đại diện hợp pháp ] của bé Hòa sẽ làngười chịu trách nhiệm về hành vi của bé Hòa : chịu trách nhiệm bồithường thiệt hại mà bé Hòa gây ra đối với bé Bình.Từ đủ 14 tuổi đến 16 tuổi chịu trách nhiệm các tội với lỗi cố ý, nghiêmtrọng. Từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm về mọi loại tội đãphạm. Hòa ở đây đc coi là chưa có năng lực chủ thể [mới có năng lựcpháp luật, chưa có năng lực hành vi], do đó ko thể coi hành động của Hòalà vi phạm pháp luật đc.Cau 7A có hành vi đi xe máy vượt đèn đỏ và bị cảnh sát giao thông B yêu cầudừng xe. A dừng xe, rút 100.000 đồng đưa cho B và xin không xử phạthành vi vi phạm. B từ chối nhận tiền và kiên quyết yêu cầu A cho kiểmtra giấy tờ xe. A xô mạnh vào người B rồi vội vã lên xe nổ máy. Tuynhiên khi A chưa kịp phóng đi thì đã bị B giữ lại. A rút từ túi quần ra condao nhíp đâm thẳng vào ngực B rồi phóng xe bỏ trốn. kết quả giám địnhB bị thương tích tỷ lệ 8%.Theo mình trong tình huống này A ko phai chịu TNHS về hành vi viphạm quy định giao thông, nhưng phải chịu TNHS về hành vi gây thươngtích, nhưng mình không biết nên áp dụng điều 104 khoản K :cố ý gâythương tích để cản trở người thi hành công vụ, hay điều 257 chống ngườithi hành công vụ. Ý kiến của các bạn là thế nào, giải thích rõ giúp mìnhnhéTheo quan điểm của mình thì trường hợp này áp dụng quy định tại điểm kkhoản 1 điều 104 hay điều 257 BLHS thì cũng như nhau cảTuy nhiên, tại trang 68 cuốn "Mô hình Luật hình sự Việt Nam" củaGS.TS Nguyễn Ngọc Hoà, Nxb. Công an nhân dân, hướng dẫn về ápdụng điều 257 BLHS thì có chú ý rằng: "Nếu hành vi dùng vũ lực đã cấuthành tội theo Điều 104 hoặc Điều 93 thì ko còn là tội này [tức tội Chốngngười thi hành công vụ quy định tại điều 257]".Theo đó, trong trường hợp này sẽ áp dụng quy định tại điểm k khoản 1điều 104 BLHS.ĐỀ THI : MÔN LUẬT HÌNH SỰPHẦN CÁC TỘI PHẠMI/ Các nhận định sau đúng hay sai? Tại sao?1] Mọi trường hợp giết người trong trạng thái tinh thần bị kích độngmạnh đều cấu thành "Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kíchđộng mạnh" qui định tại Điều 95 BLHS.2] Làm chết người trong khi thi hành công vụ do hống hách, coi thườngtính mạng người khác là hành vi cấu thành tội "Làm chết người trong khithi hành công vụ" [diều 97BLHS].3] Uy hiếp tinh thần người quản lý tài sản nhằm chiếm đoạt tài sản làhành vi chỉ được qui định trong tội cưỡng đoạt TS [Điều 135 BLHS].4] Tài sản do pham tội mà có chỉ gồm những tài sản do chiếm đoạt được.5] Mọi trường hợp mua dâm người chưa thành niên đều cấu thành tộimua dâm người chưa thành niên [Điều 256 BLHS].II/ Hãy giải quyết các tình huống sau:Bài tập 1 [3 điểm]Qua kiểm tra hành chính, CA đã bắt quả tang chủ hộ là A đang tàng trữtrái phép 4,5kg lá cần sa và 2372 điếu thuốc cần sa. A khai với cơ quanđiều tra là thường ngày, ngoài việc mua bán thuốc lá, A còn mua lá cần sacủa một số người đem bán [không rõ địa chỉ] với giá 100.000 đồng/kg rồivề tự vấn thành từng điếu đem bán lẻ. B là em ruột sống cùng với A. Tuykhông tham gia vào việc mua bán của A nhưng B biết rõ việc A mua bánlá cần sa. Khi thấy CA ập đến kiểm tra, B đã lén đem hộp đựng cần sa vứtxuống sông.1. Hãy xác định tội danh đ/v hành vi phạm tội của A?2. Về hành vi của B, có 2 ý kiến:-ý kiến thứ nhất cho rằng B là đồng phạm với A-ý kiến thứ hai cho rằng hành vi của B cấu thành tội "Che giấu tội phạm"theo Điều 313 BLHS.a] Theo anh chị, ý kiến nào đúng, tại sao?b]Chỉ rõ ý kiến nào sai. Tại sao