Vì sao người già xương giòn và dễ vỡ

Người cao tuổi thường bị gãy xương trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày với nhiều lý do khác nhau.  Với người trẻ tuổi, gãy xương đã là một tai nạn khá nặng, ở người cao tuổi là một đại họa. Việc điều trị và chăm sóc khi bị gãy xương là một việc không dễ dàng.

Chức năng sinh lý của người cao tuổi cũng như các vi chất tồn tại, tích lũy trong cơ thể ngày một suy giảm do các hormone ngày một giảm dần theo năm tháng, trong khi đó sự bù đắp lại rất hạn chế. Do vậy hệ thống xương, khớp, gân, vỏ xương, bao khớp và dịch khớp cũng dần dần suy giảm gây nên hiện tượng mà người ta gọi là “thoái hoá”.

Thoái hoá xương do thiếu hoặc giảm dần các chất như collagen, protein [đạm], canxi, lượng máu đi đến hệ thống xương khớp cũng suy giảm, vì vậy chỉ cần có một tác động đủ mạnh vào hệ thống xương là có thể gây gãy xương.

Thoái hóa xương dẫn đến tình trạng người cao tuổi bị gãy xương

Trong sinh hoạt hằng ngày do môi trường xung quanh họ không được an toàn như nhà chật chội, các đồ đạc sắp xếp không gọn gàng làm cho người cao tuổi, nhất là những người có sức khỏe yếu, đi lại khó khăn dễ bị vấp phải các dụng cụ, đồ đạc. Một số trường hợp thì có điều kiện hơn nhưng do tuổi tác, sức yếu, mắt kém nên dễ bị trơn trượt bởi sàn nhà với các loại gạch men hoặc trượt ngã trong nhà tắm vừa do tính trơn bóng của gạch lát nền, vừa do sự trơn của nước tắm hay xà phòng. Trong những trường hợp này, đôi khi người cao tuổi chỉ ngã ngồi, đập mông xuống sàn nhà tắm cũng gây nên gãy xương đùi hoặc gãy, vỡ xương chậu. 

Một số trường hợp người cao tuổi do sức khỏe còn tốt nên có thể dùng thang, ghế đẩu để làm các công việc ưa thích như cắt tỉa cây cảnh, treo giỏ hoa rồi chẳng may trượt thang, trượt ghế gây ngã hoặc đi xe đạp bị ngã cũng gây nên gãy xương. Ngoài ra, người cao tuổi cũng có thể bị gãy xương trong những trường hợp hết sức đơn giản như khi ngủ trở mình rồi trượt xuống sàn nhà gây gãy tay, chân thậm chí gãy xương chậu.

Cũng nên lưu ý rằng, gãy xương ở người cao tuổi gặp ở nữ giới nhiều hơn nam giới, lý do là ở phụ nữ đến thời kỳ mãn kinh thì estrogen là loại hormon giúp cho xương vững chắc suy giảm một cách trầm trọng vì vậy rất dễ loãng xương và gãy xương.

Gãy xương tức là do xương bị tác động bởi một lực đủ mạnh và bất kỳ loại xương nào cũng có thể bị nứt, rạn hoặc gãy. Do đặc điểm xương của người cao tuổi giòn nên dễ gãy hơn. Mỗi lần bị ngã, người cao tuổi có thể gãy tay, gãy xương bàn tay, ngón tay và có thể gãy cùng một lúc 2 xương cẳng tay do phản xạ dùng tay để chống đỡ.

Nếu bị trượt ngã có thể làm gãy xương bánh chè hoặc xương cẳng chân hoặc xương bàn chân, ngón chân, xương đùi, khung xương chậu, hay gặp nhất và cũng là nguy hiểm nhất ở người cao tuổi là gãy cổ xương đùi. Gãy cổ xương đùi ở người cao tuổi là một loại bệnh rất phức tạp cho việc điều trị và không được xử trí kịp thời có thể ảnh hưởng đến tính mạng.

Chỗ yếu của cổ xương đùi là nơi tiếp nối giữa thân xương đùi và chỏm xương đùi. Nơi này rất dễ bị gãy nếu có lực tác động mạnh, nhưng với người cao tuổi đôi khi chỉ ngã ngồi cũng đủ làm cho gãy cổ xương đùi bởi vì xương đã bị loãng. Ngoài ra nếu người cao tuổi bị ngã ở độ cao cũng có thể gây gãy cột sống cổ, cột sống thắt lưng.

Người cao tuổi gãy xương đùi rất nguy hiểm

Với người cao tuổi

Cần đi lại thật cẩn thận, trong nhà nên sử dụng loại dép có độ ma sát lớn, có thể sử dụng gậy để hỗ trợ. Các hoạt động sinh hoạt nên thực hiện nhẹ nhàng, chậm chạp, không nên vội vã để tránh những lực tác động mạnh, bất ngờ gây hậu quả lên xương.

