Vì sao nước ta nhập siêu trong thời gian Đài

Tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam năm 2007 ước đạt 59 tỷ USD, tăng 31% so với năm 2006.Trong đó doanh nghiệp có vốn trong nước nhập khẩu 38 tỷ USD, tăng 33,8% và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nhập khẩu 21 tỷ USD, tăng 27,4%.

Nhập siêu của Việt Nam năm 2007 đã tăng trên 70% so với năm 2006.

Những mặt hàng nhập khẩu chủ yếu có trị giá tăng cao so với năm 2006 gồm ôtô nguyên chiếc, linh kiện ô tô, thép, phôi thép, phân bón, chất dẻo nguyên liệu, sợi các loại, máy móc thiết bị phụ tùng, tân dược, điện tử, máy tính và linh kiện, vải, dầu mỡ động thực vật, sản phẩm hoá chất, gỗ và nguyên liệu, sữa, thức ăn gia súc và nguyên liệu.

Các mặt hàng nhập khẩu có kim ngạch lớn thuộc nhóm nguyên nhiên vật liệu, phụ liệu [không kể xăng dầu] và chiếm 58% tỷ trọng tổng kim ngạch nhập khẩu. Về thị trường nhập khẩu, do cùng cơ cấu mặt hàng xuất khẩu [nông sản, tiêu dùng, dệt may, da] với các nước trong khu vực và sức cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam thấp nên mức tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu sang các nước châu Á chưa theo kịp tốc độ tăng trưởng nhập khẩu từ các nước này.

Mức nhập siêu cao đặc biệt từ Trung Quốc - 6,8 tỷ USD, Đài Loan - 4,4 tỷ USD và Hàn Quốc - 3,2 tỷ USD [10 tháng đầu năm 2007]. Ngoài ra, lợi thế về vận tải, giá cả và tính phù hợp nên đa số nguyên nhiên phụ liệu và vật tư phục vụ sản xuất trong nước và xuất khẩu như nguyên phụ liệu dệt may, da giày, phôi thép, xăng dầu, máy móc thiết bị phục vụ cho sản xuất và gia công hàng xuất khẩu được nhập chủ yếu từ các nền kinh tế trong khu vực, đứng đầu là Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore, Thái Lan. Nhập khẩu từ các khu vực phát triển như Hoa Kỳ, Nhật Bản, EU chủ yếu là một số máy móc thiết bị công nghệ nguồn, một số nguyên vật liệu phụ trợ.

Bộ Công Thương đã nêu ra 4 nguyên nhân khiến cho mức nhập siêu của cả năm 2007 tăng trên 70% so với năm 2006 [12,7%].

Thứ nhất là do nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng cao và đầu tư nước ngoài tăng mạnh. Ngoài ra, việc nhập khẩu máy móc thiết bị và nguyên nhiên vật liệu phục vụ sản xuất cho các công trình trọng điểm quốc gia cũng ở mức cao như máy bay, máy móc cho tổ hợp khí điện đạm Cà Mau, thiết bị dầu khí, thiết bị cho các nhà máy xi măng, đóng tàu.

Thứ hai là do giá và lượng một số mặt hàng nguyên nhiên vật liệu nhập khẩu tăng [giá thép thành phẩm tăng bình quân 93 USD/ tấn, phôi thép tăng 105 USD/ tấn, phân bón tăng 21 USD/ tấn, chất dẻo tăng 144 USD/ tấn, sợi các loại tăng 151 USD/ tấn, kim loại thường khác tăng 469 USD/ tấn].

Lượng nhập khẩu một số mặt hàng cũng tăng đáng kể như xăng dầu tăng 8%, thép thành phẩm tăng 35,6%, phân bón tăng 12,2%, sợi các loại tăng 26,8%... Nhìn chung, trị giá kim ngạch nhập khẩu tăng đều tập trung vào các mặt hàng nguyên nhiên vật liệu phục vụ sản xuất và xuất khẩu. Tổng giá trị tăng thêm do giá và lượng ước tính khoảng 7,5 tỷ USD.

Thứ ba là do tốc độ tăng trưởng xuất khẩu thấp hơn tốc độ tăng nhập khẩu. Kim ngạch xuất khẩu năm 2007 tăng 20,5% so với năm 2006 được đánh giá là tốt nhưng mức tăng vẫn thấp hơn so với mức tăng của cùng kỳ 2006 là 22,8%. Nguyên nhân là do khối lượng và trị giá xuất khẩu của một số mặt hàng chủ lực đã có xu hướng chững lại và thậm chí giảm dần do những hạn chế mang tính cơ cấu như diện tích có hạn, năng suất có hạn, thời tiết không thuận lợi, yêu cầu bảo vệ môi trường sinh thái.

