Bài học ý nghĩa của tắt đèn

Bài văn mẫu Suy ngẫm về kết thúc truyện Tắt đèn của Ngô Tất Tố Văn 10 tuyển chọn, hay nhất sẽ giúp các em học sinh đưa ra các lập luận, lý lẽ chính xác và ý nghĩa nhất để hoàn thành xuất sắc bài viết của mình.

Dàn ý Suy ngẫm về kết thúc truyện Tắt đèn của Ngô Tất Tố chi tiết nhất

Mở bài:

–  Sau mùa sưu thuế, gia cảnh chị Dậu càng thêm khốn khổ, cùng cực.

–  Chị đành chấp nhận theo người dẫn mối lên tỉnh làm vú nuôi.

Thân bài:

* Diễn biến câu chuyện:

–  Chị Dậu phải dùng sữa của mình để nuôi “cụ cố” – cha của viên quan chủ nhà.

–  Cụ cố háo sắc cố tình giở trò xằng bậy. Chị Dậu vùng vẫy chống trả rồi chạy thoát vào bóng đêm.

–  Gần sáng, chị mới về tới nhà, gặp lại chồng con.

– Chị nhớ lại thái độ lo sợ của đám quan lại khi nói đến hai chữ “Việt Minh”.

– Chị so sánh cuộc sống giàu có của những kẻ quyền thế với cuộc sống nghèo đói của gia đình mình và của dân làng. Chị phẫn uất trước sự bất công đó.

– Chị suy nghĩ về những người được gọi là “Việt Minh”. Nếu đúng là họ bênh vực quyền lợi của người nghèo thì chị sẽ theo.

– Vợ chồng chị Dậu được cán bộ bí mật giác ngộ cách mạng. Chị tích cực tham gia vào phong trào yêu nước, giành chính quyền từ tay giặc Pháp; phá kho thóc của phát xít Nhật chia cho dân nghèo…

Kết bài:

– Chị Dậu hăng hái đi đầu trong đoàn người đông đảo kéo lên phủ, lên huyện với khí thế mạnh mẽ không gì ngăn cản được.

– Hình ảnh lá cờ đỏ sao vàng phấp phới tung bay khiến lòng người càng thêm náo nức.

Suy ngẫm về kết thúc truyện Tắt đèn của Ngô Tất Tố Ngữ Văn lớp 10

Sau mùa sưu thuế, tình cảnh gia đình chị Dậu lại càng thêm khốn khổ. Chị lấy gì để nuôi người chồng ốm đau và đàn con nheo nhóc bây giờ? Suy nghĩ lại, không còn cách nào khác, chị đành nghe theo người dẫn mối, gạt mắt chấp nhận xa chồng con, lên tỉnh đi ở vú.

Biết kiểu éo le là chị phải đem dòng sữa của mình để nuôi “cụ cố” [cha của viên quan lớn] đã đến tuổi gần đất xa trời. Nhan sắc mặn mà của người nữ nông dân khỏe mạnh khiến “cụ cố” quên cả địa vị, tuổi tác, rắp tâm xằng bậy với chị Dậu. Chị vùng vẫy chống trả rồi lao ra ngoài. Trời tối đen như mực và như cái tiền đồ của chị.

Chị đi suốt đêm, rạng sáng mới về tới làng. Mừng như người chết đi sống lại chị rảo bước đến túp lều xiêu vẹo góc vườn. Mọi vật vẫn chìm trong bóng đêm chưa tan hẳn. Lác đác trong xóm vài tiếng gà gáy sớm. Lách tấm phên tre rách nát thay cho cánh cửa, chị Dậu vào nhà. Hơi người ấm sực làm cho chị bình tâm trở lại. Lần đến chỗ chiếc chõng tre anh Dậu nằm, chị khe khẽ gọi: “Thầy em ơi! Tôi đã về!”

Anh Dậu nặng nhọc trở mình, nói trong tiếng rên: “Sao u em lại về… lúc đêm hôm thế này? Có chuyện gì phải không..?” Chị Dậu trấn an chổng rồi nằm xuống cạnh hai đứa con nhỏ. Nhớ đến cái Tí đã bán cho nhà Nghị Quế, không biết nó ăn với ai, ngủ với ai, chị rơi nước mắt. Ngẫm đến cảnh nghèo nàn, cơ cực của gia đình mình và dân làng, đối lập hoàn toàn với cuộc sống giàu sang, sung sướng của đám quan phủ, quan tỉnh, chị Dậu thấy chua xót và căm uất. Không lẽ đời mình, đời con mình cứ phải chịu mãi thế này hay sao?

