Allergic rhinitis là gì

Viêm mũi dị ứng là một trong những loại viêm mũi thường gặp. Tùy theo cơ địa từng người mà tác nhân gây dị ứng sẽ khác nhau, thường thấy nhất là dị ứng với chất bay hơi, khói bụi hoặc phấn hoa. Các chất này tình cờ đi vào đường hô hấp khi bạn hít phải và gây kích ứng tại mũi. Phản ứng dị ứng có thể nhẹ, chỉ xảy ra tại mũi nhưng cũng có khi phản ứng mạnh hơn gây co thắt đường hô hấp hoặc gây ra triệu chứng toàn thân. Tìm hiểu về bệnh có thể giúp bạn kiểm soát tốt và giảm thiểu các triệu chứng khó chịu.

Tìm hiểu chung

Viêm mũi dị ứng là gì?

Viêm mũi là tình trạng lớp niêm mạc [màng lót bên trong mũi] bị viêm. Viêm mũi dị ứng là một trong những loại viêm mũi xảy ra khi bạn hít phải dị nguyên [chất gây dị ứng]. Đây là một dạng phản ứng của cơ thể để chống lại dị nguyên.

Có hai loại viêm mũi dị ứng là theo mùa và quanh năm.

Triệu chứng và dấu hiệu nhận biết

Dấu hiệu và triệu chứng viêm mũi dị ứng

Những triệu chứng thường gặp của tình trạng này bao gồm:

  • Hắt hơi
  • Sổ mũi
  • Ngứa mũi, mắt, cổ họng, da hoặc các vùng khác trên cơ thể
  • Ho
  • Nghẹt mũi
  • Viêm hoặc ngứa họng
  • Chảy nước mắt
  • Xuất hiện quầng thâm dưới bọng mắt
  • Đau đầu thường xuyên
  • Triệu chứng dạng chàm như xuất hiện vùng da bị khô, ngứa và thường có mụn nước
  • Phát ban
  • Mệt mỏi
  • Đau đầu

Bạn có thể trải qua một hoặc nhiều triệu chứng kể trên sau khi tiếp xúc với dị nguyên. Một số biểu hiện như đau đầu tái diễn nhiều lần hay mệt mỏi có khi chỉ xảy ra sau một thời gian dài tiếp xúc với chất gây dị ứng.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Bạn nên đến gặp bác sĩ ngay nếu:

  • Các triệu chứng ngày càng nặng
  • Cách điều trị bạn từng sử dụng không còn hiệu quả
  • Các triệu chứng không thuyên giảm sau khi điều trị

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng là gì?

Khi bạn hít phải dị nguyên, hệ miễn dịch của bạn sẽ sinh ra histamine – một hóa chất tự nhiên để bảo vệ cơ thể bạn khỏi các tác nhân gây hại bên ngoài. Chất này chính là nguyên nhân làm xuất hiện các triệu chứng bệnh.

Một số dạng dị ứng thường gặp:

  • Phấn hoa
  • Cỏ dại
  • Bụi
  • Nấm mốc
  • Lông động vật
  • Khói thuốc
  • Nước hoa

Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh

Có một số nguy cơ khiến cho tình trạng này trở nên tệ hơn, ví dụ như:

  • Chất hóa học
  • Thời tiết trở lạnh [viêm mũi dị ứng thời tiết]
  • Độ ẩm không khí
  • Gió
  • Ô nhiễm không khí
  • Keo xịt tóc
  • Các loại nước hoa
  • Khói từ gỗ bị đốt cháy
  • Nước hoa

Chẩn đoán và điều trị

Làm thế nào để chẩn đoán bệnh hiệu quả?

Đầu tiên, bác sĩ sẽ hỏi về các triệu chứng của bạn để xác định loại viêm mũi dị ứng là theo mùa hay quanh năm. Sau đó, bạn sẽ được làm thử nghiệm xác định tác nhân gây dị ứng trên da. Qua đó, bác sĩ sẽ biết được nguyên do gây ra viêm mũi dựa trên vùng da có xuất hiện các đốm đỏ nhỏ.

