Ăn sóng nói gió nghĩa là gì

Người của sáng kiến

Từ năm 1999, Dự án Nhà máy Lọc dầu [NMLD] Dung Quất bắt đầu tuyển dụng, đào tạo nhân sự vận hành cho nhà máy. Lúc đó nhân lực cho khu vực cảng biển chỉ đếm trên đầu ngón tay. Cuối năm 2000, Đội Cảng biển được thành lập với 3 “mũi tiên phong”. Phan Đông Hải có lẽ là người nhiều tuổi và giàu kinh nghiệm hàng hải nhất lúc bấy giờ. Cuối tháng 11 năm 2008, nhà máy nhập chuyến tàu dầu đầu tiên qua phao rót dầu một điểm neo [SPM] phục vụ khởi động nhà máy. Tuy nhiên, thời điểm đó, các chuyên gia cả ngoại lẫn nội đánh giá năng lực của đội ngũ vận hành cảng biển của BSR đáp ứng yêu cầu công việc 0%.

Không bất ngờ trước nhận định này và anh cũng chẳng lấy làm buồn bởi nhân sự của phòng hầu hết là các sinh viên vừa tốt nghiệp các trường đại học và trung học hàng hải, tuổi đời còn trẻ và chưa có nhiều kinh nghiệm tác nghiệp trên biển. Chuyến dầu đầu tiên đó đã xảy ra trục trặc do điều kiện thời tiết quá khắc nghiệt. Các chuyên gia nhà thầu Technip chán nản, lãnh đạo Ban Quản lý dự án vô cùng âu lo. Trước khi chuyến dầu thứ hai cập bến, Trưởng ban Quản lý dự án Trương Văn Tuyến gọi anh lên và hỏi: “Chuyến này chắc chắn thành công chứ Hải?”. Trước câu hỏi chỉ có thể trả lời có hay không; Phan Đông Hải suy nghĩ trong giây lát và quả quyết: “Báo cáo anh, bọn em làm được”. Sau đó, anh cùng đồng nghiệp về lập phương án, nghiên cứu mọi yếu tố rủi ro của thời tiết và rút ra những bài học kinh nghiệm sau lần nhập dầu đầu tiên. Chuyến dầu thứ hai và thứ ba đã thật sự khiến anh và đồng nghiệp vỡ òa trong niềm vui. Lúc này, các chuyên gia trước kia có cái nhìn chưa đúng về nhân lực cảng biển của BSR cũng đã nở nụ cười tươi, Nhà thầu Technip đồng ý giao cho Phòng Quản lý cảng biển [QLCB] chịu trách nhiệm vận hành phao SPM trong giai đoạn chạy thử.

Không ngủ quên trên chiến thắng, anh đã tập hợp toàn bộ cán bộ trong phòng lại, nói chuyện như những chiến sỹ sắp ra mặt trận: “4 chuyến dầu đã cập bến, nhưng còn hàng trăm, hàng nghìn chuyến dầu khác đang chờ chúng ta. Anh em chúng ta phải đoàn kết, rèn luyện nghiệp vụ, sẵn sàng cho những nhiệm vụ mới”.

Cán bộ, nhân viên trong Phòng QLCB có cách tự đào tạo khá hay. Anh yêu cầu mỗi nhóm làm việc khi tác nghiệp sẽ ghi chép, thậm chí quay phim lại đầy đủ để về đất liền... mổ tài liệu. Từ những tài liệu đó, anh Hải chỉ rõ cho anh em biết chỗ nào chưa được, chỗ nào cần phát huy, chỗ nào còn mất an toàn. Thế là chỉ sau vài tháng ngắn ngủi, anh em trong phòng đã “tạm lành nghề”, có thể đảm bảo những nhiệm vụ phức tạp, yêu cầu kỹ thuật cao.

