Ở cơ thể sinh vật cơ quan nào sau đây không nằm ở hệ chồi

Trong sinh học, một hệ cơ quan (hay hệ sinh học) là một nhóm các cơ quan hoạt động cùng nhau để thực hiện một chức năng nhất định. Các hệ phổ biến có thể thấy trong giải phẫu người cũng như động vật có vú và các động vật khác là những hệ như hệ tuần hoàn, hệ hô hấp, hệ thần kinh,...

Ở cơ thể sinh vật cơ quan nào sau đây không nằm ở hệ chồi

Ví dụ về một hệ sinh học: Hệ thần kinh. Giản đồ này cho thấy hệ thần kinh được tạo thành bởi 4 cơ quan cơ bản: não bộ, tuỷ sống và các dây thần kinh.

Một nhóm các hệ cơ quan gộp lại thành sinh vật, vì dụ như cơ thể người.

Các hệ cơ quan sau đây trong giải phẫu người được nghiên cứu rộng rãi. Hệ cơ quan ở "người" tồn tại ở rất nhiều loài động vật khác.

  • Hệ tuần hoàn: bơm và dẫn truyền máu đi lại giữa cơ thể (vòng tuần hoàn lớn) và phổi (vòng tuần hoàn nhỏ), hệ tuần hoàn gồm tim, máu và các mạch máu.
  • Hệ vỏ bọc: da, tóc, mỡ, và Móng (động vật).
  • Hệ xương khớp: nâng đỡ và bảo vệ kết cấu cơ thể người, hệ xương gồm các xương, sụn, dây chằng và gân.
  • Hệ sinh dục: gồm các cơ quan sinh dục, như là buồng trứng, vòi tử cung, tử cung, âm đạo, tuyến vú, tinh hoàn, ống dẫn tinh, túi tinh và tuyến tiền liệt
  • Hệ tiêu hoá: tiêu hoá và xử lý thức ăn với các cơ quan: miệng ,tuyến nước bọt, thực quản, dạ dày, gan, túi mật, tuỵ, ruột, trực tràng và hậu môn.
  • Hệ tiết niệu: thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo tham gia vào việc cân bằng chất lỏng trong cơ thể, cân bằng điện giải và bài tiết nước tiểu.
  • Hệ hô hấp: gồm các cơ quan dùng để thở là hầu, thanh quản, phế quản, phổi, khí quản và cơ hoành.
  • Hệ nội tiết: liên lạc thông tin bên trong cơ thể bằng các nội tiết tố tạo ra bởi các tuyến nội tiết, gồm các cơ quan như là vùng hạ đồi, tuyến yên, thể tùng hay tuyến tùng, tuyến giáp, tuyến cận giáp, tuyến thượng thận,...
  • Hệ bạch huyết: là các cấu trúc tham gia vận chuyển bạch huyết giữa các mô và mạch máu; hệ bạch huyết gồm bạch huyết và các hạch bạch huyết, mạch bạch huyết.
  • Hệ cơ: cho phép cơ thể tác động đến môi trường xung quanh, vận động hay giữ nguyên tư thế và sinh ra nhiệt. Chỉ bao gồm các cơ xương, không tính cơ trơn hay cơ tim.
  • Hệ thần kinh: thu thập, vận chuyển và xử lý thông tin, gồm có não bộ, tuỷ sống và :

hệ thần kinh ngoại biên.

  •  Cổng thông tin Khoa học về hệ thống

  • Sự sống nhân tạo
  • Kĩ thuật hệ sinh học
  • Sinh học hệ thống
  • Sinh thái học hệ thống
  • Thuyết hệ thống

  • Systems Biology: An Overview bởi Mario Jardon: A review from the Science Creative Quarterly, 2005.
  • Synthesis and Analysis of a Biological System[liên kết hỏng], bởi Hiroyuki Kurata, 1999.

Lấy từ “https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Hệ_cơ_quan&oldid=68275979”

Hướng dẫn câu hỏi Trắc nghiệm KHTN 6Bài 20: Các cấp độ tổ chức trong cơ thể đa bào (có đáp án) hay nhất, bám sát nội dung sách Chân trời sáng tạo.

