Vitamin có vai trò gì trong cơ thể vật nuôi

DINH DƯỠNG KHOÁNG CHẤT TRONG CHĂN NUÔI

BSTY. Vy Đức Nhật Quang

Trạm thú y thị xã An Nhơn

 [Trích từ bài đăng trên sách Thông tin KHKT của Hội KHKT thị xã An Nhơn, Số Quý II năm 2015]

Khoáng chất có vai trò rất quan trọng trong đời sống vật nuôi, đặc biệt trong điều kiện chăn nuôi tập trung, thâm canh luôn sử dụng thức ăn công nghiệp. Vì vậy khoáng chất cũng đã trở thành một trong các lĩnh vực được quan tâm trong chiến lược phát triển ngành chăn nuôi hàng hoá chất lượng cao. Tuy nhiên, hiện nay không phải nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi và người chăn nuôi nào cũng ý thức được tầm quan trọng của khoáng chất và nắm vững kỹ thuật bổ sung khoáng chất trong thức ăn phục vụ chăn nuôi. Có thể khẳng định rằng ngoài các thành phần dinh dưỡng của thức ăn, việc sử dụng các chất khoáng theo một tỷ lệ thích hợp cũng là một trong những bí quyết công nghệ, quyết định đến chất lượng, sức mạnh cạnh tranh của sản phẩm.

1. Vai trò của các khoáng chất đối với sức khỏe và năng suất vật nuôi:

Chức năng của các khoáng chất đối với cơ thể vật nuôi là cực kỳ đa dạng. Chúng bao gồm các chức năng cấu tạo ở một số tế bào cho tới hàng loạt các chức năng điều hoà ở các tế bào khác trong cơ thể. Có khoảng trên dưới 40 chất khoáng tham gia vào quá trình trao đổi chất trong cơ thể động vật. Trong tự nhiên, ít nhất 22 chất khoáng mà cơ thể động vậtcần tới. Khoáng được chia làm hai nhóm căn cứ vào hàm lượng trong cơ thể và nhu cầu của động vật: nhóm khoáng đa lượng và khoáng vi lượng, tùy theo hàm lượng có trong cơ thể. Thông thường những chất khoáng được gọi là vi lượng khi chúng có mặt trong cơ thể động vật không lớn hơn 50 mg/kg.

Mặc dù hầu hết các chất khoáng tìm thấy trong tự nhiên đều có mặt trong các mô của động vật vì chúng có trong thức ăn nhưng không phải chất khoáng nào cũng có vai trò trong trao đổi chất củacơ thể.

Bảng 1. Giá trị trung bình về hàm lượng một số nguyên tố khoáng trong cơ thể động vật.

Đa khoáng

g/kg thể trọng

Vi khoáng

mg/kg thể trọng

Ca

15

Fe

20-80

P

10

Zn

10-50

K

2

Cu

1-5

Na

1,6

Mo

1-4

Clo

1,1

Se

1-2

S

1,5

I

0,3-0,6

Mg

0,4

Mn

0,2-0,5

Co

0,02-0,1

Nguồn: McDonald et al. [2002]

Đến năm 1950, có 13 chất được coi là khoáng thiết yếu, bao gồm Ca, P, K, Na, Cl, S, Mg, Fe, I, Cu, Mn, Zn và Co. Đến năm 1970, người ta bổ sung thêm Mo, Se, Cr, Fl, As, Bo, Pb, Li, Ni, Si, Sn và Va.

Bảng 2: Phân chia nhóm khoáng chất.

Khoáng đa lượng

Khoáng vi lượng

Calcium [Ca]

Sắt [Fe]

Đồng [Cu]

Phosphorus [P]

Kẽm [Zn]

Mangan [Mn]

Sodium [Na]

Iốt [I]

Chlorine [Cl]

Selen [Se]

Chất khoáng có nhiều chức năng quan trọng như thành phần cấu tạo của mô xương, hemoglobin [cấu tạo hồng cầu trong máu], một số enzyme, là chất điều chỉnh áp suất thẩm thấu, và là chất mang trong quá trình hấp thu. Có thể tóm tắt một số chức năng chính sau đây:

- Xây dựng và tu bổ cấu trúc cơ thể trong đó các chất khoánglà thành phần vô cơ của các hợp chất hữu cơ của cơ thể như: protein và lipit, gồm một số nguyên tố chính như Ca, P, Mg.