Trong trường hợp bạn không thể làm thử nghiệm trên, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn xét nghiệm máu, hay còn gọi là thử nghiệm hấp thụ dị ứng phóng xạ [Radioallergosorbent test – RAST]. Bằng cách kiểm tra lượng kháng thể miễn dịch IgE để xác định dạng dị ứng cụ thể trong máu. RAST có thể đo được mức độ ảnh hưởng của chất gây dị ứng.

Đâu là cách chữa bệnh viêm mũi dị ứng tốt nhất?

Dùng thuốc trị viêm mũi dị ứng

Bác sĩ có thể kê đơn thuốc để làm giảm các triệu chứng bạn đang có. Các thuốc chữa viêm mũi dị ứng tốt nhất có thể kể đến như sau:

  • Thuốc kháng histamine: đây là loại thuốc phổ biến cho việc điều trị viêm mũi dị ứng. Loại thuốc này có tác dụng hạn chế sản sinh ra histamine. Thuốc kháng histamine có thể ở dạng uống hoặc xịt mũi. Một số loại thuốc có thể gây buồn ngủ.
  • Dung dịch xịt chống nghẹt mũi: thuốc này có thể làm giảm triệu chứng nghẹt mũi của bạn nhưng hãy chú ý không dùng quá 3 ngày.
  • Thuốc xịt mũi chứa corticosteroid: loại thuốc này có hiệu quả trong điều trị bệnh lý này.

Nếu bạn đang sử dụng các loại thuốc khác, hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng chung với các thuốc trị viêm mũi dị ứng.

Tiêm thuốc chống dị ứng

Nếu tình trạng của bạn quá nặng, bác sĩ sẽ đề nghị tiêm thuốc chống dị ứng [liệu pháp miễn dịch]. Cách điều trị này bao gồm việc tiêm thuốc chống dị ứng đến khi nào các triệu chứng có thể kiểm soát được.

Liệu pháp miễn dịch dưới lưỡi [SLIT]

Phương pháp điều trị này gần giống với tiêm thuốc chống dị ứng. Tuy nhiên, thuốc sẽ được đặt dưới lưỡi. Tác dụng phụ có thể gặp bao gồm ngứa miệng hoặc tai, rát họng.

Biến chứng

Viêm mũi dị ứng có nguy hiểm không?

Tình trạng này không thể được phòng ngừa hoàn toàn. Tuy nhiên, bạn vẫn có khả năng quản lý và điều trị tốt các triệu chứng để chung sống cùng nó. Một số trường hợp, người bệnh có thể gặp phải một số biến chứng như:

Những vấn đề này thường sẽ được điều trị bằng thuốc. Thế nhưng, nếu để chúng diễn biến nghiêm trọng hoặc kéo dài, bạn có thể cần phải làm phẫu thuật.

Một số biến chứng khác có khả năng xảy ra ở người bệnh là do tác dụng phụ của thuốc kháng histamine. Bạn có thể gặp phải tình trạng đau đầu, lo âu, mất ngủ hay những vấn đề ở đường tiêu hóa, tiết niệu và hệ tuần hoàn.

Phòng ngừa

Phòng ngừa bệnh viêm mũi dị ứng

Để ngăn ngừa mắc bệnh, bạn nên tránh các tác nhân gây dị ứng. Ví dụ, bạn nên sử dụng máy lạnh thay vì để cửa sổ mở, việc làm này sẽ giúp bạn tránh tiếp xúc với phấn hoa, khói hoặc bụi.

