Ocean vương là ai


Ocean Vuong

Nơi sống/ làm việc: Queens

Ngày tháng năm sinh: 14-10-1988 [33 tuổi]

Bạn đang xem: Tiểu sử Nhà thơ Ocean Vuong, Nhà thơ Ocean Vuong là ai? [Chi tiết về Cuộc đời, Sự nghiệp của Ocean Vuong]

Dân số Việt Nam 1988: 63,26 triệu

XH chung: #70968

Email: Đang cập nhật

Số điện thoại: Đang cập nhật

  • Ngày sinh: 14 –
    10 – 1988

  • Nơi sinh: Hồ Chí Minh

  • Tuổi: 33

  • Con giáp: Mậu Thìn

  • Cung hoàng đạo: Thiên Bình

Tiểu sử Nhà thơ Ocean Vuong

Nhà thơ Ocean Vuong là ai?
Ocean Vuong là một nhà thơ, nhà văn người Mỹ gốc Việt. Năm 2014, anh nhận được học bổng Ruth Lilly / Sargent Rosenberg từ Poetry Foundation và Giải thưởng Whiting cho tác phẩm của mình.

Mới đây, Ocean Vuong đã giành giải thưởng Forward Prizes, và được đặt cho danh hiệu là “Oscars thơ” của Anh ở hạng mục “Tuyển tập thơ đầu tay hay nhất”. Với tập thơ “Night Sky with Exit Wounds” – tạm dịch là “Bầu trời đêm với những vết thương hở”, Ocean Vuong đã giành giải thưởng lên tới 5.000 bảng Anh cho thi sĩ trẻ triển vọng tại lễ trao giải tổ chức ở London- Anh diễn ra vào ngày 21/9.

Trước đó, cũng với tập thơ “Night Sky with Exit Wounds”, anh đã nhận được giải thưởng Whiting cho thơ của Mỹ năm 2016. Ban giám khảo đứng đầu Forward Prizes là Andrew Marr đã hết lời khen ngợi nhà thơ trẻ người Mỹ gốc Việt là một giọng thơ mới thật sự rất xuất sắc.

Ocean Vuong cho biết, năm 2 tuổi anh cùng gia đình sang Mỹ định cư. Anh sống cùng gia đình ở thành phố Hartford của bang Connecticut. Khi đi học mẫu giáo, anh đã nhanh chóng thích nghi được với môi trường sống ở đây. Anh nhanh chóng thuộc bảng chữ cái tiếng Anh. Và chỉ sau vài năm, anh đã thành tiếng Anh, nhưng anh chỉ nói thạo chứ viết lại không thạo. Sau đó, thông qua băng thu âm các bài diễn văn nổi tiếng mà anh được nghe ở thư viện, ảnh đã tìm thấy cảm hứng học ngôn ngữ này. Anh đã tốt nghiệp ngành văn học Anh ở thế kỷ thứ 19 tại trường Đại học Brooklyn.

Ngoài tập thơ “Night Sky with Exit Wounds”, Ocean Vuong còn xuất biển nhiều tập thơ khác như “No” vào năm 2013, hay “Burnings” vào năm 2010. Các tác phẩm của anh hiện đã được dịch sang nhiều thứ tiếng.

Nhà thơ Ocean Vuong trong quan hệ với những người nổi tiếng khác

Bạn gái/ vợ/ người yêu Nhà thơ Ocean Vuong là ai?

Thông tin này hiện đang được cập nhật!

Chiều cao cân nặng Nhà thơ Ocean Vuong

Nhà thơ Ocean Vuong cao bao nhiêu, nặng bao nhiêu? Chiều cao: đang cập nhậtCân nặng: đang cập nhật

Số đo 3 vòng: đang cập nhật

Tóm tắt lý lịch Ocean Vuong

Nhà thơ Ocean Vuong sinh năm bao nhiêu, bao nhiêu tuổi? Ocean Vuong sinh ngày 14-10-1988 [33 tuổi].

Nhà thơ Ocean Vuong sinh ở đâu, con giáp/ cung hoàng đạo gì?

Ocean Vuong sinh ra tại Thành phố Hồ Chí Minh, nước Việt Nam. Anh sống và làm việc chủ yếu ở Thành phố Queens, bang New York- Hoa Kỳ. Anh sinh thuộc cung Thiên Bình, cầm tinh con [giáp] rồng [Mậu Thìn 1988].

Ocean Vuong xếp hạng nổi tiếng thứ 70968 trên thế giới và thứ 633 trong danh sách Nhà thơ nổi tiếng. Tổng dân số của Việt Nam năm 1988 vào khoảng 63,26 triệu người.

