Vì sao phải dạy trẻ kỹ năng sống

Cập nhật lúc 06/02/2020 14:14

Để bé có thể thích nghi với môi trường xung quanh và tự bảo vệ mình thì cha mẹ cần giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non từ sớm.

Hiện nay, việc bảo vệ trẻ đang trở nên cấp thiết hơn khi ngày càng xuất hiện nhiều vấn đề phức tạp, có thể gây tổn hại, ảnh hưởng đến sự phát triển của bé. Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non do vậy đang trở thành một yêu cầu quan trọng, cần sự phối hợp của nhà trường và chính các bậc phụ huynh.

Với trẻ mầm non, giáo dục kỹ năng sống là giúp trẻ có những hành động, nhận thức, tình cảm để đáp ứng nhu cầu bản thân và xử lý các tình huống phát sinh trong cuộc sống. Các nhóm kỹ năng sống mà ba mẹ có thể dạy cho con như: tự phục vụ, tự bảo vệ bản thân, kỹ năng tự lập, giao tiếp, tự tin... Tùy theo độ tuổi của bé mà ba mẹ ưu tiên các kỹ năng phù hợp.

Lý do nên giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non

Có một thực tế là nhiều em dù đã học cấp 3 nhưng không biết làm việc nhà hay được cha mẹ chăm sóc từng ly từng tí. Điều này xuất phát từ tâm lý muốn con dành thời gian để học hoặc trong gia đình đã có người làm những việc đó. Tuy nhiên, đây lại là quan điểm hết sức sai lầm vì trẻ sẽ khó có thể thích nghi với cuộc sống nếu không được cha mẹ bảo bọc. Việc thay đổi sẽ trở nên hết sức khó khăn cũng như mất thời gian bởi cả cha mẹ và con cái đều đã quen với suy nghĩ này trong một thời gian dài.

Là chủ nhân tương lai của đất nước, trẻ em không chỉ cần có kiến thức mà còn phải được trang bị những kỹ năng cần thiết cho thời đại mới. Ông bà ta có câu “Dạy con từ thuở còn thơ”, cho thấy tầm quan trọng của việc giáo dục sớm cho trẻ. Những năm tháng đầu đời là khoảng thời gian bé học hỏi, khám phá, hình thành nên nhân cách tốt đẹp. Do vậy, các con cần có được sự dạy dỗ, uốn nắn cần thiết và đúng lúc ở giai đoạn này.

Dạy kỹ năng sống cho trẻ ở giai đoạn đầu đời sẽ rất có ích với sự phát triển của trẻ [Nguồn: gazetajutro]

Nếu không được giáo dục kỹ năng sống, trẻ sẽ dễ có những suy nghĩ lệch lạc, dễ bị lôi kéo vào các hành vi tiêu cực, bạo lực, lai căng, ảnh hưởng đến sự phát triển về lâu dài. Cha mẹ cần hướng dẫn cho con những kỹ năng cần thiết nhằm giúp trẻ tự biết chăm sóc và bảo vệ bản thân tránh khỏi nguy hiểm.

Phụ huynh có thể thực hiện theo các bước sau khi dạy trẻ mầm non kỹ năng sống nhằm đạt hiệu quả cao nhất:

  • Cung cấp cho trẻ kiến thức về kỹ năng đó như mục đích, đối tượng, cách thức…
  • Gợi ý, làm mẫu cho bé, đồng thời khuyến khích trẻ tích cực tham gia học hỏi, quan sát và thực hành.
  • Tạo điều kiện cho bé vận dụng những kiến thức đã học để hình thành kỹ năng và sử dụng kỹ năng một cách linh hoạt trong các điều kiện khác nhau.

Những điều cần lưu ý khi giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non

Tùy vào độ tuổi của con mà cha mẹ nên đưa ra những cách giáo dục phù hợp. Để kỹ năng sống cho trẻ mầm non, các bậc phụ huynh cần hiểu rõ tâm lý lứa tuổi của con em mình.

