Vì sao nhóm máu o truyền được cho a

Bạn có biết đặc điểm nhóm máu cũng ảnh hưởng đến sức khỏe và tính cách của một người. Vậy nếu bạn là người nhóm máu O, điều này nói lên những gì?

Máu người được phân loại lần đầu tiên vào những năm 1900 bởi Karl Landsteiner, một bác sĩ người Áo. Phát hiện này không chỉ phục vụ cho mục đích y khoa mà theo quan niệm của nhiều nền văn hóa, đây còn là yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe, vận may, tính cách và thậm chí là tình duyên của một người. Mời bạn tìm hiểu 6 sự thật thú vị về đặc điểm của nhóm máu O qua bài viết này.

Các nhóm máu được xác định như thế nào?

Phân loại nhóm máu dựa trên sự hiện diện hoặc vắng mặt của những kháng nguyên riêng biệt trên bề mặt các tế bào hồng cầu. Những kháng nguyên này sẽ kích thích hệ miễn dịch nhận ra những kháng nguyên khác lạ khi người bệnh được truyền máu không tương thích. Đây là lý do tại sao bạn cần hiểu rõ nhóm máu của bản thân để nếu cần phải truyền máu, quá trình này sẽ được diễn ra an toàn hơn.

Có 4 nhóm máu cơ bản là A, B, AB, O. Theo đó, nhóm máu A sẽ có kháng nguyên A, nhóm máu B có kháng nguyên B, nhóm máu AB sẽ có cả 2 loại kháng nguyên trong khi đó nhóm máu O lại không có. Vậy nhóm máu O có mấy loại? Tuy không có kháng nguyên A và B trong tế bào hồng cầu nhưng người máu O có cả kháng thể A và B trong huyết tương. Ngoài ra, mỗi nhóm máu còn được chia thêm thành Rh+ và Rh-, tương ứng với việc có protein Rh hay không. Vì vậy, người có nhóm máu O cũng được chia thành nhóm máu O Rh+ và O Rh-.

Bạn có biết “Nhóm máu O chiếm bao nhiêu phần trăm dân số thế giới?”. Theo nhiều thống kê, đây là nhóm máu phổ biến nhất thế giới với khoảng 37 – 53% dân số thuộc các chủng tộc khác nhau có nhóm máu này.

6 đặc điểm của nhóm máu O

Nhóm máu O có đặc điểm gì? Dưới đây là 6 đặc điểm của người máu O:

1. Tính cách người nhóm máu O

Có không ít người thắc mắc: Tính cách nhóm máu O như thế nào? Thực tế, sự ảnh hưởng của nhóm máu đến tính cách vẫn là vấn đề cần được nghiên cứu sâu hơn. Tuy nhiên, ở một số quốc gia, đặc biệt là Nhật Bản, vẫn có nhiều quan điểm thú vị về điều này.

Các chương trình truyền hình, báo và tạp chí ở nước này thậm chí còn đăng tải những bài trắc nghiệm tính cách theo nhóm máu, cách nhận biết người có nhóm máu này thông qua tính cách và so sánh độ tương hợp về tình duyên giữa các nhóm máu. Người Nhật tin rằng những tính cách của người người nhóm máu O chuyên cho là những người rất rộng lượng, đam mê, hòa đồng và rất thành công về tài chính. Không những vậy, họ cũng rất thích hợp để kết duyên với những người mang nhóm máu A.

Người nhóm máu O cộng [O+] có thể truyền máu cho cả 4 nhóm nhưng chỉ truyền được cho những loại máu có protein Rh [O+, A +, B+, AB+]. Trong khi đó, nhóm máu O trừ [O-] có thể truyền cho mọi loại máu do nhóm máu này không có kháng nguyên A, B và cả Rh nên không bị hệ miễn dịch của người nhận tấn công. Nhờ vậy, đây là nhóm máu thường được truyền trong các trường hợp khẩn cấp, ngay cả khi chưa biết được nhóm máu của người nhận và cũng an toàn nhất để truyền cho trẻ sơ sinh vốn có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện.

3. Người có nhóm máu O nhận được nhóm máu nào? Chỉ có thể nhận từ người cùng nhóm máu

Những người có máu O Rh+ có thể nhận máu từ người có nhóm máu O+ và O-, trong khi những người có nhóm máu O- chỉ có thể nhận từ những người có cùng nhóm máu với mình. Trong trường hợp khẩn cấp khi máu O- bị thiếu hụt, máu O Rh+ có thể được thay thế.