Từ chỗ còn bỡ ngỡ trong tác nghiệp hàng hải, cán bộ, nhân viên trong phòng và cá nhân anh Hải đã phát huy sáng tạo, có nhiều sáng kiến trong lao động. Đó là sáng kiến thiết kế hệ thống nạp khí cho hệ thống thủy lực điều khiển ở phao SPM. Trước kia, hệ thống dùng máy nén khí nạp khí trời nhưng do nồng độ muối cao nên thường gây sự cố máy. Anh liên hệ với một người bạn ở Đà Nẵng và đề nghị phương án dùng ni-tơ lỏng. Người bạn của anh cho rằng, phương án rất khả thi, tuy nhiên cần phải thử nghiệm cho chắc chắn. Anh quyết định chế tạo thử giàn hóa hơi ni-tơ từ dạng lỏng [đóng trong bình] sang dạng khí dùng cho mô-tơ. Anh Hải và đồng nghiệp tự bỏ hơn 2.000 USD để đặt hàng chế tạo ở TP Hồ Chí Minh. Giàn máy chạy thử thành công. Anh bốc máy gọi cho đối tác đưa giàn về Dung Quất ngay. Anh trình ý tưởng lên lãnh đạo BSR và không ngờ được chấp nhận luôn. Giàn được lắp đặt, vận hành thành công và sử dụng đến tận bây giờ.

Anh cũng cần mẫn nghiên cứu cách thức tác nghiệp trên biển và tìm ra giải pháp đấu nối hai ống mềm nổi lên tàu dầu thô an toàn và hiệu quả. Anh tham khảo mô hình tác nghiệp dầu thô ở eo biển Malacca. Anh phân tích thêm: Khi sử dụng làm ống bằng mũi tàu thì ống sẽ không bị cuốn vào chân vịt tàu dịch vụ. Vào mùa biển động, ống sẽ rất an toàn. Những đối tác của NMLD Dung Quất cũng đánh giá: “Biết là các ông học từ chúng tôi nhưng chúng tôi không còn thấy bóng dáng công việc của chúng tôi ở đây nữa”.

Rồi đến dám chịu trách nhiệm thay thế chuyên gia và tự chỉ huy sửa chữa thay thế thiết bị dưới đáy biển nữa, anh Hải cũng nhớ như in và kể vanh vách như thể mới có từ hôm qua. Thiết bị điều khiển hệ thống van nếu thuê bên ngoài sẽ bị chào với giá 29 tỷ đồng và 2,4 tỷ đồng để thuê chuyên gia với thời gian thực hiện trong 21 ngày, trong đó có 16 ngày làm việc tại văn phòng để chuẩn bị và 5 ngày thực thi ngoài hiện trường. Giá cao, thời gian kéo dài, trong khi chuyên gia ngoại không chịu sang ngay để sửa chữa. Anh báo cáo sự việc lên lãnh đạo công ty và được Chủ tịch Nguyễn Hoài Giang và Tổng Giám đốc Đinh Văn Ngọc ủng hộ. Chủ tịch Giang chỉ nói ngắn gọn một câu: “Anh cứ làm, chúng ta cùng chịu trách nhiệm”. Anh Hải quyết định phối hợp với Vietsovpetro thực hiện công việc với chi phí 1,4 tỷ đồng và hoàn thành trong 5 ngày.

Có một câu chuyện nữa, khi Chủ tịch Nguyễn Hoài Giang còn làm Tổng Giám đốc gọi anh lên để giao nghiên cứu việc hút bùn, cát hệ thống nước làm mát cho nhà máy, để giảm chi phí và thời gian thi công, bảo đảm an toàn. Anh nhận việc về cùng tập thể nghiên cứu. Từ đề xuất của Đội trưởng Đội thợ lặn Vũ Văn Quang, tập thể kỹ sư, công nhân cảng đã bỏ tiền chế tạo làm thử, sau khi thành công áp dụng vào thực tế sản xuất đã làm giảm chi phí cho một lần hút cát từ 550 triệu đồng xuống còn 80 triệu đồng, thời gian thi công từ 15 ngày giảm xuống còn 5 ngày. Do thiết bị mới hút cát rất sạch nên mỗi năm chỉ cần hút 3 đến 4 lần thay vì 5 đến 6 lần như trước đây. Anh nhớ lại: “Để thực hiện thành công cũng gian nan, khó khăn lắm nhưng tập thể chịu khó, kiên trì nghiên cứu mới thành công”.