- Điều hòa hoạt động của cơ thể: Tham gia điều hòa áp suất thẩm thấu của tế bào: K+, Na+, Cl-, P043-; điều hòa cân bằng axit-base với sự tham gia của chất khoáng như K+, Na+, Cl-, P043- protein: axit amin; điều hòa tác động của enzyme: Co-enzyme của enzyme như Mg, Cu, Fe, Mn, Zn, Ca, Mo, Co; tác động lên chức năng của bắp thịt [Ca2+], kích thích tim [Na+, K+].

- Một số các chất khoáng có chức năng đặc biệt, ví dụ như sắt là thành phần của nhân hem trong cấu tạo của hemoglobin và myoglobin; Coban là thành phần của vitamin B12 và iôt là thành phần của hoc-môn thyroxin [tuyến giáp trạng].

2. Ảnh hưởng khoáng chất trên cơ thể vật nuôi:

Khi thiếu hụt chất khoáng so với nhu cầu, vật nuôi bị ảnh hưởng xấu, trước tiên là sức khỏe, sau đó là năng suất và phẩm chất của vật nuôi. Tùy theo từng loại chất khoáng thiếu hụt mà vật nuôi có những biểu hiện khác nhau như:

- Thiếu hụt hoặc mất cân đối Ca, P ảnh hưởng xấu đến sựphát triển bộ xương. Thiếu Mn [mangan] ảnh hưởng xấu đến sự phát triển khớp xương, súc vật yếu chân, đi lại khó khăn. Thiếu Zn [kẽm] ảnh hưởng xấu đến sự phát triển lớp tế bào niêm mạc da, gây bệnh sừng hóa trên da [parakeratosis], giảm hoạt lực tinh trùng, giảm sức đề kháng bệnh. Thiếu Se [selenium] ảnh hưởng xấu đến sự phát triển cơ, gây ra nội tạng tiết dịch, hoại tử thoái hóa cơ, còn gọi là bệnh trắng cơ. Thiếu Fe [sắt], Cu [đồng] và Co [cobalt] ảnh hưởng xấu đến sự tạo máu, sự tổng hợp hemoglobin, làm cho vật nuôi thiếu máu; thiếu myoglobin, thịt nạc thiếu sắc tố đỏ, bạc màu, chất lượng kém. Thiếu I [iod] ảnh hưởng xấu đến sự phát triển tuyến giáp và sựtổng hợp kích tố thyroxin. Nếu thiếu iod lâu ngày sẽ đưa đến sinh trưởng chậm, vật nuôi bị trụi lông, bướu cổ, sức đề kháng bệnh giảm sút, năng suất sinh trưởng, đẻ trứng cũng như tiết sữa giảm sút.

Tất cả các chất khoáng, nếu thiếu ở mức nhẹ, cũng ảnh hưởng xấu đến năng suất, sức đề kháng bệnh và chất lượng thịt nhưng nhà chăn nuôi khó biết thông qua quan sát được các biểu hiện bên ngoài.

* Đối với đực giống: Trong các chất khoáng, ngoài Ca, P, Na, Cl, Fe, Cu, Co, I thì Zn và Mn có nh hưởng rất rõ rệt đến phm chất tinh dịch. Bò đực nếu thiếu Mn thì mật độ và sức sống tinh trùng gim, thiếu Zn thì sự sn sinh tinh trùng không bình thường.

* Đối với gia súc mang thai: Chất khoáng đối với gia súc có chửa không kém gì protit. Trong đó Ca, P là hai nguyên tố đa lượng rất cần thiết để tạo bộ xương ca thai và duy trì sức khoẻ của con mẹ. Loài nhai lại cần cung cấp P nhiều hơn Ca. Trâu bò kém sinh sản do thiếu P là tình trạng khá phổ biến vì trong thức ăn thô xanh thường có nhiều Ca và thiếu P. Đối với heo thường thiếu Ca, lượng Ca cần trung bình 0,4% trong chất khô của khẩu phần [kỳ đầu 0,3%, kỳ cuối 0,5%]. Đối với trâu bò cần 0,12% Ca trong vật chất khô khẩu phần. Lượng Ca, P theo t lệ 1,3-2/1. Ngoài ra, cần cung cấp đ vitamin D và cho vật nuôi vận động, tắm nắng hợp lý. Các chất khoáng đa lượng và vi lượng là: Na,Cl, Fe, Cu, Co, I, Zn, Mg... cũng cần được bổ sung đầy đ theo nhu cầu. Đặc biệt, cần phi cung cấp đầy đủ Fe với số lượng gấp 2-3 lần so với duy trì.