sai ?Bài tập 2 [2 điểm]X là thư ký giúp việc cho Thẩm phán. Qua tiếp xúc hồ sơ vụ án, theo kinhnghiệm, X dự đoán được bị cáo Y trong 1 vụ án có thể được hưởng ántreo nên đã chủ động tìm gặp Y và gợi ý: có thể lo cho Y được hưởng ántreo. Y tin sái cổ là X nói thật nên đã đưa cho X 5 triệu để "chạy án". Saukhi nhận tiền, X không hề có tác động nào đối với Thẩm phán cũng nhưHội đồng xét xử. Khi đưa vụ án ra xét xử, Y bị tuyên 2 năm tù giam. Vìthấy X không đáp ứng được yêu cầu nên Y đã tố cáo hành vi của X.Hãy xác định các tội danh trong vụ án trên.hết để.dưới đây là 1 vài câu hỏi sưu tầm trong các đề thi trước:Câu 1: Các khẳng định sau đúng hay sai? giải thích?a. Ng` đủ 16 tuổi không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội giao cấu vớitrẻ em.b. Ng` có hành vi gây thiệt hại cho xã hội vì bị cưỡng bức về tinh thầnkhông phải chịu trách nhiệm hình sự.c. Các tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng TNHS, đặc điểm nhân thâncủa ng` đồng phạm này có thể áp dụng cho ng` đồng phạm kia trong đồngphạm.Câu 2: Một người bị tòa án xét xử 18 năm tu về tội trộm cắp, anh ta đã thihành án được 5năm, thì phạm vào tội giết người với mức an toàn tuyên20 năm. Hỏi:a.Tổng hình phạt chung anh ta phải chấp hành?b. thực tế anh ta sẽ phải chịu mức án bao nhiêu năm?c. Giả sử tòa tuyên anh ta tù chung thân, thì mức án chung là gì?Câu 3: Anh A có ý định giết anh P.A đã đi mua một con dao thái lan vàđnag trên đường đi đến nhà P để giết P thì bị công an bắt giữ.a.Hành vi của A thuộc giai đoạn phạm tội nào.b.A không có các tình tiết tăng nặng định khung, tòa xử A 8 năm tù làđúng hay sai.Tại saoc.A có nhiều tình tiết giảm nhẹ tại điều 46 BLHS.Tòa xử A 6 năm tù.Nêucăn cứ pháp lí?Câu 4: Những khẳng định sau đây đúng hay sai?a. Tính trái pháp luật Hình sự là dấu hiệu quan trọng nhất của tội phạmb. An đã tuyên đối với người chưa thành niên phạm tội không được tínhđể xét tái phạm và tái phạm nguy hiểmc. Một người có thể bị tuyên án phạt tù đến 30 nămông A kết hôn với bà B năm 1952sinh ra anh C [năm 1954] chị D [1956].Năm 1965, ông A và bà B phát sinh mâu thuẫn và đã ly hôn. họ thốngnhất thỏa thuận bà B nhận cả ngôi nhà đang ở [và nuôi chị D], ông Anhận nuôi anh C và được chia một số tài sản trị giá là 20 triệu đồng. năm1968 ông A dùng số tiền trên để xây dựng 1 căn nhà khác.Tháng 9/1970ông A kết hôn với bà T sinh ra được 2 người con là E [1972] vÀ F[1978].Hai ông bà sống trong căn nhà mới này và ông A tuyên bố nhà làcủa riêng không nhập vào tài sản chung.Tháng 10/1987 ông A chết để lại di chúc hợp pháp cho anh C hưởng 1/2di sản của ông. Riêng ngôi nhà ông để lại cho bà T dùng làm nơi thờ cúngmà không chia thừa kế. Tháng 1/1991, anh C yêu cầu bà T chuyển nhàcho mình nhưng bà không chịu nên anh C đã hành hung gây thương tíchcho bà T. Đến thangs 5/2001, chị D có đơn gửi tòa án yêu cầu chia di sảnthừa kế của bố. Qua điều tra xác định: ngôi nhà của ông A trị giá 30 triệuđồng, ông A và bà T tạo lập được khối tài sản trị giá 60 triệu đồng. Hãychia di sản thừa kế trên.Lời Giải:Vì đây là chia tài sản của ông A nên trước tiên bạn phải biết ông A có baonhiêu tiền để chia.Tính tại thời điểm năm 2001: Ông A có 20 triệu tiền nhà [ko nhập với bàT]. và 1/2 của 60 triệu [là 30 triệu] mà ông A và bà T có. => ông A có 50triệu.Bắt đầu chia tiền nhé. Đầu tiên cần xác định là những ai được chia tiềnđã. Danh sách chia tiền gồm có Anh C, chị D, bà T, E và F.Theo di chúc: