Bài tập Tiếng Việt lớp 5 Luyện từ và câu - ôn tập về từ loại

Câu 1 [trang 142]: Xếp các từ in đậm trong đoạn văn sau vào bảng phân loại ở bên dưới:

Trả lời

Động từ Tính từ Quan hệ từ
Trả lời, nhìn, vịn, hắt, thấy, lăn, trào, đón, bỏ. Xa vời vợi, lớn. Qua, ở, với.

Câu 2 [trang 143]: Dựa vào ý khổ thơ 2 trong bài thơ Hạt gạo làng ta của Trần Đăng Khoa, viết một đoạn văn ngắn tả người mẹ cấy lúa giữa trưa tháng 6 nóng bức. Chỉ ra một động từ, một tính từ và một quan hệ từ em đã dùng trong đoạn văn ấy.

Trả lời

Nơi em sống là một làng nhỏ gần bãi sông Hồng, nổi tiếng với nghề trồng lúa nước. Công việc của nhà nông thật cực nhọc. Giữa trưa tháng sáu, trời nắng như đổ lửa, nước ruộng nóng như nước sôi. Cá, tôm, cua cũng không sống nổi. Thế mà giữa trưa nắng chang chang, mẹ em và mọi người phải đội nắng khom lưng cần mẫn cấy từng hàng lúa để làm ra hạt gạo nuôi em ăn học.

Động từ: sống, trồng lúa, đổ, khom lưng, cấy, làm, nuôi, học.

Tính từ: nổi tiếng, cực nhọc, nóng bức, cần mẫn.

Quan hệ từ: với, của, như, thế mà, và, để

Luyện từ và câu – Ôn tập về từ loại. 1. Ghi các từ in đậm trong đoạn văn sau vào chỗ trống thích hợp trong bảng phân loại ở dưới . Luyện từ và câu – Ôn tập về từ loại trang 100, 101 Vở bài tập [SBT] Tiếng Việt 5 tập 1 – Luyện từ và câu – Ôn tập về từ loại

Luyện từ và câu – Ôn tập về từ loại

1. Ghi các từ in đậm trong đoạn văn sau vào chỗ trống thích hợp trong bảng phân loại ở dưới :

Đoạn văn

Động từ

Tính từ

Quan hệ từ

Không thấy Nguyên trả lời, tôi nhìn sang. Hai tay Nguyên vịn vào song cửa sổ, mắt nhìn xa vời vợi. Qua ánh đèn ngoài đường hắt vào, tôi thấy ở khoé mắt nó hai giọt lệ lớn sắp sửa lăn xuống má. Tự nhiên nước mắt tôi trào ra. Cũng giờ này năm ngoái, tôi còn đón giao thừa với ba ở bệnh viện. Năm nay ba bỏ con một mình, ba ơi !

M : trả lời,

M : vời vợi,

M : qua,

2. Dựa vào ý khổ thơ 2 trong bài thơ Hạt gạo làng ta của Trần Đăng Khoa [Tiếng Việt 5, tập một, trang 139], viết một đoạn văn ngắn tả người mẹ cấy lúa giữa trưa tháng 6 nóng bức. Chỉ ra một động từ, một tính từ và một quan hệ từ em đã dùng trong đoạn văn.

– Động từ …………………

– Tính từ ………………….

– Quan hệ từ …………….

1. Ghi các từ in đậm trong đoạn văn sau vào chỗ trống thích hợp trong bảng phân loại ở dưới :

Quảng cáo

Đoạn văn

Động từ

Tính từ

Quan hệ từ

Không thấy Nguyên trả lời, tôi nhìn sang. Hai tay Nguyên vịn vào song cửa sổ, mắt nhìn xa vời vợiQua ánh đèn ngoài đường hắt vào, tôi thấy ở khoé mắt nó hai giọt lệ lớn sắp sửa lăn xuống má. Tự nhiên nước mắt tôi trào ra. Cũng giờ này năm ngoái, tôi còn đón giao thừa với ba ở bệnh viện. Năm nay ba bỏ con một mình, ba ơi !

