Việt Nam có bao nhiều máy bay Su-35

Với chủ trương đưa Không quân Việt Nam tiến thẳng lên hiện đại, thời gian qua quân chủng đã được ưu tiên đầu tư mua sắm tới 3 trung đoàn tiêm kích đa năng Su-30MK2 để thay thế số MiG-21 lạc hậu và đã hết hạn sử dụng.

Tuy nhiên trong biên chế chiến đấu của chúng ta hiện nay vẫn còn khá nhiều cường kích Su-22, tuổi thọ của số máy bay này cũng đã khá cao và tính năng thua kém tiêm kích hiện đại khá nhiều, do vậy rất cần sớm được thay thế.

Các ứng viên tiêm kích thế hệ 4,5 có thể được Việt Nam tiếp tục đặt mua để nối dài chiến lược hiện đại hóa không quân, theo báo chí nước ngoài thì bao gồm cả các chủng loại chiến đấu cơ hạng nhẹ của phương Tây như JAS 39 Gripen hay F-16 Fighting Falcon, nhưng sáng giá nhất vẫn là Su-30SME và đặc biệt là Su-35S.

Mặc dù vậy nhận định trên diễn ra trong khoảng thời gian trước, khi Nga chưa cho thấy bất cứ dấu hiệu nào sẽ sớm xuất khẩu tiêm kích thế hệ 5 Su-57 ra nước ngoài, khiến cho Su-30SM cùng Su-35S trở thành lựa chọn khả thi nhất.

Nhưng mới đây khi Tổng thống Nga Vladimir Putin đã chính thức chấp thuận đề án chế tạo phiên bản thương mại của tiêm kích tàng hình thế hệ 5 Su-57 với tên định danh Su-57E thì mọi việc lại trở nên rất khác.

Tiêm kích Su-57E tuy rằng chưa hoàn thiện nhưng đặt cạnh Su-35S thì nó vẫn tỏ ra vượt trội hoàn toàn. Theo ý kiến của nhiều chuyên gia quân sự thì trong khi chưa có động cơ chuẩn thế hệ 5 thì Su-57 vẫn xứng đáng được xếp vào hàng tiêm kích đời 4,75, tức là cao hơn Su-35S thuộc phân hạng 4,5.

Quay trở lại trường hợp của Việt Nam, khi đã xác định đầu tư cho không quân tiến thẳng lên hiện đại thì việc chúng ta tiến thẳng lên Su-57E và bỏ qua bước quá độ Su-35S là phương án hoàn toàn có thể cân nhắc để triển khai.

Nếu đặt mua Su-35S thì trong tương lai ngắn hạn Việt Nam vẫn sẽ phải ký hợp đồng nhập khẩu thêm Su-57E, trong khi đó lựa chọn mua luôn Su-57E vào lúc này thì chúng ta sẽ lược bỏ được giai đoạn chuyển tiếp trên.

Mua Su-57E vào thời điểm hiện tại thì Việt Nam còn nhận được sự hỗ trợ của Nga trong công tác thử nghiệm kỹ thuật và rất có thể sẽ đi kèm với gói nâng cấp động cơ Izdeliye 30 khi sản phẩm này hoàn thiện để chúng ta có được một tiêm kích thế hệ 5 hoàn chỉnh.

Cuối cùng, giá thành của tiêm kích Su-57E và Su-35S được nhận xét là không chênh lệch quá nhiều, đây cũng có thể được xem là một lý do quan trọng khác dẫn tới quyết định của Việt Nam.

Theo một nguồn tin trong Cơ quan Hợp tác Kỹ thuật Quân sự Liên bang Nga cho nhật báo Kommersant biết rằng không quân Việt Nam muốn mua một đội máy bay chiến đấu đa chức năng Su-35 của nước này.

Nguồn tin này tiết lộ, hợp đồng vũ khí có thể có giữa Nga và Việt Nam ước tính trị giá khoảng 1 tỉ đôla và có thể bao gồm việc chuyển nhượng tới 12 máy bay thế hệ 4++.

Quân đội Việt Nam đang từng bước ngưng sử dụng hơn 100 máy bay chiến đấu MiG-21 cũ kỹ do Nga chế tạo trong những năm tới và bắt tay vào một chương trình thay thế gây nhiều tốn kém.

Theo các phương tiện truyền thông Việt Nam, một số chuyên gia Nga cảnh báo rằng Việt Nam có thể không có đủ tài chính để mua máy bay chiến đấu bổ sung tại thời điểm quốc gia này đưa ra các cam kết cho các dự án khác.