Ông bí thư... nói và làm

Quả thực, ở NMLD Dung Quất, mỗi một cán bộ, công nhân viên đều phát huy cao nhất sáng tạo của mình. Ngay ở câu chuyện làm thế nào để anh em cán bộ, kỹ sư, công nhân của Phòng QLCB học tập và làm theo Bác Hồ hiệu quả nhất, anh Hải cũng nói ngắn gọn: “Nói đi đôi với làm”. Anh phân tích: “Ở phòng tôi, tôi yêu cầu anh em trước khi muốn học Bác hãy đọc về Bác, chí ít là những bài đã học trong chương trình phổ thông như: “Thư Bác Hồ gửi học sinh nhân ngày khai trường”, “Tuyên ngôn Độc lập”, và “Di chúc…”. Không đọc, không hiểu Bác thì học gì. Phương châm, tư duy chỉ đạo của Phòng QLCB là gì? Là “Dĩ bất biến, ứng vạn biến” chứ đâu - Ngày xưa Cụ Hồ dặn Cụ Huỳnh [Huỳnh Thúc Kháng] trước khi sang thăm Pháp. Áp dụng vào thực tế đó là: vận hành, bảo dưỡng an toàn, ổn định, hiệu quả là bất biến, phương pháp thì phải cập nhật cải tiến cho phù hợp với điều kiện thực tế”.

Nói đến đây, tôi nhớ lại một câu chuyện của anh Phan Đông Hải phát biểu tại hội nghị tổng kết năm 2014 của Công ty BSR. Anh cho biết: Khi mới vận hành phao SPM với những tàu chở dầu thô 110 nghìn tấn cần 55 giờ tác nghiệp trên biển. Nhưng hiện nay, Phòng QLCB chỉ mất 24 giờ. Rõ ràng là cũng ngần ấy con người, thiết bị, hạ tầng nhưng thời gian giảm đi, chứng tỏ năng suất lao động đã tăng lên hơn hai lần. Anh lấy ví dụ thêm: Vận tải dầu thô từ Trung Đông về Dung Quất khi sử dụng tàu Sue Max, giá giảm được 55 cent/1 thùng dầu. Theo hợp đồng được ký, thời gian làm hàng cho một chuyến tàu dầu Sue Max là 60 giờ, trong khi chuyến đầu tiên Phòng QLCB chỉ thực thi trong 42 giờ; chuyến thứ hai là 32 giờ. Như vậy, thời gian càng rút ngắn thì mức tiết kiệm sẽ càng cao.

Bí thư Phan Đông Hải luôn quan niệm trong công việc phải tự lực cánh sinh, đoàn kết, học Bác từ những mẩu chuyện nhỏ nhất. Trong công tác phát triển Đảng, anh cho rằng, việc quan trọng phải tìm được người có tính tích cực tất cả mọi mặt. Lãnh đạo phòng cũng phải tinh anh, phát hiện cán bộ cấp dưới để dìu dắt, kết nạp vào Đảng. Hiện tại, Phòng QLCB có 21 đảng viên trong tổng số 69 cán bộ, công nhân viên.

Thời gian tới, Chi bộ QLCB tập trung nâng cao chất lượng đảng viên, tiếp tục đổi mới các hình thức sinh hoạt chính trị, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, tay nghề và kinh nghiệm để đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao trong công tác quản lý, vận hành phao SPM của NMLD Dung Quất.

