Cách dùng thuốc nhỏ tai ciprofloxacin

Ciprofloxacin là một loại kháng sinh điều trị nhiễm khuẩn đang được sử dụng rộng rãi. Bài chia sẻ của Ths.DS Trương Văn Đạt về giá, công dụng và những điều cần lưu ý khi dùng Ciprofloxacin sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về thuốc nhé!

Ciprofloxacin là thuốc gì?

Ciprofloxacin là một loại thuốc kháng sinh bán tổng hợp thuộc nhóm fluoroquinolon. Thuốc có khả năng ngăn chặn sự nhân lên của vi khuẩn nên được dùng để điều trị nhiễm khuẩn.

Ciprofloxacin trên thị trường được bào chế theo nhiều dạng và hàm lượng khác nhau:

  • Viên nén có hàm lượng 250, 500 và 750 mg.
  • Viên nén phóng thích kéo dài [XR] gồm loại 500 và 1000 mg.
  • Dạng hỗn dịch gồm loại 250 mg/5 ml và 500 mg/5 ml.
  • Dạng tiêm: 200 mg/100 ml, 200 mg/20 ml, 400mg/200 ml, 400 mg/40 ml.
Ciprofloxacin 500mg

Công dụng của Ciprofloxacin 500mg

Ciprofloxacin có công dụng điều trị cho các nhiễm khuẩn nặng mà thuốc kháng sinh thông thường không tác dụng. Ví dụ như:

  • Nhiễm trùng da;
  • Sốt thương hàn;
  • Nhiễm khuẩn bệnh viện;
  • Viêm phổi, viêm phế quản;
  • Nhiễm trùng xương khớp;
  • Viêm ruột do vi khuẩn;
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu trên, dưới do vi khuẩn gây ra;
  • Tiêu chảy truyền nhiễm do một số vi khuẩn như E. coli , Campylobacter jejuni và Shigella;
  • Bệnh than có kèm sốt và giảm số lượng bạch cầu và nhiễm trùng trong ổ bụng;
  • Bệnh lậu cổ tử cung và niệu đạo do Neisseria gonorrhoeae;
  • Viêm tuyến tiền liệt mãn tính do vi khuẩn;
  • Viêm bàng quang cấp tính không biến chứng.

Tuy nhiên, thuốc Ciprofloxacin sẽ không có tác dụng đối với cảm lạnh, cúm hoặc các bệnh nhiễm do virus.

Giá thuốc Ciprofloxacin 500mg

Giá thuốc Ciprofloxacin 500mg tùy theo nhà sản xuất và dạng bào chế. Nhìn chung có giá 100.000 – 200.000 ngàn đồng/hộp 100 viên. Tuy nhiên giá này cũng sẽ thay đổi tùy thời điểm.

-->-->

  • Ciprofloxacin là thuốc kê đơn nên phải sử dụng theo chỉ định của bác sĩ, không được tự ý tăng hay giảm liều. Bạn nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc và hỏi bác sĩ ngay khi có thắc mắc.
  • Nên sử dụng thuốc vào cùng một thời điểm mỗi ngày để tránh quên liều hoặc quá liều. Thuốc uống có thể sử dụng cùng hoặc không cùng thức ăn. Thời gian điều trị có thể dài ngắn khác nhau tùy thuộc vào loại nhiễm trùng mà bạn mắc phải.
  • Viên nén và hỗn dịch thường được chia ra uống hai lần một ngày. Riêng khi sử dụng thuốc để trị bệnh lậu thì dạng viên nén và hỗn dịch có thể được dùng như một liều duy nhất.
  • Với viên phóng thích kéo dài phải nuốt nguyên viên, không chia nhỏ, nhai hoặc nghiền nát. Viên nén phóng thích kéo dài thường được dùng một lần một ngày.
  • Ciprofloxacin dạng hỗn dịch trước khi dùng phải lắc thật kỹ chai trong 15 giây để trộn đều thuốc. Sử dụng dụng cụ chia liều nếu có và uống đúng liều, không nhai các hạt trong hỗn dịch. Đậy nắp hoàn toàn sau mỗi lần sử dụng để tránh nhiễm khuẩn. Tránh truyền nhầm hỗn dịch qua ống truyền thức ăn cho bệnh nhân.
  • Nếu triệu chứng nhiễm khuẩn không cải thiện hoặc tệ hơn, hoặc xuất hiện các tác dụng phụ của thuốc cần gọi bác sĩ để được tư vấn càng sớm càng tốt.