Không quân Việt Nam hiện đang có 32 máy bay chiến đấu Su-30MK2 đang hoạt động và dự kiến tiếp nhận thêm 4 máy bay chiến đấu vào cuối năm 2016.

Su-30 MK2 là một máy bay chiến đấu hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết, không kích tầm xa kết hợp công nghệ Su-35 và có thể sử dụng như một máy bay chiến đấu trên biển. Su-30MK2 có thể so sánh tương đương với máy bay chiến đấu F-15E Strike Eagle của Mỹ.

Lần đầu tiên Việt Nam ký hợp đồng mua 4 máy bay chiến đấu Su-30MK2 vào năm 2003. Sau đó là các giao dịch quốc phòng khác vào năm 2009 và 2010 để mua thêm lần lượt 8 và 12 máy bay chiến đấu Sukhoi.

Hợp đồng mới nhất giữa Moscow và Hà Nội được ký kết năm 2013 gồm một nhóm 12 chiếc máy bay chiến đấu ước tính 600 triệu đôla.

Máy bay chiến đấu Nga, đặc biệt là Su-35, vẫn phổ biến ở Châu Á. Tháng 11 năm 2015, Trung Quốc và Nga đã ký một hợp đồng trị giá 2 tỉ đôla để mua 24 máy bay Su-35. Indonesia là một quốc gia châu Á khác có khả năng sẽ có được Su-35. Pakistan cũng bày tỏ quan tâm đến các máy bay chiến đấu do Nga chế tạo.

Nguồn tin được Kommersant phỏng vấn cho biết rằng sự quan tâm ngày càng tăng đối với máy bay chiến đấu Su-35 xuất phát từ sự can thiệp quân sự của Nga tại Syria.

Nguồn tin này cho biết: “Ở Syria, chúng tôi đã đạt được hai mục tiêu. Một mặt, chúng tôi đã chứng minh khả năng chiến đấu của công nghệ quân sự của chúng tôi và thu hút sự chú ý của khách hàng. Mặt khác, chúng tôi đã thử nghiệm hơn một nửa phi đội trong các điều kiện chiến đấu”.

Su-35 là một máy bay chiến đấu một chỗ ngồi, động cơ đôi đã được nâng cấp siêu động cơ đa chức năng thế hệ thứ tư, trang bị 2 động cơ phản lực AL-117, và có tính năng công nghệ máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm.

Theo trang web của công ty Sukhoi, máy bay chiến đấu có thể được trang bị nhiều loại tên lửa dẫn đường không đối không và đất đối không [bao gồm cả tên lửa tầm xa] và tải trọng lên đến 8.000kg.

Điều thú vị là, Không quân Việt Nam được cho là cũng đang xem xét việc mua lại máy bay chiến đấu của phương Tây, trong đó có F-16, Gripen, Rafale và máy bay chiến đấu Eurofighter Typhoon.

Một nhà thầu quốc phòng phương Tây nói trong buổi phỏng vấn với Reuters năm ngoái: “Có dấu hiệu cho thấy họ muốn giảm bớt sự lệ thuộc vào Nga. Quan hệ hữu nghị ngày càng tăng của họ với Hoa Kỳ và châu Âu sẽ giúp họ thực hiện điều đó”.

Theo The Diplomat, IHS Jane, Reuters


Đến cuối tháng 6.2011, Việt Nam đã nhận được 18 tiêm kích Su-30MK2, các máy bay còn lại sẽ được chuyển giao cho Việt Nam trước cuối năm 2011. Nguồn tin cho biết,, “Theo yêu cầu của Bộ Quốc phòng Việt Nam, các máy bay Su-30MK2 này có một số sự thay đổi. Nhìn chung, các hệ thống chiến đấu của các máy bay Su-30MK2 của Việt Nam tương tự như các hệ thống lắp cho Su-30MK2 cung cấp cho hải quân Trung Quốc”. Không quân Việt Nam hiện có trong biên chế đội máy bay họ Su-27/30 đông đảo nhất trong các nước ASEAN. “Chúng tôi đang xem xét khả năng mở một trung tâm dịch vụ của công ty Sukhoi ở Việt Nam và đàm phán về vấn đề này đang được tiến hành. Xét tới kinh nghiệm của Việt Nam trong bảo dưỡng Su-27SK, cũng như lịch sử khai thác lâu dài Su-22, Việt Nam đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm bảo dưỡng máy bay do Viện thiết kế Sukhoi phát triển, nên việc thành lập một trung tâm như vậy chẳng phải là vấn đề lớn. Liên quan đến việc đại tu Su-30MK2 thì hiển nhiên sẽ cần sự hỗ trợ từ phía Nga”, nguồn tin nói. Thông thường, Sukhoi cung cấp bảo hành 1 năm cho máy bay Su-30MK2, Kanwa cho biết. Nguồn tin cũng gián tiếp cho biết, Việt Nam cần thêm các tiêm kích Su-30. Hiện nay, trong trang bị của Không quân Nhân dân Việt Nam có 120 chiếc Su-22 và hơn 100 MiG-21. Bởi vậy, 20 chiếc Su-30MK2, 4 Su-30МКV và 12 Su-27/UBK rõ ràng là không đủ đáp ứng nhu cầu của Việt Nam.

