Ăn mắm có tốt không

Dùng nước mắm nhiều có tốt không?Tạo bởi Minh Tri, 25/11/2019, 06:58

[1 lượt]

0

8

3

  • Lưu

  • Chia sẻ

    Chia sẻ

  • Thích

  • Bình luận

  • Đánh giá

CHồng em có thói quen ăn nước mắm rất nhiều, cụ thể ở đây là nước mắm đệ nhị. Anh ăn gì cũng ăn với nước mắm, ngày nào cũng ăn mà ăn nhiều nữa. Em không biết là như vậy có ảnh hưởng gì đến sức khỏe không thưa chuyên gia?

Bình luận []

Gửi

Chưa có bình luận nào

Xem thêm

Chưa có bình luận nào

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Tôi nôp hồ sơ bảo hiểm

15 giờ trước

Cách ứng phí đã đóng hợp đồng bảo hiểm

1 ngày trước

Cách ứng phí đã đóng hợp đồng bảo hiểm

1 ngày trước

Thay đổi thông tin

1 ngày trước

Yêu cầu thanh toán hỗ trợ nằm viện

1 ngày trước

Yêu cầu thanh toán hỗ trợ nằm viện

1 ngày trước

[Dân trí] - Một số đồ ăn truyền thống vốn là món khoái khẩu của nhiều người nhưng khi không được chế biến đúng cách, chúng sẽ là nguồn mầm bệnh nguy hiểm. Thói quen nấu nhiều rồi cất trong tủ lạnh ăn dần của nhiều gia đình cũng là nguyên nhân gây ra các vụ ngộ độc.

Đó là cảnh báo của TS Nguyễn Công Khẩn - Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia khi bàn về thói quen ăn uống của người Việt Nam.

 

Bún đậu chấm mắm tôm: bổ dưỡng nếu sạch!

 

Theo cảnh báo từ Bộ Y tế mắm tôm là nguồn lây bệnh tả trong đợt dịch tiêu chảy đang diễn ra, cần phải loại bỏ khỏi bữa ăn. Tuy nhiên, lại có ý kiến cho rằng chưa có xét nghiệm nào tìm thấy khuẩn phẩy tả trong mắm tôm. Vì thế không thể đổ tội mà vẫn nên dùng, bởi đây là món ăn ngon, bổ. Về gốc độ khoa học, mắm tôm được đánh giá thế nào thưa TS?

 

Về cơ bản  mắm tôm và nước mắm là loại thực phẩm dinh dưỡng có lượng dự trữ đạm rất tốt, dễ hấp thụ và tương đối an toàn [có quá trình sàng lọc và lên men rất lâu]. Tuy nhiên, nhược điểm lớn của cả hai loại mắm này là rất dễ nhiễm khuẩn trong quá trình chế biến trước khi ăn.

 

Đối với mắm tôm, khi ở dạng nguyên chất rất mặn và đặc, khó có vi khuẩn nào sống được ở môi trường đó. Nhưng khi đã được pha thêm nước chẳng hạn, nó sẽ chuyển thành môi trường khác và tạo điều kiện rất thuận lợi cho vi khuẩn phát triển và dễ dàng. Chính vì vậy, có cơ sở để nghi ngờ rằng mắm tôm có nguy cơ gây bệnh tiêu chảy giống như một số thực phẩm nguy cơ cao khác [ví dụ như rau sống] chứ không nên kết tội.

 

Hiện nay, khi dịch bệnh còn đang hoành hành, chúng ta nên tạm tránh không dùng mắm tôm. Tuy nhiên cũng không cần thiết loại bỏ hẳn mắm tôm khỏi bữa ăn của người Việt bởi đây thực sự là món ăn ngon, bổ lại dễ hấp thụ. Để đảm bảo an toàn không nên ăn mắm tôm, mắm tép sống mà phải chưng chín trước khi dùng.

 

Theo TS, bún đậu mắm tôm hay thịt chó mắm tôm đều là những món ăn đem đến nhiều dinh dưỡng  cho cơ thể. Nhưng nếu phải chấm bún, đậu, thịt chó với mắm tôm chưng thì có vẻ…khó. Vả lại, khi đem chưng chín mắm tôm lượng đạm có mất đi?

 

Chúng ta buộc phải thay đổi khẩu vị nếu muốn tránh mầm bệnh đem đến từ thực phẩm. Quả thực, bún đậu mắm tôm hay thịt chó mắm tôm là những món ăn rất bổ dưỡng nhưng phải trong điều kiện đảm bảo vệ sinh.