Cách không để mắc bệnh viêm mũi dị ứng tốt nhất là tránh tiếp xúc hoặc hít phải chất gây dị ứng. Có thể phát hiện chất gây dị ứng bằng cách tự bản thân bạn để ý và ghi nhận những khoảng thời gian, địa điểm hoặc tiếp xúc các chất lạ sau khi bị triệu chứng dị ứng. Một cách khác để nhận biết là làm xét nghiệm tìm dị ứng nguyên, tuy nhiên vì mức độ đa dạng của các chất gây dị ứng nên có thể bộ xét nghiệm này không đủ. Do đó, bạn cần hợp tác với bác sĩ và theo dõi xung quanh mình để tìm ra và phòng tránh nguyên nhân dị ứng.

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Viêm mũi dị ứng là một trong những bệnh thường gặp ở chuyên khoa Tai Mũi Họng và Dị ứng trên thế giới cũng như ở nước ta. Theo một thống kê ở 10 nước Châu Âu tỷ lệ mắc viêm mũi dị ứng dao động từ 12-34%; 20 % dân số thế giới và 40% trẻ em bị viêm mũi dị ứng. Bệnh có xu hướng ngày càng gia tăng do môi trường ngày càng ô nhiễm, nhất là ô nhiễm khói bụi – một nguyên nhân gây dị ứng. Bệnh có chiều hướng gia tăng vì mức độ ô nhiễm môi trường ngày một tăng, khí hậu ngày càng biến đổi bất thường.
viêm mũi dị ứng ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống cá nhân và xã hội. Chất lượng cuộc sống cá nhân bị ảnh hưởng nặng nề: nghẹt mũi, nhức đầu, mất ngủ làm giảm khả năng tập trung, giảm năng suất lao động; hắt hơi, chảy mũi làm cho giao tiếp xã hội bị hạn chế, khiến bệnh nhân mặc cảm, thay đổi hành vi, tính tình và tự cô lập, có trường hợp trở nên trầm cảm …
Với một tỷ lệ mắc cao trong cộng đồng, viêm mũi dị ứng đòi hỏi một chi phí điều trị rất lớn và ngày càng gia tăng. Đó là một gánh nặng rất lớn đối với gia đình, hệ thống y tế.
Dị nguyên trong dị ứng đường hô hấp nói chung và trong viêm mũi dị ứng nói riêng có nhiều loại: chất thải thú cưng, phấn hoa, bụi bông, lông vũ, các loại hải sản, … nhưng mạt bụi nhà là nguyên nhân phổ biến nhất.
Theo Krouse, suyễn và viêm mũi dị ứng liên kết với nhau với quan điểm dịch tễ học, sinh lý bệnh và điều trị [quan điểm đường thở hợp nhất]. 80% suyễn có viêm mũi dị ứng, 10-40% viêm mũi dị ứng có suyễn, có mối tương quan tạm thời trong khởi phát viêm mũi dị ứng và suyễn.
Chiến lược điều trị viêm mũi dị ứng và hen [suyễn] phụ thuộc vào 4 nguyên lý cơ bản là tránh tiếp xúc với dị nguyên, điều trị thuốc, trị liệu miễn dịch đặc hiệu và tuyên truyền giáo dục bệnh nhân. Trong điều trị cần phải xác định các dị nguyên, tránh tiếp xúc là điều rất quan trọng.
Bệnh viện 199 đã trang bị hệ thống RIDA Qline Allergy, có thể xác định 20 loại dị nguyên thường gặp ở người lớn, trẻ em.

II. HIỂU RÕ VỀ BỆNH VIÊM MŨI DỊ ỨNG

Viêm mũi dị ứng là biểu hiện tại chỗ ở mũi của bệnh dị ứng toàn thân do niêm mạc mũi trở nên quá nhạy cảm với các tác nhân gây bệnh [dị nguyên], khi niêm mạc mũi tiếp xúc với dị nguyên thì gây nên phản ứng quá mẫn mà biểu hiện tại chỗ là niêm mạc hốc mũi. Triệu chứng dị ứng tái diễn không có quy luật, chỉ cần tiếp xúc với dị nguyên là bệnh xuất hiện. Viêm mũi dị ứng là bệnh của di truyền miễn dịch.