M: trả lời, thấy, nhìn vịn, hắt, lăn trào, đón, bỏ

M : vời vợi, xa, lớn

M : qua, ở, với

2. Dựa vào ý khổ thơ 2 trong bài thơ Hạt gạo làng ta của Trần Đăng Khoa [Tiếng Việt 5, tập một, trang 139], viết một đoạn văn ngắn tả người mẹ cấy lúa giữa trưa tháng 6 nóng bức. Chỉ ra một động từ, một tính từ và một quan hệ từ em đã dùng trong đoạn văn.

Nắng mùa hè như đổ lửa. Nước ở các thửa ruộng nóng như được nấu lên. Lũ cá cờ chết nổi lềnh bềnh trên mặt ruộng. Lũ cua ngoi lên bờ chạy trốn cái nóng …. Vậy mà, giữa tiết trời tháng sáu nắng như rang ấy, mẹ em vẫn phải cấy lúa. Lưng áo mẹ ướt đẫm mồ hôi, mặt mẹ vì nắng nóng đỏ bừng như phải bỏng … Thương mẹ quá mẹ ơi!

– Động từ : đổ, nấu, chết, nổi, ngoi, rang, cấy

– Tính từ : lềnh bềnh, ướt đẫm, đỏ bừng, thương …

– Quan hệ từ : ở, như, trên, vì, cũng, vậy mà ….



  • Đồng giá 250k 1 khóa học lớp 3-12 bất kỳ tại VietJack!

Lời giải bài tập Luyện từ và câu: Ôn tập về từ loại trang 137 Tiếng Việt lớp 5 hay, chi tiết sẽ giúp học sinh trả lời các câu hỏi sgk Tiếng Việt lớp 5.

Bài giảng: Luyện từ và câu: Ôn tập về từ loại - Cô Phạm Thị Hoài Thu [Giáo viên VietJack]

Câu 1 [trang 137 sgk Tiếng Việt lớp 5 tập 1]: Đọc đoạn văn sau. Tìm danh từ riêng và 3 danh từ chung trong đoạn văn.

Quảng cáo

- Chị ! – Nguyên quay sang tôi, giọng nghẹn ngào. – Chị… Chị là chị gái của em nhé !

Tôi nhìn em cười trong hai hàng nước mắt kéo vệt trên má :

- Chị sẽ là chị của em mãi mãi !

Nguyên cười rồi đưa tay lên quệt má. Tôi chẳng buồn lau mặt nữa. Chúng tôi đứng như vậy nhìn ra phía xa sáng rực ánh đèn màu, xung quanh là tiếng đàn, tiếng hát khi xa, khi gần chào mừng màu xuân. Một năm mới bắt đầu.

Trả lời:

- Danh từ riêng : Nguyên.

- Danh từ chung : chị gái, tiếng đàn, mùa xuân.

Câu 2 [trang 137 sgk Tiếng Việt lớp 5 tập 1]: Nhắc lại quy tắc viết hoa danh từ riêng đã học.

Trả lời:

Quảng cáo

- Khi viết tên người, tên địa lí Việt Nam, cần viết hoa chữ cái đầu của mỗi tiếng tạo thành tên riêng đó. Ví dụ : Võ Thị Sáu, Hà Nội…

- Khi viết tên người, tên địa lí nước ngoài, cần viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành tên đó. Nếu bộ phận tạo thành tên gồm nhiều tiếng thì giữa các tiếng cần có gạch nối.

Ví dụ : Pa-ri, Vich-to Huy-gô…

- Những tên riêng nước ngoài được phiên âm theo âm Hán Việt thì viết hoa giống như cách viết tên riêng Việt Nam. Ví dụ: Lý Bạch, Lỗ Tấn, Quách Mạt Nhược…

Câu 3 [trang 137 sgk Tiếng Việt lớp 5 tập 1]: Tìm đại từ xưng hô trong đoạn văn ở bài tập 1.