Bất giác, chị nhớ lại vẻ mặt căng thẳng và thái độ lo sợ của đám quan lại hôm chúng tụ tập ăn giỗ ở nhà “cụ cố” khi nhắc đến hai chữ “Việt Minh”. Chị cũng băn khoăn, không biết “Việt Mình” là ai, nhưng nếu đúng là họ bênh vực người nghèo, chống lại lũ cường hào ác bá chuyên bóc lột, ức hiếp dân lành thì chị sẽ theo.

Tình hình mỗi lúc một căng thẳng. Sưu cao, thuế nặng, nhiều nhà trong làng đứt bữa đã lâu, rau cháo lay lắt sống qua ngày. Nghe nói bên Đoài, “Việt Minh” đã lập ra hội kín để hoạt động đánh Tây, đuổi Nhật, trừng trị lũ Việt gian bán nước, chị Dậu định bụng đến phiên chợ tới sẽ sang bên ấy thăm dò xem sao.

Tan chợ, chị Dậu rẽ xuống dốc đê, ghé thăm người bạn chăn trâu thuở trước, nay làm dâu ở làng Đoài. Qua trò chuyện, chị Dậu được biết tin đồn trên là có thật. Trên đường về, lòng chị nôn nao một cảm giác lạ lùng, khó tả. Làng Đoài cách làng Đông Xá chỉ một con sông.

Ít lâu sau, có một người đàn ông cắt tóc dạo thỉnh thoảng xuất hiện trong làng. Tính tình anh ta vui vẻ, dễ gần. Hôm chị Dậu gọi anh ta vào cắt tóc cho bố con thằng Dần, anh ấy chẳng nỡ lấy tiền. Anh kể rằng mình đã đi nhiều nơi, kể cả làm phu đất đỏ mãi tận Nam Kì. Ở đâu dân chúng cũng nghèo khổ, một cổ mấy tròng. Bọn Pháp, Nhật cướp nước thì coi tính mạng dân Nam như cỏ rác. Lũ quan lại phong kiến tay sai phần lớn chẳng nghĩ đến dân tình đang sống trong vòng nô lệ. Chúng chỉ lo làm giàu trên mồ hôi, nước mắt của người nghèo.

Mỗi lần tạt vào túp lều rách nát của vợ chồng chị Dậu, anh thợ cắt tóc lại kể ở nơi ấy, nơi nọ, phong trào hoạt động của “Việt Minh” lên mạnh lắm. Dân chúng không còn sợ hãi như trước nữa. Họ hăng hái tham gia các hoạt động của du kích như diệt ác, trừ gian, hoặc biểu tình chống chủ trương tàn bạo nhổ lúa trồng đay của phát-xít Nhật, chống sự đàn áp dã man của thực dân Pháp đối với phong trào yêu nước.

Vốn sắc sảo, thông minh, chị Dậu lắng nghe và hiểu được phần nào. Từ sau lần đánh ngã tên cai lệ và tên người nhà lí trưởng vào mùa sưu năm ngoái, chị đã nhận ra rằng không thể cứ cắn răng mà chịu để cho bọn cường hào ác bá đè đầu cưỡi cổ mãi được. Con giun xéo lắm cũng quằn. Tức nước thì phải vỡ bờ. Những người nghèo như vợ chồng chị chỉ có một con đường là đi theo cách mạng. Anh thợ cắt tóc rong ai ngờ lại chính là cán bộ “Việt Minh”. Anh bí mật tuyên truyền, giác ngộ nông dân và gây dựng cơ sở cách mạng ở làng Đông Xá.

Mùa hè năm Ất Dậu, thực dân Pháp và phát-xít Nhật đã gây ra nạn đói thảm khốc, giết hại hơn hai triệu dân nước Việt. Cảnh đói khát, bệnh tật, chết chóc xảy ra khắp nơi. Không khí ngột ngạt, u uất như chất chứa bão giông, sấm sét, chỉ chờ ngày bùng nổ.

Rồi ngày ấy cũng đến: 19 tháng 8 năm 1945, Đảng lãnh đạo nhân dân vùng lên giành lại chính quyền, từ tay quân xâm lược và triều đình phong kiến. Cờ đỏ sao vàng phấp phới tung bay. Khí thế cách mạng sục sôi như triều dâng lũ cuốn. Hàng chục triệu nông dân nghèo khó như vợ chồng chị Dậu lần đầu tiên trong đời biết đến hai tiếng tự do. Trong đoàn người đông đảo kéo lên huyện lị phá kho thóc của Nhật, chị Dậu hăng hái đi đầu. Hàng ngàn cánh tay vung cao, tiếng hô khẩu hiệu đả đảo thực dân, đế quốc, đòi quyền sống tự do, độc lập vang vang trên khắp các nẻo đường.

CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải các bài văn mẫu Suy ngẫm về kết thúc truyện Tắt đèn của Ngô Tất Tố Ngữ Văn lớp 10 file word, pdf hoàn toàn miễn phí.

Trong văn học Việt Nam, đề tài về người nông dân luôn là chủ đề để các nhà văn khai thác. Khi nhắc đến đề tài này chúng ta không thể nào không nhớ đến cái tên Ngô Tất Tố với tiểu thuyết Tắt đèn, là một tác phẩm tiêu biểu trong dòng văn hiện thực. Kể về cuộc đời của chị Dậu – người phụ nữ bất hạnh với cuộc sống khốn khổ và chịu áp bức nặng nề dưới ách thống trị của thực dân Pháp. Nhà văn Ngô Tất Tố đã xây dựng thành công hình ảnh nhân vật chị Dậu – một người phụ nữ có phẩm chất tốt dù trong bất cứ hoàn cảnh khắc nghiệt nào. Những tình tiết cao trào, những mâu thuẫn nối tiếp mâu thuẫn đã đẩy chị Dậu từ người phụ nữ hiền lành đã “nổi loạn”. Sự nổi loạn ấy hoàn toàn là vì hoàn cảnh đẩy đưa, không thể chịu được sự áp bức của thực dân Pháp chị đã nổi dậy.

Tiểu thuyết Tắt đèn của nhà văn Ngô Tất Tố - Tác phẩm tiêu biểu trong dòng văn học hiện thực

Câu chuyện kể về người phụ nữ tên Dậu, gia đình chị Dậu rất nghèo. Cuộc đời bất hạnh cùng với vô vàn khó khăn, mặc dù là người phụ nữ chăm làm lụm thế nhưng cuộc đời của chị mãi chẳng khá lên nổi. Hằng ngày, gia đình chị chỉ sống bằng những củ khoai. Thế thì làm sao có đủ tiền đóng thuế cơ chứ?

Mỗi năm, khi đến mùa đóng sưu thuế chị phải bán hết những thứ có giá trị trong nhà. Đến năm nay thì mọi thứ khó khăn hết rất nhiều, mặc dù chị đã bán hết đồ trong nhà thế nhưng vẫn không đủ tiền để đóng một xuất thuế. Cũng vì thế mà chồng chị Dậu bị bọn cai lệ trói lại đánh đập, hành hạ một cách dã man. Không còn cách nào khác, chị Dậu phải bán con là cái Tý cho nhà Nghị Quế. Tưởng rằng cuộc sống của con trai mình sẽ đổi đời khi bước chân vào nhà giàu thế nhưng nhà Nghị Quế lại đối xử vô cùng thậm tệ với cái Tý. Bất lực trước hoàn cảnh, chị đành phải nhìn con chịu khổ để đóng sưu cho chồng, số tiền vừa đủ đề đóng tiền cho sưu thuế cho anh Dậu. Ấy vậy mà cái bọn khốn nạn ấy vẫn không tha cho gia đình chị, bọn chúng lại một lần nữa kéo đến anh Dậu phải đóng tiền sưu cho người em trai đã chết cách đây rất lâu rồi. Bọn chúng đánh đập anh Dậu rất dã man chỉ khi anh không thể chịu đựng được nữa mới đem về nhà.

Khi anh Dậu vừa về đến nhà, nhìn hình ảnh chồng bị hành hạ đánh đập mà không thể làm gì, chị thương chồng vô cùng. Cũng may nhờ có sự giúp đỡ của hàng xóm mà anh Dậu đã may mắn tỉnh lại. Chị Dậu nấu cho anh một nồi cháo nóng nhưng anh chưa kịp húp thì bọn cai lệ lại đến. Mặc cho chị Dậu van xin thì bọn chúng vẫn đánh đập, chửi bới. Thế nhưng sức chịu đựng của con người có giới hạn, khi bị bọn chúng đánh chị đã vùng lên đánh cho tên cai lệ một trận.

Sau trận đánh đấy, chị bị giải lên quan phủ. Tên quan phủ vì muốn giở “trò đồi bại” với chị nên đã giúp chị trắng án. Cứ tưởng mình may mắn khi gặp phải người tốt nào ngờ gặp phải một tên vô liêm sỉ, chị không ngần ngại mở toang cửa và chạy ra ngoài.