Anh C được hưởng 1/2 tài sản của ông A => C được hưởng60:2= 30 triệu .Như vậy là tài sản còn lại 60- 30 = 30 triệu. Anh C không có quyềnhưởng tiếp trong phần này => đòi bà T là sai.BT1:Ông Khải và Bà Ba kết hôn với nhau năm 1935 và có 3 con là anh Hải,anh Dũng, chị Ngân. Chị Ngân kết hôn với anh Hiếu và có con chung làHạnh. Năm 2006, Ông Khải chết có để lại di chúc cho con gái và cháungoại được hưởng toàn bộ di sản của ông trong khối tài sản chung củaông và bà Ba. Một năm sau bà Ba cũng chết và để lại toàn bộ di sản chochồng, các con người em ruột của chồng tên Lương. Năm 2009, anhDũng chết do bệnh nặng và có di chúc để lại tất cả cho anh ruột là Hải.Sau khi Dũng chết thì những người trong gia đình tranh chấp về việcphân chia di sản.Hãy giải quyết việc tranh chấp, biết rằng bà Ba và ông Khải không cònngười thân thích nào khác, anh Hải có lập văn từ chối hưởng di sản củabà Ba và anh dũng theo đúng qui định của pháp luật, chị Ngân cũng từchối hưởng di sản của anh Dũng, tài sản chung của ông Khải và bà Bacho đến thời điểm ông Khải chết là 1.2tỷ, sau khi ông Khải chết, bà Bacòn tạo lập một căn nhà trị giá 300triệuGiải:Tình huống của bạn có vài chỗ không ổn, này nhé:- Thứ nhất, anh Dũng di chúc toàn bộ tài sản lại cho anh Hải, vậy cónghĩa là không có tên chị Ngân trong di chúc của anh Hải, vậy tại sao lạicó chj chị Ngân từ chối hưởng tài sản anh Dũng để lại?- Thứ hai,"các con người em ruột của chồng tên Lương", chỗ này bạn viếtnhư thế người đọc dễ hiểu nhầm, theo P hiểu thì đó là các con của bà Bavà người em ruột của chồng tên là Lương.Rắc rối nhỉ. Theo P, khi ông Khải chết đã di chúc lại toàn bộ tài sản củamình trong khối tài sản chung của 2 ông bà cho con gái và cháu ngoại,như vậy một số tài sản của ông Khải [tạm xác định là 1/2x1,2t tỷ] sẽ đượcchia đều cho con gái vá cháu ngoại, mỗi người 300 triệu.vậy, sau khi thực hiện di chúc của ông Khải, số tiền còn lại thuộc tài sảncủa bà Ba là 600 + 300 = 900 triệu. Bà Ba chết để lại tài sản cho các convà người em ruột của chồng là Lương [tổng cộng 4 người], vậy số tiền900 triệu sẽ được chia đều tiếp cho 4 người, mỗi người 225 triệu.Anh Dũng thừa kế từ bà Ba 225 triệu, sau khi anh chết, di chúc toàn bộtài sản này cho anh Hải, vậy anh Hải được hưởng thêm số tài sản này.Nhưng anh Hải từ chối hưởng di sản của bà Ba và anh Dũng, vì vậy còndư ra 500 triệu. 500 Triệu này theo P sẽ được chia tiếp theo pháp luật,theo hàng thừa kế thứ nhất gồm chị Ngân, vợ con anh Hải [nếu có]BT2: Năm 1972, Ô A kết hôn với bà B. Ô bà sinh được 3 con là M, N, C.Năm 1995, M kết hôn với E sinh được H & X. N lấy chồng sinh được conlà K & D. Tháng 3/1997 Ô A chết để lại di chúc cho X & N. Qua quátrình điều tra thấy rằng Ô A lập di chúc không hợp pháp. Biết rằng tài sảncủa ông A là 200 triệu VNĐ. Tài sản chung của Ô bà là 100 triệu VNĐ.Bà B mai táng cho ông A hết 40 triệu. Hãy chia tài sản thừa kế.Giải: Theo đề bài ta được các dữ kiện sau:Tài sản riêng của ông A là 200.Tài sản chung của ông A và B là 100.Di sản của ông A là 200 + [100/2]=250.Do bà B làm mai táng cho ông A hết 40 nên di sản của ông A còn lại là250-40=210.Theo luật định những người được hưởng tài sản thừa kế của ông A gồmbà B, M, N và C: 210/4=52,5.BT3: Năm 1950, Ô A kết hôn với bà B. Ô bà sinh được 2 người con gáilà chị X [1953] & chị Y [1954]. Sau một thời gian chung sống, giữa Ô A& bà B phát sinh mâu thuẫn, năm 1959 Ô A chung sống như vợ chồngvới bà C. A & C sinh