Thứ tư là do ảnh hưởng của việc cắt giảm thuế và nhu cầu tiêu dùng, sức mua trong nước tăng cao đối với hàng hoá nhập khẩu trong năm 2007 cũng đã góp phần làm cho kim ngạch nhập khẩu một số mặt hàng như nguyên liệu dệt may, giày dép, ô tô và linh kiện ô tô, điện tử, nông sản thực phẩm... tăng. Ngoài các nước ASEAN, Việt Nam cũng nhập siêu lớn từ các nền kinh tế châu Á, đứng đầu là Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan và Ấn Độ.

Các mặt hàng nhập siêu như nguyên phụ liệu dệt may, da giày, xăng dầu, hoá chất, phân bón, sắt thép, máy móc thiết bị phụ tùng đều là nguyên liệu sản xuất hàng xuất khẩu của Việt Nam sang các thị trường khác. Một thực tế là nhập siêu ở thị trường này sẽ tạo ra xuất siêu vào các thị trường khác và trong một số trường hợp góp phần thu hẹp tổng giá trị nhập siêu của các thị trường.

Mặc dù Việt Nam đã thực hiện cắt giảm thuế nhiều mặt hàng, nhưng nhập khẩu hàng tiêu dùng chỉ tăng với giá trị tuyệt đối nhỏ, chiếm tỷ trọng thấp trong tổng kim ngạch nhập khẩu do đa số các mặt hàng tiêu dùng phổ thông đã được sản xuất trong nước, đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng. Lượng hàng tiêu dùng nhập khẩu khoảng 2 tỷ USD, chiếm tỷ trọng trên 3% kim ngạch nhập khẩu.

Thị trường

  • Tin tức

  • Tin BVSC
    Tin thị trường
    Tin kinh tế
    Tin tài chính- Ngân hàng
    Tin bất động sản
    Tin ngành - hàng hóa
    Tin doanh nghiệp
    Tin đấu giá
    Nhận định chuyên gia

  • Lịch sự kiện

  • Công cụ đầu tư

  • Top doanh nghiệp
    Tìm kiếm, lọc cổ phiếu
    Tải dữ liệu Metastock/AmiBroker

Tin kinh tế - Đầu tư

Vì sao nhập siêu Việt Nam khó giảm ?

Báo điện tử VnMedia - 29 Tháng Chín 2011 -

Facebook |
Twitter |
Google |
In tin |
Gửi email |

Mặc dù chủ trương thúc đẩy sử dụng vật tư, nguyên liệu trong nước để giảm nhập siêu đã được áp dụng nhưng mức độ tiêu thụ của các doanh nghiệp vẫn còn thấp. Hầu hết các dự án lớn đều rơi vào tay nhà thầu nước ngoài khiến tỷ lệ nhập siêu của nước ta khó giảm.

Đó là nhận định được đưa ra tại Hội nghị Sơ kết một năm thực hiện các biện pháp tăng cường sử dụng máy móc, thiết bị, vật tư, nguyên liệu trong nước sản xuất được công tác đấu thầu do Bộ Công Thương tổ chức ngày hôm qua [28/9].

Doanh nghiệp trong nước bộ lộ nhiều yếu kém

Với chủ trương tăng cường sử dụng các thiết bị, máy móc, vật tư, nguyên liệu trong nước sản xuất nhằm góp phần giảm nhập siêu đồng thời tạo điều kiện cho các ngành sản xuất này phát triển, ngày 20/4/2010 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 494/CT-TTg.

Theo đánh giá sơ bộ của Bộ Công Thương, sau một năm triển khai thực hiện Chỉ thị 494, các đơn vị trong ngành đã đạt kết quả khả quan, góp phần đáng kể trong việc giảm nhập siêu.

Nếu như năm 2010 tỷ lệ nhập siêu là 17,47%, 8 tháng năm 2011 tỉ lệ này là 9,46% và dự kiến cả năm 2011 sẽ đạt mức thấp hơn chỉ tiêu đặt ra là 16%.

Mặc dù kết quả trên bước đầu được đánh giá là khả quan, nhưng theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Lê Dương Quang, vẫn chưa tương xứng với mong đợi khi mà 83% tổng giá trị kim ngạch nhập khẩu của cả nước hiện nay chủ yếu là máy móc, vật tư thiết bị phục vụ sản xuất.