Một số hình ảnh về Nhà thơ Ocean Vuong


Ảnh chân dung nhà thơ Ocean Vuong

Ocean Vuong được đặt cho danh hiệu Oscars thơ

Một bức ảnh mới về Ocean Vuong

Kình ảnh mới nhất về nhà thơ Ocean Vuong

Các sự kiện năm 1988 và ngày 14-10

Các sự kiện thế giới vào năm sinh Ocean Vuong

  • Mỹ và Canada đạt được thỏa thuận thương mại tự do [ngày 02 tháng 1]. Bối cảnh: NAFTA
  • Bọn khủng bố giết chết chín khách du lịch trên tàu Aegean [tháng 11].
  • Benazir Bhutto, đầu tiên người phụ nữ Hồi giáo thủ tướng, được lựa chọn để dẫn Pakistan [ngày 01 tháng 12].
  • Pan-Am 747 nổ tung từ bom khủng bố và bị treo ở Lockerbie, Scotland, giết chết tất cả 259 tàu và 11 trên mặt đất [ngày 21].

Ngày sinh Ocean Vuong [14-10] trong lịch sử

  • Ngày 14-10 năm 1066: Người Norman, theo William the Conqueror, đánh bại người Anh trong trận Hastings.
  • Ngày 14-10 năm 1933: Phát xít Đức đã rút khỏi hội nghị giải trừ quân bị Geneva và Hội Quốc.
  • Ngày 14-10 năm 1947: Không quân Hoa Kỳ Thuyền trưởng Charles “Chuck” Yeager trở thành người đầu tiên để đi nhanh hơn tốc độ âm thanh.
  • Ngày 14-10 năm 1964: Martin Luther King, Jr., đã được trao giải Nobel Hòa bình cho công việc của mình trong quyền dân sự.
  • Ngày 14-10 năm 1968: Các chương trình truyền hình trực tiếp đầu tiên từ một tàu vũ trụ Hoa Kỳ nhân viên đã được truyền từ Apollo 7.
  • Ngày 14-10 năm 1990: Composer dẫn Leonard Bernstein qua đời tại New York lúc 72 tuổi.

Đăng bởi: FGate

Chuyên mục: Người nổi tiếng, Nhà thơ

Có những người con làm rạng danh cha mẹ.
Có những con dân làm rạng danh tổ quốc.

Tôi hỏi 8 người bạn thích đọc sách, có biết Ocean Vuong là ai không?  Tất cả đều trả lời là không, vậy là tôi nằm trong khối đa số hơi hổ thẹn, vì không biết đến một nhân tài gốc Việt, sống ở Mỹ, một thi sĩ mà người bản xứ không tiếc lời ca tụng, cho giải thưởng về thơ [genius prize] trị giá 625,000 đôla. Thơ của em, Night sky with exit wound [Trời đêm với những vết thương xuyên thấu] và quyển tiểu thuyết Trên trái đất chúng ta một thoáng huy hoàng [On the earth, we’re gorgeous] được dịch ra 30 thứ tiếng kể cả tiếng Việt ở VN, quyển tiểu thuyết được báo New York Times cho là biến cố văn chương của năm 2019, và nằm trong danh sách best sellers trong 6 tuần liên tiếp. Đó là lý do vì sao tôi viết bài này.

XUẤT THÂN

Từ đây, tôi gọi tên em là Vương Hải, chứ không gọi Ocean Vuong như người Mỹ.

Em sinh năm 1988, bà ngoại tên Lan, mẹ tên Hồng, gốc người Gò Công, gia đình 6 người vượt biên qua trại tị nạn Philippines, ở đó 1 năm, định cư ở Mỹ năm 1990 lúc Vuong Hải được 2 tuổi, gia đình 6 người cư ngụ trong một chung cư, public housing, một phòng ngủ, ở vùng da đen Hartford, Connecticut. Nơi đây đã để lại dấu ấn trong đời và trong thơ văn của Hải. Cho tới khi tiếp xúc với bên ngoài, em cứ nghĩ nước Mỹ của người da đen.

Tên khai sinh do cha đặt là Vương Quốc Vinh, sau khi người cha đi tù vì tội bạo hành đánh vợ,  ly dị mẹ em, bỏ nhà ra đi, người mẹ quyết định đổi tên em là Hải để cắt đứt với quá khứ.

Trong một lần phỏng vấn, được hỏi nguồn thơ của em từ đâu ra, em trả lời là mặc dù mẹ em mù chữ, nhưng khi đặt tên em, bà nghĩ đến Thái Bình Dương, là biển nối liền Mỹ với quê hương VN là có ý thơ rồi [phải chăng bà đã nghĩ đến câu hát: Lòng mẹ bao la như biển Thái Bình, dạt dào]. Hơn nữa, em được giáo dục bởi 3 người đàn bà: bà ngoại, mẹ và dì Mai, đã đọc thơ, kể chuyện, hát ca dao cho em nghe, do đó thơ, từ thuở nhỏ đã thấm vào hồn em.