được anh T [1960] & chị Q [1963]. Tháng 8/1979,X kết hôn với K, anh chị sinh được 2 con là M & N [1979-sinh đôi]. Năm1990, trên đường về quê chị X bị tai nạn chết. Năm 1993, Ô A mắc bệnhhiểm nghèo & đã qua đời. Trước khi chết, Ô A có để lại bản di chúc vớinội dung cho anh T thừa hưởng toàn bộ tài sản do ông A để lại. Khôngđồng ý với bản di chúc đó, chị Y đã yêu cầu tòa án chia lại di sản của bốmình. Qua điều tra tòa án xác định khối tài sản của Ô A và bà B là 500triệu đồng. Hãy xác định hàng thừa kế đối với những người được hưởngdi sản thừa kế của chị X & Ô A?Giải: Theo dữ kiện bài ta thấy năm 1959 ông A chung sống như vợ,chống với bà C thì việc này pháp luật vẫn thừa nhận ông A và bà C là vợchồng hợp pháp.Năm 1990, chị X chết nhưng đề bài không nói tài sản của chị X là baonhiêu nên ta xem bằng 0.Năm 1993 ông A mất và có lập di chúc để lại toàn bộ tài sản cho anh T.Tài sản của ông A và bà B có được là 500Tài sản của ông A và bà C đề bài không nêu nên ta xem như bằng 0.Di sản của ông A là 500/2=250.250 chính là giá trị tài sản mà ông A có quyền định đoạt.Tài sản của anh T được hưởng là 250. Tuy nhiên theo quy định pháp luậtthì những người sau đây được hưởng thừa kế gồm bà B và bà C mỗingười được hưởng 2/3 giá trị của một suất chia theo pháp luật.Người được hưởng thừa kế chia theo pháp luật gồm bà B, bà C, anh T, Q,X, Y: 250/6=41,6Như vậy bà B=bà C=2/3 [250/6]=27,7Tài sản của anh T còn lại là 250-[27,7x2]=194,6Các trường hợp còn lại không được hưởng vì X đã mất, Y, Q đã thànhniên và không bị mất năng lực hành vi.BT4: Ô A kết hôn với bà B sinh được 5 người con. Anh con cả đã chết đểlại 2 con: 1 trai & 1 gái đã thành niên. Gia tài của Ô bà gồm 2 ngôi nhà: 1ngôi nhà trị giá 100 triệu đồng, 1 cái trị giá 200 triệu đồng. Trước khichết Ô A lập di chúc cho bà B một ngôi nhà trị giá 100 triệu đồng. Biếtđứa con trai út của Ô bà đã sinh được 1 cháu trai đã thành niên. Sau đóanh con trai út này đã bị tai nạn & bị tâm thần. Anh [chị] hãy chia tài sảncủa ông A?Giải: Theo đề bài ta thì tài sản chung của ông A và bà B là 300Di sản của ông A là 300/2 = 150ông A để lại cho bà B 100Như vậy giá trị tài sản còn lại sẽ được chia theo pháp luật là 150-100=50Những người được hưởng thừa kế theo pháp luật gồm bà B và 05 ngườicon; do anh con cả mất nên theo Đ677, Luật DS thì 02 con của anh cả sẽđược hưởng thừa kế kế vịMỗi người được hưởng là 50/6=8,33Mỗi người con của anh cả là 8,33/2= 4,165.BT5: Hậu và Minh kết hôn năm 1983, có 2 con gái là Xuân 1984, Yên1993.Năm 2000- Hậu đi xuất khẩu LDD ở Hàn Quốc và chung sống như vợchồng với Thủy, 2 người có 1 con chung là Sơn -2003.11-2007 : Hậu về nước và li hôn với Minh. Tòa án đã thụ lý đơn.Ngày 8-1-2008, Hậu chết đột ngột và ko để lại di chúc.Thủy đến đòi chia tài sản thừa kế của Hậu, nhưng gia đình Hậu khôngđồng ý, Vì vậy Thủe làm đơn kiện.Biết: Hậu và Thủy có khối tài sản chung là 3 tỷ, Hậu và Minh có tài sảnchugn là 980 triệu, trong time Hậu đi xuất khẩu lđ, ko gửi tiền về, Maitáng cho hậu hết 20tr.1, hãy chia thừa kế trong trường hợp trên2. Giả sử a Hậu để lại di chúc miệng và được nhiều người chứng kiến làđể tài sản cho Thủy, Sơn, Xuân mỗi người 1 phần đều nhau. Chia thừa kếtrong trường hợp trên.Giải:Trường hợp 1: Hậu không để lại di chúcTheo pháp luật hôn nhân, giữa Hậu và Thủy vi phạm nghĩa vụ một vợmột chồng và tài sản của Hậu và Thủy là tài ản chung hợp nhất theo phầnvà chia theo tỷ lệ vốn góp, tuy nhiên do