[Chân trời sáng tạo] Bài 20: Các cấp độ tổ chức trong cơ thể đa bào

Câu 20.1.Tổ chức cơ thể đa bào được sắp xếp thành năm cấp độ theo sơ đồ dưới đây:

a) Gọi tên các cấp độ tổ chức của cơ thế đa bào từ (9) đến (5) với các gợi ý sau: cơ thể, mô, cơ quan, tế bào, hệ cơ quan.

b) Cấp độ thấp nhất hoạt động độc lập trong cơ thể đa bào là

A. hệ cơ quan.

B. cơ quan.

C. mô.

D. tế bào,

c) Tập hợp các mô thực hiện cùng một chức năng là:

A. tế bào.

B. mô

C. cơ quan.

D. hệ cơ quan.

d) Vẽ sơ đó thể hiện mối quan hệ của năm cấp độ tổ chức trong cơ thể đa bào từ nhỏ đến lớn.

Trả lời:

a) (1) tế bào, (2) mô, (3) cơ quan, (4) hệ cơ quan, (5) cơ thể.

b) Đáp án D.

c) Đáp án C.

d) Tế bào -> Mô -› Cơ quan -› Hệ cơ quan -› Cơ thể.

Câu 20.2.Hệ cơ quan ở thực vật bao gồm

A. hệ rễ và hệ thân, B. hệ thân và hệ lá.

C. hệ chồi và hệ rễ

D. hệ cơ và hệ thân.

Trả lời:

Chọn đáp án: C

Câu 20.3.Nối các cấp độ tổ chức trong cơ thể đa bào ở cột bên trái với các ví dụ tương ứng ở cột bên phải.

Trả lời:

1-B 2-A 3-C 4-E 5-D.

Câu 20.4.Nối các cấp độ tổ chức trong cơ thể đa bào ở cột A với các định nghĩa tương ứng ở cột B.

Trả lời:

1 - E 2- C 3-B 4-A 5-D.

Câu 20.5.Quan sát một số cơ quan trong hình sau:

a) Gọi tên các cơ quan tương ứng với mỗi hình

b) Cơ quan (1) thuộc hệ cơ quan nào sau đây?

A, Hệ tuần hoàn.

B. Hệ thần kinh.

C. Hệ hô hấp.

D. Hệ tiêu hoá.

c) Hệ tiêu hoá gồm các cơ quan nào?

A. (2), 3).

B. (3), (4).

C.(3),(5).

D.(3), (6).

Trả lời:

a) (1) - Bộ não,

(2) - Tim,

(3) - Dạ dày,

(4) - Phổi,

(5) - Thận,

(6) - Ruột.

b) Đáp án B.

c) Đáp án D.

Câu 20.6.Căn cứ vào cột Chức năng, hãy điền tên các cơ quan ở Bài tập 20.5 vào cột Tên cơ quan, và tên các hệ cơ quan tương ứng vào cột Hệ cơ quan trong bảng dưới đây.

Trả lời:

Câu 20.7.Cho hình ảnh cây lạc.

a) Kể tên các cơ quan của cây lạc.

b) Xác định các hệ cơ quan của cây lạc.

c) Theo em, gọi củ lạc là đúng hay sai? Giải thích.

Trả lời:

a) (1) Rễ, (2) Thân, (3) Lá, (4) Hoa, (5) Củ, (6) Hạt.

b) Hệ rễ: rễ;

Hệ chồi: lá, thân, hoa.

c) Gọi “củ lạc" là chưa chính xác, gọi “quả lạc” là đúng.

=> Thực chất “quả lạc” do hoa biến đổi thành nhưng vì nó nằm dưới mặt đất nên dễ nhầm là củ, vì thế “củ lạc” (theo cách gọi dân gian) chính là “quả lạc”.

Câu 20.8.Căn cứ vào cột Chức năng, hãy điển tên các cơ quan của thực vật ở Bài tập 20.7 vào cột tên cơ quan, và tên các hệ cơ quan tương ứng vào cột Hệ cơ quan trong bảng dưới đây,

Trả lời:

Câu 20.9.Hoàn thành đoạn thông tin sau:

Trong cơ thể đa bào, (1)... thường được sắp xếp vào trong các mô, các cơ quản và các hệ cơ quan. (2)... là tập hợp các tế bào giống nhau cùng phối hợp thực hiện một chức năng nhất định, Chẳng hạn, hệ thần kinh của bạn được tạo thành từ (3)... (gồm các tế bào thần kinh), mô bị, mô liên kết. Nó chỉ đạo các hoạt động và quy trình của cơ thể sống,

Trả lời:

(1) tế bào, (2) Mô , (3) mô thần kinh.

Câu 20.10.Quan sát sơ đồ dưới đây và hoàn thành các yêu cầu sau:

a) Viết tên các cấp độ tổ chức trong cơ thể đa bào vào cột (A).

b) Nối tên các cấp độ tổ chức trong cơ thể ở cột (A) tương ứng với các hình ở cột (B).

c) Gọi tên các cơ quan ở vị trí số (4) và cho biết đây là hệ cơ quan nào trong cơ thể người.

d) Dự đoán điều gì sẽ xảy ra nếu một trong những cơ quan thuộc hệ cơ quan số (4) bị tổn thương.