Hiện Phòng QLCB đang quản lý phao SPM, là hạng mục ngoại vi quan trọng bậc nhất của NMLD Dung Quất. Sau 6 năm vận hành, phao SPM đã tiếp nhận hơn 35 triệu tấn dầu thô. Phao SPM nặng 360 tấn, cao 10m, bao gồm có các hệ thống PLEM, đường ống ngầm dẫn dầu thô dài 3,2km tới nhà máy và 2 đường ống nổi dài 242m để nối từ phao rót dầu đến tàu chở dầu thô. Phao có công suất bơm khoảng 6.000m3 dầu thô/giờ. Với tàu có trọng tải 150 nghìn tấn, chứa 1 triệu thùng dầu thì phải bơm liên tục mất 2 ngày. Việc nâng cấp thành công phao SPM sau đợt bảo dưỡng tổng thể lần 2 không chỉ tiết kiệm cho BSR khoảng 20 triệu USD/năm chi phí vận chuyển dầu thô [được tính vào giá dầu thô] mà còn đa dạng hóa dầu thô từ Trung Đông, Liên bang Nga…

P.V

Bám biển mưu sinh

Xã Hoằng Trường là một trong những xã biển của tỉnh Thanh Hóa. Người dân nơi đây sống chủ yếu bằng nghề đi biển. Ở đây, ngoài những chiếc tàu đánh cá có công suất lớn thì còn có hàng trăm chiếc bè lắp máy để đi đánh bắt cá trên biển.

 Chị Lê Thị Hà [40 tuổi] có gần 20 năm trong nghề đi biển

Thông thường, trên một chiếc bè có hai người đi, một người “lái trưởng” và một người phụ. Người lái trưởng thường là những người đàn ông có kinh nghiệm đánh bắt lâu năm, cũng là lao động chính trong gia đình. Còn người đi phụ có thể là những người bạn nghề, những thanh niên từ 13 - 15 tuổi hoặc là phụ nữ.

Vì công việc phụ cũng không quá khó khăn vất vả, chỉ cần phụ giúp kéo lưới, gỡ cá, nấu cơm nước và làm một số việc lặt vặt theo sự chỉ dẫn của lái trưởng. Với những gia đình có nhiều con trai thì hai bố con, ông cháu, hoặc anh em ruột đi chung một bè, những gia đình không có người đi thì phải thuê bạn đi cùng.

Gần 40 tuổi, nhưng chị Lê Thị Hà, thôn Hải Sơn, xã Hoằng Trường đã có gần hai chục năm kinh nghiệm đi biển. Khắp trong thôn ngoài xã, chị Hà nổi tiếng là người phụ nữ kỳ cựu bám biển mưu sinh. Nhiều người đàn ông cũng phải nể phục sức đi biển của chị.

Sinh ra trong một gia đình nghèo, là con thứ ba trong gia đình có năm anh chị em, người em trai duy nhất trong gia đình chị lại bị dị tật bẩm sinh không làm lụng được gì nên mấy chị em phải thường xuyên thay nhau phụ cha đi biển. Cả bốn chị em cứ nối tiếp nhau theo những con sóng mà lớn lên. Người chị đi lấy chồng thì người em lại nối tiếp công việc. Cơ duyên đến với “nghiệp ngư phủ" của chị Hà cũng bắt đầu từ đó.

Sau khi đánh cá vào bờ, chị Tình lại tiếp tục công việc gỡ lưới để chuẩn bị cho chuyến vươn khơi vào ngày hôm sau

Chị kể: “Tôi bắt đầu đi biển từ khi mới 15 tuổi. Năm 20 tuổi thì lấy chồng rồi sinh con nên phải nghỉ đi biển một thời gian dài và phải thuê người đi cùng chồng. Nhưng sau mỗi chuyến đi, trừ chi phí, chia cho bạn đi 30%, chủ ăn 70%, như thế thì số tiền còn lại cũng không đủ trang trải nên tôi quyết định gửi con cho ông bà rồi cùng chồng đi đánh lưới cho đến nay. Thế mà cũng gần 20 năm rồi đấy”.

Vợ chồng chị Hà đi biển cũng thường gặp may nên các chuyến ra khơi luôn được nhiều cá tôm, không phải “ăn chia” với bạn nghề nên đến nay gia đình cũng có của ăn của để, xây dựng nhà cửa kiên cố và nuôi được 4 người con đang ăn học.

