Tại sao nơi việc giải quyết các vấn đề nơi trên phải tư duy toàn cầu, hành động địa phương

Câu hỏi: Giải thích câu nói trong bảo vệ môi trường cần phải tư duy toàn cầu

Trả lời:

Thế nào là “tư duy toàn cầu, hành động địa phương”:

- Tư duy toàn cầu: nghĩa là môi trường trên Trái Đất là một thể thống nhất, có tác động và ảnh hưởng nhau mạnh mẽ. Vì vậy, việc bảo vệ môi trường không đơn giản chỉ là bảo vệ môi trường nơi mình sinh sống, mà còn góp phần lớn trong bảo vệ Trái Đất.

- Hành động địa phương:

+ Bảo vệ môi trường là vấn đề mang tính toàn cầu, không phải của riêng ai, của riêng quốc gia nào. Vì vậy cần thiết có sự chung tay của tất cả mọi người trên Trái Đất.

VD. Chúng ta cần có ý thức hành động từ những việc nhỏ trong cuộc sống: đổ rác đúng nơi quy định, phân loại rác, tắt điện trước khi ra ngoài, sử dụng tiết kiệm nước…

Ngoài ra, các em cùng Top lời giải tìm hiểu thêm về xu hướng toàn cầu hoá nhé!

I. Xu hướng toàn cầu hóa kinh tế

- Là quá trình liên kết các quốc gia trên thế giới về nhiều mặt: kinh tế, văn hóa, khoa học,… Toàn cầu hoá kinh tế có tác động mạnh mẽ đến mọi mặt của nền kinh tế - xã hội thế giới.

1. Toàn cầu hóa về kinh tế

a. Thương mại phát triển:

- Tốc độ tăng trưởng thương mại luôn cao.

- Hình thành tổ chức Thương mại toàn cầu WTO với 164 thành viên[2016].

b. Đầu tư nước ngoài tăng nhanh:

- Tổng giá trị đầu tư nước ngoài tăng nhanh.

- Trong đó dịch vụ chiếm tỉ trọng ngày càng lớn, nổi lên là tài chính, ngân hàng, bảo hiểm…

c. Thị trường tài chính quốc tế mở rộng:

- Hình thành mạng lưới liên kết tài chính.

- Các tổ chức tài chính toàn cầu IMF, WB… đóng vai trò to lớn trong nền kinh tế - xã hội thế giới.

d. Các công ty xuyên quốc gia có vai trò ngày càng lớn.

- Số lượng ngày càng nhiều, phạm vi hoạt động rộng lớn.

- Nắm trong tay khối lượng tài sản lớn, chi phối mạnh mẽ các hoạt động kinh tế của nhân loại.

2. Hệ quả của toàn cầu hóa

- Tích cực: thúc đẩy sản xuất phát triển, tăng trưởng kinh tế, đầu tư, tăng cường hợp tác quốc tế.

- Thách thức: gia tăng khoảng cách giàu nghèo; cạnh tranh giữa các nước.

II. Xu hướng khu vực hóa kinh tế

1. Các tổ chức liên kết kinh tế khu vực.

- Nguyên nhân: do phát triển không đều và sức ép cạnh tranh trên thế giới, những quốc gia tương đồng về văn hóa, xã hội, địa lí hoặc có chung mục tiêu, lợi ích.

- Các tổ chức liên kết khu vực: NAFTA, EU, ASEAN, APEC…

2. Hệ quả của khu vực hóa kinh tế

- Thời cơ: vừa hợp tác vừa cạnh tranh tạo nên sự tăng trưởng kinh tế, tăng tự do thương mại, đầu tư, bảo vệ lợi ích KT các nước thành viên; tạo những thị trường rộng lớn, tăng cường toàn cầu hóa kinh tế.

- Thách thức: quan tâm giải quyết vấn đề như chủ quyền kinh tế, quyền lực quốc gia.

III. Một số vấn đề mang tính toàn cầu

1. Bùng nổ dân số

- Dân số thế giới tăng nhanh, nhất là nửa sau thế kỷ XX. Năm 2018 là 7,7 tỉ người.

- Dân số bùng nổ hiện nay chủ yếu ở các nước đang phát triển [chiếm 80% dân số và 95% số dân gia tăng hàng năm của thế giới].

- Dân số tăng nhanh gây sức ép nặng nề đối với tài nguyên môi trường, phát triển kinh tế, chất lượng cuộc sống.

2. Già hóa dân số

- Dân số thế giới đang có xu hướng già đi:

+ Tỉ lệ người < 15 tuổi giảm.

+ Tỉ lệ > 65 tuổi tăng.

+ Tuổi thọ TB TG ngày càng tăng

- Hậu quả của cơ cấu dân số già:

+ Thiếu nguồn lao động trong tương lai.

