Ai cũng cần có một người thầy nguyễn văn chung

TTO - Sáng 20-11, tại Đường sách TP.HCM, nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung chia sẻ về chặng đường 20 năm sáng tác âm nhạc và sách 300 bài hát thiếu nhi với khán giả và người hâm mộ. Dịp này, anh còn giới thiệu ca khúc 'Có một người thầy' nhân ngày 20-11.

Nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung [trái] giao lưu với khán giả tại Đường sách TP.HCM - Ảnh: PHƯƠNG NAM

Niềm vui lớn của Chung là đã có 5 bài hát thiếu nhi đưa vào sách giáo khoa, giảng dạy ở các trường tiểu học: Gia đình nhỏ hạnh phúc to, Mẹ ơi có biết, Vui đến trường, Mùa hè, Nhật ký của mẹ.

Nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung

Nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung cho biết, anh bắt đầu sáng tác nhạc từ năm 2002, khi còn là sinh viên năm 2 của Trường đại học Ngoại ngữ - tin học TP.HCM. Anh theo học chuyên ngành du lịch. Tuy nhiên, do yêu và trải qua cuộc tình dang dở nên anh tìm đến với âm nhạc.

"Lúc đó, Chung học đàn và đàn những ca khúc nhạc Hoa lời Việt như Tình thôi xót xa, Tình đơn phương... nhưng thấy nội dung bài hát không giống hoàn cảnh của mình. Rồi Chung nghĩ, sao mình không sáng tác ca khúc về tình yêu của chính mình. Từ đó, Chung tự tìm tòi cách viết nhạc và bắt đầu sáng tác.

Viết bài đầu tiên, rồi bài thứ 2 vẫn thấy dở nên Chung tiếp tục tìm hiểu và hoàn thiện hơn. Sau đó, có những bài được các ca sĩ thể hiện thành công như: Vầng trăng khóc [bài thứ 6], Mộng thủy tinh [bài thứ 8], Đêm trăng tình yêu [bài thứ 11]..." - Nguyễn Văn Chung chia sẻ.

Nhạc sĩ cho biết thêm, bài hát đầu tiên của anh xuất hiện trên sân khấu ca nhạc chính thức [sân khấu Lan Anh] là bài Người thầy năm xưa do ca sĩ Nguyên Vũ thể hiện dịp 20-11. Đây cũng là lý do anh chọn ngày 20-11 năm nay để gặp gỡ, chia sẻ sự nghiệp ca hát và giới thiệu ca khúc mới.

Nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung [giữa] có 4 ca khúc hit được nghệ sĩ Trung Quốc mua tác quyền để chuyển ngữ - Ảnh: PHƯƠNG NAM

Với Nguyễn Văn Chung, mỗi bài hát của anh đến với ca sĩ là cái duyên. Những ca khúc của anh được các ca sĩ thể hiện thành công như: Đêm trăng tình yêu [nhóm GMC], Vầng trăng khóc [Nhật Tinh Anh, Khánh Ngọc], Mộng thủy tinh [Khánh Ngọc], Tình yêu mang theo [Nhật Tinh Anh], Con đường mưa [Cao Thái Sơn], Ngồi bên em [Phan Đinh Tùng], Ngôi nhà hoa hồng [Quang Vinh, Bảo Thy], Nhật ký của mẹ [Hiền Thục]...

Bài hát thứ 2 trong sự nghiệp sáng tác của anh mang tên Mùa đông không lạnh. Vì anh cho rằng dở nên không giới thiệu ra ngoài, mãi sau này Akira Phan xin hát và được khán giả rất yêu thích.

"Trong 20 năm qua, Chung viết bằng cảm xúc của mình là chính. Đến giai đoạn nào của cuộc đời, Chung sẽ viết về giai đoạn đó. Lúc trẻ viết tình yêu, sau đó viết về gia đình, có con rồi thì viết về thiếu nhi.