không đủ cơ sở để phân chia nênsố tài sản sẽ được chia điều cho 2 người =3 tỷ/2=1.5 tỷDo Hậu và minh chưa ly hôn theo quy định của pháp luật nên phần 1.5 tỷnày vẫn thuộc tài sản chung của vợ chồng.Tổng tài sản hiện còn của Hậu là: [1500+980]/2 - 20 =1220 trTài sản được chia theo pháp luật:Minh=Xuân=Yến=Sơn=1220/4=305 trTrường hợp 2: Hậu có để lại di chúc+ Chia theo di chúc: Thủy=Sơn=Xuân=1220/3=406.6tr+Giả sử toàn bộ tài sản được chia theo pháp luật1 suất thừa kế theo pl=305tr1 suất thừa kế bắt buộc=2*305/3=203.3trMinh=yến=203.3trThủy= sơn= xuân= [1220-203.3*2]/3=271.1trBT6-Du và Miên là 2 vợ chồng, có 3 con chung là Hiếu -1982, Thảo và Chisinh đôi -1994.Do bất hòa, Du và Miên đã ly thân, Hiểu ở với mẹ còn Thảo và Chi sốngvới bố.Hiếu là đứa con hư hỏng, đi làm có thu nhập cao nhưng luôn ngược đãi,hành hạ mẹ để đòi tiền ăn chơi, sau 1 lần gây thương tích nặng cho mẹ,hắn đã bị kết án.năm 2007 Bà Miên mất, trước khi chết bà miên có để lại di chúc là chotrâm là e gái 1 nửa số tài sản của mình.Khối tài sản chung của Du và Miên là 790 triệu1. Chia thừa kế trong tr hợp này2. Giả sử cô Trâm khước từ nhận di sản thừa kế, di sản sẽ phân chia thếnào.Giải:Tài sản của bà miên = 790/2=395trDo Hiếu bị tước quyền thừa kế nên những người thừa kế theo pháp luậtcủa bà Miên gồm: ông Du, Thảo, Chichia theo di chúc: Trâm=395/2=197.2trcòn lại là 197.2 tr không được định đoạt tron di chúc nên cia theo phápluật như sau: ông Du= Thảo= Chi=197.2/3=65.8trGiả sử toàn bộ tsản được chia theo pl: 1 suất tkế theo pl=395/3=131.67tr1 suất thừa kế bắt buôộc là =131.67*2/3=87.78trVậy ông Du= thảo= chi=87.7trTrâm=131.66trNếu Trâm từ chối nhận tài sản thừa kế thì toàn bộ tài sản sẽ được chiatheo pháp luật.BT 7: Năm 1973 Ô Sáu kết hôn với bà Lâm và có hai người con là Hoa[sinh năm 1975] và Hậu [Sinh năm 1977] đồng thời ông cũng tạo lậpđược một ngôi nhà thuộc sở hữu chung hợp nhất giá trị 180 triệu. Năm1982, vì muốn có con trai nối dõi và có sự đồng ý của bà Lâm, ông Sáusống như vợ chồng với bà Son và có hai con trai là Tấn [sinh năm 1983]và Thanh [sinh năm 1985] và cùng sống tại nhà bà Son.Năm 1991 bà Lâm bị bệnh nặng, vì Hoa là người chăm sóc chính nên bàđã lập di chúc cho Hoa 2/3 di sản và hai năm sau thì bà Lâm chết. Năm1997, Hoa kết hôn với Khôi và có một người con là Bôn. Cùng năm đóông Sáu và bà Son tiến hành đăng ký kết hôn tại UBND phường. Năm1998, Hoa bị tai nạn xe máy chết đột ngột nên không để lại di chúc.Ông Sáu lập di chúc cho Bôn là 2/3 di sản của ông. Năm 2000, ông Sáuchết , chi phí mai tang hết 5 triệu. Tháng 1 năm 2001 các con của ông Sáukhởi kiện đòi chia tài sản thừa kế của ông.Qua điều tra, tòa án xác định được:- Tài sản chung hợp nhất của ông Sáu và bà Son là 80 triệu.- Tài sản của ông Sáu có trước khi kết hôn không nhập nào tài sản chungvới bà Son.Yêu cầu hãy chia thừa kế trong trường hợp trên.Giải:Kết hôn của ông sáu và bà son là hợp pháp+ Năm 1993 bà lâm chếtdi sản của bà lâm : 180 :2 =90 trNTK theo pháp luật của bà lâm : ông sáu, hoa, hậuTheo di chúc hoa được hưởng =[90*2]/3=60trdi sản con lại là 30tr không được định đoạt trong di chúc sẽ được chiatheo PLông sáu=hoa=hậu=30/3=10trgiả sử toàn bộ di sản của bà lâm được chia theo PL:1STK=90/3=30tr1STK bắt buộc=30*2/3=20tr >10tr [ ông sáu,hậu[16tuổi] được hưởngtheo điều 669] mỗi suất thiếu 10tr sẽ được trừ vào phần của hoavậy ông sáu=hậu=20tr,hoa=50tr+Năm 1998 Hoa chếtdi sản của hoa 50trNTK theo pl của hoa