Hưởng bảo hiểm xã hội như thế nào

Toàn bộ quy định cần biết về bảo hiểm xã hội năm 2021 [ảnh minh họa]

1. Bảo hiểm xã hội là gì?

Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.

2. Sổ bảo hiểm xã hội là gì?

Sổ BHXH là căn cứ để giải quyết chế độ BHXH cho người tham gia theo quy định của pháp luật. Những thông tin trong sổ gồm thời gian làm việc, quá trình đóng và hưởng BHXH.

3. Bảo hiểm xã hội có mấy loại?

Bảo hiểm xã hội bao gồm 2 loại là:

- Bảo hiểm xã hội bắt buộc là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia.

- Bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình và Nhà nước có chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội để người tham gia hưởng chế độ hưu trí và tử tuất.

4. Các chế độ bảo hiểm xã hội

Theo Điều 4 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì chế độ bảo hiểm bao gồm:

- Bảo hiểm xã hội bắt buộc có các chế độ sau đây: Ốm đau; Thai sản; Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; Hưu trí; Tử Tuất.

NLĐ tham gia BHXH bắt buộc được giải quyết các chế độ ốm đau, thai sản, hưu trí, tử tuất, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp khi đáp ứng đủ các điều kiện tương ứng theo quy định của pháp luật.

Xem chi tiết điều kiện, mức hưởng tất cả các chế độ tại đây.

- Bảo hiểm xã hội tự nguyện có các chế độ sau đây: Hưu trí; Tử tuất

5. Quyền lợi khi tham gia BHXH

Khi tham gia bảo hiểm xã hội, NLĐ sẽ được hưởng những quyền lợi sau:

- Được tham gia và hưởng các chế độ theo Luật BHXH.

- Được cấp và quản lý sổ BHXH và nhận lại sổ khi không còn làm việc.

- Nhận lương hưu và trợ cấp đầy đủ, kịp thời theo các hình thức sau: nhận trực tiếp tại cơ quan BHXH hoặc tổ chức dịch vụ được ủy quyền; nhận thông qua tài khoản tiền gửi của người lao động mở tại ngân hàng; nhận thông qua công ty, tổ chức nơi làm việc hay người sử dụng lao động

- Hưởng bảo hiểm y tế trong các trường hợp: đang hưởng lương hưu, nghỉ việc hưởng trợ cấp thai sản, nhận con nuôi, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hay trợ cấp ốm đau.

- Chủ động đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động và được thanh toán chi phí giám định y khoa nếu đủ điều kiện hưởng BHXH.

- Ủy quyền nhận lương hưu, trợ cấp BHXH cho người khác.

- Được cung cấp thông tin về đóng BHXH theo định kỳ; yêu cầu người sử dụng lao động cung cấp thông tin về việc đóng và quyền được hưởng các chế độ của BHXH.

- Người tham gia được khiếu nại, tố cáo và khởi kiện BHXH theo quy định pháp luật.
6. Mức đóng BHXH năm 2021

**Đối với BHXH bắt buộc

Đối với NLĐ là công dân Việt Nam

Người sử dụng lao động

Người lao động

BHXH

BHTN

BHYT

BHXH

BHTN

BHYT

HT

ÔĐ-TS

TNLĐ-BNN

HT

ÔĐ-TS

TNLĐ-BNN

14%

3%

0.5%

1%

3%

8%

-

-

1%

1.5%

21.5%

10.5%

Tổng cộng 32%

Đối với NLĐ nước ngoài

Người sử dụng lao động

Người lao động

BHXH

BHTN

BHYT

BHXH

BHTN

BHYT

HT

ÔĐ-TS

TNLĐ-BNN

HT

ÔĐ-TS

TNLĐ-BNN

-

3%

0.5%

-

3%

-

-

-

-

1.5%

6.5%

1.5%

Tổng cộng 8%

Đối với BHXH tự nguyện: Xem chi tiết tại đây.

