Vừa cận vừa loạn đeo kính như thế nào

Đối với những người mắc tình trạng một bên cận, một bên loạn, họ sẽ băn khoăn nhiều nhất đến vấn đề có loại kính áp tròng cận loạn phù hợp không. Loại kính này có khắc phục được tình trạng vừa cận vừa loạn để mang đến sự thoải mái cho sinh hoạt thường ngày.

Kính áp tròng ở Việt Nam được sử dụng khá rộng rãi trong việc điều trị tật khúc xạ. Xuất phát điểm, kính áp tròng được tạo ra với mục đích chính ban đầu không phải là làm đẹp mà được xem như một thiết bị y tế hỗ trợ những người mắc tật khúc xạ về mắt như cận, loạn hay lão thị, giúp họ có thể nhìn rõ mà không phải đeo kính gọng như truyền thống.

Những tật khúc xạ thường gặp ở mắt đều có thể điều trị bằng cách đeo kính áp tròng. Tuy nhiên, đa phần kính áp tròng được dùng nhiều trong việc hỗ trợ điều trị chứng cận thị và loạn thị. Mỗi bên kính đều được sản xuất dựa trên đặc điểm khúc xạ của mắt nên khi vừa cận vừa loạn vẫn có thể sử dụng kính áp tròng được.

Cách đọc kết quả kiểm tra thị lực

Lần đầu đo mắt hẳn bạn rất băn khoăn và không hiểu về các thông số đo được trên phiếu ghi.

Thế nên, đọc hiểu kết quả đo mắt là điều bạn nên trang bị. Để có thể tự đọc cho mình ở những lần khám mắt sau. Thông thường, bất kì ai đi đo mắt đều được liệt kê vào dạng bị tật khúc xạ mắt. Hiểu đơn giản là mắt có vấn đề và không thể nhìn tinh anh như mắt thường.

Các cách đọc hiểu kết quả kiểm tra khúc xạ mắt thường xảy ra là: đọc cho mắt bị cận thị, bị loạn thị, bị viễn thị. Hoặc có mắt bị cả 2 trường hợp. Các số đo này chắc chắn sẽ cùng đo cho mắt trái và mắt phải. Nên bạn phải phân biệt được kí hiệu để không lẫn lộn giữa kết quả đo 2 bên mắt. Cụ thể một cách đọc hiểu kết quả đo mắt chuẩn mực được quy định như sau:

Đầu tiên, nếu mắt bạn bị cận thị thì kết quả đo mắt của bạn sẽ có kí hiệu dấu - Mắt viễn thị thì thay bằng dấu + . Dấu - và dấu + nghĩa là biểu thị cho kính cầu lồi và kính cầu lõm mà bạn sẽ được cắt kính và đeo sau đó để mắt nhìn tốt. Khác với cận thị và viễn thị kí hiệu bằng SD. Thì loạn thị được nhận diện sau kí hiệu của chữ DC.

Ở bất kì cơ sở đo mắt nào thì các nhân viên đo hay bác sĩ sẽ ghi thông số cho mắt phải trước tiên. Mắt phải và trái có quy ước chung để nhận diện. Cụ thể là:

  • Kết quả đo của mắt phải được viết sau chữ Phải hoặc sau kí hiệu O.D hoặc là kí hiệu R.
  • Kết quả đo cho mắt trái viết sau chữ Trái hoặc viết sau kí hiệu O.S hoặc kí hiệu L.
  • Cầu [SPH]: độ Cận dấu trừ [-] ; độ Viễn dấu cộng [+].
  • Trụ [CYL]: độ Loạn dấu trừ [-].
  • Trục [AXIS]: trục của độ Loạn, chỉ khi bị Loạn mới có chỉ số này.
  • Cộng thêm [ADD]: thị lực nhìn gần [bằng thị lực nhìn xa cộng thêm]. Chỉ số này có đối với lão thị.
  • KCĐT [khoảng cách đồng tử]: chỉ số này cũng rất quan trọng khi cắt kính. Khi có sự đồng tâm giữa đồng tử và tâm của tròng kính cắt ra thì sẽ cho thị lực rõ ràng nhất. Khi bị lệch tâm sẽ gây ra hiện tượng méo hình ảnh và không rõ ràng