Sau những bi kịch ấy tưởng chừng hạnh phúc sẽ mỉm cười với chị thế nhưng nó không xảy ra. Vào một ngày, khi được bà hàng xóm giới thiệu cho công việc làm vú sữa cho một cụ ông đã 80 tuổi, chị vẫn chăm chỉ làm việc. Cho đến một ngày ông ta có ý đồ “đồi bại” thì chị Dậu đã chạy thẳng ra ngoài trong đêm tối mù mịt.

Chị Dậu – đại diện cho người phụ nữ tâm hồn cao đẹp, dù trong bất cứ hoàn cảnh nào thì chị cũng không bị tiền tài hay bất cứ thứ gì làm lung lay. Thế nhưng cái kết hạnh phúc không đến với chị.

Tắt đèn là một trong những tác phẩm nổi tiếng trong nền văn học Việt Nam

Tắt đèn là một trong những tác phẩm nổi tiếng trong nền văn học Việt Nam, tác giả đã xây dựng nhân vật cùng tình huống vô cùng đặc sắc, qua đó tố cáo một xã hội thối nát, lên án gay gắt bọn địa chủ cường hào áp bức người dân nghèo. Tiếng kêu xé lòng của chị Dậu đại diện cho hình ảnh người nông dân tội nghiệp, bị áp bức đến con đường cùng. Khiến cho bản năng con người của chị trỗi dậy đó là đứng dậy chống lại bọn cường quyền. Nghệ thuật xây dựng hình ảnh nhân vật của Ngô Tất Tố vô cùng đặc sắc làm nổi bật lên tác phẩm. Chị Dậu người phụ nữ mạnh mẽ, dám đứng dậy đấu tranh, dù sống trong cảnh nghèo khổ, khó khăn bủa vây thế nhưng chị vẫn giữ được đức tính cao đẹp của người phụ nữ. Sự hi sinh thầm lặng ấy đã làm nên một hình tượng chị Dậu. Tác phẩm đã để lại rất nhiều cảm xúc khác nhau cho người đọc, đặc biệt là các bạn học sinh khi học tác phẩm sẽ cảm nhận được sự khổ cực của người dân trong xã hội xưa. Từ đó sẽ biết trân trọng cuộc sống trong thời hòa bình và đó là tấm gương để chúng ta học theo.

Cảm ơn bạn đã đọc hết bài viết này, hy vọng nó sẽ đem đến cho bạn thật nhiều cảm xúc. Sắp tới Cotich.net sẽ phát triển thêm nhiều bài viết ở các chuyên mục khác nhau nhằm thúc đẩy văn hoá đọc. Rất mong nhận được sự ủng hộ của bạn, thân! 

Xem thêm: 

Danh sách những truyện cổ tích việt nam hay nhất: Truyền thuyết Thánh gióng, truyện cổ tích tấm cám, sọ dừa, truyền thuyết về Sơn Tinh - Thủy Tinh, truyền thuyết hồ hoàn kiếm, sự tích trầu cau, sự tích con rồng cháu tiên, truyền thuyết thành cổ loa, Cóc kiện trời, Sự tích Táo Quân, chú thỏ tinh khôn, Sự tích chùa Một cột, Chàng ngốc học khôn, Sự tích sấm sét, Sự tích hoa Mào gà, Chử Đồng Tử và Công chúa Tiên Dung, truyện cổ tích trí khôn của ta đây, Sự tích con chuồn chuồn, Sự tích Hòn Vọng Phu, Truyền thuyết Mỵ Châu – Trọng Thủy, sự tích cây khế, Sự tích Thánh làng Chèm, Sự tích thỏ tai dài đuôi ngắn, Sự tích hoa mười giờ, Sự tích chim Quốc, Sự tích công chúa Liễu Hạnh, Cây táo thần, thạch sanh,…

Tổng hợp các câu chuyện cổ tích thế giới hay và ý nghĩa nhất, truyện cổ grimm, truyện cổ Andersen, cổ tích thần kỳ: Nàng công chúa ngủ trong rừng, Alibaba và bốn mươi tên cướp, Nàng công chúa chăn ngỗng, Cô bé lọ lem, Chú bé tí hon, Ông lão đánh cá và con cá vàng, nàng bạch tuyết và bảy chú lùn, Truyện cổ tích Bà chúa tuyết, Aladdin và cây đèn thần, Ba sợi tóc vàng của con quỷ, Hoàng tử ếch, Con quỷ và ba người lính, Cô bé quàng khăn đỏ,…

Video liên quan

Chủ Đề