Hóa đơn dấu đỏ và hóa đơn dấu vuông năm 2024

Trước đây, khi lập hóa đơn bán hàng, bên bán phải ký và đóng dấu đầy đủ theo quy định của pháp luật. Trong 1 số trường hợp đặc biệt theo quy định của pháp luật và được sự chấp thuận của cơ quan thuế quản lý, công ty có thể được miễn tiêu thức dấu người bán trên hóa đơn bán ra. Con dấu sử dụng phải có hiệu lực, phải được đóng đúng chiều, đúng vị trí đối với từng trường hợp theo quy định của pháp luật.

Hóa đơn dấu đỏ và hóa đơn dấu vuông năm 2024

Quy định về dấu của doanh nghiệp:

Điều 44 Luật doanh nghiệp năm 2020 số 59/2020/QH14 có quy định về con dấu như sau:

  1. Doanh nghiệp có quyền quyết định về hình thức, số lượng và nội dung con dấu của doanh nghiệp. Nội dung con dấu phải thể hiện những thông tin sau đây: a) Tên doanh nghiệp; b) Mã số doanh nghiệp.
  2. Trước khi sử dụng, doanh nghiệp có nghĩa vụ thông báo mẫu con dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh để đăng tải công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
  3. Việc quản lý, sử dụng và lưu giữ con dấu thực hiện theo quy định của Điều lệ công ty
  4. Con dấu được sử dụng trong các trường hợp theo quy định của pháp luật hoặc các bên giao dịch có thỏa thuận về việc sử dụng dấu…”

Thay đổi địa chỉ có cần thay đổi dấu không:

Như trích dẫn tại trên, doanh nghiệp có quyền quyết định về hình thức, số lượng và nội dung con dấu của doanh nghiệp. Nội dung con dấu phải thể hiện những thông tin sau đây: a) Tên doanh nghiệp; b) Mã số doanh nghiệp nên địa chỉ không phải tiêu thức bắt buộc.

Tuy nhiên, nếu có thông tin này trên con dấu thì doanh nghiệp nên thực hiện đổi dấu để phù hợp về mặt hình thức các thông tin trên giấy tờ. Trước đây, doanh nghiệp phải thông báo thay đổi dấu thì việc đổi con dấu hiện nay cơ quan nhà nước không quản lý mà nội dung và hình thức của con dấu do doanh nghiệp tự quản lý.

Công văn 104

Hóa đơn dấu đỏ và hóa đơn dấu vuông năm 2024

Căn cứ pháp lý:

Điều 26 nghị định 110/2004/NĐ-CP “1. Dấu đóng phải rõ ràng, ngay ngắn, đúng chiều và dùng đúng mực dấu quy định. 2. Khi đóng dấu lên chữ ký thì dấu đóng phải trùm lên khoảng 1/3 chữ ký về phía bên trái.” Nghị định 99/2016/NĐ-CP quy định các nội dung khác về quản lý và sử dụng con dấu.

Theo Khoản 2, Điều 16, Thông tư 39/2014 quy định:

  1. Tiêu thức “người bán hàng (ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)” Trường hợp thủ trưởng đơn vị không ký vào tiêu thức người bán hàng thì phải có giấy ủy quyền của thủ trưởng đơn vị cho người trực tiếp bán ký, ghi rõ họ tên trên hóa đơn và đóng dấu của tổ chức vào phía trên bên trái của tờ hóa đơn. Khoản 3, Điều 4, Thông tư 39/2014 quy định “Đối với doanh nghiệp sử dụng hóa đơn với số lượng lớn, chấp hành tốt pháp luật thuế, căn cứ đặc điểm hoạt động kinh doanh, phương thức tổ chức bán hàng, cách thức lập hóa đơn của doanh nghiệp và trên cơ sở đề nghị của doanh nghiệp, Cục thuế xem xét và có văn bản hướng dẫn hóa đơn không nhất thiết phải có tiêu thức “dấu của người bán”. Ngoài ra tham khảo chi tiết hơn về các quy định liên quan tới con dấu theo

Tham khảo:

CV số 46422/CT-TTHT ngày 10/07/2017 “Trường hợp người đại diện pháp luật, thủ trưởng đơn vị không ký vào tiêu thức “người bán hàng” thì phải có giấy ủy quyền cho người trực tiếp bán hàng ký ghi rõ họ tên trên hóa đơn và đóng dấu của tổ chức vào phía bên trái của tờ hóa đơn” CV số 4405/TCT-CS ngày 22/09/2016 “Công ty cổ phần thương mại tổng hợp Vincommerce sử dụng hóa đơn với số lượng lớn, chấp hành tốt pháp luật về thuế, căn cứ đặc điểm hoạt động kinh doanh….miễn tiêu thức “dấu của người bán” trên hóa đơn trong thời gian chuyển đổi sang hình thức hóa đơn điện tử.”