Thành tích của chị Hà cũng chưa nể phục bằng chị gái mình là chị Lê Thị Toàn. Chị Toàn theo cha đi biển nhiều năm, đi lấy chồng rồi lại tiếp tục theo chồng đi biển. Thời gian gần đây, chồng bị đau ốm, không sợ sóng gió hiểm nguy, chị Toàn cầm lái vươn khơi.

Người phụ nữ gần 50 tuổi có nước da đen sạm vì cháy nắng, vừa gỡ lưới thoăn thoắt vừa tâm sự: “Mấy năm trước nhà tôi có chồng và con đi biển, nhưng từ khi thằng con trai lớn lập gia đình rồi ra ở riêng, vợ chồng nó sắm bè riêng đi đánh cá. Vì không muốn mượn người đi nên tôi đã lên bè ra khơi đánh bắt cùng chồng. Giờ không đi biển nữa thấy nhớ và buồn lắm”.

Anh Bình chồng chị Toàn chia sẻ: “Phụ nữ ở đây khi quen “mùi” biển rồi thì đi biển giỏi hơn cả đàn ông. Thường thì phụ nữ giúp việc thả lưới, kéo lưới, lo nấu cơm nước và làm những việc khác trên bè, nhưng khi không có chồng thì các bà cũng có thể cầm lái được. Nhà tôi trông thế chứ đi biển khỏe lắm, bám biển quanh năm, chỉ khi nào biển có bão mới chịu nghỉ”.

Trên những chiếc bè đánh cá luôn có dáng dấp của những người phụ nữ

Nhiều gia đình không có tiền sắm bè riêng, hoặc những người phụ nữ không có chồng như chị Trần Thị Bích [32 tuổi] thì phải đi biển thuê cho người khác. Cũng như những người phụ nữ khác ở miền biển, chị Bích đi biển cùng cha từ khi còn nhỏ.

Chị sinh và nuôi con một mình khi vừa bước qua tuổi đôi mươi. Làm thuê những việc trên bờ thì bấp bênh, thu nhập lại ít ỏi không đủ để chi tiêu cho hai mẹ con sống, nên chị quyết định gửi con cho ông bà ngoại để đi biển thuê cho anh em, họ hàng.

“Mỗi ngày đi thuê cũng được khoảng vài trăm nghìn, ngày nào đi được nhiều tôm cá thì được chủ ăn chia nhiều hơn. Tính ra hàng tháng đi biển thuê tôi cũng dành dụm được từ 4 - 5 triệu đồng. Số tiền này đủ cho hai mẹ con trang trải cho cuộc sống hàng ngày và tiền ăn học của con”, chị Bích cho hay.

Chị tính nếu sau này con trai chị không đi học nữa thì hai mẹ con chị sẽ sắm bè mới đi riêng vì nhiều năm đi biển thuê chị đã trở thành “thợ chuyên nghiệp”. Những ngón nghề đi biển của cánh đàn ông chị đều thông thạo hết. Từ việc cầm lái, hay xác định vị trí thả lưới, cả những chỗ được đánh dấu là có đá ngầm chị đều năm rõ như lòng bàn tay.

Những người phụ nữ đi biển có thể làm được mọi việc giống như đàn ông

“Nếu sắm bè mới tôi sẽ cầm lái, còn con tôi sẽ phụ việc rồi dần dần tôi sẽ dạy con mọi công việc trên biển để khi trưởng thành con có thể đi biển giỏi như những người đàn ông khác. Đó mới chỉ là dự định cho tương lại thôi”, chị Bích nói.

Gian nan “nghiệp nữ ngư phủ”

Mỗi chuyến ra khơi bằng bè của ngư dân nơi đây thường bắt đầu từ lúc 2h sáng. Nhưng người phụ nữ thì phải dậy trước đó để chuẩn bị đồ đạc, ngư lưới cụ và các dụng cụ cần thiết cho một chuyến ra khơi, trưa ngày hôm sau bè mới vào đất liền. Rồi khi trở về nhà họ lại tất bật với công việc của một người vợ người mẹ như những người phụ nữ khác.