Vừa cận vừa loạn có đeo kính áp tròng không

Không phải ai mắc tật khúc xạ đều bị cả hai mắt, không phải cùng cận hoặc cùng loạn. Vì thế, kính áp tròng vừa cận vừa loạn ra đời để phục vụ cho những trường hợp như vậy. Với câu hỏi vừa cận vừa loạn có đeo kính áp tròng được không, bạn có thể tìm hiểu thêm những kiến thức về mắt cận và loạn để có được câu trả lời chính xác nhất.

Xem thêm: Kính áp tròng cận thị và những điều cần biết

Loạn thị có nên đeo kính áp tròng

Thông thường, kính áp tròng được sử dụng chủ yếu cho người cận thị bởi loại tật khúc xạ này chiếm tỉ lệ cao. Tuy nhiên, vẫn có nhiều trường hợp một mắt bị loạn hoặc cả hai mắt đều bị loạn thị.

Khí hậu Việt Nam nóng ẩm và bụi nhiều vì thế thói quen sử dụng kính áp tròng chưa thực sự phổ biến và rộng rãi như nươc ngoài. Hầu hết các loại kính áp tròng được phân phối ở Việt Nam đa số đều dành cho người cận thị. Nếu bạn bị loạn thị và độ loạn cao thì không nên đeo kính áp tròng chỉ có độ cận, về lâu dài có thể gây hại cho mắt.

Kính áp tròng loạn thị nói riêng đối với người Việt Nam rất khó kiếm vì khi lắp kính thì cần phải có một máy để điều chỉnh độ loạn là trục kính [hay còn gọi là AXE x 165] phải điều chỉnh đúng trục kính đó thì bạn mới có thị lực tốt.

Để sở hữu được contact lens dành riêng cho mắt loạn, đa phần đều phải order riêng từ nước ngoài về và trước đó cần phải khám và đo mắt kỹ để biết chính xác được độ khúc xạ của mắt.

Vì thế lời khuyên ở đây là, nếu bạn có độ loạn quá cao thì tốt nhất vẫn nên đeo kính có gọng, nhưng trong trường hợp bạn vẫn muốn đeo kính sát tròng thì nên tham khảo ý kiến bác sĩ nhãn khoa để được tư vấn tốt nhất về tình trạng mắt của bản thân. Sau đó bạn cần kiếm những thương hiệu uy tín để có thể sở hữu được sản phẩm thích hợp nhất dành riêng cho đôi mắt mình.

Cách chọn kính áp tròng cho người cận loạn

Two contact lenses with reflections, isolated on a white background

Có thể nói, trên thị trường Việt Nam hiện nay có rất nhiều thương hiệu kính áp tròng uy tín. Vì thế, với câu hỏi vừa cận vừa loạn có đeo kính áp tròng được không?

Câu trả lời là hoàn toàn có loại kính như vậy để bạn dễ dàng lựa chọn cho đôi mắt của mình thêm thoải mái và tự tin. Bên cạnh đó, kính áp tròng cũng có khá nhiều màu sắc, chủng loại phù hợp với phong cách cũng như chi phí tài chính có thể chi trả.

Điều quan trọng là bạn tìm hiểu kỹ lưỡng để có thể lựa chọn được kính hợp lý cho tình trạng vừa cận vừa loạn của mình.

Chọn kính áp tròng vừa cận vừa loạn đúng size của mắt

Kính áp tròng được bày bán với rất nhiều thông số, các thông số cơ bản như 14mm, 14.2mm, 14.5mm, 14.8mm Các thông số này là những chỉ số đường kính của kính áp tròng. Số càng lớn thì độ giãn tròng càng cao. Mắt bạn có trông to hơn hay không cũng phụ thuộc vào con số này.