là :ông sáu,khôi,bôndo hoa chết không để lại di chúc nên sẽ được chia theo plông sáu=khôi=bôn=50/3=16.67tr+Năm 2000 ông sáu chếtdi sản của ông sáu:90+80/2+20+16.67-5=161.67 trNTK theo pl của ông sáu là:bà son,hoa[bôn thế vị],hậu,tấn,thanhtheo di chúc: Bôn =161,67*2/3=107,78 trdi sản còn lại 53,89 tr di chúc không định đoạt sẽ được chia theo PL:53,89/5=10,78 trGiả sử toàn bộ di sản của ông sáu sẽ được chia theo PL1STK=161,67/5=32,33tr1STK bắt buộc=32,33*2/3=21,56 tr[ bà son =tấn[17tuổi]=thanh[15tuổi]theo điều 669] >10,78tr [mỗi người thiếu 10,78tr sẽ được trích từ phầncủa bôn]vậy bà son= tấn= thành= 21,56trhoa [bôn thế vị]=hậu=10,78trBôn = 75,43trBT 8: Hãy chia tài sản thừa kế trong trường hợp sau.Ông A và bà B kết hôn năm 1950 là có bốn người con chung là C, D, E,F. Vào năm 1959 ông A kết hôn với bà T, và có ba người con chung là H,K, P. Tháng 3 năm 2007 ông A và anh C chết cùng thời điểm do tai nạngiao thông. Vào thời điểm anh C qua đời anh đã có vợ là M và hai con làG và N. Ông A qua đời có để lại di chúc cho anh C 1/2 di sản, cho bà Bvà T mỗi bà 1/4 di sản. Biết tài sản chung hợp nhất của A và B là 720triệu đồng, của A và T là 960 triệu đồng.[Hôn nhân của ông A với bà T là hợp pháp]Giải :Di sản của ông A là:360+480=840theo di chúc: bà B=bà T=840/4=210do C chết cùng lúc với ông A nên C không được hưởng phần di sản màông A định đoạt trong di chúc là 1/2 di sản.mà phần di sản còn lại sẽ chiatheo pháp luật.NTK theo pl của ông A là:B,c [G và N thế vị],d,e,f,t,h,k,pdi sản còn lại:420mỗi nguời được hưởng: 420/9 =46,67 trBT9:-Anh Hải và chị Thịnh kết hôn năm 1995 ,họ có 2 con là Hạ sinh năm2001 và Long sinh năm 2004-Do cuộc sống vợ chồng không hoà thuận , vợ chồng anh đã ly thân . Hạvà Long sống với mẹ , còn anh Hải sống với cô nhân tình là Dương .-ở quê anh Hải còn người cha là ông Phong và em ruột là Sơn . Nhân dịplễ 30/4-1/5/2006 anh về quê đón cha lên chơi , nhưng không may bị tainạn . Vài ngày trước khi chết trong viện , anh di chúc miệng [ trước nhiềungười làm chứng ] là để lại toàn bộ tài sản của mình cho cô Dương .-5 ngày sau khi anh Hải chết , ông Phong cũng qua đời .-Chị Dương đã kiện tới toà án yêu cầu giải quyết việc phân chia di sảnthừa kế .-Biết rằng :+tài sản chung của anh Hải và chị Thịnh là 2400 triệu đồng+tài sản của ông Phong ở quê là 600 triệu đồng .-giải quyết vụ việc trên ?-Giả sử :+ Anh Hải có di chúc hợp pháp để lại toàn bộ tài sản của mình cho côdương+Cả anh Hải và ông Phong đều chết cùng thời điểm trong bệnh viện[ cáinày khác với phía trên vì bài tập gồm nhiều phần nên em cứ đánh cả phầnông P chết sau a Hải 5 ngày ]Tài sản của 2 người sẽ được phân chia như thế nào ?Giải :- Đầu tiên, di chúc của anh Hải hoàn toàn hợp pháp [Trong trường hợpnày là được những người làm chứng ghi chép lại và kí tên, trong thời hạn5 ngày đã có công chứng khi di chúc miệng được người di chúc thể hiệný chí cuối cùng].Xét 2 trường hợp xảy ra:+ Thứ nhất: Anh Hải chết trước ông PhongDi sản chia theo di chúc nhưng vẫn chia cho người thừa kế không phụthuộc vào nội dung di chúc [Điều 669]Thì hàng thừa kế thứ nhất có 4 suất: Ô Phong, chị Thịnh, Hạ và Long[Chưa thành niên]. Mỗi người sẽ nhận 2/3 mỗi suất = [2/3] x [1200/4] =200tr [Trích từ phần hưởng di sản của chị Dương]Vậy di sản anh Hải sẽ chia như sau:Phong = 200trThịnh = 200trHạ = 200trLong = 200trDương = 1200 - 4x200 = 400trSau đó Ô Phong chết không có di chúc.Thừa kế theo pháp luật phần di