Bà ngoại Lan, là người mù chữ, cũng như mẹ em và dì Mai, có lẽ trong gia đình có gen mang chứng khó đọc chữ [Dyslexia] vì người em của Hải đã bị chứng này.

Thời trẻ, bà ngoại bỏ nhà ra đi, làm me Mỹ, gặp ông ngoại là người Mỹ da trắng, tên Paul, gốc nông dân ở Michigan, cũng bỏ nhà, đăng lính hải quân Hoa Kỳ, qua chiến đấu ở VN.

Bà ngoại sinh 2 cô con gái, giống Mỹ nhiều hơn giống Việt. Có lúc vì khó khăn, bà phải bỏ con vào cô nhi viện khi chồng về Mỹ năm 1971 và không trở lại.

Chính bà ngoại là người đã kể cho Vuong Hải nghe chuyện chiến tranh VN, do đó, dù đến Mỹ năm 2 tuổi, chiến tranh VN bàng bạc trong thơ văn của Hải, có thể nói, Hải rời VN nhưng VN không rời Hải.

Mẹ Hải, bà Hồng sống bằng nghề làm móng tay.

Hải là người đồng tính, năm 17 tuổi, lần đầu tiên em thố lộ với mẹ và được bà chấp nhận.

Người tình đầu của em Vuong Hai là Trevor, gốc da trắng, con của một nông gia trồng thuốc lá, là đề tài mà em đã viết trong thơ và kể chuyện làm tình trong quyển tiểu thuyết hết sức sống động và táo bạo!  Sau đó Trevor chết vì chích ma tuý quá liều.

Hình ảnh người cha vắng mặt trong đời em, được tả một cách nhạt nhoà bàng bạc trong thơ văn của Hải.

QUÁ TRÌNH HỌC VẤN

Vuong Hải đi học mẫu giáo hồi 5 tuổi, nhưng mãi tới năm 11 tuổi em mới đọc và hiểu được tiếng Anh một cách thông thạo.

Sau đó em thường đi thư viện và miệt mài trong sách vở, em kể khi nghe băng bài diễn văn của mục sư Martin Luther King Jr: I have the dream, thì em bắt đầu có mộng lớn của riêng mình.

Chú bé cô đơn, bị hiếp đáp trên xe bus trên đường đi học, tìm an ủi trong sách vở, bắt đầu làm thơ. Thầy giáo nghĩ là em đạo văn, ông không thể tưởng tượng một đứa học trò nghèo, xuất thân từ gia đình mù chữ, phát âm chữ THE cũng ngọng thì làm sao có thể làm thơ hay như vậy, nên phạt em về tội ăn cắp, ăn cắp thơ!  Nhưng ông giáo đã lầm, một thiên tài vừa xuất hiện mà ông không biết!

Em kể: tôi viết rất chậm, xem từ ngữ như một vật thể, tôi luôn cố tìm từ ngữ trong từ ngữ:

Nói về chuyện đọc sách, em viết:

                         Con có thể lạc lối trong mọi cuốn sách

                         Nhưng không bao giờ quên được chính mình.

Vào đại học, lúc đầu em chọn marketing vì hy vọng sẽ kiếm được nhiều tiền để giúp gia đình, nhưng sau 8 tuần thì em bỏ học vì biết mình đã chọn sai, nên đổi qua Brooklyn College của đại học New York để theo học văn chương Anh thế kỷ 19, em lấy bằng BA, sau đó tốt nghiệp MFA về thơ của đại học New York, hiện nay em làm giảng sư MFA ở đại học Massachusetts at Amherst.

Quyết định chuyển ngành học từ marketing qua văn chương là điều may cho chính bản thân Vuong Hải, cho nước VN, và cho thế giới thi ca: một nhân tài có dịp để thăng hoa.

CÁC GIẢI THƯỞNG:

2010 [22 tuổi]: Academy of American Poets University and College Poetry Prize.

2012: Stanley Kunitz Prize for younger poets.

2013: The Elizabeth George Foundation Fellowship.

2013: Chad Walsh Prize, Beloit Poetry Journal.

2014: Ruth Lily/Sargent Rosenberg Fellowship.

2015: The Narrative Prize.

2016: Whiting Award for Poetry.

2017: Forward Prize for Poetry Felix Dennis Prize for Best First         Collection

2019: MacArthur Fellow [625.000 USD] với lời bình: kết hợp truyền thống dân gian với những thử nghiệm ngôn ngữ.

2020: Dylan Thomas Prize – Shortlist for On Earth We’re Briefly Gorgeous.

New Yorker bình luận: Ocean Vuong là người sửa lại ngôn ngữ tiếng Anh.
Tạp chí  Foreign Policy bình chọn Ocean Vuong là 1 trong 100 nhà tư tưởng hàng đầu của nhân loại năm 2016.