* Đối với động vật cho sữa: Chất khoáng trong sữa chủ yếu là Ca, P, Na, K, Cl, Fe, Mg... nhưng hàm lượng ở các loài gia súc là khác nhau. Trong đó quan trọng nhất là Ca, P. Tổng lượng khoáng trong sữa thường chiếm từ 0,5-1,5%. Căn cứ vào hàm lượng khoáng trong sữa, ta có thể tính được nhu cầu khoáng của các loài gia súc khác nhau.Ví dụ: Bò sữa mỗi ngày tiết ra 10kg sữa cần cung cấp Ca: ll,9g, P: 8,4g; Na:7,2g; Cl:13,7g...

            Những ngày đầu sau khi đẻ, heo và bò sữa cao sản thường phát sinh hiện tượng cân bằng âm về Ca, đó là biểu hiện của sự thiếu Ca trong cơ thể hay Ca cung cấp trong thức ăn không đủ theo nhu cầu. Trong khi đó, sản lượng sữa tiết ra rất lớn, lượng Ca trong sữa càng nhiều. Nếu Ca trong thức ăn không đủ, gia súc cái sẽ phải huy động Ca trong xương làm cho xương mềm, xốp, dễ gãy hoặc biến dạng, thậm chí vỡ xương chậu ở bò sữa cao sản [hiện tượng loãng xương do thiếu Ca] dẫn tới làm giảm sản lượng sửa, giảm sức khoẻ gia súc cái. Ở thời kỳ đầu tiết sữa, mặc dù Ca, P trong thức ăn cung cấp đủ vẫn xảy ra hiện tượng cân bằng âm về Ca vì nhu cầu Ca trong sữa cao mà sự hấp thụ Ca trong thức ăn lại có hạn, do vậy phải chú ý cung cấp đủ Ca, P từ khi con vật mang thai nhằm tăng cường tích luỹ Ca, P trước khi đẻ để hạn chế cân bằng âm, nhất là gia súc cao sản.

* Đối với gia cầm đẻ trứng: Khoáng rất cần cho gia cầm đẻ nên nhu cầu thường rất cao. Canxi cao hơn 2-3 lần bình thường và nhu cầu tối thiểu là 3 g/ngày. Trong thực tế, khi cung cấp dưới 3,8g Ca/ngày thì độ dày võ trứng không đạt được tối đa. Khó xác định nhu cầu P vì nó liên quan đến P-phytate vì vậy nhu cầu P thường biểu thị qua P không ở dạng phytin hoặc P vô cơ. Gia cầm đẻ trứng cũng rất cần những khoáng khác như Na, Clo, Fe, I, Mn và Zn. Ví dụ, nhu cầu NaCl là 3,8 g/kg thức ăn, thừa dễ gây ngộ độc. Kẽm cũng rất quan trọng và thiếu Zn giảm sản lượng trứng và tỷ lệ ấp nở, gà con nở ra yếu và tỷ lệ chết cao.

* Ngộ độc do thừa khoáng chất: Một số chất khoáng cần thiết đối với gia súc nhưng được cung cấp với lượng vượt mức nhu cầu cũng gây độc. Cần chú ý một số khoáng như: Arsenic, Cadmium, Antimony, Fluorine, Chì, Thuỷ ngân có thể gây độc cho vật nuôi.

Ví dụ: ngộ độc đồng [Cu] là hoại tử tế bào gan, vàng da, kém ăn, chết do hôn mê thiếu máu.

Flo có thể gây độc tích lũy [cho ăn ít nhưng trong thời gian dài], thừa flo làm răng thủng nhiều lổ, mòn, đau nhứt chân răng làm gia súc kém ăn.

Video liên quan

Chủ Đề