Bữa an hợp lý sẽ đảm bảo cung cấp đầy đủ cho cơ thể như thế nào

Câu hỏi: Thế nào là bữa ăn hợp lí?

A. Có sự phối hợp giữa các loại thực phẩm

B. Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng với từng đối tượng

C. Đảm bảo cho cơ thể đầy đủ chất dinh dưỡng và năng lượng

D. Cả A, B, C đều đúng

Trả lời:

Đáp án: D

Giải thích: Bữa ăn hợp lí là có sự phối hợp giữa các loại thực phẩm để cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng với từng đối tượng; Đảm bảo cho cơ thể đầy đủ chất dinh dưỡng và năng lượng.

Cùng Top lời giải tìm hiểu chi tiết về Tổ chức bữa ăn hợp lý trong gia đình nhé

I. Thế nào là bữa ăn hợp lý

- Bữa ăn hợp lý là bữa ăn có sự phối hợp các loại thực phẩm với đủ các chất dinh dưỡng cần thiết theo tỉ lệ thích hợp để cung cấp cho nhu cầu cơ thể con người về năng lượng và các chất dinh dưỡng.

- Cơ thể cần:

+ Chất đạm (Protein)

+ Chất béo (Lipit)

+ Chất đường & tinh bột (Gluxit)

+ Các chất khoáng

+ Các vitamin

+ Nước và chất xơ.

- Ví dụ 1:

+ Thịt rang(chất đạm ,chất béo can xi)

+ Cá rán(Chất khoáng, chất béo)

+ Thịt bò xào(chất đạm, chất béo)

+ Cà muối (chất khoáng, chất xơ,)

+ Cơm (chất đường bột)

- Ví dụ 2:

+ Cơm (chất đường bột)

+ Nước chấm

+ Rau luộc (Vitamin ,chất xơ)

II. Phân chia số bữa ăn trong ngày

Việc phân chia số bữa ăn trong ngày ảnh hưởng đến việc tiêu hoá thức ăn và nhu cầu năng lượng cho từng khoảng thời gian, trong lúc làm việc hay khi nghỉ ngơi.

- Khi dạ dày hoạt động bình thường, thức ăn được tiêu hóa trong vòng 4 giờ.

- Cần phân chia bữa ăn hợp lý, khoảng cách giữa các bữa ăn thường từ 4 đến 5 giờ

+ Bữa sáng: sau khi ngủ dậy cần ăn đủ năng lượng cho lao động, học tập cả buổi sáng. Nên ăn vừa phải, không nên bỏ ăn sáng sẽ có hại cho cơ thể, vì hệ tiêu hoá phải làm việc không điều độ.

+ Bữa trưa: Cần ăn nhanh nhưng đủ chất để bổ sung chất và năng lượng đã tiêu hao ở buổi sáng và chuẩn bị năng lượng hoạt động cho buổi chiều.

+ Bữa tối: Cần tăng khối lượng với các món ăn nóng, ngon, rau củ, quả để bù lại năng lượng tiêu hao trong ngày. Thời gian bữa ăn có thể dài hơn.

- Tóm lại: Ăn uống đúng bữa, đúng giờ, đủ năng lượng, đủ chất dinh dưỡngcũng là điều kiện cần thiết để đảm bảo sức khoẻ và góp phần tăng tuổi thọ.

III. Nguyên tắc tổ chức bữa ăn trong gia đình

1. Nhu cầu của các thành viên trong gia đình

- Nhu cầu dinh dưỡng tuỳ thuộc vào:

+ Lứa tuổi, giới tính.

+ Thể trạng.

+ Công việc.

- Ví dụ:

+ Trẻ em đang lớn cần ăn nhiều loại thực phẩm để phát triển cơ thể.

+ Người lớn đang làm việc, đặc biệt lao động chân tay cần ăn các thực phẩm cung cấp nhiều năng lượng.

+ Phụ nữ có thai cần ăn những thực phẩm giàu chất đạm, chất vôi và chất sắt.

2. Điều kiện tài chính

- Cân nhắc về số tiền hiện có để đi mua thực phẩm.

+ Lựa chọn loại thực phẩm đáp ứng được về chất dinh dưỡng mà đa số thành viên trong gia đình cần.

+ Lựa chọn loại thực phẩm mới, tươi, ngon và phổ thông.

+ Lựa chọn loại thực phẩm không trùng về nhóm dinh dưỡng chính.

+ Phối hợp với các loại thực phẩm tự trồng, tự nuôi (nếu có).

- Một bữa ăn đủ chất dinh dưỡng không cần phải đắt tiền.

3. Sự cân bằng chất dinh dưỡng

- Sự cân bằng chất dinh dưỡng được thể hiện qua việc chọn mua thực phẩm phù hợp.

- Phải có đủ thực phẩm thuộc 4 nhóm dinh dưỡng để kết hợp thành một bữa ăn hoàn chỉnh, cân bằng dinh dưỡng.

+ Nhóm giàu chất đạm.

+ Nhóm giàu chất đường bột.