Đối với trẻ từ 3 tuổi trở lên, thế giới của con mở rộng hơn rất nhiều và bé đã bắt đầu có khái niệm về thời gian, không gian. Trẻ hiểu rằng thế giới xung quanh còn nhiều điều lạ lẫm, do vậy con sẽ thường xuyên đưa ra những câu hỏi để cha mẹ giải đáp. Cha mẹ có thể nhẹ nhàng diễn giải cho bé, đồng thời khéo léo lồng ghép những câu hỏi mang tính kích thích suy nghĩ của con như làm như vậy có tốt không, con sẽ làm thế nào…

Cha mẹ cần thường xuyên trò chuyện, tâm sự với con để lồng ghép việc dạy trẻ mầm non kỹ năng sống [Nguồn: educenter]

Tuy nhiên, đây cũng là độ tuổi mà trẻ khó lòng tập trung và đôi khi hơi bướng bỉnh, đòi hỏi cha mẹ cần có sự nghiêm khắc khi dạy dỗ con, kể cả những kiến thức thông thường hay kỹ năng sống.

Trẻ dưới 3 tuổi chưa có nhiều sự nhận biết nhưng cha mẹ vẫn có thể giải thích sao cho đơn giản nhất và đưa ra những ví dụ gần gũi để bé dễ dàng tiếp thu.

Phương pháp dạy kỹ năng sống cho trẻ mầm non cha mẹ nên biết

Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non cần phải được gắn với những hành động, tình huống cụ thể để bé tự mình trải nghiệm. Thông qua đó, trẻ sẽ thấy được ý nghĩa thiết thực của các kỹ năng và tự vận dụng vào cuộc sống. Cha mẹ có thể sử dụng nhiều phương pháp giảng dạy khác nhau dưới đây.

  • Thông qua các trò chơi: Dù chỉ là các trò chơi song trẻ vẫn có thể áp dụng nhiều kiến thức khác nhau để giải quyết trò chơi đó. Ngoài ra, các hoạt động vui chơi cũng tạo cho trẻ nhiều hứng thú. Ví dụ trong trò chơi gia đình, trẻ phải học cách làm việc nhóm nhằm hoàn thành tốt vai trò của mình đồng thời phải biết chia sẻ, hợp tác với các bạn khác.
  • Thông qua sinh hoạt hằng ngày: Nếu kết hợp việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non vào sinh hoạt thì bé sẽ ghi nhớ lâu hơn. Lý do là vì những hành động này sẽ được lặp đi lặp lại mỗi ngày và trở thành thói quen. Trong sinh hoạt, trẻ cũng sẽ gặp phải những vấn đề mới nảy sinh, là cơ hội để hình thành các kỹ năng sống mới.
  • Thông qua phim ảnh, kể chuyện: Cha mẹ có thể cho bé xem các câu chuyện, bộ phim phù hợp lứa tuổi để gợi ý về cách cư xử đúng hay giải quyết vấn đề hiệu quả.

Hướng dẫn trẻ xem các chương trình phù hợp để học thêm các kỹ năng cần thiết [Nguồn: parents]

Kỹ năng sống luôn cần thiết cho trẻ dù ở độ tuổi nào. Đầu tư cho trẻ, đặc biệt là giáo dục luôn là khoản đầu tư thông minh nhất. Để trẻ có đủ khả năng tự bước đi trên đôi chân của mình, phụ huynh nên trang bị cho con cả kiến thức lẫn những kỹ năng sống cần thiết. Việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non nên được các ông bố bà mẹ quan tâm và hướng dẫn cho con từ sớm.

Khả Vy [Tổng hợp]

Nguồn ảnh cover: nutritiouslife


Trẻ em là mầm non tương lai cần được chăm sóc và nuôi dưỡng trong môi trường tốt nhất. Vì thế, ...

Lựa chọn trường mầm non cho con là điều được các bậc phụ huynh đặc biệt quan tâm, vậy có nên cho ...

Trường Mầm non Đa trí thông minh TOMATO - nơi ba mẹ yên tâm khi con được là chính mình, được tự ...

“Tiên phong – Kiên trì – Xuất sắc – Sáng tạo” là các giá trị cốt lõi được Tesla đúc kết, lồng ...

Rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ là nhiệm vụ vô cùng quan trọng, ảnh hưởng đến quá trình hình thành và phát triển nhân cách sau này của các bé. Chính vì vậy, ngay từ nhỏ trẻ cần được trang bị kỹ năng sống để định hướng phát triển cá nhân một cách tốt nhất. Bài viết sau đây sẽ giúp các bậc phụ huynh có cái nhìn toàn diện hơn.