III. PHÂN LOẠI VIÊM MŨI DỊ ỨNG THEO ARIA [ALLERGIC RHINITIS AND ITS IMPACT ON ASTHMA]

Từng cơn: Dưới 4 ngày/ tuần hoặc dưới 4 tuần liên tiếp.
Liên tục:Trên 4 ngày/ tuần hoặc trên 4 tuần liên tiếp
Nhẹ:Triệu chứng không gây khó chịu,Không ảnh hưởng giấc ngủ và,Không giảm hoạt động/ ngày,Không giảm năng lực làm việc,Không khó chịu.
Trung bình/ nặng:Có ít nhất một triệu chứng:
+ Rối loạn giấc ngủ
+ Giảm hoạt động/ ngày
+ Giảm năng lực làm việc
+ Khó chịu.
Như vậy: VMDU được chia ra làm 4 loại từ nhẹ đến nặng:
+ Nhẹ từng cơn
+ Trung bình/ nặng từng cơn
+ Nhẹ liên tục
+ Trung bình/ nặng liên tục


Khám một bệnh nhân viêm mũi dị ứng tại Bệnh viện 199

- RAST [Radioallergo sorbent test]: Dị nguyên được gắn vào đĩa giấy cho ủ với huyết thanh nghiên cứu. Sau khi rửa sạch dị nguyên, người ta cho thêm vào đĩa giấy huyết thanh chống IgE được đánh dấu bằng chất đồng vị phóng xạ I125. Số lượng chất phóng xạ đánh dấu tỷ lệ thuận với số lượng IgE trong huyết thanh chống dị nguyên nghiên cứu.
- RIST [Radioimmumno sorbent test]: Huyết thanh nghiên cứu cho ủ với IgE được đánh dấu bằng chất đồng vị phóng xạ I125 và huyết thanh chống IgE được gắn trên giấy xenlulo hoặc cephadex. IgE nghiên cứu và IgE đánh dấu cạnh tranh nhau liên kết với kháng huyết thanh. Nồng độ IgE nghiên cứu càng nhiều thì sự liên kết với IgE đánh dấu càng ít. Số lượng IgE trong huyết thanh nghiên cứu được xác định nhờ đường cong chuẩn được xây dựng theo kết quả liên kết của nồng độ được biết của IgE.
- PRIST [Paper radioimmumno sorbent test]: Huyết thanh nghiên cứu cho ủ với kháng huyết thanh chống IgE có gắn trên giấy có ký hiệu sau khi rửa sạch kháng thể cho thêm vào giấy kháng huyết thanh chống IgE được đánh dấu bằng chất đồng vị phóng xạ I125. Hoạt tính phóng xạ của giấy tỷ lệ với số lượng IgE liên kết với nó. Số lượng IgE trong huyết thanh nghiên cứu được xác định nhờ đường cong chuẩn được xây dựng theo kết quả liên kết của nồng độ được biết của IgE.


Xét nghiệm dị nguyên với hệ thống RIDA qline Allergy tại Bệnh viện 199

Phản ứng phân hủy dưỡng bào
Phản ứng tiêu bạch cầu đặc hiệu

3.3. Các xét nghiệm da

Đây là những phương pháp khám nghiệm xác định về mặt lâm sàng, phản ứng tức thời của IgE đối với một dị nguyên.Thử một hay nhiều dị nguyên vào da.
Test lẩy da [prick test], test rạch da, test trong da. Tìm dị nguyên bằng cách so sánh hai nơi cách nhau 3 cm [lẩy da với dụng cụ lẩy da, rạch trong da với dao đặc biệt không chảy máu hoặc chích trong da với kim đặc biệt]. Một nơi có cho dị nguyên vào và một nơi chỉ có nước muối sinh lý.
Đọc kết quả sau 15-20 phút. Hai nơi giống nhau [âm tính]. Nơi có dị nguyên, đường kính sần 3-5 mm [dương tính nhẹ +], đường kính sần 5-8 mm [dương tính vừa ++], đường kính sần 8-12 mm có chân giả [dương tính mạnh +++], đường kính sần trên 12 mm nhiều chân giả [dương tính rất mạnh ++++].

