Vì sao land rover bị truy thu 700 tỷ đồng

Trong số 7.246 doanh nghiệp nợ thuế vừa bị TP HCM ‘bêu tên’, CTCP Tập đoàn Tân Thành Đô đứng đầu danh sách nợ, với gần 680 tỷ đồng.

Cục Hải quan TP. HCM vừa thống kê danh sách doanh nghiệp [DN] nợ thuế chây ì, thuộc diện cưỡng chế và đề nghị công khai danh tính trên hệ thống hải quan cả nước, tính đến hết tháng 4/2020.

Trước đó, vào năm 2016, Tập đoàn Tân Thành Đô đã từng dính sai phạm nghiêm trọng về thuế, sau đó bị nhà sản xuất tước quyền giấy phép nhập khẩu 2 thương hiệu xe sang Land Rover và Jaguar tại Việt Nam

Cụ thể, ngày 27/10/2016, Cục Hải quan TP.HCM đã ra quyết định số 816 ấn định thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của CTCP Tập đoàn Tân Thành Đô sau khi phát hiện công ty này khai báo trị giá hải quan thấp

Cơ quan hải quan đã bác bỏ trị giá khai báo của 372 tờ khai đối với mặt hàng xe ô tô hiệu Land Rover và Jaguar nhập khẩu đăng ký từ ngày 31/5/2011 đến 31/5/2016 tại Cục Hải quan TP.HCM và Cục Hải quan Hải Phòng của công ty này.

Tổng số tiền thuế truy thu ấn định 719,5 tỷ đồng, trong đó có 273 tỷ đồng thuế nhập khẩu; 344 tỷ đồng tiền Thuế tiêu thụ đặc biệt [TTĐB] và hơn 100 tỷ đồng tiền Thuế giá trị gia tăng [VAT].

Sau khi bị truy thu, công ty này đã nộp một phần tiền bị truy thu, đồng thời làm đơn khiếu nại vì không đồng tình với quyết định trên.

Với giới đầu tư, Tân Thành Đô có thể xem là tập đoàn gia đình của đại gia Trần Ngọc Dân. Ở Sài Gòn, Tân Thành Đô được biết tới hơn cả trong lĩnh vực nhập khẩu, phân phối ô tô, thông qua 15 công ty thành viên.

Theo dữ liệu công bố gần nhất vào tháng 12/2018, vốn điều lệ Tân Thành Đô ở mức 920,2 tỷ đồng.

Không chỉ buôn bán ô tô, bất động sản cũng là một mảng quan trọng của Tân Thành Đô. Bên cạnh đại dự án sân golf Cửa Lò [Nghệ An] gây xôn xao khi mở cửa đón khách trong thời gian cách ly xã hội, tập đoàn Sài Thành đang sở hữu những dự án đáng chú ý khác như: Khu căn hộ cao tầng tại 124/9D đường Ung Văn Khiêm, phường 25, quận Bình Thạnh, diện tích diện tích 1.839 m2 [Theo Quyết định chấp thuận số 6597/QĐ-UBNd ngày 26/12/2017 của UBND TP HCM]; dự án khu du lịch biển Vogue Resort, quy mô 19,57 ha, nằm trên trục đường chính Nguyễn Tất Thành, cách thành phố Cam Ranh 20 km, cách trung tâm thành phố Nha Trang 20 km.

Doanh nhân Trần Ngọc Dân hiện đang làm Chủ tịch HĐQT Tân Thành Đô và City Auto [CTF], Thành viên HĐQT CTCP Ô tô Phú Mỹ, CTCP Xe khách Sài Gòn. Ông Dân sinh ngày 17/05/1953 tại Phú Thọ, hiện đang cư trú tại đường Đông Du, phường Bến Nghé, quận 1 [Hồ Chí Minh]

Trong gia đình, con trưởng của ông Dân là doanh nhân Trần Lâm đang là Thành viên HĐQT CTF, Công ty CP Xe khách Sài Gòn và Chủ tịch HĐQT Công ty CP Ô tô Phú Mỹ, Công ty CP Ô tô Nha Trang.