Trả lời:

Các đại từ xưng hô có trong đoạn văn ở bài tập 1: chị, em , tôi, chúng tôi.

Câu 4 [trang 138 sgk Tiếng Việt lớp 5 tập 1]: Tìm trong đoạn văn ở bài tập 1:

Trả lời:

Quảng cáo

a] Một danh từ hoặc đại từ làm chủ ngữ trong kiểu câu Ai làm gì?

1. Nguyên [danh từ] quay sang toi, giọng nghẹn ngào.

2. Tôi [đại từ] đi cắm trại với lớp.

b] Một danh từ hoặc đại từ làm chủ ngữ trong kiểu câu Ai thế nào?

Một năm mới [cụm danh từ] bắt đầu.

c] Một danh từ hoặc đại từ làm chủ ngữ trong kiểu câu Ai là gì?

1. Chị [đại từ gốc danh từ] là chị gái của em nhé!

2. Chị [đại từ gốc danh từ] sẽ là chị của em mãi mãi.

d] Một danh từ tham gia bộ phận vị ngữ trong kiểu câu Ai là gì?

1. Chị là chị gái của em nhé.

2. Chị là chị gái của em mãi mãi.

Danh từ làm vị ngữ - từ chị trong hai câu trên – phải đứng sau từ là.

Tham khảo giải vở bài tập Tiếng Việt lớp 5:

Xem thêm các bài Soạn, Giải bài tập Tiếng Việt lớp 5 Tuần 14 khác:

Trắc nghiệm Luyện từ và câu: Ôn tập về từ loại [có đáp án]

Câu 1: Đọc đoạn văn sau. Tìm danh từ chung trong đoạn văn.

- Chị! – Nguyên quay sang tôi, giọng nghẹn ngào. – Chị… Chị là chị gái của em nhé!

Tôi nhìn em cười trong hai hàng nước mắt kéo vệt trên má:

- Chị sẽ là chị của em mãi mãi!

Nguyên cười rồi đưa tay lên quệt má. Tôi chẳng buồn lau mặt nữa. Chúng tôi đứng như vậy nhìn ra phía xa sáng rực ánh đèn màu, xung quanh là tiếng đàn, tiếng hát khi xa, khi gần chào mừng mùa xuân. Một năm mới bắt đầu.

Hiển thị đáp án

Lời giải:

Danh từ chung là những từ được in đậm như sau:

- Chị! – Nguyên quay sang tôi, giọng nghẹn ngào. – Chị… Chị là chị gái của em nhé!

Tôi nhìn em cười trong hai hàngnước mắt kéo vệt trên :

- Chị sẽ là chị của em mãi mãi!

Nguyên cười rồi đưa tay lên quệt . Tôi chẳng buồn lau mặt nữa. Chúng tôi đứng như vậy nhìn ra phía xa sáng rực ánh đèn màu, xung quanh là tiếng đàn, tiếng hát khi xa, khi gần chào mừng mùa xuân. Một năm mới bắt đầu.

Câu 2:  Đọc đoạn văn sau. Tìm đại từ xưng hô trong đoạn văn:

- Chị! – Nguyên quay sang tôi, giọng nghẹn ngào. – ChịChị là chị gái của em nhé!
Tôi nhìn em cười trong hai hàng nước mắt kéo vệt trên má:

- Chị sẽ là chị của em mãi mãi!

Nguyên cười rồi đưa tay lên quệt má. Tôi chẳng buồn lau mặt nữa. Chúng tôi đứng như vậy nhìn ra phía xa sáng rực ánh đèn màu, xung quanh là tiếng đàn, tiếng hát khi xa, khi gần chào mừng mùa xuân. Một năm mới bắt đầu.

