Bao lâu thì cho trẻ bú bình

Trẻ bú bình trước khi đi ngủ nên ngừng khi nào là tốt nhất là câu hỏi mà nhiều mẹ bỉm sữa quan tâm. Ông Bradley Bradford, bác sĩ nhi khoa ở Delray Beach, Florida, kiêm phát ngôn viên của Viện Hàn lâm Nhi khoa Mỹ cho rằng: Bạn có thể bắt đầu ngừng cho trẻ bú bình trước khi đi ngủ khi trẻ được từ 6 đến 9 tháng tuổi.

Nên ngừng cho trẻ bú bình khi nào?

Trẻ sơ sinh rất giỏi để có thể tự điều chỉnh sự ăn uống của mình. Vì thế, nếu bé có tín hiệu nói “không” với chai sữa bằng cách quay đầu đi nơi khác khi thấy bạn cầm bình sữa tiến lại gần hoặc liên tục không uống hết bình sữa thì bạn cũng đừng ép chúng nhé.

Theo chuyên gia, bạn có thể cho trẻ ngừng bú bình trước khi đi ngủ khi bé được 6 – 9 tháng tuổi

Nếu bạn cho rằng em bé của bạn vẫn còn quá non nớt hoặc có những vấn đề sức khỏe khác cần quan tâm như gặp các vấn đề về tiêu hóa hoặc không phát triển nhiều thì trước khi quyết định ngừng cho trẻ bú bình ban đêm hãy chắc chắn thảo luận về chế độ ăn uống cho trẻ với bác sĩ chuyên khoa trước khi thực hiện bất kỳ sự thay đổi nào.

Nếu việc bú bình trước khi đi ngủ có vẻ như không ảnh hưởng nhiều tới sự bất tiện trong sinh hoạt của bạn, hãy xem xét kéo dài thói quen này cho trẻ cho đến khi bé có thể ngủ thiếp đi một mình mà không cần phải bú bình nữa.

Tuy nhiên, cha mẹ trẻ cần lưu ý là, một khi bé đã mọc răng, việc bú bình trước khi đi ngủ cũng có thể khiến bé bị sâu răng. Nguyên nhân là do sữa có xu hướng tạo ra nhiều loại đường trong miệng của bé khi ngủ. Điều này tạo cơ hội thuận lợi cho lũ vi khuẩn có hại tấn công răng miệng của bé.

Vì thế, các chuyên gia chăm sóc sức khỏe trẻ em cho rằng: Cha mẹ trẻ dù cưng chiều trẻ đến đâu cũng chỉ nên cho trẻ bú bình trước khi đi ngủ chậm nhất là khi trẻ được 12 hay 18 tháng tuổi. Tuy đây có thể là một thói quen khá khó khăn để cha mẹ có thể ngừng cho trẻ bú bình nhưng bạn nên nhớ, thời điểm này các em bé của bạn không cần lượng calo trong sữa.

Khi trẻ được 12 tháng, em bé nhà bạn nên nhận được tất cả nhu cầu dinh dưỡng từ các bữa ăn ban ngày của trẻ. Hãy thử tạo cho bé sự thoải mái với nhiều đối tượng khác thay thế thay vì bú bình trước khi đi ngủ như cho trẻ chơi đùa với một cái chăn ưa thích hay đồ chơi nhồi bông.

Theo dõi thêm fanpage: Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc

Mẹ cũng phải để ý cách con bạn ti ngay từ những miếng đầu tiên. Nếu thấy bé bắt đầu phải nuốt chửng, hãy dừng cho con ăn. Dòng chảy sữa quá mạnh với nhịp độ bú của trẻ. Vì thế hãy mua một núm ti khác cho bé dù bạn đã lựa chọn rất cẩn thận. Một núm ti tốt là một chiếc phù hợp với bé nhất.

5. Luôn giữ cho núm vú đầy sữa trong khi trẻ bú bình

Hiện nay, trên thị trường, núm vú có rất nhiều kích cỡ khác nhau, mẹ nên chọn loại núm vú phù hợp với tháng tuổi của bé. Thông thường, núm vú đóng vai trò chính trong việc điều tiết lưu lượng sữa mà bé bú được.