7. Tiền lương tính đóng BHXH bắt buộc năm 2021

Vùng

Người làm việc trong điều kiện bình thường

Người đã qua học nghề, đào tạo nghề

Người làm việc trong điều kiện nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm

Người làm việc trong điều kiện đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm

Công việc giản đơn

Công việc yêu cầu đã qua học nghề, đào tạo nghề

Công việc giản đơn

Công việc yêu cầu đã qua học nghề, đào tạo nghề

Vùng I

4.420.000

4.729.400

4.641.000

4.965.870

4.729.400

5.060.458

Vùng II

3.920.000

4.194.400

4.116.000

4.404.120

4.194.400

4.488.008

Vùng III

3.430.000

3.670.100

3.601.500

3.853.605

3.670.100

3.927.007

Vùng IV

3.070.000

3.284.900

3.223.500

3.449.145

3.284.900

3.514.843

8. Cách tra cứu toàn bộ thông tin bảo hiểm xã hội trực tuyến:

Hiện nay, có 03 cách để tra cứu những thông tin về BHXH như quá trình đóng, chế độ hưởng…, cụ thể:

[1] Tra cứu trực tuyến tại trang của BHXH tại đây.

[2] Tra cứu qua ứng dụng VSIID:

[3] Tra cứu bằng tin nhắn điện thoại

Xem chi tiết các cách tra cứu tại đây

Xem thêm:

BHXH Việt Nam đồng ý miễn đóng BHYT 8 tháng cho người lao động

Công ty chiếm dụng tiền đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc của người lao động thì có bị phạt không? Mức xử phạt là bao nhiêu?

Có được cộng dồn thời gian đóng bảo hiểm xã hội không liên tục ở nhiều đơn vị làm việc khác nhau không?

Trung Tài

HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT LIÊN QUAN

Mục lục bài viết

  • 1.Các trường hợp được nhận BHXH một lần mới nhất.
  • 2. Mức hưởng BHXH một lần năm 2022
  • 2.1. Đối với NLĐ tham gia BHXH bắt buộc
  • 2.2. Đối với người tham gia BHXH tự nguyện
  • 3.Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu, trợ cấp một lần

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mụctư vấn Luật bảo hiểm xã hộicủaCông ty luật Minh Khuê

>>Luật sư tư vấn pháp luật, gọi: 1900.6162

Thưa luật sư! Tôi có vấn đề thắc mắc như sau: Tôi đóng bảo hiểm tự nguyện được 10 năm rồi từ tháng 1năm 2012 đến tháng 1 năm2022, mức bảo hiểm tôi đóng là 1.100.00đ một tháng,năm nay tôi 50 tuổi. Bây giờ tôi khôngmuốn đóng nữa và muốn hưởng bảo hiểm xã hội một lần thì có được không? Mức hưởng như thế nào?

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật MinhKhuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

Cơ sở pháp lý:

Luật bảo hiểm xã hội năm 2014

Nghị quyết 93/2021/NĐ-CP về việc thực hiện chính sách hưởng bảo hiểm xã hội một lần đối với người lao động

Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH

Nghị định 115/2015/NĐ-CP

1.Các trường hợp được nhận BHXH một lần mới nhất.

Căn cứ điều 54, 60 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014

NLĐ tham gia BHXH có yêu cầu thì được hưởng BHXH một lần nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

- Đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định mà chưa đủ 20 năm đóng BHXH [hoặc chưa đủ 15 năm đóng BHXH đối với lao động nữ là người hoạt động chuyên trách hoặc không chuyên trách ở xã, phương, thị trấn] và không tiếp tục tham gia BHXH tự nguyện.

- NLĐ tham gia BHXH bắt buộc sau một năm nghỉ việc, người tham gia BHXH tự nguyện sau một năm không tiếp tục đóng BHXH mà chưa đủ 20 năm đóng BHXH.

- Ra nước ngoài để định cư.

- Người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế.

- NLĐ thuộc một trong các trường hợp sau đây khi phục viên, xuất ngũ, thôi việc mà không đủ điều kiện để hưởng lương hưu:

+ Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;

+ Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí.

Điều kiện hưởng lương hưu đối với lao động nữ là người hoạt động chuyên trách hoặc không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn quy định tại khoản 3 Điều 54 của Luật bảo hiểm xã hội, được hướng dẫn cụ thể như sau:

a] Việc xác định là người hoạt động chuyên trách hoặc không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn được căn cứ vào thời điểm trước khi nghỉ việc hưởng chế độ bảo hiểm xã hội;

b] Thời gian đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm là thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc

Ví dụ Bà Alà người hoạt động không chuyên trách ở xã, tại thời điểm đủ 55 tuổi bà Q có 18 năm đóng bảo hiểm xã hội [trong đó có 4 năm đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện].