Nguyên nhân được Thứ trưởng Bộ Công Thương đưa ra là do một số máy móc thiết bị, vật tư, nguyên liệu trong nước có chất lượng và giá cả chưa cạnh tranh được với các máy móc, thiết bị cùng loại được nhập khẩu. Đặc biệt là các loại được nhập khẩu từ các nước Trung Quốc, Đài Loan…

Cùng với những khó khăn về giá cả, theo ý kiến của các doanh nghiệp đưa ra tại Hội nghị, nhiều máy móc, thiết bị, vật tư, nguyên liệu thuộc gói thầu/hợp đồng trọn gói, do vậy rất khó khăn cho chủ đầu tư trong việc yêu cầu nhà thầu phải sử dụng các sản phẩm trong nước.

Theo lập luận của ông Nguyễn Văn Thụ, Chủ tịch Hiệp hội cơ khí Việt Nam, điểm hạn chế của tình trạng đấu thầu “chìa khóa trao tay” [EPC - gói thầu bao gồm toàn bộ các công việc thiết kế, cung cấp thiết bị, vật tư và xây lắp] hiện nay khiến cho ngành cơ khí không phát triển được. Nhiều công trình nhà máy điện ta có thể làm được 35-40% giá trị công trình nhưng rơi vào tay nhà thầu nước ngoài.

Ông Thụ cho biết thêm, Hiệp hội doanh nghiệp cơ khí Việt Nam đã cảnh bảo từ năm 2007 khi các dự án xi măng đầu tiên ở Ninh Bình do các doanh nghiệp tư nhân đầu tư đã nhập toàn bộ thiết bị xi măng, đưa toàn bộ vật tư, lao động kể cả lao động phổ thông sang làm các công trình này với chất lượng thiết bị, công nghiệp lạc hậu. Đến năm 2011, có tới 20 công trình điện do nhà thầu Trung Quốc thực hiện EPC.

Đặc biệt, có những công trình hoàn toàn vay vốn trong nước nhưng vẫn là tổng thầu EPC. Trong khi đó, có rất nhiều chủ đầu tư trong nước tâm huyến với các dự án như Tập đoàn dầu khí Việt Nam là một ví dụ.

Cần có chính sách ưu đãi rõ ràng

Theo ông Vũ Việt Kha, Tổng giám đốc Tổng công ty Máy và Thiết bị công nghiệp cho rằng, cần phải sửa đổi một số khoản, mục chi tiết trong một số điều của Luật Đấu thầu để các doanh nghiệp trong nước có khả năng tham gia nhiều hơn vào các hợp đồng EPC.

Cụ thể, theo ông Kha, đối với dự án đầu tư do các Tập đoàn, Tổng công ty Nhà nước làm chủ đầu tư, yêu cầu chủ đầu tư dự án phải sử dụng máy móc, thiết bị, hàng hóa vật tư trong nước bằng cách Nhà nước chỉ định cho liên doanh [do các doanh nghiệp trong nước có năng lực] thực hiện. Từ đó, nguồn vốn đầu tư do Nhà nước quản lý quay lại tạo việc làm cho doanh nghiệp, thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển.

Bên cạnh đó, Nhà nước cần có chính sách bảo hộ một số hàng hóa sản xuất trong nước đối với nước ngoài một cách có điều kiện, có thời gian bằng các rào kỹ thuật mà việc bảo hộ này không ảnh hưởng gì đến các cam kết, quy định của các tổ chức và thông lệ quốc tế. Có như vậy, một số lĩnh vực sản xuất và một số sản phẩm, hàng hóa trong nước mới có điều kiện phát triển, từ đó đủ sức cạnh tranh với hàng nhập ngoại. Đây cũng là một cách giảm nhập siêu.

Tuy nhiên, đại diện Vụ Khoa học Công nghệ [Bộ Công thương] cũng nhấn mạnh, cần có đánh giá cụ thể thế nào là thiết bị sản xuất trong nước, nếu không bóc tách được thì sẽ ưu đãi nhầm cho cả những sản phẩm nước ngoài.

Chia sẻ những khó khăn này, Thứ trưởng Lê Dương Quang cho biết, tới đây, bên cạnh việc trình Chính phủ phê duyệt và ban hành Quy chế quản lý mua sắm hàng hóa thực hiện dự án đầu tư bằng nguồn vốn nhà nước, Bộ sẽ tiếp tục ban hành Quyết định bổ sung các hàng hóa trong nước đã sản xuất được vào Danh mục máy móc, thiết bị, vật tư, nguyên liệu trong nước sản xuất được.

