Không bắt buộc sử dụng hóa đon điện tử năm 2024

Hóa đơn điện tử chứng từ định dạng dữ liệu điện tử có giá trị tương đương hóa đơn giấy. Do đó, hóa đơn điện tử cũng cần tuân thủ quy định về nội dung. Có trường hợp nào được pháp luật cho phép lập hóa đơn điện tử không cần đầy đủ nội dung hay không? E-invoice sẽ trả lời thắc mắc trên qua bài viết dưới đây.

1. Hóa đơn điện tử là gì?

Hóa đơn điện tử là hình thức hóa đơn hiện đại sử dụng trên nền tảng điện tử. Theo thông tư 32/2011/TT-BTC, hóa đơn điện tử là tập hợp các thông điệp dữ liệu điện tử về bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, được khởi tạo, lập, gửi, nhận, lưu trữ và quản lý bằng phương tiện điện tử. Hóa đơn điện tử cần đảm bảo các điều kiện sau:

  • Đảm bảo đủ tin cậy về tính toàn vẹn của thông tin chứa trong hóa đơn điện tử từ khi thông tin được tạo ra ở dạng cuối cùng của hóa đơn điện tử. Thông tin chứa trong hóa đơn điện tử có thể truy cập, sử dụng được dưới dạng hoàn chỉnh khi cần thiết.

Nghị định 123-2020-NĐ-CP ban hành ngày 19-10-2021 và Thông tư 78-2021-TT-BTC ngày 17-9-2021 hướng dẫn Nghị định này đã quy định cụ thể lộ trình áp dụng hóa đơn điện tử như sau:

Trước ngày 1-7-2022: Chỉ bắt buộc áp dụng hoá đơn điện tử đối với các cơ sở kinh doanh được cơ quan thuế thông báo chuyển đổi sử dụng hóa đơn điện tử mà đã đáp ứng được điều kiện về hạ tầng công nghệ thông tin (theo Điều 60 Nghị định 123-2020-NĐ-CP).

Đồng thời khuyến khích cơ quan, tổ chức, cá nhân đã đủ điều kiện về hạ tầng công nghệ thông tin áp dụng hóa đơn điện tử (khoản 1 Điều 11 Thông tư 78-2021-TT-BTC).

XÓA BỎ HÓA ĐƠN GIẤY, CHUYỂN SANG HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ

Từ 1-7-2022: Bắt buộc áp dụng hóa đơn điện tử, trừ một số trường hợp như doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, hộ, cá nhân kinh doanh tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn không thực hiện giao dịch với cơ quan thuế bằng phương tiện điện tử, không có hệ thống phần mềm kế toán,…

Như vậy, trừ một số trường hợp đặc biệt nêu trên thì từ ngày 1-7-2022, các doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân kinh doanh sẽ không được sử dụng hóa đơn giấy mà bắt buộc phải chuyển sang sử dụng hóa đơn điện tử.

Thực tế, việc áp dụng hóa đơn điện tử đã được triển khai đồng bộ tại 63 tỉnh, thành trên cả nước từ tháng 4-2022 nhưng do thời gian áp dụng chưa lâu nên trong quá trình sử dụng hóa đơn điện tử, các doanh nghiệp vẫn còn gặp khá nhiều vướng mắc.

Nghị định có hiệu lực từ 1-7-2022.

THÔNG BÁO PHÁT HÀNH TEM ĐIỆN TỬ, THUỐC LÁ

Quyết định 568/QĐ/TCT ngày 25-4-2022 về Quy trình Quản lý tem điện tử rượu và tem điện tử thuốc lá sản xuất để tiêu thụ trong nước, có hiệu lực thi hành.

Trong đó, hướng dẫn thông báo phát hành tem điện tử rượu, thuốc lá sản xuất để tiêu thụ trong nước. Cụ thể, Vụ Tài vụ - quản trị (Tổng cục Thuế) thực hiện:

- Nhập hợp đồng in tem điện tử vào Hệ thống Quản lý tem điện tử.

- Hệ thống hỗ trợ lập và in Thông báo phát hành tem điện tử mẫu 01/TB/TEM ban hành kèm theo Phụ lục 3 Thông tư 23/2021/TT/BTC ngày 30-03-2021.

- Trình Phụ trách Bộ phận xem xét chấp nhận-không chấp nhận mẫu 01/TB/TEM.

- Phụ trách Bộ phận trình Thủ trưởng đơn vị xem xét chấp nhận-không chấp nhận 01/TB/TEM.

- Căn cứ kết quả phê duyệt chấp nhận mẫu 01/TB/TEM, công chức được phân công đưa mẫu 01/TB/TEM lên Cổng thông tin điện tử Tổng cục Thuế ngay trong ngày.

- Công khai các thông tin Thông báo phát hành tem điện tử lên Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế ngay trong ngày. Bộ phận Tuyên truyền - Hỗ trợ của Cục Thuế, Chi cục Thuế thực hiện niêm yết, công khai Thông báo phát hành tem điện tử tại nơi bán tem điện tử.

Quyết định có hiệu lực từ ngày 1-7-2022.

ĐIỀU CHỈNH LẠI MỨC THU CỦA HÀNG LOẠT PHÍ, LỆ PHÍ

Nhằm hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho những người dân và doanh nghiệp chịu ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 120/2021/TT/BTC quy định về mức thu của một số khoản phí, lệ phí áp dụng từ ngày 01-01-2022 đến hết ngày 30-6-2022.

Thông tư này đã tiếp tục bổ sung thêm 03 khoản phí, lệ phí vào danh mục các khoản phí, lệ phí được giảm, đồng thời gia hạn thời gian được giảm mức thu của 34 khoản phí khác, nâng tổng số khoản phí, lệ phí được giảm từ 34 lên 37.

Điển hình có thể kể đến các khoản sau: Lệ phí cấp thẻ Căn cước công dân gắn chip, lệ phí cấp hộ chiếu, phí sử dụng đường bộ, phí cấp giấy đăng kiểm,…

Các khoản lệ phí này được giảm từ 10 - 50% so với quy trước đó, áp dụng đến hết ngày 30-6-2022. Sang đến ngày 01-7-2022, 37 khoản phí, lệ phí này sẽ trở lại mức thu theo quy định trước đó.

CẬP NHẬT CHỨNG NHẬN XUẤT XỨ (C-O) MẪU D ĐIỆN TỬ

Thông tư 10/2022/TT/BCT ban hành ngày 1-6-2022 sửa đổi Thông tư 22/2016/TT/BCT thực hiện Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN bắt đầu có hiệu lực thi hành.

Theo đó, C-O mẫu D điện tử (mẫu mới) được ban hành kèm theo Thông tư 10/2022/TT/BCT.

Còn C-O mẫu D theo quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 19-2020-TT-BCT (mẫu cũ) được cấp đến hết ngày 31-10-2022 và được cơ quan hải quan chấp nhận trong thời hạn quy định tại Điều 15 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 19-2020-TT-BCT.

Như vậy, trong giai đoạn chuyển tiếp từ nay đến hết ngày 31-10-2022, cơ quan hải quan chấp nhận đồng thời C-O mẫu D mẫu cũ và C-O mẫu D mới.

Từ ngày 01-11-2022, cơ quan hải quan chỉ chấp nhận C-O mẫu D (mẫu mới).

Ngoài ra, Thông tư 10/2022/TT/BCT cũng hướng dẫn cụ thể về chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa (tại Điều 12 của Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 10-2022-TT-BCT) sau thời gian thực hiện thí điểm theo Thông tư 22/2016/TT/BCT.