Xây dựng thị trường vốn và phát triển thị trường chứng khoán ở nước ta hiện nay

Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc. [Ảnh: TTXVN phát]

Thời gian qua, từ dư luận, tin đồn, từ các vấn đề bên ngoài đưa lại khiến thị trường chứng khoán có lúc đã biến động, chao đảo, tuy nhiên, hiện nay, với những đánh giá khách quan, đa chiều cho thấy, thị trường chứng khoán vẫn là kênh huy động vốn hiệu quả.

Các doanh nghiệp tham gia thị trường đều có kết quả sản xuất kinh doanh tốt; tình hình chính trị và kinh tế vĩ mô của Việt Nam ổn định với chiều hướng tốt lên..., đặc biệt nhà đầu tư nước ngoài vẫn mua vào khá mạnh.

Để làm rõ hơn về vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc đã có cuộc trao đổi với báo chí.

- Thời gian gần đây, thị trường chứng khoán đã có những biến động mạnh, tác động không nhỏ đến tâm lý nhà đầu tư. Vậy với vai trò là cơ quan quản lý nhà nước, Bộ trưởng cho biết nhận định của Bộ Tài chính về vấn đề này?

Bộ trưởng Hồ Đức Phớc: Thị trường chứng khoán luôn đòi hỏi sự minh bạch, đúng đắn, chính xác. Bộ Tài chính đã chỉ đạo các cơ quan như: Vụ Tài chính ngân hàng và Các tổ chức tài chính, Cục Quản lý, giám sát kế toán, kiểm toán, Ủy ban chứng khoán nhà nước giám sát kiểm tra tránh vấn đề thao túng thị trường chứng khoán, thị trường trái phiếu, đưa ra thông tin sai lệch, mua bán chênh lệch bất thường trong phiên, hay các hành vi thao túng khác... Tất cả các sai phạm ảnh hưởng đến thị trường đều phải bị xử phạt nghiêm minh.

Đối với những doanh nghiệp hoạt động thực hiện đúng quy định phải được ủng hộ để thị trường chứng khoán phát triển bền vững. Bởi, đây là kênh huy động vốn rất quan trọng đối với nền kinh tế, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp.

[Xử lý nghiêm hành vi thao túng, lũng đoạn thị trường chứng khoán]

Tôi cho rằng thị trường cổ phiếu đã có những bước phát triển rất tốt, các doanh nghiệp tham gia thị trường cổ phiếu đã thể hiện được vị trí vai trò hiệu quả thông qua kết quả sản xuất kinh doanh, thương hiệu.

Tuy nhiên, thời gian qua đã có dư luận tin đồn không tốt, hay các vấn đề bên ngoài khiến thị trường chứng khoán có lúc đã chao đảo, song hiện nay thị trường chứng khoán vẫn rất tốt.

Điều này được thể hiện ở nhiều điểm như các doanh nghiệp tham gia thị trường có kết quả sản xuất kinh doanh tốt, đặc biệt, khối lượng các nhà đầu tư nước ngoài liên tục mua với khối lượng lớn.

Trong mấy phiên gần đây, khối ngoại đã mua vào gần 3.000 tỷ đồng, trong khi đó từ đầu năm đến nay doanh nghiệp nước ngoài chỉ bán ra 163 triệu USD. Đây là tín hiệu tốt cho thấy niềm tin của các nhà đầu tư nước ngoài vào sự phát triển lành mạnh và bền vững của thị trường chứng khoán Việt Nam trong dài hạn.

Với tư cách là cơ quan quản lý, chúng tôi luôn luôn ủng hộ, giám sát và theo dõi để thị trường chứng khoán phát triển minh bạch bền vững, là nơi huy động vốn của nền kinh tế.

- Cùng với những động thái hướng đến lành mạnh thị trường chứng khoán, các cơ quan chức năng cũng đã có nhiều biện pháp chấn chỉnh đối với lĩnh vực trái phiếu doanh nghiệp. Vậy, tác động và kết quả của việc này ra sao, thưa Bộ trưởng?

Bộ trưởng Hồ Đức Phớc: Thị trường trái phiếu doanh nghiệp thời gian qua đã có bước phát triển nhanh để trở thành kênh huy động vốn trung, dài hạn của doanh nghiệp theo đúng chủ trương của Nhà nước về phát triển cân bằng thị trường vốn, giảm dần sự phụ thuộc vào tín dụng ngân hàng.