Bên cạnh đó, đề xuất Bộ Tài chính nghiên cứu chính sách hỗ trợ đối với doanh nghiệp sản xuất máy móc thiết bị trong nước sản xuất, đặc biệt là chính sách, biện pháp thúc đẩy ngành cơ khí phát triển để nâng cao tỷ lệ nội địa hóa trong các dự án đầu tư.

Yến Nhi

Tuyên bố trách nhiệm:Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.

Tin mới

Tín hiệu mới từ thị trường Trung Quốc 16/10/2019
Thị trường ngày 16/10: Giá dầu, vàng cùng giảm, palađi tiếp tục phá kỷ lục mới 16/10/2019
Thị trường sữa Việt: Hứa hẹn những thương vụ M&A “bom tấn” 15/10/2019
Làm rõ lý do ba năm liền xuất siêu, chỉ tiêu 2020 lại nhập siêu 15/10/2019
Đón đầu cơ hội và khôn ngoan lựa chọn FDI 15/10/2019
Nợ công Việt Nam đang chuyển biến theo hướng tích cực 15/10/2019
Được giao làm sân bay Long Thành, ACV có bao nhiêu tiền? 15/10/2019
Vietnam Airlines, ACV lỡ hẹn thoái vốn, 'siêu ủy ban' nói gì? 15/10/2019
"Địa chỉ" nhập khẩu vải tận dụng ưu đãi trong EVFTA 15/10/2019
Thị trường ngày 15/10: Giá dầu đảo chiều sụt mạnh, palađi lập kỷ lục mới 15/10/2019

Tin trước

Chống lạm phát phải “chịu đau” 29/09/2011
Giá gas tiếp tục giảm 10.000 đồng/bình 29/09/2011
16 tổng công ty, doanh nghiệp hàng đầu TPHCM cơ cấu lại hoạt động sản xuất kinh doanh 29/09/2011
Nhà thầu nội khó trúng thầu vì cơ chế 29/09/2011
Giá lúa ở VN tăng 29/09/2011
Bảo hiểm rủi ro về giá: Thận trọng với “bẫy” đầu cơ 28/09/2011
Kiến nghị bỏ Quỹ bình ổn xăng dầu vì thiếu minh bạch 28/09/2011
Thủ tướng yêu cầu các tập đoàn không đầu tư ngoài ngành 28/09/2011
Thái Lan hủy bán gạo, Indonesia có thể quay sang Việt Nam 28/09/2011
Ứng phó với lạm phát 28/09/2011

Tin nổi bật

Thông báo trả lãi Trái Phiếu cho kỳ tính lãi...
Thông báo trả lãi Trái Phiếu cho kỳ tính lãi...
Thông báo về việc chào bán thêm cổ phiếu ra...
THÔNG BÁO ĐẤU GIÁ QUYỀN MUA CỔ PHẦN CỦA TỔNG...
THÔNG BÁO BÁN ĐẤU GIÁ CỔ PHIẾU RA CÔNG CHÚNG...

Các chỉ số CK thế giới

  • Châu Mỹ
  • Châu Á
  • Châu Âu

Thị trường Chỉ số Thay đổi


Xem thêm

Nghe/ xem bình luận của BVSC

  • Hướng dẫn GD cổ phiếu lô lẻ
  • Hướng dẫn GD qua điện thoại
  • Xem thêm

Bản quyền © Công ty Cổ phần Chứng khoán BẢO VIỆT

Điều khoản sử dụng website | Mạng lưới BVSC | Liên hệ

Khách hàng cá nhân

  • Công cụ giao dịch trực tuyến
  • Dịch vụ môi giới chứng khoán
  • Dịch vụ lưu ký chứng khoán
  • Quản lý tài khoản và Tra cứu thông tin
  • Giao dịch ký quỹ

Khách hàng tổ chức

  • Dịch vụ môi giới Chứng khoán
  • Sản phẩm và dịch vụ gia tăng
  • Dịch vụ tư vấn đầu tư

Ngân hàng đầu tư

  • Sản phẩm dịch vụ
  • Thành tích và giải thưởng
  • Câu hỏi thường gặp
  • Liên hệ

Hội sở

Địa chỉ: Số 8 Lê Thái Tổ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
Điện thoại: [84-24] 3928 8080- Fax: [84-24] 3928 9888
Email:

Chi nhánh Hồ Chí Minh

Địa chỉ: Lầu 8, Tòa nhà Tập đoàn Bảo Việt, 233 Đồng Khởi, Quận 1, Tp.HCM
Điện thoại: [84-28] 3914 6888- Fax: [84-28] 3914 7999
Email:

Video liên quan

Chủ Đề