Dạng viên nén hoặc hỗn dịch: liều dùng tối đa cho người trưởng thành là 1,5g/ngày. Tùy theo đang nhiễm khuẩn mà có liều dùng khác nhau:

  • Viêm phổi, nhiễm khuẩn xương, khớp, da và mô mềm, nhiễm khuẩn đường niệu: 500 – 750 mg x 2 lần/ngày, trong 7 ngày. Các trường hợp nặng có thể kéo dài 14 ngày. Riêng nhiễm khuẩn xương có thể dùng kéo dài trong khoảng 4 – 6 tuần.
  • Nhiễm khuẩn đường tiêu hóa [đặc biệt tiêu chảy]: 500 mg/12 giờ, trong 5 – 7 ngày.
  • Nhiễm khuẩn đường sinh dục [bệnh lậu]: Liều duy nhất 250 – 500 mg.
  • Nhiễm khuẩn đường niệu: 250 – 500 mg/12 giờ, trong 7 – 14 ngày. Có thể kéo dài thời gian điều trị nếu tình trạng nặng.

Dạng phóng thích kéo dài khuyến cáo chung là 250 – 750 mg mỗi 12 giờ hoặc 500 – 1000 mg mỗi 24 giờ.

Bệnh nhân bị suy thận

Không cần chỉnh liều ở liều thấp. Nếu dùng thuốc ở liều cao thì bác sĩ sẽ chỉnh liều dựa vào độ thanh thải của bệnh nhân.

Trẻ em và trẻ vị thành niên:

Liều 7,5 – 15 mg/kg/ngày, chia 2 – 3 lần. Điều trị trong 1 – 2 tuần, trường hợp nặng có thể kéo dài hơn.

Xử lý quá liều Ciprofloxacin

Xử lý quá liều Ciprofloxacin có thể xem xét các biện pháp sau: gây nôn, rửa dạ dày, gây lợi niệu. Ngoài ra cần theo dõi cẩn thận để điều trị hỗ trợ như truyền bù dịch kịp thời. Trường hợp nặng ngã như ngã quỵ, co giật, khó thở hoặc bất tỉnh, hãy gọi cấp cứu ngay càng sớm càng tốt.

-->

  • Quên liều đối với Ciprofloxacin dạng viên nén hoặc hỗn dịch dưới 6 giờ: bổ sung ngay khi nhớ ra. Sau đó dùng liều tiếp theo vào thời gian như chỉ định.
  • Quên liều với Ciprofloxacin dạng viên nén hoặc hỗn dịch hơn 6 giờ: bỏ qua liều đã quên và dùng liều tiếp theo vào thời gian như chỉ định.
  • Quên liều với viên phóng thích kéo dài: dùng liều đó ngay khi nhớ ra.

Lưu ý khi quên liều không được dùng liều gấp đôi để bù cho liều đã quên.

Tác dụng phụ của Ciprofloxacin

Các tác dụng phụ có thể xảy ra là buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy, chóng mặt, mệt mỏi, buồn ngủ, ngứa. Tình trạng nghiêm trọng có thể gây khó thở, ho, phát ban, bong tróc da, sốt, phù mặt, tay chân; ngất xỉu hoặc mất ý thức

Ciprofloxacin có dùng được cho phụ nữ có thai và cho con bú không?

Phụ nữ có thai chỉ dùng Ciprofloxacin trong trường hợp nhiễm khuẩn nặng mà không có lựa chọn thay thế.

Phụ nữ đang cho con bú không được dùng Ciprofloxacin, nếu buộc phải dùng thì phải ngừng cho con bú. Nguyên nhân do ciproflocaxin có thể tích lại trong sữa và sẽ gây tác hại cho trẻ nếu đạt nồng độ cao.

Tương tác thuốc Ciprofloxacin

Khi dùng chung với Ciprofloxacin có thể gây tương tác với một số thuốc sau:

  • Các thuốc chống viêm không steroid [ibuprofen, indomethacin,…]: làm tăng tác dụng phụ của Ciprofloxacin.
  • Didanosin: làm giảm nồng độ Ciprofloxacin.
  • Các chế phẩm có sắt [fumarat, gluconat, sulfat]: giảm hấp thu Ciprofloxacin ở ruột.
  • Sucralfat: làm giảm hấp thu Ciprofloxacin.
  • Theophylin: làm tăng nồng độ theophylin trong huyết thanh.
  • Ciprofloxacin và ciclosporin: gây tăng nhất thời creatinin huyết thanh.
  • Wafarin: gây hạ prothrombin.