Nhưng, tốc độ phát triển nhanh của thị trường trái phiếu cũng đã phát sinh những rủi ro ảnh hưởng đến hoạt động của thị trường cần được quản lý, giám sát chặt chẽ và có biện pháp xử lý.

Ảnh minh họa/Nguồn: Vietnam+]

Thời gian qua đã có một số sai phạm trong phát hành trái phiếu riêng lẻ như: việc thao túng về thị trường chứng khoán, đưa thông tin sai sự thật… Song, đây chỉ là một số trường hợp cá biệt riêng lẻ, còn phần lớn các doanh nghiệp phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ đều thực hiện đúng quy định, huy động vốn cho sản xuất kinh doanh để thúc đẩy cho sự tăng trưởng của nền kinh tế.

Trong thời gian tới, chúng tôi tin tưởng thị trường trái phiếu doanh nghiệp vẫn tiếp tục phát triển và là kênh huy động vốn quan trọng để các doanh nghiệp thực hiện sản xuất kinh doanh. Từ đó, mang lại hiệu quả cho nền kinh tế, đặc biệt trong giai đoạn hậu COVID-19. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng sẽ hạn chế các lỗ hổng, nhược điểm để tăng cường minh bạch cho thị trường trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ.

- Với mục tiêu hướng tới sự minh bạch, lành mạnh hóa thị trường vốn, cũng như từng bước lấy lại niềm tin của nhà đầu tư vào một thị trường hấp dẫn và bền vững, giải pháp cụ thể Bộ Tài chính đã và sẽ triển khai là gì?

Bộ trưởng Hồ Đức Phớc: Sau một năm triển khai các quy định mới về phát hành trái phiếu doanh nghiệp tại Luật Chứng khoán, Luật Doanh nghiệp và các Nghị định hướng dẫn, trước tình hình thị trường vẫn phát sinh những rủi ro mới, quy định của pháp luật cần tiếp tục điều chỉnh để phù hợp với thực tiễn, khắc phục, loại bỏ những rủi ro mới phát sinh.

Bộ Tài chính đã đánh giá, rà soát và xây dựng dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 153/2020/NĐ-CP quy định về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại thị trường trong nước và chào bán trái phiếu doanh nghiệp ra thị trường quốc tế theo hướng tăng cường tính công khai, minh bạch, giảm thiểu các rủi ro phát sinh nhằm mục tiêu phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp bền vững.

Theo đó, Bộ Tài chính trình Chính phủ sửa đổi Nghị định số 153/2020/NĐ-CP theo hướng siết lại việc phát hành và siết các công ty chứng khoán chuyên nghiệp. Bên cạnh đó, các báo cáo kiểm toán phải đảm bảo sự minh bạch; công ty kiểm toán độc lập phải có trách nhiệm cao trong việc kiểm toán đối với các báo cáo tài chính. Đồng thời, chúng tôi sẽ giám sát các vấn đề mục đích phát hành, phạm vi phát hành, các điều kiện về phát hành như thua lỗ, nợ xấu.

Nếu doanh nghiệp không đảm bảo về yêu cầu tài chính thì không được phát hành. Cùng với đó, doanh nghiệp phát hành trái phiếu phải đăng ký với cơ quan nhà nước.

Khi sử dụng vốn hoặc hoàn tất việc sử dụng vốn phải đăng ký để đảm bảo việc huy động vốn tập trung vào phát triển dự án, mở rộng sản xuất kinh doanh, mà không phải huy động vốn để cho vay lại, trả nợ, hay huy động vốn để tái cơ cấu lại tài chính của doanh nghiệp.

Trong thời gian tới, Bộ Tài chính sẽ tiếp tục tăng cường quản lý giám sát, thanh, kiểm tra các hoạt động liên quan đến phát hành, cung cấp dịch vụ về trái phiếu doanh nghiệp của các công ty chứng khoán, doanh nghiệp phát hành và các tổ chức cung cấp dịch vụ.

Từ đó, phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, tăng cường tính minh bạch của thị trường để đảm bảo thị trường trái phiếu doanh nghiệp trở thành một kênh huy động vốn quan trọng, hiệu quả.

- Xin trân trọng cảm ơn Bộ trưởng./.