Chung muốn mình viết đến tận cuối đời, viết đến tận hơi thở cuối cùng. Thậm chí, ngày nằm trên giường bệnh, Chung cũng muốn viết cảm xúc của ngày đó. Trước khi lìa xa cõi đời, Chung cũng muốn viết một bài hát nói về tâm trạng ngày đó, muốn gửi gắm lại cho mọi người. Chung muốn mình trở thành người như vậy" - Nguyễn Văn Chung nói.

Phan Ngọc Luân hát "Con nợ mẹ" do Nguyễn Văn Chung sáng tác - Video: PHƯƠNG NAM

Bên cạnh đó, Nguyễn Văn Chung đã dành 8 năm sáng tác 300 ca khúc cho thiếu nhi theo 5 chủ đề: Gia đình, Mái trường, Các ngày lễ tết, Những bài học nhỏ, Thế giới tuổi thơ. Và Nguyễn Văn Chung được xác lập kỷ lục là nhạc sĩ trẻ sáng tác nhiều ca khúc thiếu nhi nhất Việt Nam.

Thái Chấn Thanh hát ca khúc "Bay giữa ngân hà" do Nguyễn Văn Chung sáng tác, được chuyển ngữ sang tiếng Trung Quốc - Video: PHƯƠNG NAM

Nói về dự định sắp tới, Nguyễn Văn Chung cho biết sẽ tổ chức liveshow kỷ niệm 20 năm sáng tác, phát hành album về Đà Lạt, phát hành ca khúc theo dòng nhạc trào phúng về các vấn đề nóng của xã hội...

Nhân Ngày nhà giáo Việt Nam năm nay, Nguyễn Văn Chung giới thiệu ca khúc mới Có một người thầy, do Phan Ngọc Luân thể hiện, như là một lời tri ân đến các thầy, cô.

MV "Có một người thầy" do Phan Ngọc Luân thể hiện - Nguồn: YouTube Phan Ngọc Luân

"Thầy cô là những người rất quan trọng trong cuộc đời. Khi mình có con rồi mới hiểu một điều, bất cứ thầy cô nào cũng đều có tác động đến hướng phát triển của con mình.

Chung thật sự biết ơn những người thầy, người cô không chỉ trao kiến thức mà còn dìu dắt, trao đi nguồn động lực để cho các thế hệ học sinh khát khao tìm hiểu, học hỏi và rèn luyện những đức tính, giá trị tốt đẹp..." - Nguyễn Văn Chung chia sẻ.

Khi tôi bắt đầu bước vào nghề sọan nhạc, tôi mới 22 tuổi. Tôi đã từng đọc những vở kịch thơ của thời đó như Anh Nga, Tiếng Địch Sông Ô của Phạm Huy Thông, Trầu Cau, Lý Chiêu Hoàng, Phạm Thái của Phan Khắc Khoan, Vân Muội của Vũ Hoàng Chương... rồi đem ra so sánh với những vở kịch thơ của Hoàng Cầm như Hận Nam Quan [1944], Kiều Loan, Cô Gái Điên, Lên Đường [1945], Cô Gái Nước Tần [1946] và nhất là Kiều Loan, Cô Gái Điên.

Khi đó, tôi đã thấy ngay rằng những tác phẩm của Hoàng Cầm hay hơn những tác phẩm của người khác vì hai yếu tố kịch tính, lời thơ, nghĩa là hai mặt nội dung và hình thức đều rất là xuất sắc.

Chẳng hạn vở Kiều Loan, Cô Gái Điên, có nhiều tình tiết, với những nhân vật và hoàn cảnh đặc thù như người điên, người què, người say nằm chung trong ngục tối với mưu đồ phục hồi triều Lê trong thời đại Tây Sơn…

Trong màn đầu tiên của vở kịch thơ này, Hoàng Cầm đưa ra một nhân vật phụ nữ, “điên thật” hay “giả vờ điên”, tay cầm một cành hoa, miệng cười ha hả… cất tiếng ngâm nga, chất vấn Tần Thủy Hoàng :