Bên cạnh đó, người con thứ Trần Long đang làm Chủ tịch HĐQT Công ty CP Auto Trường Chinh và Thành viên HĐQT Công ty CP Ô tô Nha Trang.

Theo tìm hiểu, Tân Thành Đô thành lập ngày 10/6/2005, có trụ sở tại số 232 Trần Hưng Đạo, phường Nguyễn Cư Trinh, quận 1, TP.HCM, hiện là tập đoàn đa ngành nghề với 3 lĩnh vực chính: Kinh doanh phân phối các thương hiệu ô tô, đầu tư tài chính, đầu tư và kinh doanh bất động sản.

Bảo Bình - Theo Sức khỏe 24h

 Sau BMW, Land Rover, Jaguar, Rolls-Royce, đến lượt thương hiệu xe sang thứ 5 tại Việt Nam là Công ty TNHH Mercedes - Benz Việt Nam [MBV] bị truy thu thuế nhập khẩu gần 110 tỷ đồng. Theo nguồn tin riêng của Báo Giao thông, Tổng cục Hải quan và MBV đang làm việc để giải quyết khiếu nại lần 1 về quyết định truy thu này.

Hải quan không chấp nhận giá trị khai báo của MBV

Ngày 20/10/2016, Tổng cục Hải quan ra Quyết định 533/QĐ-KTSTQ của Cục Kiểm tra sau thông quan ấn định số thuế đối với MBV do trong quá trình kiểm tra sau thông quan, cơ quan này đã phát hiện có sự chênh lệch về thuế nhập khẩu ô tô của MBV không khai báo mối quan hệ đặc biệt trên tờ khai hải quan hoặc tờ khai trị giá hải quan khi nhập xe. Theo thông tin từ bà Nguyễn Thu Nhiễu, Phó cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan [Tổng cục Hải quan], tổng số tiền bị truy thu gần 110 tỷ đồng.

Ngay sau đó, ngày 26/10/2016, Công ty Mercedes - Benz đã có Đơn xin cứu xét khẩn cấp gửi đến Tổng cục Hải quan về Quyết định 533. Ngày 7/11/2016, Tổng cục Hải quan có công văn phản hồi. Theo Tổng cục Hải quan, căn cứ theo kết quả kiểm tra, giải trình của công ty; Căn cứ theo quy định tại Điều 24, Điều 27 Thông tư số 205/2010/TT-BTC ngày 15/12/2010; Khoản 7, Điều 1 Thông tư số 29/2014/TT-BTC ngày 26/2/2014 và Điều 143 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính, Cục Kiểm tra sau thông quan đã không chấp nhận nội dung khai báo trong trường hợp người khai hải quan khai chưa đúng, chưa đầy đủ, chưa chính xác các tiêu chí trên tờ khai hải quan, tờ khai trị giá.

Trích dẫn các quy định tại Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt, Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt, các nghị định quy định, thông tư có liên quan, cơ quan hải quan cho biết đã áp dụng tuần tự các phương pháp để xác định trị giá hải quan cho các lô hàng nhập khẩu và cơ quan này không chấp nhận trị giá khai báo mà MBV nêu.

MBV đã nộp đủ tiền thuế bị truy thu

Khẳng định của một nguồn tin từ Cục Kiểm tra sau thông quan cho hay, trong quá trình kiểm tra tại MBV, đoàn kiểm tra đã xuống tận doanh nghiệp, nhà máy lắp ráp trong nước để kiểm tra quy trình, dây chuyền. Hồ sơ kiểm tra đối với MBV cũng được đoàn thực hiện hết sức chuẩn chỉ. Thậm chí, theo nguồn tin này, “dù có những quy định không bắt buộc nhưng đoàn vẫn thực hiện kiểm tra để chắc chắn”. Đại diện Cục Kiểm tra sau thông quan cũng cho rằng, quá trình kiểm tra sau thông quan và ra quyết định ấn định thuế là bình thường khi có sự chênh lệch. Trong quá trình làm việc, cơ quan Hải quan đã nhận được sự hợp tác tích cực từ phía Mercedes - Benz Việt Nam.