Khi cho trẻ bú bình, luôn giữ bình sữa hơi nghiêng để đầu núm vú cao su luôn đầy sữa, nếu không con bạn có thể sẽ nuốt phải hơi, khiến trẻ dễ bị nôn trớ. Không nên để bình sữa nằm ngang, sẽ khiến núm vú không được đổ đầy sữa khiến trẻ bú phải hơi trong bình.

6. Luôn theo dõi trong quá trình trẻ bú

Nếu bé đã ăn được một lúc và bắt đầu có dấu hiệu chán, ngậm ti, hãy dừng việc con bú bình lại. Sữa chảy quá nhiều trong khi bé không chịu nuốt sẽ dẫn đến sặc sữa.

Nếu bé khóc, hãy dỗ cho bé nín rồi mới tiếp tục vì nếu vừa ăn vừa khóc dễ khiến sữa lọt vào đường thở.

Trong lúc trẻ đang bú hoặc đang ngậm thức ăn trong miệng, không nói chuyện hoặc làm cho trẻ cười vì phản ứng của trẻ khi cười, nói sẽ làm thông đường thở trong lúc miệng bé vẫn tiếp tục tiếp nhận sữa. Bố mẹ vì thế không được lơ đãng dù chỉ một phút.

7. Luôn vỗ ợ hơi cho trẻ

Trong khi bú, bé cần có thời gian nghỉ và có thể cần được vỗ ợ hơi để dễ tiêu hoá. Đặc biệt nếu bạn thấy con đang bú mà trở nên khó chịu hay quấy khóc, hãy dừng cho trẻ bú và vỗ ợ hơi cho con trước khi tiếp tục cho con ăn.

Khi con nhả núm vú ra và biểu hiện đã bú no, bạn giúp bé ợ hơi bằng cách bế trẻ thẳng lưng, áp đầu bé tựa lên vai bạn rồi nhẹ nhàng xoa lưng hoặc vỗ nhẹ vào lưng. Cũng có thể đặt bé nửa ngồi nửa nằm sấp trên đùi bạn và vỗ nhẹ lưng. Bé có thể ọc một chút sữa nên bạn cần chuẩn bị trước khăn lau. Tuy nhiên không phải bé nào cũng ợ hơi sau khi bú nên bé của bạn vẫn ổn nếu không có những biểu hiện này.

Không phải lúc nào bé cũng ợ hơi ngay sau khi bú, vì thế, đừng hốt hoảng khi không thấy bé ợ hơi, mẹ nhé!

Trường hợp con trớ ra quá nhiều hoặc nôn thành vòi rồng, hãy vệ sinh mũi và miệng thật sạch sẽ sau khi trẻ nôn xong. Không nên bắt trẻ tiếp tục bú sau khi nôn, trớ xong trừ khi con có biểu hiện muốn bú thêm. Hãy kiểm tra xem lỗ ở trên núm bình có quá to hay không, sữa chảy vào miệng trẻ quá nhiều và quá nhanh cũng có thể gây ra nôn, trớ.

Page 2

Được mẹ nhờ cho con bú sữa công thức, hẳn ông bố trẻ nào cũng vừa hăm hở vừa lo lắng với nhiệm vụ quan trọng bậc nhất trong hành trình chăm con hàng ngày. Bố sẽ rất cần những tuyệt chiêu cho con bú bình đúng cách như bên dưới để cả hai bố con hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mẹ giao.

Nắm vững những bí quyết cho con bú bình đúng cách sau, bố thậm chí có thể cho con bú giỏi ngang ngửa mẹ

1. Chỉ cho bé yêu bú sữa công thức đạm whey trong năm đầu tiên

Trên thị trường, dạng này thường được gọi là “sữa cho những tháng đầu đời” [first infant milk]. Có hai loại sữa công thức chính chia theo thành phần protein: sữa đạm whey [whey-based milk] và sữa đạm casein [casein-based formula]. Cả hai đều được làm từ sữa bò đã qua xử lý, nhưng sữa công thức đạm casein không được khuyến nghị dùng cho trẻ sơ sinh, bố đừng quên nhé!

2. Lưu ý khi chọn sữa cho con bú

Không bao giờ cho con uống trực tiếp sữa bò thông thường hay pha chung với sữa công thức khi bé chưa tròn một tuổi, vì trẻ rất khó tiêu hóa loại này. Nó lại không chứa đủ chất sắt và các dưỡng chất cần thiết cho nhu cầu của con.