+ Chi phí phúc lợi cho người già tăng.

+ Thiếu diện tích đất ở.

+ Tỉ suất sinh giảm.

VI. Môi trường

1. Biến đổi khí hậu toàn cầu và suy giảm tầng ôdôn

- Lượng CO2 tăng → hiệu ứng nhà kính tăng → nhiệt độ Trái Đất tăng.

- Khí thải từ sản xuất công nghiệp và sinh hoạt → mưa axit → tầng ôdôn mỏng và thủng.

2. Ô nhiễm môi trường nước ngọt, biển và đại dương

- Chất thải công nghiệp và sinh hoạt chưa xử lí đổ trực tiếp vào sông hồ → ô nhiễm → thiếu nước sạch.

- Chất thải công nghiệp chưa xử lí → đổ trực tiếp vào sông biển, đắm tàu, rửa tàu, tràn dầu

Do vậy mà môi trường biển chịu nhiều tổn thất.

3. Suy giảm đa dạng sinh học

- Khai thác thiên nhiên quá mức làm cho sinh vật bị tuyệt chủng hoặc sắp tuyệt chủng . Hậu quả là làm đi mất nhiều loài SV, gen di truyền, thực phẩm, thuốc, nguyên liệu sản xuất …

V. Một số vấn đề khác

- Xung đột sắc tộc, xung đột tôn giáo và nạn khủng bố trở thành mối đe dọa trực tiếp tới ổn định hòa bình của thế giới.

+ Nạn khủng bố: sử dụng thành tựu khoa học công nghệ để thực hiện [ vũ khí sinh hoá học, chất nổ, phá hoại mạng vi tính…]

+ Hoạt động kinh tế ngầm: buôn lậu vũ khí, rửa tiền…

- Để giải quyết các vấn đề trên cần phải có sự hợp tác tích cực giữa các quốc gia và toàn thể cộng đồng quốc tế.

Bởi Thanh Hải Vô Thượng Sư

Giới thiệu về cuốn sách này

Câu 2: Giải thích câu nói: Trong bảo vệ môi trường, cần phải “tư duy toàn cầu hành động địa phương”.


– Phải tư duy toàn cầu vì: Sự biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường nước và sự suy giảm đa dạng sinh học đang diễn ra trên phạm vi toàn cầu, chứ không phải tại một số quốc gia hay môt khu vực nào trên Trái Đất. Vì nó tuần theo quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí: đó là quy luật về mỗi quan hệ quy định lẫn nhau giữa các thành phần và mỗi bộ phần của lớp vỏ địa lí.

– Hành động địa phương vì: sự biến đổi, ô nhiễm và suy giảm đa dạng sinh học ở các quốc gia, các khu vực khác nhau trên Trái Đất, không giống nhau về mức độ. Do vậy, ở các địa phương khác nhau trên Trái Đất tùy theo mức độ ô nhiễm môi trường mà có những biện pháp cụ thể khác nhau.

chào e nhé

e có thể tham khảo câu trả lời như thế này nhé 

Tại sao bảo vệ môi trường đòi hỏi tư duy toàn cầu? Vì môi trường là một vấn đề mang tính toàn cầu. Ô nhiễm môi trường không bị giới hạn bởi biên giới lãnh thổ, một vấn đề gây ra bởi quốc gia, địa phương này có thể gây hại đến quốc gia, địa phương khác [Ví dụ, Trung Quốc xây đập ở thượng nguồn Mekong trên lãnh thổ nước họ nhưng lại gây hại đến sông ngòi các nước hạ lưu]. Nói ngược lại, nếu địa phương, quốc gia này bảo vệ môi trường tốt thì không chỉ có họ được lợi mà còn tốt cho cả những nơi khác nữa [Ví dụ, Việt Nam tích cực trồng rừng thì lượng CO2 được cây xanh hấp thụ có lợi cho tất cả các nước khác]. Ví dụ thêm, một vùng có chất lượng môi trường rất tốt thì không có nghĩa là bảo vệ môi trường không được đặt ra, vì còn phải tính đến tầm quan trọng của nó với toàn thế giới [Chẳng hạn, rừng Amazon ở Nam Mỹ có tỉ lệ che phủ 80-90%, có vùng lên đến 100%, nhưng điều đó không có nghĩa là được thoải mái chặt cây, phá rừng vì Amazon đóng vai trò cực kỳ lớn trong điều hòa CO2 toàn cầu]. Do vậy, bảo vệ môi trường không thể mạnh ai nấy làm, mà cần hợp tác quốc tế, với một mục tiêu chung, chiến lược chung. Qua quá trình giao lưu như vậy, các nước có thể học hỏi thêm kinh nghiệm, được hỗ trợ vốn, kỹ thuật v...v...- Tại sao bảo vệ môi trường cần hành động địa phương? Mặc dù tư duy phải toàn cầu nhưng điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng, chính sách, kinh tế ở các quốc gia, vùng địa lý là rất khác nhau. Một biện pháp áp dụng ở Châu Âu là hay nhưng có thể sẽ không áp dụng được ở Châu Á. Do đó, mỗi vùng, mỗi nước phải có chương trình hành động của riêng mình, phù hợp với trình độ phát triển của mình [Ví dụ, Anh, Pháp có thể chuyển hoàn toàn sản xuất điện của họ từ than sang năng lượng gió, năng lượng mặt trời trong thời gian vài chục năm tới để bảo vệ môi trường, nhưng Việt Nam thì không thể làm thế được vì Việt Nam không có tài chính và kỹ thuật, vậy Việt Nam chỉ nên chọn những giải pháp trong tầm tay như trồng rừng, tiết kiệm năng lượng...].