+ Nhóm giàu chất béo.

+ Nhóm giàu vitamin và chất khoáng.

4. Thay đổi món ăn

- Thay đổi món ăn cho gia đình mỗi ngày để tránh nhàm chán.

- Thay đổi các phương pháp chế biến để có món ăn ngon miệng.

- Thay đổi hình thức trình bày và màu sắc của món ăn để bữa ăn thêm phần hấp dẫn.

- Trong bữa ăn, không nên có thêm món ăn cùng loại thực phẩm, hoặc cùng phương pháp chế biến với món chính đã có sẵn.

- Ví dụ: Bữa ăn đã có món cá kho thì không cần phải thêm món cá hấp.

IV. Ghi nhớ

- Bữa ăn hợp lí sẽ đảm bảo cung cấp đầy đủ cho cơ thể năng lượng và các chất dinh dưỡng

- Bố trí các bữa ăn trong ngày hợp lí để đảm bảo tốt cho sức khỏe

- Bữa ăn phải đáp ứng nhu cầu cua từng thành viên trong gia đình, điều kiện tài chính.

1.Chọn ý đúng:
Bữa ăn hợp lí sẽ đảm bảo cung cấp đầy đủ cho cơ thể :
A. Năng lượng và chất dinh dưỡng B. Năng lượng
C. Chất dinh dưỡng D. Chất đạm, chất béo đường bột
2.Điền vào chỗ chấm
a. Dầu cá có nhiều Vitamin ...... và vitamin D
b. Nên chọn đủ thực phẩm của ................... cần thiết cho cơ thể trong 1 ngày
c. Không nên chắt bỏ nước cơm vì sẽ mất ..............
d. Muối chua là cách làm thực phẩm .................trong 1 thời gian cần thiết

  • lý thuyết
  • trắc nghiệm
  • hỏi đáp
  • bài tập sgk

Bữa ăn hợp lí sẽ đảm bảo cung cấp đầy đủ cho cơ thể:

A. Năng lượng và chất dinh dưỡng

B. Chất béo

C. Chất khoáng

D. Cung cấp năng lượng

Các câu hỏi tương tự

Phần 1 : Trắc nghiệm

Câu 1 : Chất xơ ngăn ngừa đc bệnh

A. Tiểu đường

B. Táo bón

C. Tim mạch

D. Huyết áp

Câu 2 : Sinh tố dễ tan trong nước nhất là

A. Vitamin B

B. Vitamin A

C. Vitamin C

D. Vitamin D

Câu 4 : Cơ thể bị thiếu máu do thiếu

A. Sắt

B. Canxi

C. Iốt

D. Phốt pho

Câu 9 : Em hãy trọn một loại thực phẩm trong các thực phẩm sau đay để thay thế thịt , cá

A. Rau muống

B. Đậu phụ

C. Khoai lang

D. Gạo

Câu 10 : Nếu ăn thừa chất đạm

A. Làm có thể béo phệ

B. Cơ thể khỏe mạnh

C. Ảnh hưởng xấu đến sức khỏe

D. Gây bệnh béo phì , huyết áp cao , bệnh tim mạch

Câu 12 : Vitamin D có tác dụng

A. Bổ mắt , ngăn ngừa khô mắt

B. Làm chắc răng , cứng xương

C. Tăng sức đề kháng

D. Cung cấp năng lượng

Câu 14 : Sinh tố A có vai trò

A. Ngừa bệnh tiêu chảy

B. Ngừa bệnh quáng gà

C. Ngừa bệnh thiếu máu

D. Ngừa bệnh động kinh

Câu 15 : Các thực phẩm thuộc nhóm thức ăn giàu chất béo là

A. Lạc , vừng , ốc , cá

B. Thịt bò , cua , cá , đậu

C. Thịt heo nạc , cá ,ốc , mỡ heo

D. Mỡ heo , bơ , dầu dừa , dầu mè

Câu 16 : Chất đường bột có nhiều trong thực phẩm

A. Tôm

B. Đậu tương

C. Rau muống

D. Ngô

Câu 18 : tại sao ko dùng gạo sát quá kĩ và vo quá kĩ

A. Mất sinh tố C

B. Mất sinh tố B

C. Mất sinh tố A

D. Mất sinh tố A,B,C

Câu 19 : Vai trò của chất xơ đối với cơ thể

A. Ngăn ngừa bệnh tái bón , làm mềm chất thải để dễ thải ra khỏi cơ thể

B. Nguồn cung cấp Vitamin

C. Nguồn cung cấp năng lượng

D. Là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng

Phần 2 : Tự luận

Câu 1 : An toàn thực phẩm là gì ? Rm hãy cho biết các cách phòng tránh nhiễm trùng, nhiễm độc thực phẩm

Câu 2 : Tại sao cần phải thay đổi món ăn trong các bữa ăn ? Cách thay thế thức ăn lẫn nhau

Câu 3 : Nêu nguồn cung cấp và chức năng dinh dưỡng của chất đạm , chất đường bột , chất béo ?