Trả lời:

a) Tế bào - Mô - Cơ quan - Hệ cơ quan - Cơ thể.

b) Tế bào - (1),

Mô - (2),

Cơ quan - (3),

Hệ cơ quan - (4),

Cơ thế - (5).

c) Các cơ quan trong hệ cơ quan số (4): dạ dày, ruột non, ruột già, trực tràng, hậu môn, túi mật, tuyến tụy, gan => hệ tiêu hóa.

d) Nếu một trong số các cơ quan của hệ tiêu hoá bị tốn thương sẽ dẫn đến sự gián đoạn trong quá trình tiêu hoá thức ăn, gây ra các rối loạn như tiêu chảy, sự hấp thụ kém các chất dinh dưỡng gây suy đinh dưỡng.

Câu 20.11.Ung thư và sự sinh sản của tế bào: Ung thư là kết quả của sự mất kiểm soát trong quá trình sinh sản của tế bào, dẫn đến sự tạo thành khối u dẫn đến, tế bào ung thư sẽ xâm lấn và phá hủy các mô khác trong cơ thể người bệnh. Tuy nhiên, một số khối u lành tính không xâm lấn các bộ phận khác của cơ thể và có thể được loại bỏ bằng phẫu thuật. Sự sinh sản của các tế bào ung thư được thể hiện như sơ đồ sau:

a) Sự xuất hiện các mầm ung thư xảy ra ở cấp độ nào?

bị Tại sao ung thư là vấn đề đối với các cấp độ tổ chức trong cơ thể sinh vật?

Trả lời:

a) Sự xuất hiện các mầm ung thư xảy ra ở cấp độ tế bào.

b) Vì tế bào là đơn vị cấu trúc của mọi cơ thế sống, sự sinh sản của tế bào là cơ sở cho sự hình thành và đối mới trong các nhóm mô, cơ quan, hệ cơ quan thống nhất trong cơ thế. Khi có mầm tế bào ung thư xuất hiện sẽ hình thành khối u. Nếu khối u lành tính, nó sẽ không xâm lấn sang các bộ phận khác nhưng nếu khối u ác tính dần dần sẽ phát triển sang các mô lân cận và xâm lấn đến các bộ phận khác nhau trong cơ thể.

Kết quả: Khối u là tiền để tạo nên ung thư ở các cấp độ khác nhau của cơ thể đa bào. Các loại ung thư phổ biến như: ung thư phổi, ung thư đại trực tràng, ung thư dạ dày, ung thư vú, ung thư cổ tử cung.

Ví dụ: Một khối u ở phổi có thể làm gián đoạn chức năng của lá phổi và ảnh hưởng đến sự trao đổi khí trong hệ hô hấp, nó là một biến đổi nguy hiểm có liên quan trực tiếp đến tế bào.

Câu 20.12.Hãy viết câu trả lời tương ứng với các yêu cầu sau:

a) Có ý kiến cho rằng: “Tất cả các sinh vật đều là cơ thể đa bào? Theo em, ý kiến này đúng hay sai? Giải thích.

b) Em hãy tìm hiểu về hệ thống bài tiết trong cơ thể người và lấy ví dụ về tế bào, mô, các cơ quan tương ứng tạo nên hệ cơ quan này.

c) Hãy nêu 5 đặc trưng cơ bản của một cơ thể sống.

Trả lời:

a) Ý kiến “Tất cả các sinh vật đều là cơ thể đa bào” là sai.

=> Các sinh vật có thể là đơn bào, khi đó tế bào biệt hoá đa năng, thực hiện đầy đủ các chức năng của một cơ thể sống

VD: trùng biến hình, Trùng giày, ... Các sinh vật cũng có thể là đa bào, được tạo nên từ các cấp độ tổ chức từ tế bào đến cơ thể, ví dụ: con cá, cây thông, ...

b) VD tế bào, mô, cơ quan trong hệ bài tiết:

- Tế bào: tế bào biểu bì, tế bào cơ, tế bào máu, ...

- Mô: mô biểu bì, mô cơ, mô liên kết, ...

- Cơ quan: thận, bàng quang, ống dẫn niệu, ống đái.

c) 5 đặc trưng cơ bản của một cơ thể sống:

- Lấy các chất cần thiết,

- Lớn lên;

- Sinh sản;

- Vận động/ cảm ứng;

- Loại bỏ các chất thải.