4. Những rủi ro sức khỏe thường gặp

Theo các nhà khoa học, thành phần của máu cũng có ảnh hưởng đến sức khỏe. Mặc dù những ảnh hưởng này vẫn đang được nghiên cứu nhưng đã có một số lý thuyết nhất định được công nhận. Các nhà khoa học cho rằng những người có nhóm máu chuyên cho sẽ dễ bị tấn công bởi các loại vi khuẩn và virus như quai bị, dịch hạch, tả, lao hơn những người mang các nhóm máu khác.

Ngoài ra, một số nghiên cứu còn cho rằng, những người mang nhóm máu này sẽ có nguy cơ bị loét dạ dày tá tràng cao hơn 35% so với những người có nhóm máu A, B và AB.

5. Một số lợi ích về sức khỏe

Những người mang nhóm máu chuyên cho có nguy cơ mắc bệnh tim mạch vành và ung thư tuyến tụy thấp hơn so với những người có nhóm máu A, B và AB.

Chưa hết, những người có nhóm máu này còn giảm thiểu được nguy cơ mắc phải các bệnh về hệ tuần hoàn và rối loạn nhận thức so với các nhóm máu khác. Dù vậy, việc duy trì một lối sống lành mạnh vẫn là điều rất quan trọng trong việc phòng ngừa bệnh tật dù bạn thuộc nhóm máu nào đi nữa.

6. Những người nhóm máu O có cần đến một chế độ ăn đặc biệt?

Hiện nay, trên các phương tiện truyền thông lan truyền khá nhiều thông tin về các chế độ ăn phù hợp với từng nhóm máu để tăng cường sức khỏe. Tuy nhiên, hiện chưa có bằng chứng khoa học nào chứng minh điều này. Chính vì vậy, các chuyên gia dinh dưỡng khuyên bạn chỉ nên tuân theo một chế độ ăn phù hợp với sức khỏe thay vì tuân theo chế độ ăn phù hợp với nhóm máu.

Không có cách nhận biết nhóm máu O nào chính xác bằng việc tiến hành xét nghiệm phân loại nhóm máu tại bệnh viện. Tuy nhiên, đặc điểm nhóm máu O có nhiều điều thú vị. Nhiều khi tính cách sôi nổi của bạn cũng có thể xuất phát từ chính nhóm máu “hào phóng” này đấy! Tuy nhiên, điều bạn cần lưu ý là nên có chế độ ăn uống điều độ cũng như duy trì lối sống lành mạnh để phòng ngừa được nhiều bệnh tật nhé.

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Hãy luôn nhớ cảm ơnvote 5*
nếu câu trả lời hữu ích nhé!

XEM GIẢI BÀI TẬP SGK SINH 8 - TẠI ĐÂY

Đặt câu hỏi

- Máu có cả kháng nguyên A và B có thể truyển cho người nhóm máu O không? Vì sao?

- Máu không có kháng nguyên A và B có thế truyền cho người nhóm máu O không? Vì sao?

- Máu có nhiễm các tác nhân gây bệnh [virut gây viêm gan B, virut HIV...] có thể truyền cho người khác được không? Vì sao?

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa I Đỗ Văn Mạnh - Bác sĩ Hồi sức cấp cứu - Khoa Hồi sức cấp cứu - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long

Máu của con người được chia làm nhiều nhóm và mỗi nhóm máu lại mang những nét đặc trưng riêng, kết cấu của mạch máu có thể bị phá vỡ nếu truyền không đúng nhóm máu tương thích với nhau. Để đảm đảo an toàn trong quá trình truyền máu, cần phải tuân thủ các nguyên tắc truyền máu cơ bản.

Nguyên tắc truyền máu cơ bản phải dựa trên những đặc trưng riêng cũng như kết cấu mạch máu của mỗi nhóm máu. Chính vì vậy, trước khi thực hiện truyền máu, điều căn bản nhất bạn cần biết đó là bạn thuộc nhóm máu nào và các đặc tính của nhóm máu đó ra sao.

Máu của con người gồm nhiều nhóm sau, mỗi một nhóm sẽ có đặc tính riêng cũng như, có những kháng thể sẽ chống lại những nhóm kia, vì thế nếu truyền máu khác nhóm vào, kháng thể người nhận có thể phá hủy máu, gây ra nhiều tác hại cho cơ thể.