Hiển thị đáp án

Lời giải:

- Chị! – Nguyên quay sang tôi, giọng nghẹn ngào. – ChịChị là chị gái của em nhé!
Tôi nhìn em cười trong hai hàng nước mắt kéo vệt trên má:

- Chị sẽ là chị của em mãi mãi!

Nguyên cười rồi đưa tay lên quệt má. Tôi chẳng buồn lau mặt nữa. Chúng tôi đứng như vậy nhìn ra phía xa sáng rực ánh đèn màu, xung quanh là tiếng đàn, tiếng hát khi xa, khi gần chào mừng mùa xuân. Một năm mới bắt đầu.

Câu 3: Đọc đoạn văn sau và gạch chân dưới những đại từ xưng hô trong bài:

Pi-e trầm ngâm nhìn cô bé. Rồi vừa lúi húi gỡ mảnh giấy ghi giá tiền, anh vừa hỏi:

- Cháu tên gì?

- Cháu là Gioan.

Anh đưa Gioan chuỗi ngọc gói trong bao lụa đỏ:

- Đừng đánh rơi nhé!

Cô bé mỉm cười rạng rỡ, chạy vụt đi. Cô đâu biết chuỗi ngọc này Pi-e dành để tặng vợ chưa cưới của mình, nhưng rồi một tai nạn giao thông đã cướp mất người anh yêu quý.

Hiển thị đáp án

Lời giải:

Các đại từ nhân xưng xuất hiện trong bài đó là: Cháu, Cháu.

Câu 4:  Nêu quy tắc viết danh từ riêng?

☐ Khi viết tên người, tên địa lí Việt Nam, cần viết hoa chữ cái đầu của mỗi tiếng tạo thành tên riêng đó.

☐ Khi viết tên người, tên địa lí nước ngoài, ta viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành tên riêng đó. Nếu bộ phận tạo thành tên gồm                 nhiều tiếng thì giữa các tiếng cần có gạch nối.

☐ Với mỗi tên riêng, chỉ cần viết hoa tiếng đầu tiên của tên riêng đó.

☐ Những tên riêng nước ngoài được phiên âm theo âm Hán Việt thì viết hoa giống như cách viết tên riêng Việt Nam.

Hiển thị đáp án

Lời giải:

Quy tắc viết danh từ riêng:

- Khi viết tên người, tên địa lí Việt Nam, cần viết hoa chữ cái đầu của mỗi tiếng tạo thành tên riêng đó.

- Khi viết tên người, tên địa lí nước ngoài, ta viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành tên riêng đó. Nếu bộ phận tạo thành tên gồm nhiều tiếng thì giữa các tiếng cần có gạch nối.

- Những tên riêng nước ngoài được phiên âm theo âm Hán Việt thì viết hoa giống như cách viết tên riêng Việt Nam.

Câu 5:Danh từ riêng nào được viết đúng theo quy tắc viết hoa tên riêng?

A. Vích-To-Huy-Go

B. Bắc kinh

C. To-ky-Ô

D. Hà Nội

Hiển thị đáp án

Lời giải:

Danh từ riêng được viết đúng quy tắc đó là: Hà Nội

>>Vậy chọn: D

Xem thêm các bài Để học tốt môn Tiếng Việt 5 hay khác:

Các chủ đề khác nhiều người xem

  • Giải Toán lớp 5
  • Văn mẫu lớp 5

  • Hỏi bài tập trên ứng dụng, thầy cô VietJack trả lời miễn phí!

  • Hơn 20.000 câu trắc nghiệm Toán,Văn, Anh lớp 3-4-5 có đáp án

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Soạn Tiếng Việt lớp 5 | Giải bài tập Tiếng Việt 5 | Để học tốt Tiếng Việt 5 của chúng tôi được biên soạn một phần dựa trên cuốn sách: Giải Bài tập Tiếng Việt 5Để học tốt Tiếng Việt 5 và bám sát nội dung sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 và Tập 2.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

vi-hanh-phuc-con-nguoi-tuan-14.jsp

Video liên quan

Chủ Đề