Thùy Dương [TTXVN/ Vietnam+]

Việt Nam: Chứng khoán lại thêm 'kỷ lục buồn ngày 09/05' với VN Index mất 47 điểm

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Hôm 09/05/2022 lại là một "ngày buồn" của thị trường chứng khoán Việt Nam, theo các báo nước này.

Phiên giao dịch đầu tuần vào ngày thứ Hai 09/05 chứng kiến giới đầu tư "bán tháo ồ ạt trên diện rộng" và Vn Index mất 47 điểm.

"Cụ thể có hơn 421 mã cổ phiếu giảm điểm, trong đó toàn bộ cổ phiếu bluechip nằm trong VN30 đều rớt điểm" trang Pháp Luật Online đưa tin.

Trang web này viết: "Cục Dự trữ liên bang Mỹ [FED] tăng mạnh lãi suất khiến cho những tài sản rủi ro như cổ phiếu mất tính hấp dẫn. Chứng khoán trên thị trường toàn cầu cũng chìm trong sắc đỏ đã ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán Việt Nam...:

Quảng cáo

Bài đã đăng trên BBC cuối tháng 4:

Thị trường chứng khoán Việt Nam trong tháng Tư đã có đợt sụt giảm mạnh nhất lịch sử, sau các vụ khởi tố, bắt giữ doanh nhân và viên chức.

Cựu thứ trưởng ngoại giao Việt Nam nói về 'nội chiến' và 'Đảng trị lạc lõng'

TBT Nguyễn Phú Trọng quan tâm, kỷ luật sai phạm đất đai ở Bình Thuận

Từ đỉnh ngày 4/4, đến ngày 25/4, thị trường chứng khoán Việt Nam đã "bốc hơi" gần 250 điểm.

Riêng ngày 25/4, thị trường chứng khoán đã mất hơn 68,31 điểm.

Hôm 24/4, truyền thông ước tính vốn hóa thị trường chứng khoán đã mất 34,6 tỷ USD sau hơn hai tuần giao dịch. Cụ thể, vốn hóa thị trường từ phiên 7/4 đến 22/4 giảm 794.033 tỷ đồng, tương ứng 34,6 tỷ USD [-9,92%] xuống 7,21 triệu tỷ đồng.

Đến ngày 29/4, một bài viết của Reuters ước tính, vốn hóa thị trường đã bốc hơi 40 tỷ USD.

Khởi tố, điều tra

Thị trường chứng khoán Việt Nam đã chịu tác động từ việc liên tiếp khởi tố, điều tra một số vụ án hình sự liên quan đến vi phạm về lĩnh vực tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bất động sản.

Ngày 29/4, cơ quan an ninh điều tra đã ra quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam và khám xét đối với ông Nguyễn Hùng - phó vụ trưởng Vụ Giám sát thị trường chứng khoán thuộc Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Bộ Tài chính.

Ông Hùng bị điều tra về tội "cố ý làm lộ bí mật công tác" theo quy định tại khoản 1, điều 361 Bộ luật hình sự.

Cuối tháng Ba, Uỷ ban Kiểm tra T.Ư đã thông tin về xem xét kết quả kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với Đảng ủy Cơ quan Ủy ban Chứng khoán Nhà nước nhiệm kỳ 2015 - 2020.

Theo Uỷ ban Kiểm tra T.Ư, Đảng ủy Cơ quan Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ và Quy chế làm việc; thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, thiếu kiểm tra, giám sát, để một số tổ chức, cá nhân thuộc Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có nhiều vi phạm, khuyết điểm trong việc tham mưu xây dựng thể chế, chính sách và thực hiện công tác quản lý nhà nước về hoạt động chứng khoán và thị trường chứng khoán, để một số tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật, thao túng thị trường, thu lợi bất chính.

Vừa qua, Việt Nam cũng đã khởi tố, bắt giam hai doanh nhân nổi bật ngành chứng khoán và bất động sản Trịnh Văn Quyết của FLC và Đỗ Anh Dũng của Tân Hoàng Minh.

Hôm 13/4, bà Tạ Thanh Bình - Vụ trưởng Vụ Phát triển thị trường chứng khoán, UBCKNN - khuyến nghị nhà đầu tư cần thực sự bình tĩnh.