Chị Nguyễn Thị Bình [30 tuổi], thôn Thành Xuân kể về kỉ niệm ngày đầu đi biển: “Khi mới đi thì chị em nào cũng say sóng. Thời gian đầu là khó khăn nhất, ai không bám trụ được thì chỉ đi được lần đầu rồi bỏ nghề đến già. Chỉ cần một con sóng nhỏ cũng đủ làm cho người vật vã, nôn nao như chết đi sống lại. Cả ngày trời chỉ nằm gục một chỗ không làm được gì, mãi khi vào đất liền vẫn còn say”.

 Phút nghỉ ngơi thư giãn sau ngày dài lao động vất vả

“Sau khi say dậy, đến sáng hôm sau tôi dậy lại tiếp tục lên bè đi tiếp vì nghĩ rằng, nếu không kiên nhẫn thì cả đời vẫn còn sợ say sóng, mà mình không đi được lại phải thuê người, vừa mất chi phí lại không thể đảm đương công việc được như mình. Thế là tôi bám trụ liền một tuần thì hết say hẳn. Giờ quen mùi biển rồi không còn khổ sở như trước nữa, nhưng mỗi khi sóng to gió lớn, biển động làm bè chao đảo nhiều thì người cũng mệt mỏi không làm được việc gì”, chị Bình kể tiếp.

Say sóng chỉ là một chuyện, cái khó nhất của những “nữ ngư phủ” là đến ngày ở “cữ” của đàn bà. “Vừa mệt mỏi lại vừa khó chịu. Trên thuyền bè lại không được thoải mái như ở nhà mình. Nước mặn ngấm vào người là nghe lạnh dọc sống lưng. Nhưng đi lâu dần rồi cũng quen, mình cũng phải tự biết lo liệu cả, được cái đi cùng chồng nên cũng thoải mái hơn”, chị Bình nói.

Đàn bà đi biển vất vả, khó khăn là vậy nhưng không một ai có ý định “bỏ nghề”. Một phần vì đi biển cùng chồng thì có thêm thu nhập, phần khác vợ chồng được ở bên nhau, cùng nhau làm ăn, cùng nhau chia sẻ mọi khó khăn, lam lũ nơi đầu sóng ngọn gió.

Những người phụ nữ đi biển thường có làn da đen sạm, bàn tay sần sùi vì lao động vất vả, thân hình cũng rắn chắc chẳng khác gì đàn ông. Người dân vùng biển gọi những người phụ nữ này với cái tên trìu mến là những người đàn bà “ăn sóng nói gió”. Dù ngày nắng hay mưa, các chị vẫn đầu trần chân đất vươn khơi. Với họ, việc lo lắng liệu ngày mai có còn đủ sức khỏe để theo chồng con bám biển hay không quan trọng hơn nhiều so với việc chăm chút sắc đẹp cho bản thân mình.

Một ngày hơn 10 tiếng lao động vất vả nhưng chị Mai vẫn nở nụ cười tươi trên môi

Trên vùng biển xã Hoằng Trường có đến hàng chục chị em phụ nữ đi biển chuyên nghiệp. Đó là còn chưa kể những người phụ nữ đi biển “bán chuyên”. Những chị em này chỉ đi biển khi chẳng may ngày nào đó không mượn được bạn nghề đi cùng chồng…

Trưa đến, những chuyến bè cập vào bờ, mỗi gia đình chia nhau thành từng khóm nhỏ gỡ lưới để chuẩn bị cho ngày ra khơi tiếp theo. Tiếng cười, tiếng nói rôm rả cả một vùng làm cho ai nấy quên đi những nhọc nhằn sau một ngày dài lao động vất vả. Không một lời than vãn, cũng không thấy ai kêu mệt mỏi, bỏ nghề. Chỉ có những cánh tay thoăn thoắt gỡ lưới và những nụ cười giãn nở trên khuôn mặt cháy sạm vì nắng. Chắc chắn rằng ngày mai, ngày sau, và những năm sau đó nữa họ vẫn cùng chồng đi biển nếu còn sức khỏe vì cái nghiệp biển đã ăn sâu vào máu thịt họ.

Thái Bá

Video liên quan

Chủ Đề