Thông tin với PV Báo Giao thông, đại diện MBV ngày 10/2 cho biết, đây là một quy trình kiểm tra thông thường từ phía cơ quan thuế. Trước đề nghị được giãn thời hạn nộp thuế của MBV, Tổng cục Hải quan nhấn mạnh, theo quy định “Người nộp thuế phải nộp số thuế ấn định theo thông báo của cơ quan quản lý thuế. Trường hợp không đồng ý với số thuế do cơ quan quản lý thuế ấn định thì người nộp thuế vẫn phải nộp số thuế đó, đồng thời có quyền yêu cầu cơ quan quản lý thuế giải thích hoặc khiếu nại, khởi kiện về việc ấn định thuế”.

Được biết, MBV đã nộp đầy đủ số tiền bị truy thu nói trên trước Tết Nguyên đán vừa qua.

Trao đổi với PV Báo Giao thông, ông Huỳnh Tiến Đạt - Phụ trách quan hệ cộng đồng của Mercedes - Benz Việt Nam cho biết, MBV đang trong quá trình đàm phán với Tổng cục Hải quan Việt Nam về kết quả ấn định thuế sau thông quan với tinh thần hợp tác cao nhất. “Chúng tôi đang trao đổi và phân tích để xác định phương pháp tính thuế chính xác. Chúng tôi hy vọng sẽ có được sự đồng thuận trong thời gian sớm nhất”. 

Trước đó, Tổng cục Hải quan cũng ra quyết định truy thu thuế nhập khẩu đối với nhà nhập khẩu BMW, Land Rover, Jaguar và Rolls-Royce. Theo thông tin từ cơ quan hải quan, đối với vụ việc Công ty CP ô tô Regal [nhà nhập khẩu chính hãng Rolls Royce] bị hải quan truy thu gần 50 tỷ đồng, đến nay hai bên đang làm việc để giải quyết khiếu nại và vụ việc chưa có quyết định cuối cùng.

Còn đối với trường hợp Công ty CP Tập đoàn Tân Thành Đô [đơn vị nhập khẩu xe Land Rover, Jaguar NK], cơ quan hải quan hiện tiến hành xác minh hồ sơ. Được biết, tổ xác minh sẽ vào TP HCM để thực hiện hoạt động này.

Trường hợp Công ty CP ô tô Âu Châu, theo thông tin từ Tổng cục Hải quan, việc khởi tố đơn vị này vẫn diễn ra bình thường. Còn về phía hải quan, Tổng cục Hải quan đã ban hành kết luận và đang trong quá trình thẩm định quyết định ấn định truy thu thuế để ban hành quyết định ấn định truy thu cuối cùng.

.

Chí Sơn

Ngày 14/8, theo nguồn tin riêng của Tiền Phong, sau khi bị Cục Hải quan TP.HCM ấn định, truy thu 719,5 tỷ đồng, Cty CP Tập đoàn Tân Thành Đô [trụ sở tại phường Nguyễn Cư Trinh, quận 1, TP.HCM] đã bị nhà sản xuất tước quyền giấy phép nhập khẩu 2 thương hiệu xe Jaguar và Land Rover.

Tuy nhiên, thông tin chính thức ai đã thâu tóm quyền nhập khẩu 2 thương hiệu xe sang này vẫn chưa được tiết lộ.

Trước đó, Cty CP Tập đoàn Tân Thành Đô là nhà phân phối chính hãng 2 thương hiệu xe sang gồm Land Rover, Jaguar tại Việt Nam. Ngày 27/10/2016, Cục Hải quan TP.HCM đã ra quyết định số 816 ấn định thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của Cty CP Tập đoàn Tân Thành Đô sau khi phát hiện công ty này khai báo trị giá hải quan thấp.

Cơ quan hải quan đã bác bỏ trị giá khai báo của 372 tờ khai đối với mặt hàng xe ô tô hiệu Land Rover và Jaguar nhập khẩu đăng ký từ ngày 31/5/2011 đến 31/5/2016 tại Cục Hải quan TP. HCM và Cục Hải quan Hải Phòng của công ty này.

Tổng số tiền thuế truy thu ấn định 719,5 tỉ đồng, trong đó có 273 tỉ đồng thuế nhập khẩu; 344 tỉ đồng tiền Thuế tiêu thụ đặc biệt [TTĐB] và hơn 100 tỉ đồng tiền Thuế giá trị gia tăng [VAT]. Sau khi bị truy thu, công ty này đã nộp một phần tiền bị truy thu, đồng thời làm đơn khiếu nại vì không đồng tình với quyết định trên.

Ngoài Tân Thành Đô, trong năm 2016 nhiều công ty nhập khẩu xe sang cũng lần lượt bị truy thu thuế. Cụ thể, tháng 11/2016, Cục Hải quan TP. Hải Phòng đã ra Quyết định ấn định thuế với hàng hóa nhập khẩu của Công ty cổ phần Ô tô Regal [công ty Regal]– đơn vị phân phối chính hãng thương hiệu xe Rolls-Royce tại Việt Nam với yêu cầu truy thu thêm gần 50 tỷ đồng.

Cuối tháng 11/2016, Bộ Tài chính đã yêu cầu Tổng cục Hải quan tạm dừng thông quan các lô hàng nhập khẩu xe ô tô BMW [trừ đối tượng ưu đãi, miễn trừ ngoại giao]; đồng thời Cục Điều tra chống buôn lậu [thuộc Tổng cục Hải quan] cũng đã ra quyết định khởi tố vụ án buôn lậu đối với Công ty Euro Auto để điều tra theo quy định.

Theo đó, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm kinh tế và tham nhũng [C46, Bộ Công An] vừa khởi tố 3 bị can, bắt tạm giam 2 đối tượng là lãnh đạo công ty CP ôtô Âu châu [Euro Auto] về hành vi giả mạo giấy tờ trong nhập khẩu, kinh doanh ô tô BMW.

Trong 3 người bị khởi tố, 2 đối tượng bị bắt tạm giam từ chiều qua [26/4], trong đó có ông Nguyễn Đăng Thảo, Tổng giám đốc Euro Auto. Trước đó, cuối năm 2016, Cục Điều tra chống buôn lậu - Tổng cục Hải quan đã khởi tố vụ án buôn lậu xảy ra tại Euro Auto.

Tại cuộc tiếp kiến Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hồi đầu tháng 7 vừa qua, ông Karsten Engel, Tổng giám đốc phụ trách khu vực ASEAN của Tập đoàn sản xuất ôtô - xe máy BMW cho biết đang không thể xuất khẩu ôtô vào Việt Nam từ 7 tháng nay. Hiện có 700 ôtô trị giá 15 triệu euro của hãng này đang bị giữ ở cảng.

Đáp lại mong muốn của phía BMW, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết lô 700 xe đang bị giữ ở cảng khi vào Việt Nam thuế đã được tính thấp hơn giá trị rất nhiều. Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng Việt Nam đã phát hiện một số giấy tờ giả trong quá trình nhập cảng.

Thủ tướng khẳng định vụ việc không phải do Tập đoàn BMW tại Đức mà là do một số người ở đại lý Việt Nam. Do đó Thủ tướng đề nghị cần thiết phải thay đại lý. Ngoài ra, Chính phủ sẽ điều tra và xử lý nghiêm để đảm bảo môi trường đầu tư, quyền lợi của các bên.

Về hướng giải quyết, trước mắt, Thủ tướng cho biết sẽ yêu cầu Hải quan cho phép Tập đoàn BMW thực hiện bảo dưỡng thiết bị để số 700 ôtô còn lại tại cảng trị giá 15 triệu euro không hư hỏng. Cho đến nay, số phận của BMW thuộc về tay doanh nghiệp nào vẫn chưa được định đoạt.

Cuối tháng 12/2016, Mercedes-Benz Việt Nam cũng bị cơ quan chức năng ra quyết định truy thu hơn 100 tỷ đồng tiền thuế. Công ty này sau đó đã nộp đủ số tiền thuế trên và tiếp tục có đơn khiếu nại với quyết định ấn định thuế ban đầu.

Theo Tuấn Nguyễn
Tiền Phong

Video liên quan

Chủ Đề