Ngoài ra, bố còn nên tránh mua các loại sau: sữa cừu, sữa dê, sữa đặc, sữa đặc không đường, sữa bột hoặc “thức uống có sữa” làm từ gạo, yến mạch và hạnh nhân.

3. Cho con bú bình đúng cách: Làm theo chỉ dẫn

Bố luôn luôn nhớ đọc kỹ và làm theo các chỉ dẫn ghi trên hộp sữa nhé. Nếu lỡ tay pha quá nhiều bột sữa công thức, cơ thể trẻ sẽ dễ bị khử nước hoặc táo bón. Nhưng đong quá ít bột so với chỉ dẫn lại có thể khiến bé yêu của bố nhận thiếu dưỡng chất từ sữa đấy!

4. Đếm số thìa bột khi pha sữa

Bố nên đếm lớn tiếng số thìa đong bột những lúc pha sữa công thức với nước. Nếu không, các ông bố trẻ sẽ rất dễ quên mình đã đong đến thìa bột thứ mấy, đặc biệt là khi bố đang ở trong tình trạng ngái ngủ vì phải bật dậy pha sữa cho cục cưng vào thời điểm nửa đêm.

Page 3

Đối với trẻ nhỏ, bên cạnh sữa mẹ, nguồn dinh dưỡng từ các loại sữa công thức đóng một vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của trẻ đặc biệt là giai đoạn sau khi bé đã cai sữa mẹ. Khi cho con sử dụng sữa công thức, các mẹ thường chọn cho bé một loại sữa phù hợp với tháng tuổi của bé và có công thức gần giống với sữa mẹ nhất. Nhiều mẹ đã mắc phải những sai lầm tai hại khi cho con sử dụng sữa công thức mà không biết sẽ làm hại đến sức khỏe của con:

Pha sữa với nước quá nóng hoặc quá lạnh

Phần lớn các bà mẹ thường dùng nước nóng hoặc nước âm ấm để pha sữa cho con. Nhưng bạn có biết, việc pha sữa bằng nước quá nóng thì một số dưỡng chất có trong sữa như lysin, acid folic, các vitamin nhóm B, … dễ bị hư hỏng, biến chất, mất tác dụng do tác dụng của nhiệt độ cao. Ngay cả khi mẹ pha bằng nước sôi trước, rồi chế thêm nước nguội vào sau thì các thành phần sữa đã kịp biến đổi ngay khi gặp nhiệt độ quá cao. Điều này, khiến cho sữa vô tình trở nên có hại với cơ thể bé. Một số bà mẹ khác, vì muốn tiết kiệm thời gian, nên sử dụng nước chỉ hơi ấm, thậm chí là nguội để pha sữa cho con. Điều này vô cùng tệ hại, bởi pha sữa với nước quá nguội sẽ không tan hết và tạo thành những cục sữa nhỏ viên lại, các dưỡng chất trong sữa vì thế mà cũng mất đi và không được trẻ hấp thu.
Cách pha sữa chuẩn nhất là mẹ dùng nước đã đun sôi để nguội đến nhiệt độ chuẩn từ 40-50 độ để pha sữa cho con. Đây là nhiệt độ thích hợp nhất, giúp bảo đảm các thành phần dinh dưỡng trong sữa và giúp con hấp thu được nhiều. Với các loại sữa của Nhật như Glico Icreo có thể yêu cầu nhiệt độ pha sữa cao hơn khoảng 70 độ C. Nếu có điều kiện mẹ nên dùng loại nhiệt kế đo nước trước khi pha sữa.

Để pha sữa Glico Icreo Balance milk mẹ phải dùng nước đun sôi để nguội đến 70 độ C

Hâm sữa bằng lò vi sóng hoặc làm mát bằng cách cho tủ lạnh

Để tiết kiệm thời gian, nhiều mẹ nghĩ ra cách pha sữa một lần trong ngày, rồi bảo quản trong tủ lạnh, hoặc ủ ấm sữa bằng lò vi sóng để cho con uống. Hoặc khi trẻ uống không hết phần sữa được pha, mẹ cũng cất đi để cho con uống tiếp lần sau. Nhưng điều này gây ra rất nhiều tác hại cho sức khỏe của trẻ. Bởi tủ lạnh chỉ có tác dụng bảo quản sữa không hỏng, nhưng lại không ngăn ngừa được vi khuẩn xâm nhập. Trong khi đó, hệ miễn dịch của trẻ rất non yếu, nếu uống phải sữa nhiễm khuẩn rất dễ gây ra bệnh tật, về lâu dài làm suy yếu sức khỏe con. Những chai sữa để hâm nóng trong lò vi sóng có thể gây hại cho trẻ nhỏ vì nhiệt độ trong lò vi sóng rất cao làm biến đổi các thành phần có trong sữa.