Đó là bài Nhớ Người Ra Đi của tôi. Nhưng bây giờ nó không còn là của tôi nữa. Nó là của dân chúng rồi. Tôi cảm động, muốn khóc oà lên... Vào lúc này, Hoàng Cầm vẫn còn nuôi mộng xây dựng một sân khấu kịch thơ sau khi vở Kiều Loan đã không có may mắn được sống trong công chúng. Nó rất muốn dựng những vở kịch thơ trong kháng chiến nhưng với một đội văn nghệ ít người và với đối tượng chính là Vệ Quốc Quân, bây giờ nó chỉ có thể soạn những bài thơ cho một hoặc hai người ngâm trên một thứ sân khấu ngoài trời mà thôi.

3 Những cuộc vui chơi

Trong kháng chiến, đội văn công của chúng tôi luôn luôn xê dịch trong ba tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn và Bắc Kạn. Đi từ địa điểm này tới địa điểm khác, toàn đi bằng xe lô ca chân.

Cứ cách dăm ba ngày lại chuyển quân, vác ba lô, vác đàn và vác gạo, mỗi ngày đi bộ trên dưới 40 cây số đường rừng, đường núi...

Khi đi lưu diễn, chúng tôi thường đi trên đường đá, trong sương mù. Cảnh thì thật là đẹp, người miền núi thật đáng yêu, nhưng có khi đi nửa ngày mới gặp một cái bản, một cái thôn. Gặp một cái chợ thì như gặp cõi thiên đàng. Vì nhân viên trong đội toàn là văn nghệ sĩ cho nên chúng tôi bầy đặt chuyện vừa đi vừa làm thơ cho đỡ buồn và cho đỡ mệt. Nhưng phải là thơ đặc biệt, chẳng hạn như khi đang đi thì thấy đội viên nhạc sĩ Văn Chung bực mình thốt lên:

Thế là chúng tôi bỗng tìm ra cái thú làm thêm những câu thơ tiếp tục, những câu thơ hợp tình, hợp cảnh và theo một vần. Một câu thơ như vậy, cần phải đi dăm bẩy cây số mới có được một câu mà toàn đội đồng ý. Tôi đã tung ra ngay câu thứ hai: Xa xa xam xám xuống sương sầu

Câu thứ ba là của Ngọc Hiền:

Mịt mù mê mải mưa mưa mãi

Câu thứ tư chắc chắn phải là của Ngọc Bích, vì ngoài ba lô ra, anh ta còn phải đeo thêm cây đàn:

Đàn địch đem đi đến đớn đau...

Ít lâu sau, có thêm một cuộc làm thơ như thế, tôi xin kể ra đây:

… Một ngày mưa lạnh trong vùng Lạng Sơn. Chúng tôi cắm cổ ra đi từ sáng sớm cho tới gần xế chiều, bụng thì đói, chân thì mỏi, tai lạnh ngắt, cổ khô khan... mà vẫn chưa gặp một cái quán nào để dừng chân, uống một cốc cà phê, lau khô cái đầu cái cổ, nắn bóp cái tay cái chân. Mãi cho tới khi mặt trời đã khuất dần sau rặng núi, trời còn đang chạng vạng tranh tối tranh sáng thì gặp một số đồng bào người Thổ đi ngược đường cho biết là sắp tới chợ rồi. Chúng tôi reo mừng lên : ''Thế là ta có một vụ nghỉ ngơi ăn uống trả thù cái khổ rồi đây.'' Và chúng tôi bước mau...

... Nhưng niềm hi vọng đó tiêu tan ngay khi chúng tôi tiến vào mảnh đất được gọi là cái chợ. Chỉ có ba túp nhà tranh vách nứa ọp ẹp nằm cách nhau khoảng chục thước. Nhà đầu trống không. Nhà thứ hai chỉ có treo lủng lẳng vài miếng thịt ôi. Tới nhà thứ ba thì... cả đội sững sờ, đứng lại trố mắt nhìn vào rồi thét lên vì kinh ngạc : Trời Đất, Cha Mẹ, Đồng Bào, Đồng Chí ơi ! Không thể tưởng tượng được, nào là chè lam, kẹo vừng, kẹo lạc..., nào là cà phê, sữa đặc [mới kháng chiến chưa tới một năm thôi mà]...