Kỹ năng sống là gì ?

Có lẽ chúng ta đã nghe rất nhiều về cụm từ “kỹ năng sống” và “giáo dục kỹ năng sống cho trẻ”. Nhưng bạn đã thực sự hiểu kỹ năng sống là gì chưa? Thông thường kỹ năng sống được hiểu là những kỹ năng cơ bản mà con người cần có để có cuộc sống khỏe mạnh, an toàn với chất lượng cao.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới [WHO], kỹ năng sống là những kỹ năng tâm lý xã hội và giao tiếp mà mỗi cá nhân cần có để tương tác với những người khác một cách hiệu quả hoặc ứng phó với những vấn đề hay những thách thức của cuộc sống hàng ngày. Theo UNICEFF, kỹ năng sống là tập hợp rất nhiều kỹ năng tâm lý xã hội và giao tiếp cá nhân giúp cho con người đưa ra những quyết định có cơ sở, giao tiếp một cách có hiệu quả, phát triển các kỹ năng tự xử lý và quản lý bản thân nhằm giúp họ có một cuộc sống lành mạnh và có hiệu quả.

Như vậy, ngoài những kỹ năng cơ bản mà con người cần có để sinh tồn, để sống khỏe mạnh, an toàn, kỹ năng sống còn hướng vào việc giúp con người thay đổi nhận thức, thái độ và giá trị trong những hành động theo xu hướng tích cực và mang tính chất xây dựng.

Học viên SYC tham gia khóa học kỹ năng cuối tuần

Tại sao phải rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ?

– Rèn luyện và phát triển kỹ năng sống từ sớm là cách tốt nhất giúp trẻ tạo dựng niềm tin vào bản thân, trẻ sớm có ý thức làm chủ bản thân, sống tích cực, lành mạnh và phát triển toàn diện sau này.

 – Rèn luyện những kỹ năng sống sẽ giúp trẻ nhanh chóng hòa nhập vào tập thể, môi trường mới và khẳng định vị trí của mình trong đó. Nhưng nếu thiếu kỹ năng, cho dù trẻ có tài giỏi, thông minh đến đâu cũng khó có thể tiếp cận và hòa nhập với môi trường xung quanh và khó có cơ hội để khẳng định mình.

– Khi xảy ra vấn đề trong cuộc sống hay học tập, nếu không được trang bị kỹ năng sống, trẻ sẽ không đủ kiến thức để xử lý hoặc bối rối, thiếu tự tin trong cách giải quyết tình huống thực tế.

– Chính vì vậy, việc hình thành các kỹ năng cơ bản trong quá trình học tập và sinh hoạt là yếu tố quyết định đến quá trình hình thành và phát triển nhân cách sau này của trẻ. Thái độ của trẻ đối với những sự việc xảy ra tích cực hay tiêu cực chính là từ những kỹ năng mà trẻ được rèn luyện.

Học Kỳ Quân Đội – Môi trường tuyệt vời để rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ

Bên cạnh việc phối hợp rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ từ phía nhà trường và gia đình, hiện nay có rất nhiều trung tâm huấn luyện kỹ năng sống uy tín, với đội ngũ chuyên gia được đào tạo bài bản, tài liệu được nghiên cứu chuyên sâu. Vì vậy bố mẹ cũng nên tìm kiếm các trung tâm huấn luyện kỹ năng sống uy tín, để cho con tham gia các khóa huấn luyện kỹ năng, ở đó các huấn luyện viên sẽ hướng dẫn, định hướng tạo thói quen ban đầu cho trẻ, giúp trẻ hiểu rằng điều đó là cần thiết và cách để rèn luyện cũng như tạo môi trường rèn luyện cho trẻ. Tuy nhiên với lượng thời gian ít ỏi được huấn luyện ở các trung tâm, trẻ sẽ không thể nhanh chóng hình thành kỹ năng cho mình được nếu không có sự giúp đỡ tạo điều kiện luyện tập cho trẻ ở nhà. Chính vì thế, các bậc phụ huynh cũng nên tìm hiểu về các nội dung kỹ năng sống để có thể tạo điều kiện phát triển kỹ năng sống cho trẻ và thực hành ngay tại gia đình.

Trung tâm SYC

Video liên quan

Chủ Đề