3.4. Dùng dị nguyên kích thích trực tiếp

Là phương pháp đưa trực tiếp dị nguyên vào mũi cho kết quả xem dị nguyên đó có gây tác động tức thời với niêm mạc mũi hay không.

IV. VIÊM MŨI DỊ ỨNG – ĐIỀU TRỊ NHƯ THẾ NÀO?

Điều trị viêm mũi dị ứng gồm 4 lĩnh vực: kiểm soát môi trường, thuốc, miễn dịch trị liệu và can thiệp phẫu thuật.

4.1. Kiểm soát môi trường

Cách ly người bệnh ra khỏi môi trường có dị ứng nguyên gây bệnh, đây là cách cho hiệu quả nhất.
Bộ lọc không khí, độ ẩm thấp, sàn nhà có bề mặt cứng [tấm thảm], giặt quần áo với nước nóng, … làm giảm mức dị ứng nguyên. Có thể giảm tiếp xúc với các dị nguyên ngoài trời bằng cách tắm rửa và thay y phục sau khi ở ngoài trời.

4.2. Các thuốc

Bảng. Chọn lựa thuốc đối với viêm mũi dị ứng [tác dụng trên triệu chứng]

Thuốc Tác dụng mạnh Tác dụng yếu
Kháng histamine uống Khởi phát nhanh
Hắc hơi, ngứa, chảy mũi
Triệu chứng mắt
An toàn
Sung huyết mũi
An thần với thế hệ I
Kháng histamine trong mũi Khởi phát nhanh
Hắc hơi, ngứa, chảy mũi
Giảm sung huyết
Tác dụng với viêm mũi không dị ứng
An toàn
Vị giác
An thần
Corticosteroids trong mũi Rất tốt với viêm mũi dị ứng
Sung huyết mũi, hắt hơi, ngứa, chảy mũi
Tác dụng trong viêm xoang
Kích thích mũi
Chảy máu mũi
Hiếm khi có tác dụng hệ thống
Khởi phát chậm
Leukotriene Trị viêm mũi dị ứng và suyễn
Hiệu quả kém trong viêm mũi
Thay đổi hành vi
Cần theo dõi chức năng gan
Giảm sung huyết mũi Khởi phát nhanh
Sung huyết mũi, chảy mũi
Rối loạn giấc ngủ
Tăng huyết áp
Các chất ổn định mast cell An toàn
Ít tác dụng phụ
Theo liều
Hiệu quả ít
Angiocholinergics tại chỗ Chảy nước mũi trong
Có tác dụng với viêm mũi không dị ứng
Có tác dụng với viêm mũi siêu vi
Sung huyết mũi
Hắt hơi, ngứa

- Thu nhỏ cuốn mũi dưới.
- Phẫu thuật van mũi hẹp, vẹo lệch vách ngăn, gai mào vách ngăn, quá phát VA, polyp mũi và viêm mũi xoang mạn.

4.4. Miễn dịch điều trị

- Còn được gọi là giải mẫn cảm dị ứng, tạo hiện tượng dung nạp bằng cách cho người bệnh tiếp xúc thường xuyên với các chất gây dị ứng.
- Có thể sử dụng qua đường dưới da, dưới lưỡi, đường bạch huyết, đường uống hoặc trong mũi. Hai phương pháp thường được dùng nhất là miễn dịch dưới da và miễn dịch dưới lưỡi.


BÁC SĨ CKII. LÊ VĂN ĐIỆP - TRƯỞNG KHOA TAI MŨI HỌNG

Video liên quan

Chủ Đề