"Nhà đầu tư nên lựa chọn những cổ phiếu có yếu tố cơ bản tốt, hưởng lợi từ quá trình phục hồi kinh tế, tránh đầu tư theo trào lưu, đầu cơ rủi ro cao. Bên cạnh đó, trong bối cảnh nhiều tin giả, tin đồn như thời gian gần đây, nhà đầu tư cần theo dõi thông tin chặt chẽ tại các nguồn thông tin chính thống, tránh bị tác động tâm lý không mong muốn dẫn đến sai lầm trong đầu tư."

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Việt Nam đang hy vọng tăng trưởng GDP bình quân 6,5 - 7% trong năm 2022

U ám, trấn an

Tuy vậy thị trường chứng khoán sau đó chứng kiến thời giam u ám.

Chỉ số VN-Index liên tục lao dốc, có thời điểm về dưới mốc 1.300 điểm - mức giảm mạnh nhất trong hơn 1 năm.

Cho đến ngày 28/4, theo các đánh giá, thị trường vẫn ảm đạm do thanh khoản không được cải thiện.

Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc trấn an: "Chúng tôi đưa ra chính sách để bảo vệ quyền lợi cho các nhà đầu tư, kể cả nhà đầu tư hay doanh nghiệp đã có những sai phạm thì cũng tạo điều kiện để khắc phục sai phạm nhằm ổn định sản xuất kinh doanh, đảm bảo quyền lợi cho cổ đông và việc làm cho người lao động, từ đó giúp doanh nghiệp phát triển trở lại."

Ông Hồ Đức Phớc nhấn mạnh: "Mục đích của các cơ quan nhà nước là đảm bảo cho thị trường chứng khoán phát triển triển lành mạnh, minh bạch, bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư, doanh nghiệp, nhà phát hành hoạt động bình đẳng."

"Cuộc làm việc giữa Bộ Tài chính với các cơ quan liên quan như Ngân hàng Nhà nước, Bộ Công an đã bàn về các giải pháp nhằm ổn định thị trường vốn, thị trường tài chính và thị trường chứng khoán, góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế."

"Qua đó, chúng tôi thống nhất sẽ không hình sự hóa các quan hệ kinh tế và những sự việc vừa qua là tiếng chuông cảnh tỉnh để thị trường quay trở lại hoạt động ổn định, đảm bảo việc kinh doanh lành mạnh, bình đẳng trên thị trường."

Đánh giá của chuyên gia nước ngoài

Nói với Reuters ngày 29/4, Deirdre Maher, người đứng đầu bộ phận thị trường biên tại Amundi, nhà quản lý tài sản lớn nhất châu Âu, bình luận: "Nhiều nhà đầu tư bán lẻ chưa quen với thị trường và chưa quen với sự biến động như vậy của thị trường."

"Đối với những nhà đầu tư này, tôi tin rằng hậu quả từ các cuộc điều tra tham nhũng sẽ làm suy giảm tình cảm của họ. Tuy nhiên, đối với các nhà đầu tư dài hạn… sự điều chỉnh gần đây đem lại một khởi điểm thú vị."

Erik Jonsson, công ty đầu tư mạo hiểm toàn cầu Antler tại Thành phố Hồ Chí Minh, nói với Reuters: "Những thay đổi sâu xa như chống tham nhũng thường không phải trong một sớm một chiều."

Ông nói: "Những cuộc trấn áp kiểu này có thể sẽ là một phần trong hành trình dài của Việt Nam. Mỗi sự kiện này có thể dẫn đến những điều chỉnh định kỳ nhưng nhìn chung đều đóng góp vào sự phục hồi và tăng trưởng tích cực."

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng quan tâm

Vừa qua, vụ án thao túng thị trường chứng khoán tại FLC và vụ án tại Tân Hoàng Minh được đưa vào diện Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo dõi, chỉ đạo.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là Trưởng ban Chỉ đạo.

Tại một cuộc họp ngày 27/4, Ban này nói: "Cơ chế, chính sách, pháp luật trên một số lĩnh vực vẫn còn sơ hở, bất cập và gần đây lại bộc lộ thêm trong lĩnh vực định giá, đấu giá tài sản, chứng khoán, phát hành trái phiếu doanh nghiệp,… Công tác tự kiểm tra, giám sát trong nội bộ vẫn là khâu yếu."

Tại đây, ông Nguyễn Phú Trọng phát biểu rằng Ban Chỉ đạo đã đẩy mạnh công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trên nhiều lĩnh vực "mới, khó, tồn tại lâu dài" như: đất đai, tài chính, thị trường chứng khoán…

Video liên quan

Chủ Đề