Nếu kính có kích thước 14mm thì nó rất gần với kích thước lòng đen của mắt. Kính sẽ cho ra một đôi mắt tự nhiên, đeo như không đeo, bạn có thể dễ dàng sử dụng khi tới lớp học, hội nghịTuy nhiên, nó không khiến mắt bạn to và hút hồn như mong đợi.

Mặc dù kính giãn tròng giúp mắt tròn, long lanh hơn, tuy nhiên bạn chỉ nên chọn loại phù hợp với size của mình. Nếu dùng kính áp tròng quá lớn sẽ khiến mắt chịu áp lực, nhan sắc mất đi vẻ tự nhiên.

Nếu bạn có đôi mắt nhỏ, bạn không nên dùng kính áp tròng cỡ đại mà chỉ nên chọn kính áp tròng cỡ 14.2 mm, nhiều nhất là 14.5 mm. Đối với các nàng có mắt to thì kính cỡ 14.5- 14.8 mm là phù hợp hơn cả.

Để được tư vấn cách chọn kính áp tròng đúng size, tốt nhất bạn nên liên hệ với các chuyên viên của cửa hàng. Bạn sẽ tìm được loại kính phù hợp nhất với gương mặt của mình.

Chọn màu sắc phù hợp

Kính áp tròng vừa cận vừa loạn cũng có sự đa dạng về màu sắc. Vì thế, cần chọn đúng kính có màu phù hợp với mắt và màu da tự nhiên. Nếu bạn có làn da xanh xao nhợt nhạt, hãy chọn cho mình kính có sắc màu ấm áp. Kính sẽ giúp gương mặt của bạn tươi tắn hơn. Bạn cũng nên tránh đeo màu đen, bởi nó sẽ khiến da bạn càng thêm kém sắc. Nếu da bạn ngăm, những chiếc kính đồi mồi với tông sậm màu, đỏ, vàng hoặc đen sẽ tôn lên thêm nét cá tính của bạn.

Về màu mắt, nhìn chung những người mắt đen sẽ phù hợp với tất cả các loại màu kính. Nếu mắt nâu thì bạn nên chọn kính màu đen. Một điểm cần lưu ý khác là mắt đen thích hợp khi ở dưới ánh sáng gắt nhưng bình thường có thể bị tăng nhãn áp. Mắt kính xám với nâu phù hợp để sử dụng hàng ngày.

Ngoài ra, nếu không muốn màu mắt của mình bị thay đổi quá nhiều mà chỉ cần mắt nổi bật và long lanh hơn thì bạn có thể chọn kính gam màu nâu. Kính áp tròng màu nâu có khá nhiều sắc độ khác nhau, từ nâu chocolate, nâu mật ong hay nâu hạt dẻ, nâu vàng Trong đó nâu chocolate và nâu mật ong sẽ tự nhiên nhất và đẹp nhất.

Nếu bạn muốn thay đổi hẳn màu mắt của mình, có thể chọn xanh biển, xanh lá hoặc ghi. 3 màu này vừa nổi bật vừa có khả năng pha trộn hài hòa với màu mắt nâu/đen của người Việt.

Các nàng da trắng sáng rất hợp với màu xanh biển. Do khi kết hợp với mắt nâu,đen nó thường cho ra màu xanh tối hơn so với bình thường. Kính ghi xám trông rất Tây và phù hợp với tất cả các sắc da.

Lưu ý nên chọn kính áp tròng vừa cận vừa loạn có chống tia cực tím

Loại kính áp tròng vừa cận vừa loạn có khả năng chống tia cực tím sẽ giúp bạn cảm thấy thoải mái và an toàn cho mắt nếu sử dụng trong một thời gian dài.

Chắc hẳn đến đây các bạn đã biết cách chọn kính áp tròng phù hợp với đôi mắt, sở thích và cá tính của mình? Để tìm được một sản phẩm thật sự ưng ý, bạn có thể tìm hiểu kinh nghiệm từ những người đã từng sử dụng. Nếu không, bạn có thể tìm đến các bệnh viện mắt chuyên khoa chất lượng để các nhân viên tư vấn tận tình và kĩ lưỡng cho bạn.

Video liên quan

Chủ Đề