Mặt khác, chỉ có người địa phương mới biết môi trường ở nơi mình đang gặp vấn đề gì và cần xử lý ra sao nên hành động địa phương là đúng đắn nhất [Ví dụ, vấn đề với Hà Nội có thể là ô nhiễm khí thải nên phải cắt giảm phương tiện giao thông, chuyển cơ sở gây ô nhiễm ra ngoại thành, nhưng vấn đề với Cao Bằng thì phải là nạn chặt phá rừng nên phải tăng cường bảo vệ rừng, xử lý nghiêm các đối tượng lâm tặc].

chúc e học tốt

- Phải tư duy toàn cầu: môi trường địa lý tuân theo quy luật thống nhất và hoàn chỉnh đó là mối quan hệ quy định lẫn nhau giữa các thành phần và mỗi bộ phận của lớp vỏ địa lý. Ví dụ khí thải công nghiệp ở các nước phát triển làm thủng tầng ô dôn, gây hiệu ứng nhà kính xảy ra ảnh hưởng đến toàn cầu.

- Hành động địa phương: Sự ô nhiễm môi trường xảy ra với các mức độ ở mỗi địa phương, mỗi quốc gia là khác nhau nên phải tuỳ vào mức độ ô nhiễm mà có các biện pháp xử lý khác nhau.

Trả lời hay

1 Trả lời 08:23 11/09

  • Đen2017

    – Phải tư duy toàn cầu vì: Sự biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường nước và sự suy giảm đa dạng sinh học đang diễn ra trên phạm vi toàn cầu, chứ không phải tại một số quốc gia hay môt khu vực nào trên Trái Đất. Vì nó tuần theo quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí: đó là quy luật về mỗi quan hệ quy định lẫn nhau giữa các thành phần và mỗi bộ phần của lớp vỏ địa lí.

    – Hành động địa phương vì: sự biến đổi, ô nhiễm và suy giảm đa dạng sinh học ở các quốc gia, các khu vực khác nhau trên Trái Đất, không giống nhau về mức độ. Do vậy, ở các địa phương khác nhau trên Trái Đất tùy theo mức độ ô nhiễm môi trường mà có những biện pháp cụ thể khác nhau.

    0 Trả lời 08:23 11/09

    • Xử Nữ

      Thế nào là “tư duy toàn cầu, hành động địa phương”:

      - Tư duy toàn cầu: nghĩa là môi trường trên Trái Đất là một thể thống nhất, có tác động và ảnh hưởng đến nhau mạnh mẽ. Vì vậy, việc bảo vệ môi trường không đơn giản chỉ là bảo vệ môi trường nơi mình sinh sống, mà còn góp phần lớn trong bảo vệ Trái Đất. Ngược lại khi xả thải vào môi trường, điều đó không chỉ làm hư hại khu vực mình sinh sống, về lâu dài sẽ lan rộng và ảnh hưởng đến cả khu vực lớn xung quanh, nguy hiểm hơn là cả một lãnh thổ, quốc gia.

      - Hành động địa phương:

      + Bảo vệ môi trường là vấn đề mang tính toàn cầu, không phải của riêng ai, của riêng quốc gia nào. Vì vậy cần thiết có sự chung tay của tất cả mọi người trên Trái Đất.

      + Điều đó đồng nghĩa rằng, mỗi người chúng ta là những công dân toàn cầu, chúng ta cần có ý thức hành động từ những việc nhỏ trong cuộc sống của mình: đổ rác đúng nơi quy định, phân loại rác, tắt điện trước khi ra ngoài, sử dụng tiết kiệm nước, đi xe bus….

      0 Trả lời 08:23 11/09

      • Video liên quan

        Chủ Đề