Nguồn tin tiết lộ thêm, “chúng tôi đang kêu gọi các nước khác, trong đó có cả Việt Nam, mua các biến thể tiên tiến hơn Su-30MK2, và do công ty Sukhoi đang có kế hoạch xuất khẩu biến thể tiên tiến hơn là Su-35 nên số lượng Su-30MK2 xuất khẩu sẽ dần giảm xuống. Chi phí để duy trì dây chuyền sản xuất Su-30MK2 trên thực tế là rất cao”.


Thông tin từ phía Nga cho biết họ đang tích cực chào bán tiêm kích thế hệ 4,5 Su-35S cho Việt Nam và triển vọng được đánh giá là rất sáng sủa.

Sau khi biên chế đầy đủ 36 máy bay chiến đấu đa năng Su-30MK2 đã có nhận định cho rằng Việt Nam sẽ sớm tiến tới đặt hàng một biến thể Flanker tiên tiến hơn, hai ứng viên sáng giá nhất chính là Su-30SM và Su-35S.

Ban đầu tưởng như Su-30SM đã giành ưu thế rõ rệt, nhất là khi Việt Nam đưa phi công sang Ấn Độ học lái trên Su-30MKI - phiên bản tiền thân của Su-30SM. Tuy nhiên những diễn biến gần đây cho thấy khả năng cao là Việt Nam sẽ đầu tư tiến thẳng lên phiên bản Flanker tối tân nhất, chính là Su-35S.

Lúc này, mọi sự chú ý tập trung vào việc nếu Việt Nam quyết định đặt mua Su-35 thì số lượng sẽ là bao nhiêu chiếc. Để trả lời câu hỏi hãy nhìn lại lịch sử những lần đặt mua tiêm kích Flanker của Việt Nam.

Máy bay chiến đấu đa năng Su-35S của Không quân Nga.

Việt Nam bắt đầu có tiêm kích thế hệ 4 vào năm 1995, khi chúng ta nhận 6 chiếc Su-27SK/UBK đầu tiên vào năm 1995. Sang năm 1996 lại nhận tiếp 6 tiêm kích Su-27 nữa theo hợp đồng thứ hai.

Số lượng đặt mua từng lô 6 chiếc một là nỗ lực rất lớn của Việt Nam trong hoàn cảnh lúc bấy giờ, khi mà yêu cầu hiện đại hóa không quân để bảo vệ chủ quyền biển đảo trở nên cực kỳ cấp thiết.

Sau khi làm chủ dòng tiêm kích Su-27, đến năm 2004 đã biên chế phi đội 4 chiếc Su-30MK2 đầu tiên. Qua thời gian đánh giá tính năng kỹ càng, phải đến tận năm 2010 Việt Nam mới quyết định đặt mua 8 máy bay tiếp theo.

Chiếc tiêm kích Su-30MK2 đầu tiên của Không quân Việt Nam được đưa ra khỏi khoang chứa hàng của máy bay vận tải An-124-100.

Căn cứ vào "thói quen mua sắm" để đánh giá kỹ tính năng tác dụng cùng với tình hình tài chính của nước nhà, đi kèm với năng lực sản xuất của Tập đoàn Sukhoi, đang có nhiều ý kiến nhận xét rằng nếu Việt Nam đặt mua Su-35S thì số lượng đợt đầu khó mà vượt qua con số 4.

Số lượng Su-35S như trên cũng có thể coi như tạm đủ so với nhu cầu trước mắt, phi đội này sẽ giữ vai trò chủ lực điều phối tác chiến cho các đơn vị Su-22, Su-27 và Su-30 thế hệ trước.

Hy vọng rằng sau thời gian khai thác sử dụng, số lượng Su-35S của Việt Nam sẽ gia tăng nhah chóng như trường hợp xảy ra với Su-30MK2 trước đây.

Theo Baodatviet

Video liên quan

Chủ Đề