Ciprofloxacin có ảnh hưởng gì đến chế độ ăn của bạn?

Cần đảm bảo uống đủ nước trong khi điều trị với Ciprofloxacin. Hạn chế thực phẩm chứa caffeine [cà phê, trà, nước tăng lực, cola hoặc sô cô la] để tránh bị cảm giác hồi hộp, khó ngủ, tim đập mạnh và lo lắng. Tránh dùng chung thuốc với các sản phẩm sữa hoặc nước trái cây bổ sung canxi.

Những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc Ciprofloxacin

  • Ciprofloxacin là thuốc kháng sinh nên không dùng khi không cần thiết để tránh tình trạng đề kháng kháng sinh. Điều này có thể khiến tăng nguy cơ bị nhiễm trùng và khó điều trị nếu nhiễm khuẩn sau này.
  • Trước khi dùng thuốc, cần thông báo cho bác sĩ các thuốc bạn bị dị ứng; các thuốc kê đơn, không kê đơn, vitamin và thực phẩm chức năng đang sử dụng; hoặc các thuốc có thể gây tương tác với Ciprofloxacin đã kể trên.
  • Thông báo về các bệnh lý nền đang mắc phải, tình trạng thai kỳ nếu có.
  • Thận trọng khi lái xe sau khi uống thuốc vì thuốc có thể gây tác dụng phụ buồn ngủ.

Cách bảo quản Ciprofloxacin

  • Giữ thuốc này trong hộp đậy kín và để xa tầm tay trẻ em.
  • Viên nén và viên nén phóng thích kéo dài bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ánh sáng, nhiệt độ quá cao và độ ẩm [không để trong phòng tắm].
  • Thuốc dạng hỗn dịch bảo quản trong tủ lạnh [không để ngăn đông] hoặc ở nhiệt độ phòng; đậy kín nắp, dùng không quá 14 ngày.

Qua bài vết trên YouMed đã cung cấp giá, công dụng và cách dùng thuốc Ciprofloxacin cho bạn. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn sử dụng thuốc an toàn, hợp lý và hiệu quả.

Tuy nhiên, với mỗi dạng và giai đoạn viêm tai, người bệnh sẽ được sử dụng những loại thuốc khác nhau nên người bệnh cần đặc biệt chú ý không tự mua thuốc chữa bệnh, nhất là thuốc nhỏ tai.

Với viêm tai cấp giai đoạn sung huyết

Trong giai đoạn viêm tai cấp tính sung huyết, người bệnh thường có cảm giác đau tai nên các thuốc nhỏ tai sử dụng ở giai đoạn này thường có tác dụng giảm đau chứa phénazone [dẫn xuất của pyrazole có đặc tính giảm đau, kháng viêm], lidocaine chlorhydrate [thuốc gây tê tại chỗ thuộc nhóm amide]...

Đây là những thuốc không đi vào máu trừ trường hợp màng nhĩ bị rách hay xây xước nên trước khi sử dụng, người bệnh cần phải được kiểm tra thật kỹ màng nhĩ. Nếu màng nhĩ bị thủng mà sử dụng thuốc này sẽ làm cho thuốc tiếp xúc với các cấu trúc tai giữa và tai trong gây các tai biến nặng nề như điếc, rối loạn thăng bằng...

Khi được chỉ định dùng thuốc này, người bệnh có thể sử dụng ống nhỏ giọt, nghiêng đầu về phía ngược lại khi nhỏ, nếu nhỏ tai trái thì nghiêng đầu sang bên phải và ngược lại rồi nhỏ thuốc vào ống tai ngoài. Giữ nguyên tư thế 30 giây cho thuốc chảy tới đáy ống tai. Tiếp tục thực hiện tương tự với tai đối diện và với số lần và số ngày được bác sĩ hướng dẫn nhưng không được nhỏ thuốc quá 10 ngày. Bên cạnh đó, để tránh hiện tượng chóng mặt do nhiệt độ chênh lệch quá nhiều giữa thuốc và tai, trước khi nhỏ thuốc, người bệnh cần làm ấm lọ thuốc bằng cách đặt vào giữa hai gan bàn tay và lăn đi lăn lại nhiều lần.