Trường hợp bà Akhi đủ 55 tuổi, không đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc nên không thuộc đối tượng được hưởng lương hưu theo quy định tại khoản 3 Điều 54 của Luật bảo hiểm xã hội. Bà Acó thể lựa chọn đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện một lần cho 02 năm còn thiếu để được hưởng lương hưu hoặc nhận bảo hiểm xã hội một lần theo quy định.

Như vậy nếu bạn thuộc một trong những trường hợp trên đây thì sẽ đủ điều kiện hưởng bảo hiểm xã hội một lần

2. Mức hưởng BHXH một lần năm 2022

Căn cứ Khoản 2 điều 1Nghị quyết 93/2021/NĐ-CP về việc thực hiện chính sách hưởng bảo hiểm xã hội một lần đối với người lao động

Khoản 2 điều 60 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014

2.1. Đối với NLĐ tham gia BHXH bắt buộc

Mức hưởng BHXH một lần được tính theo số năm đã đóng BHXH, cứ mỗi năm được tính như sau:

- 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH cho những năm đóng trước năm 2014;

- 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi;

- NLĐ có thời gian đóng BHXH chưa đủ một năm thì mức hưởng BHXH một lần được tính bằng 22% của các mức tiền lương tháng đã đóng BHXH, mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.

Riêng NLĐ là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân; hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí có thời gian đóng BHXH chưa đủ một năm thì mức hưởng BHXH bằng số tiền đã đóng, mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.

2.2. Đối với người tham gia BHXH tự nguyện

Mức hưởng BHXH một lần được tính theo số năm đã đóng BHXH, cứ mỗi năm được tính như sau:

- 1,5 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH cho những năm đóng trước năm 2014;

- 02 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi;

- Trường hợp thời gian đóng BHXH chưa đủ một năm thì mức hưởng BHXH bằng số tiền đã đóng, mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH.

TheoĐiều 19 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH, số tiền BHXH 1 lần được tính theo công thức sau:

Mức hưởng =[1,5 x Mức bình quân tiền lươngx Thời gian đóng BHXH trước năm 2014] + [2 x Mức bình quân tiền lươngx Thời gian đóng BHXH sau năm 2014]

Trong đó:

- Thời gian đóng BHXH có tháng lẻ thì từ 01 - 06 tháng được tính lànửa năm, từ 07 - 11 tháng được tính là01 năm. Trường hợp tính đến trước 01/01/2014 nếu thời gian đóng BHXH có tháng lẻ thì những tháng lẻ đó được chuyển sang giai đoạn đóng BHXH từ01/01/2014 trở đi.

- MBQTL là mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.

MBQTL =[Số tháng đóng BHXH x Tiền lương tháng/thu nhập tháng đóng BHXH x Mức điều chỉnh hàng năm] ÷ Tổng số tháng đóng BHXH

Đối với bảo hiểm xã hội bắt buộc

Điều 2 Thông tư 23/2020/TT-BLĐTBXHquy địnhmức điều chỉnh tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc của người lao động từ01/01/2021 - hết 31/12/2021cụ thể như sau:

Năm

Trước 1995

1995

1996

1997

1998

1999

2000

2001

2002

2003

2004

2005

2006

2007

Mức điều chỉnh

5,01

4,25

4,02

3,89

3,61

3,46

3,52

3,53

3,4

3,29

3,06

2,82

2,62

2,42

Năm

2008

2009

2010

2011

2012

2013

2014

2015

2016

2017

2018

2019

2020

2021

Mức điều chỉnh

1,97

1,84

1,69

1,42

1,3

1,22

1,18

1,17

1,14

1,1

1,06

1,03

1

1

Đối với bảo hiểm xã hội tự nguyện

Điều 2 Thông tư 23/2020/TT-BLĐTBXHquy địnhmức điều chỉnh tiền thu nhập tháng đóng BHXH tự nguyện của người lao động từ01/01/2021 - hết 31/12/2021cụ thể như sau:

Năm 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014
Mức điều chỉnh 1,97 1,84 1,69 1,42 1,30 1,22 1,18
Năm 2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021
Mức điều chỉnh 1,17 1,14 1,10 1,06 1,03 1,00 1,00

Lưu ý:

- Mức hưởng BHXH 1lần của người lao động có thời gian đóng BHXHchưa đủ 01 nămđược tính bằng22%mức tiền lương tháng đã đóng BHXH.