sản của Ô Phong gồm: Hải và Sơn.Nhưng anh Hải chết trước Ô Phong thì 2 cháu nội là Hạ và Long sẽ nhậnthừa kế của anh Hải khi còn sống mà vợ Hải không được nhận thừa kế[Điều 677].Vậy tài sản Ô Phong 600 + 200 = 800tr sẽ chia như sau:Sơn = 800/2 = 400trHạ = 800/4 = 200trLong = 800/4 = 200trTóm lại, trường hợp 1:Thịnh = 1200 + 200 = 1400trHạ = 200 + 200 = 400trLong = 200 + 200 = 400trDương = 400trSơn = 400tr+ Thứ hai : Anh Hải và Ô Phong chết cùng lúcDi sản của Ô Phong sẽ chia thừa kế theo pháp luật, người thừa kế gồm:Hải và Sơn.Nhưng anh Hải chết cùng lúc Ô Phong thì 2 cháu nội là Hạ và Long sẽnhận thừa kế của anh Hải khi còn sống mà vợ Hải không dược nhận thừakế [Điều 677].Vậy di sản Ô Phong 600tr sẽ chia như sau:Sơn = 600/2 = 300trHạ = 600/4 = 150trLong = 600/4 = 150trPhân chia di sản của anh Hải:Di sản chia theo di chúc nhưng vẫn chia cho người thừa kế không phụthuộc vào nội dung di chúc [Điều 669].Thì hàng thừa kế thứ nhất có 3 suất: Chị Thịnh, Hạ và Long [Chưa thànhniên]. Mỗi người sẽ nhận 2/3 mỗi suất = [2/3] x [1200/3] = 800/3tr [Tríchtừ phần hưởng di sản của chị Dương]Vậy di sản anh Hải sẽ chia như sau:Thịnh = 800/3 trHạ = 800/3 trLong = 800/3 trDương = 1200 - 3x800/3 = 400 trTóm lại, trường hợp 2:Thịnh = 1200 + 800/3 = 4400/3trHạ = 800/3 + 150 = 1250/3trLong = 1250/3trDương = 400trSơn = 300trBT 10 : Ông A và bà B có 3 người con là C,D,E. tài sản chung của ông Avà bà B là ngôi biệt thự trị gía 3.6tỷ VĐN. Năm 2003 ông A lập di chúcvới nội dung: “Để lại 1/3 di sản cho vợ và các con. 1/3 di sản cho E quảnlý để lo cho việc thờ cúng. 1/3 di sản còn lại di tặng cho bà H”. Hãy giảiquyết tranh chấp thừa kế giữa các bên trong các tình huống sau:+ Năm 2006 di sản của ông A được phân chia cho các thừa kế. Trước khichi di sản thừa kế của ông A, ông M đã xuất trình một biên nhận vay tiềncó chữa ký của ông A, để ngày 01/01/2005, với nội dung ông A vay củaông M số tiền là 300tr đồng.+ Năm 2006, di sản của ông A đưaợc phân chia cho các thừa kế. Sau khiphân chia di sản thừa kế của ông A xong [01/2007], thì ông M đã xuấttrình một biên nhận vay tiền có chữ ký của ông A, để ngày 01/01/2005với nội dung ông A vay của ông M số tiền là 300tr đồng.Giải :Tổng tài sản của ông A là 3.6 tỷ :2=1.8 tỷTrường hợp 1: chưa chia di sản mà M đưa biện nhận vay tiền của ông Athì theo thỏa thuận của các thửa kế nếu sẽ trừ vào tài sản để lại của ông Athì còn lại 1.8 tỷ -300tr=1.5 tỷ.Còn lại chia theo di chúcthứ nhất 1/3 chia cho vợ và các con: B=C=D=E=[1.5 tỷ :3] : 4=125trthứ hai 1/3 giao cho E để thờ cúng=1.5 tỷ : 3=500trthứ ba 1/3 tặng cho H =500trTrường hợp 2: chia di sản rồi ông M mới đưa biên nhận vay tiền của ôngA thìông A có vay ông M 300tr thì sẽ trừ vào phần thừa kế thứ nhất.Phần thứnhất còn lại [1.8 tỷ : 3]-300=300tr chia lại cho B=C=D=E=300:4=75trtổngB=1.8 tỷ + 75tr=1.875 tỷC=D=75trE=600+75=675trH=600trBT 11 : Ông thịnh đã ly hôn với vợ và có 2 người con riêng là Hòa vàBình.Bà Nguyệt[ chồng chết] có 2 người con riên là Xuân và Hạ.Năm 1975 ông thịnh kết hôn với bà Nguyệt và sinh được 2 người con làTuyết và Lê.