Người bệnh không tự ý sử dụng thuốc nhỏ tai.

Với viêm tai không thủng màng nhĩ

Nếu viêm tai không thủng màng nhĩ, giai đoạn sung huyết dùng thuốc nhỏ tai kết hợp giữa kháng sinh và kháng viêm như cortiphenicol, polydexa... và thuốc nhỏ tai có tính sát khuẩn và giảm đau như cồn boric ấm, otipax...

Cụ thể, polydexa với thành phần gồm néomycine sulfate, polymycine B sulfate, dexamethasone metasulfobenzoate. Thuốc được phối hợp giữa kháng sinh và kháng viêm, có tác dụng như một trị liệu tại chỗ và đa năng do tính kháng viêm của thuốc dùng phối hợp dexamethasone. Do có sự phối hợp của hai thuốc kháng sinh là neomycine và polymycine cho phép mở rộng phổ kháng khuẩn trên các mầm bệnh Gr và Gr - là các tác nhân gây bệnh của ống tai ngoài và tai giữa.

Otipax là loại thuốc chứa phenazone và lidocain HCL có tác dụng chống viêm và giảm đau tại chỗ được dùng trong trường hợp viêm tai giữa cấp giai đoạn sung huyết, viêm tai chấn thương do khí áp, viêm tai bóng nước do siêu vi trùng. Đối với các thuốc nhỏ tai dạng dung dịch có thể sử dụng trực tiếp với các ống đếm giọt nhưng với các thuốc nhỏ tai dạng bột thì cần pha thành hỗn dịch. Hỗn dịch này cần được pha ngay trước khi nhỏ tai lần đầu tiên và lưu trữ phần còn lại trong tủ lạnh cho các lần nhỏ sau. Hỗn dịch có thể giữ được hoạt tính trong vòng 8 ngày ở nhiệt độ 2-80C. Người bệnh cần chú ý làm ấm hỗn dịch trước khi nhỏ tai với hỗn dịch đã được cất trong tủ lạnh. Nên lau sạch ống tai ngoài để tránh sự tồn lưu cặn lắng bột màu nâu bên trong, thuốc không được tiêm, không được uống. Khi kết thúc đợt điều trị, thuốc còn lại trong lọ phải được vứt bỏ và không được giữ lại để tái sử dụng. Thời gian điều trị thông thường là 7 ngày và có thể tối đa đến 15 ngày trong điều trị nấm lỗ tai.

Hầu hết các thuốc nhỏ tai thường an toàn nhưng khi có biểu hiện ngoài da quá mẫn cảm với thành phần kháng sinh có trong thuốc nhỏ tai  thì cần rất cẩn thận khi dùng kháng sinh cùng nhóm đó bằng đường toàn thân phối hợp. Đặc biệt, các vận động viên nên lưu ý rằng thuốc này có chứa một thành phần mà hoạt chất đó có thể cho kết quả dương tính khi làm xét nghiệm kiểm tra sử dụng chất kích thích.

Với viêm tai mạn có thủng màng nhĩ

Trường hợp viêm tai có thủng màng nhĩ thì dùng những thuốc nhỏ tai được bào chế bằng những kháng sinh có tính an toàn cao cho ốc tai như otofa, rifamycin, ciplox, efexin... Otofa được bào chế với thành phần chính là rifamycine sodium. Thuốc có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn Gr và Gr– trong các bệnh nhiễm trùng tai giữa. Rifamycine gây tác động trên các chuỗi xoắn ký trong nhân tế bào bằng cách hình thành một phức hợp ổn định gây ức chế sự tăng trưởng của vi khuẩn. Ciplox, efexin là một loại thuốc nhỏ tai chứa kháng sinh ciprofloxacine - nhóm quinolone tác động chủ yếu lên các vi khuẩn Gr– và một số vi khuẩn Gr . Điều quan trọng nhất với người bệnh khi sử dụng thuốc nhỏ tai là cần tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ và không được tự ý sử dụng thuốc theo lời mách bảo vì có thể gây nên những tai biến nguy hiểm cho sức nghe và toàn trạng nói chung.


Video liên quan

Chủ Đề