Người cao tuổi thường bị gãy xương khi ngã nên ngoài việc đi lại cẩn thận, người cao tuổi cũng không nên nằm giường cao, không nên nằm võng vì dễ bị trẹo người, ngã khi ngồi dậy, nên nằm màn và có gối tấm bảo vệ. Trong nhà tắm nên làm thêm tay vịn dọc theo tường vì đây là nơi các cụ dễ bị trượt chân trên nền gạch ướt.

Về ăn uống, nên bổ sung các thực phẩm có chứa nhiều canxi giúp xương khỏe hơn như sữa, các loại cua, ốc, tôm, tép, vừng, cà rốt, rau xanh… Tập thể thao cũng là một cách tốt để sản xuất và duy trì chất xương.

Đối với người thân

Cần tạo điều kiện thuận lợi cho người cao tuổi trong sinh hoạt khi thiết kế nhà cửa như làm bậc thang thấp, tránh bố trí phòng ngủ ở lầu cao, nên có nhà vệ sinh gần phòng ngủ, đèn đủ sáng và sàn nhà không trơn trượt…

Khi người cao tuổi bị chấn thương, dù nhẹ cũng nên kiểm tra ngay bằng chụp X-quang và đến bệnh viện để các bác sĩ chuyên khoa định rõ bệnh. Không nên tự ý uống thuốc, sửa trật, bó thuốc vì có thể làm bệnh nặng hơn. Chú ý nhẹ nhàng khi thay đổi tư thế nằm, ngồi, đứng.

Nếu có gãy xương thì nên tuân thủ đúng chế độ điều trị của bác sĩ, tư vấn để nhờ bác sĩ giải thích cặn kẽ. Có như vậy việc chăm sóc bệnh nhân cao tuổi gãy xương sẽ được thực hiện tốt hơn.  

Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: //www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/

Đáp án: Xương gồm hai thành phần chính: Cốt giao [chất hữu cơ] và chất khoáng.+ Chất khoáng làm cho xương bền chắc.+ Cốt giao đảm bảo tính mềm dẻo.- Nhờ tính đàn hồi nên xương có thể chống lại tất cả các lực cơ học tác động vào cơ thể, nhờ tính rắn chắc nên bộ xương có thể chống đỡ được sức nặng của cơ thể.- Ở trong xương người lớn: Chất cốt giao chiếm 1/3, chất khoáng 2/3.- Ở trong xương trẻ em: Chất cốt giao chiếm tỉ lệ cao hơn, nên xương trẻ em có tính đàn hồi cao hơn nên dẻo

- Xương người già thì chất khoáng tăng lên và cốt giao giảm đi nên xương trở nên rất giòn. Vì vậy người già rất dễ bị gãy xương.

Giải thích các bước giải:

11/05/2017 - 3:25 PMAdmin 8571 Lượt xem

Tại Sao Người Cao Tuổi Dễ Bị Gãy Xương Khi Ngã?

       Cơ thể con người có nhiều bộ phận tạo thành và có chức năng riêng của từng bộ phận. Bộ xương có chức năng chính là nâng đỡ cơ thể, tạo nên bộ khung của cơ thể để bảo vệ các cơ quan ở bên trong, kết hợp với cơ làm cho cơ thể vận động, đi lại được.

       Tuy nhiên, Khi tuổi càng cao, quá trình lão hóa xảy ra, tế bào thần kinh giảm, sức bền, độ chính xác kém làm cho người ca tuổi phản ứng chậm chạp nên hay bị ngã.

       Trong xương có tủy xương cấu tạo nên tế báo máu xương được cấu tạo là do các chất mô cơ và muối vôi [canxi] làm cho xương cứng chắc. Ở người già, chất lượng xương giảm nên xương giòn, dễ gẫy và khi gẫy rất lâu liền, với phụ nữ cao tuổi thì do lão hóa, nội tiết tố giảm nên sự tổng hợp canxi cũng giảm dần làm cho chất lượng của xương kém, giòn và dễ gẫy hơn. 

Khi tuổi càng cao, quá trình lão hóa xảy ra, tế bào thần kinh giảm, sức bền, độ chính xác kém làm cho người ca tuổi phản ứng chậm chạp nên hay bị ngã.

       Càng về già, xương của chúng ta càng giòn và dễ gãy do chất collagen và đạm giảm, vỏ xương mỏng và thiếu canxi. Những tình huống khiến ngườI cao tuổi bị gãy xương là trượt sàn nhà, sàn nhà vệ sinh, sàn xe bus hay xe lửa, vấp bậc thềm, ngã từ trên giường xuống. Tư thế ngã thường là đập mông, hông tay chống, đập đầu gối. Vị trí tổn thương thường là gãy đầu dưới xương quay, gãy cổ xương đùi, vỡ xương bánh chè, gãy ngón chân. Khi bị ngã tùy thuộc vào vị trí gãy mà người bệnh có các triệu chứng khác nhau: đau nhẹ, rất đau, không cử động được...