Và quá sức tưởng tượng hơn nữa là bà chủ quán, một thiếu phụ ngoài hai mươi tuổi, người Hà Nội, rất đẹp, cùng với đứa hai con nhỏ theo chồng đi kháng chiến, chồng đi Vệ Quốc Quân ở đâu không biết, nàng mở quán cà phê ở đây, trong một cái chợ không có cả cái tên. Và cái lũ văn nghệ sĩ kháng chiến này có lẽ cũng là những lữ khách hiếm hoi của chủ quán đây.

Thật là vui hơn Tết, vui hơn cả ngày trọng đại Cách Mạng Thành Công. Trong khi bà chủ quán giết gà làm thịt, Hoàng Cầm, Trúc Lâm, Văn Chung ngồi nhắm rượu xuông. Tôi và Ngọc Bích thì tự pha cà phê để uống. Cả bọn bỗng nổi hứng lên, giở trò làm thơ như lúc đi trên đường đá.

Văn Chung, dù có vợ kè kè bên cạnh, cũng nhăn nhó đưa ra câu đầu:

Mệt mỏi mà mơ mộng mỹ miều...

Chẳng cần phải đợi lâu, và vì cũng đọc được ý tình trong mắt của bà chủ quán, tôi tuôn ra câu thứ hai:

Ấy ai âu yếm ỡm ờ yêu...

Kịch sĩ Trúc Lâm, người chuyên đóng vai hài hước trong đội, nhìn thấy trên cái giường nứa độc nhất trong quán, nơi ăn ngủ của bà chủ và hai đứa con, nay có mấy anh văn nghệ sĩ ngồi dựa vào các loại ba lô đủ kiểu, ngất ngưởng uống rượu chờ gà... anh ta bèn đưa câu thơ thứ ba:

Chung chăn chung chiếu chung chè chén...

Cả bọn khoái chí, vỗ tay, hò la, tán thưởng câu thơ vui nhộn đó. Nhưng chúng tôi bỗng ý thức ngay được sự thô lỗ của mình và tất cả đồng ý là phải chữa lại cái lỗi này bằng một câu kết cho thật hay. Trò chơi ồn ào bỗng trở nên trầm lặng. Mặt anh nào cũng nghệt ra vì phải suy nghĩ. Lâu lâu lại có một anh đưa ra một câu bị mọi người chê ngay. Gà đã làm xong, bà chủ bưng ra, hơi nóng bốc lên cùng với hơi gà làm miệng người nào cũng có nước dãi, nhưng không anh nào dám đụng vào đĩa thịt gà khi câu thơ chưa làm xong...

... Tới lúc Hoàng Cầm, sau khi rung đùi một lúc, đứng lên đưa ra câu thơ thứ tư thì ta mới thấy con người của ông hiện ra, thật là bình dị nhưng sâu sắc, thật là thơ mộng nhưng cũng rất tình người.

Người bạn thơ của tôi có đôi mắt sắc long lanh, có cái mũi dọc dừa và cái miệng lúc nào cũng như đang ngâm nga một câu thơ hay... bây giờ ông trịnh trọng đứng lên đọc câu thơ kết thúc cho bài thơ đặc biệt này. Đó là câu:

Cháu trẻ chờ cha chốn chợ chiều.

Lúc đó, trời đã về khuya, trăng đã lên khỏi đầu núi, cả bọn xúm nhau lại, lấy giấy bút ra ghi bốn câu thơ đó rồi dán ngay lên trên vách nứa với sự chứng kiến rất thân mật của bà chủ và hai đứa con nhỏ. Tôi không kịp tìm hiểu xem bà chủ quán vui hay buồn sau khi chúng làm xong bốn câu thơ đó, bởi vì tôi còn mải lấy đàn ra để phổ nhạc và hát ầm ỹ lên.

Chủ Đề