English version

– When making sale invoices, the seller must sign and stamp in full the law. Use seals must be effective, must be closed in the right way, in the right place for each case in accordance with the law.

– In some special cases in accordance with the law and approved by the tax authorities, the company may be exempted from marking the seller on the invoice.

Legal basis:

According to Item 2, Article 16, Circular 39/2014/TT-BTC stipulates: “d) Item “người bán hàng (ký, Dóng dấu, ghi rõ họ tên)” – Seller (signature, seal, full name)

If the head of the unit does not sign in this box, the head of the unit must authorize the shopkeeper in writing to sign, write his/her name, and append the organization’s seal on the upper left of the invoice.”

Nói tóm lại từ thời điểm Luật Doanh nghiệp 2020 có hiệu lực thì việc con dấu của doanh nghiệp tròn hay vuông đều chỉ là hình dáng của con dấu ngoài hình tròn và vuông doanh nghiệp còn có thể tùy ý chọn lựa các hình dáng khác như hình tam giác, hình thang, hình bông hoa, trái tim... hình dáng của con dấu không làm thay đổi giá trị pháp lý của con dấu. Hiện nay pháp luật đã không còn quy định phải thông báo mẫu con dấu của doanh nghiệp nữa, vì vậy doanh nghiệp có thể tùy ý sử dụng con dấu mà không cần đăng ký với cơ quan chức năng. Ngoài ra doanh nghiệp sẽ tùy ý quyết định về việc quản lý và sử dụng con dấu tại Điều lệ công ty hoặc quy chế do doanh nghiệp ban hành.

Hóa đơn dấu đỏ và hóa đơn dấu vuông năm 2024

Hiểu về con dấu vuông và tròn của doanh nghiệp như thế nào? Chữ ký số có được xem là con dấu của doanh nghiệp không?

Chữ ký số là gì? Chữ ký số có được xem là con dấu của doanh nghiệp không?

Căn cứ theo quy định tại khoản 6 Điều 3 Nghị định 130/2018/NĐ-CP giải thích về chữ ký số như sau:

6. "Chữ ký số" là một dạng chữ ký điện tử được tạo ra bằng sự biến đổi một thông điệp dữ liệu sử dụng hệ thống mật mã không đối xứng, theo đó, người có được thông điệp dữ liệu ban đầu và khóa công khai của người ký có thể xác định được chính xác:
a) Việc biến đổi nêu trên được tạo ra bằng đúng khóa bí mật tương ứng với khóa công khai trong cùng một cặp khóa;
b) Sự toàn vẹn nội dung của thông điệp dữ liệu kể từ khi thực hiện việc biến đổi nêu trên

Vậy chữ ký số là một dạng chữ ký điện tử được mã hóa các dữ liệu, mà căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 43 Luật doanh nghiệp 2020 thì chữ ký số cũng được xem là một loại hình thức con dấu của doanh nghiệp sử dụng trong giao dịch điện tử.

Giá trị pháp lý của chữ ký số như thế nào?

Giá trị pháp lý của chữ ký số được quy định tại Điều 8 Nghị định 130/2018/NĐ-CP như sau:

1. Trong trường hợp pháp luật quy định văn bản cần có chữ ký thì yêu cầu đối với một thông điệp dữ liệu được xem là đáp ứng nếu thông điệp dữ liệu đó được ký bằng chữ ký số và chữ ký số đó được đảm bảo an toàn theo quy định tại Điều 9 Nghị định này.
2. Trong trường hợp pháp luật quy định văn bản cần được đóng dấu của cơ quan tổ chức thì yêu cầu đó đối với một thông điệp dữ liệu được xem là đáp ứng nếu thông điệp dữ liệu đó được ký bởi chữ ký số cơ quan, tổ chức và chữ ký số đó được đảm bảo an toàn theo quy định tại Điều 9 Nghị định này.
3. Chữ ký số và chứng thư số nước ngoài được cấp giấy phép sử dụng tại Việt Nam theo quy định tại Chương V Nghị định này có giá trị pháp lý và hiệu lực như chữ ký số và chứng thư số do tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng của Việt Nam cấp.

Điều kiện đảm bảo an toàn cho chữ ký số là gì?

Một chữ ký số được xem là đảm bảo an toàn khi có các điều kiện được quy định tại Điều 9 Nghị định 130/2018/NĐ-CP như sau: