Lấy ráy tai cho bé ở đâu

Ráy tai là các chất tự nhiên tiết ra từ những tuyến bã trong ống tai ngoài tạo nên giữ cho đôi tai của bé luôn khỏe mạnh. Các tuyến ceruminous trong tai tiết ra ráy tai như một cách để bẫy bụi bẩn, bụi, và các hạt khác có thể gây tổn hại màng nhĩ. Ráy tai có ở mọi độ tuổi, từ trẻ sơ sinh cho đến người trưởng thành.

Thông thường ráy tai nằm ở 1/3 phần ngoài của ống tai.Chúng có nhiều lợi ích như giúp điều hòa pH, diệt khuẩn, diệt nấm và bảo vệ môi trường bên trong tai khỏi thấm nước. Đây chính là một phần cơ chế để bảo vệ tai, vừa làm sạch vừa ngăn bụi, vi khuẩn tấn công vào sâu trong tai trẻ.

Phần lớn các trường hợp ống tai sẽ tự làm sạch nhờ động tác chuyển động của các tế bào chết và ráy tai sẽ di chuyển từ màng nhĩ ra ngoài. Trong khi đó, nhiều người lại nhầm tưởng rằng nó là một loại chất bẩn cần phải được vệ sinh hàng ngày hoặc hàng tuần.

Thông thường, khi ráy tai được tạo thành, chúng sẽ khô lại hoặc vón cục để di chuyển ra tai ngoài của bé. Đôi khi, tùy theo cơ địa của mỗi bé mà ráy tai nhiều hay ít, khô hay xốp và ráy ti tích tụ hanh hay chậm, có thể tự đẩy ra ngoài tai được hay không. Bé nhiều ráy tai cũng không có nghĩa là bé đang “ở dơ” đâu mẹ nhé!

Không tham khảo trước cách lấy ráy tai cho bé, mẹ có thể sẽ làm tổn thương cơ quan mỏng manh này

2. Nguy cơ viêm tai khi lấy ráy tai không đúng cách

Tai các bé rất nhỏ và mỏng manh, nếu mẹ lấy ráy tai cho bé không đúng cách sẽ vô tình làm trầy xước gây tổn thương cho tai của bé khiến cho ống tai bị viêm nhiễm. Hơn nữa, vì không nhìn rõ ráy tai nằm ở vị trí nào trong tai, mẹ thậm chí còn vô tình đẩy ráy tai vào sâu hơn, gây bít tắc ống tai, cản trở thính lực, nặng có thể làm tổn thương màng nhĩ hoặc tai giữa.

Có nhiều mẹ lại lạm dụng dụng cụ lấy ráy tai “thông minh” mà nhiều trang web quảng cáo rầm rộ. Dụng cụ này được xem như “bảo bối” giúp làm sạch bụi bẩn trong tai bé lại vừa an toàn dễ sử dụng nhưng thực tế, mẹ không thể chắc chắn về xuất xứ, chưa kể cách vệ sinh và bảo quản không đúng cách có thể khiến vi khuẩn sinh sôi, vô tình lại đưa vi khuẩn vào tai con.

Lấy ráy tai cho trẻ, chuyện nhỏ nhưng phụ huynh cần quan tâm!

Ráy tai được tạo ra từ các tế bào lót ống tai, là đoạn nối giữa vành tai và phần tai giữa. Ráy tai được tạo ra thường xuyên và mọi lúc. Ráy tai thường có 3 dạng: Ráy tai ướt, ráy tai khô và ráy tai cứng. Ráy tai có nhiệm vụ bảo vệ cho ống tai khỏi bị tổn thương và nhiễm trùng. Nếu không có ráy tai, ống tai sẽ bị khô, ngứa và dễ bị nhiễm trùng.

Phụ huynh nên lấy ráy tai cho trẻ khi nào?

Phụ huynh nên lấy ráy tai cho trẻ nếu có các triệu chứng: giảm thính lực, khó chịu, ráy tai quá nhiều hoặc gây tắc nghẽn trong ống tai. Nhiều trường hợp ráy tai tích tụ quá nhiều khiến cho bé luôn ở trong tình trạng khó chịu và ngứa ngáy. Trẻ thường dùng tay cố thò vào trong tai để ngoáy. Khi đó phụ huynh nên đưa con đến bác sĩ chuyên khoa để dùng các dụng cụ lấy ráy tai cho bé an toàn và đảm bảo vệ sinh.

Có nên lấy ráy tai tại nhà hay không?

Phụ huynh chỉ nên lau bên ngoài tai bằng khăn lau. Không sử dụng tăm bông, ngón tay hoặc bất cứ thứ gì khác đưa vào tai khi chưa được hướng dẫn bởi bác sĩ chuyên khoa vì: Nguy cơ làm tổn thương ống tai và màng nhĩ mỏng manh; Sẽ đẩy ráy tai vào sâu hơn; Gây nhiễm trùng cho tai. Thậm chí một số trường hợp lấy ráy tai không đúng cách có thể gây tổn thương nặng nề ở tai trong và não.

Dịch vụ lấy ráy tai an toàn tại Bệnh viện Sản Nhi tỉnh

Hiện nay, tại phòng khám Tai Mũi Họng, Bệnh viện Sản Nhi tỉnh đã có dịch vụ lấy ráy tay cho trẻ. Với dụng cụ, thiết bị chuyên dụng nội soi với độ phóng đại 20 lần, các bác sĩ sẽ kiểm tra và lấy ráy tai cho trẻ một cách nhanh chóng, sạch sẽ và ít gây khó chịu. Cùng với đó, các bậc phụ huynh sẽ được tư vấn về chăm sóc tai đúng cách cho con em mình.

Bác sĩ Tai Mũi Họng đang lấy ráy tai cho trẻ bằng thiết bị chuyên dụng

Lưu ý cách vệ sinh tai cho trẻ

Đối với những bé dưới 36 tháng tuổi: Hàng ngày dùng khăn mềm thấm một chút nước ấm lau nhẹ vành tai bên ngoài của bé.

Đối với các bé từ 36 tháng tuổi trở lên: Cần vệ sinh bên ngoài vành tai kết hợp đưa trẻ đến cơ sở y tế hoặc bệnh viện chuyên khoa tai mũi họng để bác sĩ vệ sinh tai một cách an toàn khi bé bị đóng ráy tai quá nhiều./.

B.M

By Victoria Healthcare 26 Tháng 3 2021

Vấn đề có nên hay không nên lấy ráy tai cho trẻ là câu hỏi được cha mẹ đề cập đến thường xuyên. Để đi đến vấn đề có nên lấy ráy tai hay không? Trước hết ta cần biết ráy tai là gì? Ráy tai là những chất tiết ra trong ống tai ngoài, trong đó có chất diệt khuẩn, để ngừa nhiễm khuẩn của ống tai. Ráy tai đồng thời cũng ngăn không cho bụi đi sau vào trong màng nhĩ, ngăn không cho côn trùng [động vật nhỏ] đi sâu vào tai.Mỗi ngày, ráy tai đều được lông tai đẩy ra ngoài. Lông tai là những sợi lông mọc ở trên thành ống tai [giống như sợi lông trong thành lỗ mũi vậy] và những sợi lông này có nhiệm vụ đẩy ráy tai ra ngoài. Tuy nhiên, chỉ có đoạn ống tai bên ngoài mới có lông để đẩy ráy tai ra, còn phía sâu bên trong gần màng nhĩ thì không có lông tai. Vì thế, chúng ta chỉ nên chùi ráy tai bên ngoài, chứ không nên dùng tăm bông để lấy ráy tai, vì tăm bông sẽ đẩy ráy tai đi vào sâu bên trong và bị kẹt lại trong ống tai, dù không gây ảnh hưởng đến việc nghe của trẻ. Do đó, nếu trẻ có ráy tai bên trong mà bị ngứa, thì nên dùng “móc tai” để lấy ra hoặc đưa trẻ đến bác sĩ để lấy ra.Đa phần người châu Á có ráy tai khô, nhưng cũng có một số người ráy tai ướt. Bình thường không cần lấy ráy tai cho trẻ, nhưng nếu ráy tai khô và cứng lại, gây ảnh hưởng đến việc nghe thì nên nhỏ thuốc làm mềm ráy tai và lấy ra [nên đến bác sĩ để lấy]. Còn có nhiều mẹ thắc mắc vì sao ngửi tai con có mùi hôi, mùi chua, liệu có vẫn đề gì không?Tôi xin trả lời là không. Việc tai có mùi là hoàn toàn bình thường. Một vấn đề nữa là nhiều mẹ sợ nước vào tai con [khi tắm hoặc đi bơi] sẽ gây viêm tai, điều này cũng không đúng nốt. Như đã nói ở đầu, ống tai ngoài và khoang tai giữa không thông nhau, nên nước vào tai sẽ nằm ở tai ngoài, sau đó sẽ tự chảy ngược ra sau một thời gian ngắn. Khi nước chảy ra có thể mang theo ráy tai nên có màu hơi vàng và điều này không ảnh hưởng gì đến tai của trẻ cả.

Bs. Nguyễn Trí Đoàn - Trích "Để con được ốm"

[Bài viết của sử dụng hình ảnh từ Shutterstock]

Lamchame.com - Nguồn thông tin tin cậy dành cho cha mẹ

Trang chủ Diễn đàn > CÁC VẤN ĐỀ LÀM CHA MẸ > NUÔI DƯỠNG CHĂM SÓC CON > Sức khoẻ của trẻ >

Thảo luận trong 'Sức khoẻ của trẻ' bởi mevabop, 28/5/2010.

Tags:

Trang 1 của 2 trang

1 2 Tiếp >

Sau khi trẻ tắm xong các mẹ thường có thói quen lấy bông tăm ngoáy tai cho trẻ. Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, Nguyên Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai việc làm này chỉ tốn tiền vô ích và gây hại cho trẻ.

PGS. TS Nguyễn Tiến Dũng, Nguyên Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai

Ráy tai là để bảo vệ tai

Việc lấy ráy tai cho trẻ con dưới bất cứ hình thức nào như: dùng tăm bông, dụng cụ chuyên dụng hay ra ngoài hiệu lấy theo khẳng định của PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng đều là một quan niệm sai lầm, gây hại cho trẻ. Bởi vì, theo lý giải của ông, tai trẻ thường tiết ra một ít ráy, ráy đó có thể khô hoặc ướt. Việc tiết ra ráy là cơ chế của cơ thể mang tính chất bảo vệ cho tai. Mà quan trọng nhất là màng nhĩ ở phía trong.

“Màng nhĩ ở ngay ống vào của tai. Tất cả cái gì muốn chọc vào màng nhĩ thì đều phải qua cái ráy. Như vậy, bản chất của cái ráy sẽ ngăn cản tất cả các con côn trùng, con kiến bò vào tai. Khi con côn trùng bò vào tai thấy cái ráy thì phải chạy ra và không vào sâu được. Như vậy, ráy tai bản chất là bảo vệ tai không nên ngoáy ra làm gì cả. Ráy nó làm cho một vài người khó chịu thì chỉ gãi một vài cái là hết.”- PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng nói.

Trong trường hợp khi tắm cho trẻ nhỏ, nếu có một chút nước vào tai các mẹ chỉ cần nghiêng tai trẻ để nước chảy ra sau đó dùng bông thấm nước ngoài vành tai. Cha mẹ không nên tự ý lấy bông tăm ngoáy sâu vào tai trẻ vì theo lời khuyên của PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng,bất kỳ sự can thiệp nào vào tai trẻ nhỏ cũng có thể gây rối loạn quá trình tự làm sạch của ống tai ngoài. Việc lấy ráy tai quá sạch sẽ gây tổn thương những tế bào lông và màng nhĩ. Ở trẻ nhỏ hệ miễn dịch chưa hoàn thiện rất dễ bị tổn thương. Khi lấy ráy tai cho trẻ dụng cụ lấy ráy tai không sạch, mất vệ sinh sẽ vô tình đẩy vi khuẩn từ ngoài ống tai thâm nhập vào trong tai gây viêm tai giữa cho trẻ, thậm chí nhiễm trùng não rất nguy hiểm.

Khi nào nên lấy ráy tai

Chỉ nên lấy ráy tai cho trẻ trong trường hợp, trẻ bị nút ráy tai. Nút ráy tai theo chia sẻ của PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng là “ráy tai quá nhiều, dẻo như nhựa đường bịt chặt tai làm cho âm thanh không thể vang vào trong qua màng nhĩ. Lúc này đứa trẻ sẽ bị ù tai và không nghe thấy tiếng động bên ngoài”.

Nếu như trẻ rơi vào trường hợp này cha mẹ không được tự lý dùng thuốc hay lấy ráy tai của trẻ mà cần phải đưa trẻ ngay tới bệnh viện. Tại bệnh viện bác sỹ sẽ bơm các hóa chất để làm lỏng và hút ráy tai ra ngoài. Bác sỹ Tiến Dũng cho hay cách lấy ráy tai như vậy mới an toàn cho trẻ. Tai của trẻ không hề bị trầy xước hay chảy máu. Ông cũng khẳng định:“Những người không được đào tạo về y khoa thì tuyệt đối không được lấy ráy tai và cũng không nên lấy ráy tai để làm gì”.

Nguồn Xaluan.com

Video liên quan

Chủ Đề