Để tránh sự bất hòa giữa mẹ kế và con chồng , ông Thịnh cùng bà Nguyệtmua một căn nhà để bà Nguyệt cùng các con là Xuân, Hạ, Tuyết, Lê ởriêng. Trong quá trình chung sống, ông Thịnh thương yêu Xuân và Hạnhư con ruột, nuôi dưỡng và cho 2 người ăn học đến lớn.Hòa kết hôn với Thuận có con là Thảo.Xuân kết hôn với Thu có con là Đông.Hòa bị tai nạn chết vào năm 1998. Ông thịnh bệnh chết vào năm 1999.Xuân cũng chết vào năm 2000. Sau khi ông thịnh qua đời gia đình mâuthuẫn và xảy ra tranh chấp về việc chia di sản của ông thịnhQua điều tra được biết: Ông thịnh có tài sản riêng là 220triệu đồng. và cótài sản chung với bà nguyệt[ căn nhà bà nguyệt và các con đang sống] trịgiá 140tr đồng.Hòa và Thuận có tài sản chung là 120tr đồng. Xuân và thucó tài sản chung là 100tr.Hãy phân chia di sản của ong Thịnh.Giải :-Tổng tài sản của Hòa có 120:2=60tr sẽ để lại choThịnh=mẹ của Hòa=Thuận=Thảo=60:4=15trmà bà mẹ kế là Nguyệt không được thừa kế vì theo điều 689 chưa cóquan hệ như mẹ con.-Thịnh xem con riêng của Nguyệt như con mình,chăm sóc,cho ăn học,đâylà mối quan hệ giữa con riêng với bố dượng theo điều 689 BLDS2005,thì Xuân và Hạ xem như trong hàng thừa kế thứ nhất.-Ông Thịnh không để lại di chúc.-Tổng tài sản ông Thịnh là 220+140:2+15[của Hòa]=305tr-Vậy những người thừa kế của ông Thịnh gồm 7 người :Nguyệt=Xuân=Hạ=Tuyết=Lê=Hòa[Thảo kế vị]=Bình=305:7=43.57tr-Tổng tài sản Xuân có 43.57+100:2=93.57tr sẽ để lại choNguyệt=Thu=Đông=93.57:3=31.19tr-Tóm lại là:Nguyệt=140:2+43.57+31.43=145trHạ=43.57trThu=100:2+31.19=81.19trĐông=31.19trTuyết=43.57trLê=43.57trBình=43.57trThuận=120:2+15=75trThảo=15+43.57=58.57trmẹ của Hòa=15trBT 12 : Ông A và bà B là vợ chồng, 2 người có tài sản chung là 600tr. BàB có tài sản riêng là 180tr. Họ có 3 người con, C [20t] đã trưởng thành,có khả năng lao động; D, E [14t] chưa có khả năng lao động. Bà B chết,di chúc hợp pháp cho M 100tr; hội người ngèo 200tr. Tính thừa kế củanhững người trong gđ bà B?Giải :Bà B chết, di sản của bà trị giá: 180tr + 600tr/2 = 480trBà B di chúc hợp pháp cho M & hội người nghèo, không di chúc cho ôngA cùng các con, nhưng ông A & D, E thuộc đối tượng phải được nhận disản bắt buộc = 2/3 một suất thừa kế theo pháp luật. Ta có:Suất thừa kế theo pháp luật: 4 người [ông A, C, D, E]Giá trị mỗi suất thừa kế theo pháp luật trên tổng di sản: 480tr/4 =120tr/suấtGiá trị mỗi phần di sản bắt buộc: 120tr x [2/3] = 80trSuy ra, ông A & D, E mỗi người nhận được 80tr. Phần di sản còn lại củabà B trị giá: 480tr - [80tr x 3] = 240trTheo di chúc, tổng di sản bà B di tặng là: 100tr + 200tr = 300tr [> 240tr]Ta thấy:M/hội người nghèo = 100/200 = 1/2 [tức là theo di chúc, di sản di tặngcho M & hội người nghèo luôn theo tỉ lệ 1 : 2]Suy ra, M nhận được: [240tr/3] x 1 = 80tr; hội người nghèo nhận được:[240tr/3] x 2 = 160trTổng kết:Ông A : 300tr + 80tr = 380trC : 0 trD = E = M = 80trHội người nghèo : 160trBT 13 : Ông A bị bênh qua đời mà không để lại di chúc.Tài sản của onggồm 1 ngôi nhà 200tr , 1 xe máy 50tr+ 200tr tiền mặt.Người thân của ônggồm : bố đẻ, vợ, 2 con đẻ và 1 cháu ruột.Hãy áp dụng BLDS 2005 để chiatài sản thừa kế trong TH trên.Giải :Xét các trường hợp sau:Trường hợp 1: Tài sản là của riêng ông AÔng A chết, di sản của ông A trị giá là 200tr + 50tr + 200tr = 450trVì ông A không để lại di chúc nên di sản chia theo pháp luật [Điểm akhoản 1 Điều 675]. Những người thừa kế theo pháp luật gồm bố đẻ, vợ và2 con đẻ. [Điểm a khoản 1 Điều 676 BLDS]Giá trị mỗi suất thừa kế trên tổng di sản: 450tr : 4 = 112,5tr/suấtĐáp số: Bố đẻ, vợ và 2 con đẻ của ông A mỗi ng` có 112,5trTrường hợp 2: Tài sản là của chung vợ chồng ông AÔng A chết, di sản của ông A trị giá là [200tr + 50tr + 200tr] : 2 = 225trChia thừa kế tương tự trường hợp 1, ta có: bố đẻ, vợ và 2 con đẻ của ông

Video liên quan

Chủ Đề