 

Với những gánh hàng rong bán bún đậu mắm tôm vẫn thường có mặt trên các tuyến đường phố hiên nay thì nguy cơ ngộ độc hoặc mắc bệnh tiêu chảy còn lớn hơn nhiều so với sự bổ dưỡng mà món ăn đem lại.

 

Các xét nghiệm đối với bát, đũa và đồ dùng của các gánh hàng ăn bán rong đã cho kết quả 100% bị nhiễm khuẩn nặng nề. Vì vậy, nếu “khoái” bún đậu, thịt chó mắm tôm thì cũng nên ăn ở nhà với mắm tôm đã chưng chín. Không chỉ đảm bảo an toàn, quá trình đun chín mắm không hề làm tổn hại nguồn đạm dồi dào mà mà còn giúp cơ thể dễ hấp thụ hơn.

 

Cũng theo lời khuyên của TS, không chỉ rau sống mà tiết canh và các món ăn chế biến từ lòng lợn là những món ăn không nên sử dụng?

 

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh về sự mất vệ sinh của rau sống, vì được trồng trọt không đảm bảo vệ sinh nên trong rau sống có rất nhiều trứng giun đũa, giun móc, ấu trùng giun móc, bào nang amip, trùng lông, trùng roi... không thể rửa sạch theo cách thông thường.

 

Tiết canh cũng là món ăn nhiễm nhiều loại vi khuẩn, trong đó có liên cầu khuẩn từ lợn [Streptococcus suis], rất nguy hiểm cho người dùng.

 

Món phủ tạng động vật trong đó có phủ tạng lợn  dù có bổ dưỡng nhưng nguy cơ gây ngộ độc cho người dùng cũng rất lớn. Ví dụ: gan lợn là nơi chứa toàn bộ chất độc khi con vật bị bệnh, khi ăn phải loại gan này vô tình chúng ta đã đưa chất độc vào cơ thể. Mặt khác, vấn đề đảm bảo vệ sinh trong chăn nuôi ở nước ta còn rất kém nên con vật thường bị nhiễm khuẩn, dễ nhìn thấy nhất là ấu trùng sán thường tập chung nhiều ở lòng lợn.

 

Đã có không ít trường hợp bị sán chui lên não đều cho biết thường xuyên “xơi” tiết canh, lòng lợn. Gấn đây Viện đã tiến hành xét nghiệm một số mẫu lòng lợn đã luộc chín bán sẵn ở chợ thì thấy hầu hết đều nhiễm khuẩn.

 

Thói quen nấu một lần ăn vài bữa rất nguy hiểm!

 

 không ít bà nội trợ vì muốn tiết kiệm thời gian nấu nướng nên đã chọn phương án nấu nhiều thức ăn rồi để tủ lạnh dùng dần. Cách sử dụng thức ăn này có đảm bảo an toàn?

 

Nguyên tắc sử dụng thực phẩm dùng dần là phải để thực phẩm đó hoàn toàn đông lạnh. Thói quen để thức ăn tủ lạnh rồi dùng trong vài hôm của không ít gia đình rất nguy hiểm.

Ăn mắm có tác hại gì?

Nước mắm có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và gây ra các bệnh mạn tính nếu ăn trong thời gian dài loại chứa hóa chất độc hại. Một số loại nước mắm chứa vi khuẩn gây hại như clostridium gây đau đầu và tiêu chảy. Dược sĩ Phụng khuyên nên sử dụng nước mắm lên men tự nhiên và không hóa chất bổ sung.

Ăn mắm tôm có tác hại gì không?

Mắm tôm chính là một trong những tác nhân chính gây ra các bệnh tiêu chảy, ngộ độc do không đảm bảo vệ sinh. Tại các hàng quán, mắm tôm thường được bảo quản và pha chế trong điều kiện vệ sinh kém, dễ bị nhiễm vi sinh vật gây hại.

Ai không nên ăn mắm?

6 người không nên sử dụng nước mắm.
Người cao huyết áp. ... .
Người bị bệnh tiểu đường. ... .
Người mắc bệnh tim mạch. ... .
Người mắc bệnh xương khớp. ... .
Trẻ em dưới một tuổi. ... .
Người bị bệnh suy thận và suy thận mãn tính..

Ai không nên ăn mắm nêm?

Bà bầu cần hạn chế ăn mắm nêm, vì nguyên liệu làm mắm nêm chủ yếu là từ thực phẩm tươi sống, chưa được nấu chín thể chứa nhiều vi khuẩn gây ảnh hưởng không tốt cho thai nhi. Trường hợp nếu mẹ bầu 3 tháng đầu thèm quá vẫn thể ăn mắm nêm với một lượng ít và ăn đúng cách.

Chủ Đề