Chuyển đổi sữa đột ngột

Mẹ thường đột ngột chuyển đổi sữa cho trẻ từ sữa công thức 1 sang sữa công thức 2 mà không có giai đoạn chuyển tiếp. Chất lượng đạm của hai loại sữa này không giống nhau nên có thể khiến thận của trẻ không thích nghi kịp thời. Ngoài ra việc chuyển đổi sữa có thể gây rối loạn tiêu hóa cho trẻ. Vì vậy, mẹ lưu ý việc chuyển đổi sữa công thức 1 sang sữa công thức 2 nên được tiến hành từ từ trong khoảng thời gian từ 2 đến 3 tuần:

Từ 1 đến 3 ngày đầu tiên nên chuyển một cữ sữa duy nhất từ sữa công thức 1 sang sữa công thức 2. Từ ngày thứ 4 đến ngày thứ 6 chuyển đổi thêm một cứ sữa nữa. Các ngày tiếp theo chuyển đổi dần cứ sữa công thức 2 đến khi thay thế hết số cữ sữa công thức 1 trong ngày.

Mẹ nhớ không nên pha sữa công thức 1 và sữa công thức 2 chung với nhau. Trong quá trình chuyển đổi sữa nếu có một số vấn đề xảy ra liên quan đến sức khỏe của trẻ cần xem lại cách pha sữa hoặc sự hấp thu của trẻ.

Đối với một số loại sữa Nhật mẹ không cần thiết phải đổi sữa công thức 1 sang công thức 2 khi bé đến 1 tuổi. Ví dụ như sữa Glico Icreo Balance milk có thể sử dụng được cho trẻ lớn trong trường hợp trẻ bị nhẹ cân, thiếu chất dinh dưỡng, hấp thu kém.

Với một vài trường hợp mẹ nên đổi các loại sữa mới cho bé. Đó là khi bé có triệu chứng như tiêu chảy, nôn mửa, nổi mẩn đỏ trên người… Điều này chứng tỏ bé đang bị dị ứng với các loại sữa đang dùng. Ngoài ra, khi bé sử dụng một loại sữa trong một khoảng thời gian dài mà mẹ không thấy dấu hiệu nào hiệu quả, thì nên tính tới chuyện đổi sữa cho con. Mẹ nên lựa chọn những hãng sữa uy tín và có chất lượng tránh mua các loại có nhãn mác và nguồn gốc xuất xứ không rõ ràng.

Mẹ nên chọn sản phẩm sữa được nhập khẩu nguyên hộp như sữa Glico có gắn tem vàng “Sữa nội địa Nhật”

Thay đổi công thức pha sữa

Nhiều bà mẹ vì mong muốn con ăn được nhiều hơn, tăng cân tốt hơn nên cố tình pha thêm vài thìa sữa bột so với tiêu chuẩn của nhà sản xuất. Hoặc do trẻ lười uống, nên mẹ pha thật đặc để con uống ít nhưng vẫn được nhiều sữa. Ngược lại, một số bà mẹ vì tiếc nên quyết định pha loãng hơn. Cả 2 cách làm này đều vô cùng sai lầm. Bởi tiêu chuẩn về lượng sữa và nước của nhà sản xuất đều đã thông qua nghiên cứu để phù hợp nhất với trẻ. Việc pha quá đặc sẽ khiến con khó hấp thu dinh dưỡng trong sữa và chậm phát triển. Còn pha quá loãng sẽ không cung cấp đủ dưỡng chất cần thiết cho trẻ. Vì thế, tốt nhất mẹ nên tuân thủ đúng quy chuẩn pha sữa của nhà sản xuất.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Video liên quan

Chủ Đề