Truyền máu phải dựa trên những đặc trưng riêng cũng như kết cấu mạch máu của mỗi nhóm máu

Sau đây là đặc tính của từng nhóm máu mà để đảm bảo an toàn trong truyền máu, các nguyên tắc truyền máu cơ bản phải dựa trên các đặc tính này:

  • Nhóm máu A: Đặc trưng bởi sự hiện diện cho nhóm máu A là kháng nguyên A trên các tế bào hồng cầu và kháng thể B có trong huyết tương. Những người mang nhóm máu A có thể hiến máu cho những người có cùng nhóm máu hoặc mang nhóm máu AB. Những người nhóm máu A có thể được truyền máu bởi những người có nhóm máu O.
  • Nhóm máu B: Có thể hiến máu cho những người khác có cùng nhóm máu B hoặc những người mang nhóm máu AB. Những người mang nhóm máu B có thể nhận máu từ những người mang nhóm máu O.
  • Nhóm máu AB: Có thể nhận máu từ bất cứ nhóm máu nào. Tuy nhiên, những người mang nhóm máu AB cũng chỉ có thể hiến cho những người có cùng nhóm máu AB. Nhóm máu này không phổ biến.
  • Nhóm máu O: Đây là nhóm máu phổ biến nhất. Những người mang nhóm máu O chỉ nhận máu từ những người có cùng nhóm máu O và có thể hiến máu cho tất cả những nhóm máu khác bởi nhóm máu O không có kháng nguyên A và kháng nguyên B trên tế bào hồng cầu, nhưng trong huyết tương lại có cả kháng thể A và kháng thể B
  • Nhóm máu Rh [D]: Yếu tố Rh là một loại protein đặc biệt trên các tế bào máu. Hầu hết mọi người đều có kháng nguyên D trên hồng cầu và thường gọi là Rh+ [Rh D dương]. Những người không có kháng nguyên D trên hồng cầu được gọi là Rh- [Rh D âm]. Cần phải thực hiện xét nghiệm kháng nguyên Rh D đối với những người phụ nữ mang thai nhằm mục đích sàng lọc và phát hiện sự tương thích trong cơ thể của mẹ và bé.

Trong trường hợp người hiến máu hoặc bệnh nhân có nhóm máu khó xác định thì bác sĩ sẽ lấy mẫu máu và thực hiện xét nghiệm chuyên khoa để xác định nhóm máu chính xác.

Nhận nhầm nhóm máu có thể gây nên phản ứng truyền máu tán huyết cấp sau 24h được truyền máu. Những phản ứng đồng loạt xảy ra có thể gây sốc và khiến người nhận tử vong.

Sơ đồ truyền máu

Để đảm bảo sự an toàn trong quá trình truyền máu cơ bản, tránh tình trạng tai biến có thể xảy ra, quá trình truyền máu cần phải tuân thủ các nguyên tắc cơ bản sau:

  • Để tránh kháng nguyên và kháng thể tương ứng gặp nhau gây nên hiện tượng các hồng cầu ngưng kết phải truyền cùng nhóm máu
  • Bên cạnh việc xác định đúng nhóm máu của người hiến và người nhận, cần thực hiện thêm phản ứng chéo tức là trộn huyết thanh của người nhận với hồng cầu của người hiến và trộn huyết thanh của người hiến với hồng cầu của người nhận. Máu sẽ chỉ được truyền cho người khi không xảy ra hiện tượng hồng cầu ngưng kết
  • Những tai biến nghiêm trọng có thể sẽ xảy ra cho người nhận máu thậm chí là người nhận có thể tử vong nếu máu được truyền không hòa hợp
  • Đối với những trường hợp cấp cứu cần truyền máu mà không có máu cùng nhóm, nguyên tắc tối thiểu bắt buộc phải tuân theo khi bắt buộc phải truyền máu khác nhóm đó là “hồng cầu người cho không bị ngưng kết với huyết thanh của người nhận”. Khi thực hiện truyền máu chỉ truyền máu với số lượng ít [250ml] với tốc độ truyền rất chậm

Để tránh những tai biến trầm trọng, thậm chí là có thể tử vong có thể xảy ra, quá trình truyền máu cơ bản phải dựa trên các nguyên tắc cơ bản khi truyền máu. Cần thực hiện xét nghiệm nhóm máu phù hợp và kiểm tra các mầm bệnh trước khi truyền máu bởi mỗi một nhóm máu sẽ mang những đặc trưng riêng biệt và nếu không được truyền đúng nhóm máu tương thích thì kết cấu của mạch máu có thể bị phá vỡ.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch khám tại viện TẠI ĐÂY. Nếu có nhu cầu tư vấn sức khỏe từ xa cùng bác sĩ Vinmec, quý khách đặt lịch tư vấn TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn

XEM THÊM:

Video liên quan

Chủ Đề