Những tình huống gãy xương ở người cao tuổi:

  •  Thường gặp nhất là trượt do sàn nhà, nhà vệ sinh trơn. Chân người già không đủ sức chống đỡ nên rất dễ bị ngã. Tư thế ngã thường là đập mông, đập hông, chống tay, chống khuỷu.
  •  Đi vấp ngã bậc thềm, bậc thang, ngã đập gối xuống đất.
  •  Tối ngủ trở mình ngã xuống giường. Thậm chí sáng dậy, xoay người đứng lên cũng có thể làm gãy xương.
  •  Ngã ngồi do hụt chân, ngã xe, bị va chạm nhẹ. Hai mông đập xuống đất, người cúi gập xuống. 

Vị trí gãy xương thường gặp ở người cao tuổi? 

         - Chi trên: gãy đầu dưới xương quay [do ngã chống bàn tay], cổ phẫu thuật cánh tay [do ngã đập vai hay chống khuỷu], đầu dưới xương quay lẫn đầu trên xương cánh tay [do ngã chống bàn tay, khuỷu duỗi thẳng].

         - Chi dưới: gãy cổ xương đùi [do ngã đập hông, đập mông], xương bánh chè [do ngã đập gối], ngón chân [do đi vấp ngã, va quệt bậc thang, chân bàn, chân ghế]. Đặc biệt là gãy nền xương bàn 5 do lật nhẹ bàn chân hay cổ chân, sau đó thấy đau hoặc sưng mu bàn chân, cảm giác khó chịu dọc theo bờ ngón út. Nhiều người ban đầu tưởng bong gân nên xức dầu nóng, bó thuốc, nắn trật. Sau nhiều ngày không hết mới đến đi phim X-quang và phát hiện gãy xương.

         - Cột sống và khung chậu: gãy đốt sống thắt lưng thứ 3, 4, 5 hoặc xương tọa khi bị ngã ngồi đập mông xuống đất. Cũng có khi ngã ngả lưng ra sau cấn trúng vật cứng như cạnh bàn, cạnh tủ, bậc thang, lan can... gây chấn thương trực tiếp vào cột sống thắt lưng.

Triệu chứng gãy xương:

        - Rất đau và không thể cử động bình thường phần chi bị gãy, nhức xương về khuya.

        - Dấu hiệu bầm máu thường không xuất hiện ngay mà nửa ngày sau mới phát hiện.

        - Gãy xương nhiều nơi nhưng chỉ đau ở một nơi nặng nhất, những nơi còn lại sẽ đau khi nơi kia được điều trị ổn. Cần kiểm tra X-quang toàn diện và kiểm tra lại sau đó vài ngày để chắc chắn không bị bỏ sót tổn thương.

        - Một số trường hợp gãy xương nhưng không di lệch nhiều, nên có thể cử động được phần chi bị đau. Người nhà và bác sĩ có thể không phát hiện ra. Nếu bệnh nhân tiếp tục cử động, ổ gãy sẽ bị vỡ ra và di lệch, bắt buộc phải phẫu thuật thay khớp nhân tạo vì chỏm xương đùi bị hư.

Phòng ngừa chấn thương gãy xương ở người cao tuổi

 Phòng tránh tai nạn ở người già phải phối hợp nhiều biện pháp với nhau.

  •      Thứ nhất là phải thay đổi môi trường sống cho phù hợp với sức khỏe người già như nhà cửa thông thoáng, nền nhà và thảm chùi chân chống trơn, nhà vệ sinh nên gần phòng ngủ, trong nhà đủ ánh sáng, không thả súc vật như chó, mèo trong nhà, cẩn thận với sự nô đùa của trẻ em [dễ va chạm xô ngã người già]. Ngoài ra, người già cần dùng giày dép phù hợp, nên có dụng cụ trợ giúp để đi lại [nhất là những người mắt kém, khớp thoái hóa, yếu cơ].
  •     Thứ hai là tăng tập luyện, dinh dưỡng hợp lý để tránh té ngã. Tập luyện làm tăng cường sức mạnh của cơ, cải thiện thăng bằng và dáng đi. Tập dưỡng sinh là một yếu tố tích cực. Tập thể dục, đi bộ, bơi lội... là những hình thức được lựa chọn. 

Tăng tập luyện, dinh dưỡng hợp lý để tránh té ngã ở người già

 Phương pháp điều trị gãy xương ở người già hiệu quả nhất

 Mời quý vị theo dõi clip nói chuyện phía dưới giữa bệnh nhân và Bác sĩ: Nguyễn Dư Tuy trao đổi về quá trình điều trị để biết được tại sao Cao dán gia truyền lại điều trị được gãy xương, phục hồi được thoái hóa và loãng xương? Cơ chế tác dụng? Tại sao người cao tuổi hay bị gãy xương?  Khi gãy xương sẽ ảnh hưởng như thế nào tới sức khỏe người cao tuổi?

 

Hãy theo dõi clip dưới để hiểu rõ hơn về Cao dán

MIẾNG DÁN TRỊ GÃY XƯƠNG

CHUYÊN ĐIỀU TRỊ GÃY XƯƠNG BẰNG CAO DÁN GIA TRUYỀN

Mọi thông tin về dịch vụ,nhu cầu tư vấn quý khách vui lòng liên hệ

Video liên quan

Chủ Đề