- Mức tối đa bằng 2 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.

Như vậy nếu đủ điều kiện thì bạn sẽ được hưởng như sau:Mức hưởng = [1,5 x Mức bình quân tiền lương x Thời gian đóng BHXH trước năm 2014] + [2 x Mức bình quân tiền lương x Thời gian đóng BHXH sau năm 2014]

3.Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu, trợ cấp một lần

1. Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương này thì tính bình quân tiền lương tháng của số năm đóng bảo hiểm xã hội trước khi nghỉ hưu như sau:

a] Tham gia bảo hiểm xã hội trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 05 năm cuối trước khi nghỉ hưu;

b] Tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 1995 đến ngày 31 tháng 12 năm 2000 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 năm cuối trước khi nghỉ hưu;

c] Tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 2001 đến ngày 31 tháng 12 năm 2006 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 08 năm cuối trước khi nghỉ hưu;

d] Tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 2007 đến ngày 31 tháng 12 năm 2015 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 10 năm cuối trước khi nghỉ hưu;

đ] Tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 đến ngày 31 tháng 12 năm 2019 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 15 năm cuối trước khi nghỉ hưu;

e] Tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2020 đến ngày 31 tháng 12 năm 2024 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 20 năm cuối trước khi nghỉ hưu;

g] Tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2025 trở đi thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của toàn bộthời gian.

2. Người lao động có toàn bộthời gianđóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của toàn bộthời gian.

3. Người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định, vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội chung của các thời gian, trong đó thời gian đóng theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định được tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại khoản 1 Điều này.

4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Khoản 4 điều 9Nghị định 115/2015/NĐ-CP

4. Người lao động có thời gian đóng bảo hiểm xã hội đủ 15 năm trở lên theo các mức tiền lương thuộc công việc sau đây chuyển sang làm công việc khác mà đóng bảo hiểm xã hội có mức lương thấp hơn thì khi nghỉ hưu được lấy mức lương cao nhất của công việc nêu tại Điểm a dưới đây hoặc mức tiền lương trước khi chuyển ngành tương ứng với số năm quy định tại Khoản 1 Điều này để tính mức bình quân tiền lương làm cơ sở tính hưởng lương hưu:

a] Đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm trong thang lương, bảng lương do Nhà nước quy định;

b] Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp trong quân đội nhân dân, sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan chuyên môn kỹ thuật trong công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân, công an nhân dân chuyển ngành làm việc tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định.

5. Người lao động có thời gian đóng bảo hiểm xã hội trước ngày 01 tháng 10 năm 2004 theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định mà hưởng bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 trở đi thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội làm căn cứ tính hưởng bảo hiểm xã hội được chuyển đổi theo chế độ tiền lương quy định tại thời điểm nghỉ việc để làm cơ sở tính hưởng bảo hiểm xã hội.

6. Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định đã đóng bảo hiểm xã hội bao gồm phụ cấp thâm niên nghề sau đó chuyển sang ngành nghề không được hưởng phụ cấp thâm niên nghề và trong tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội làm căn cứ tính lương hưu không có phụ cấp thâm niên nghề thì được lấy mức bình quân tiền lương tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội tại thời điểm nghỉ hưu, cộng thêm khoản phụ cấp thâm niên nghề [nếu đã được hưởng] tính theo thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội bao gồm phụ cấp thâm niên nghề, được chuyển đổi theo chế độ tiền lương quy định tại thời điểm nghỉ hưu để làm cơ sở tính lương hưu.

Trường hợp người lao động chuyển sang ngành nghề được hưởng phụ cấp thâm niên nghề và trong tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội làm căn cứ tính lương hưu đã có phụ cấp thâm niên nghề thì mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều này.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Bảo hiểm xã hội- Công ty luật Minh Khuê

Video liên quan

Chủ Đề