SỰ NGHIỆP

Viết tiểu luận cho các báo : Poetry, The Nation, TriQuarterly, Guernica, The Rumpus, Boston Review, Narrative Magazine, The New Republic, The New Yorker, and The New York Times.
Đã xuất bản:

Night sky with exit wound, 2016

On earth we’re briefly gorgeous, 2019

LƯỢC QUA TẬP THƠ “TRỜI ĐÊM VỚI NHỮNG VẾT THƯƠNG XUYÊN THẤU”

HÌNH THỨC: Khổ nhỏ, dày 84 trang, xb năm 2016, nxb Copper Canyon Press, đề tặng mẹ [và ba tôi] sách đã được dịch sang tiếng Việt ở VN.

NỘI DUNG: gồm 35 bài thơ, tựa các bài thơ đôi khi khó hiểu cho người không rành thần thoại Hy Lạp, vài ví dụ:

    – Tellemachus [Tên người con của Ulysse & Penelope trong tập thơ Odysse của Homere]

    – Trojan, Eurydice, Odysseus redux, ….

Có nhiều ẩn dụ khó hiểu ý tác giả, nhưng khi hiểu được thì ý nghĩa thâm trầm sâu sắc.

Vần điệu theo kiểu thơ tự do, rất du dương, rất thơ.

       It’s hind legs croshed into the shine of white christmas

       In the square below, a nun on fire, runs silently toward her god

       Beneath sound of his own.

Trong tập thơ, Hải viết bằng tiếng Việt nhiều lần, có cả dấu:

       Bà ngoại, Hạ Long bay, Củ Chi, VietNam, Cà pháo, Gia đình

       Lan ơi, em khoẻ không?  Giờ em đang ở đâu…

Theo tupelo quartely: Thơ buồn, đẹp. Sexy một cách dữ tợn, đụng chạm đến chính trị. Biểu lộ nổi ám ảnh của người đồng tính luyến ái.

Người Pháp nói: Traduire, c’est trahir, dịch là phản, do đó độc giả nên tìm đọc nguyên bản tiếng Anh, mới cảm nhận được cái hay, cái du dương của ngôn ngữ mà tác giả đã dày công sáng tác.
Tôi xin trích vài bài dịch thơ, nói về các người thân của Vương Hải.

Trong bài thơ “Rồi có một ngày, ta sẽ yêu Ocean Vương Hải”, bạn đang nghĩ gì?

        Phần đẹp nhất của cơ thể là bất cứ nơi đâu.

        Phủ hình bóng mẹ [trang 82]

 Trong bài thơ Đầu ra trước [head first]

         Nhưng chỉ có người mẹ, có thể bước đi, với sức nặng của nhịp đập của quả tim thứ hai [trang 20]

         Tôi nghĩ tôi thương mẹ nhiều lắm [trang 70]

         Con thương mẹ, mẹ ơi [trang 7]

         Không có gì bằng cơm với cá,

         Không có gì bằng má với con [thành ngữ VN, trang 20]

         Đừng lo, cha mày chỉ là cha mày.

         Cho đến, khi một người trong nhà quên mất.

         Giống như cách mà xương sống,

         I’m your son [Con là con của ba, trang 13]

        Như thể bom đang nổ sau nhà,

        Nơi mà bạc hà và hoa lài toả hương,

        Khi ngoại tôi hôn, sẽ không

        Có âu yếm cầu kỳ, không âm nhạc tây phương

        Của đôi môi mím chặt, ngoại hôn như để hút lấy

Xin mở ngoặc, đoạn thơ này, nhắc tôi nhớ lại lúc con tôi vào lớp mẫu giáo, cháu có nhận xét: ngộ quá, người Việt mình không hôn mà hít, Tây họ dùng môi, còn mình dùng mũi, ừ nhỉ, khác thật, nhưng VN hay hơn, mình có cả hai, vừa hôn vừa hít!

Vương Hải như đoá sen, mọc từ bùn, vươn lên và toả hương.

Em đi từ no one [không là ai] trở nên anyone [bất cứ ai] rồi trở thành someone [một người hơn người]

Tôi theo dõi nhiều buổi phỏng vấn, các buổi đọc thơ của Vương Hải trên các chương trình TV Mỹ, Canada, Pháp, Đức, điều đập vào mắt tôi là cách em chào cử toạ, em cúi mình thật thấp, người Nhật họ bảo: những hạt lúa chín là những hạt lúa cúi đầu, thái độ thật khiêm tốn, ăn mặc giản dị, giọng nói nhẹ nhàng của phái nữ, trầm bổng đầy chất thơ.

Thật khó tưởng tượng một chú bé, thuở nhỏ nói thứ tiếng Anh của người da đen ít học, một lần ở tiệm Sears, người bán hàng hỏi có phải em là con nuôi của mẹ em [vì mẹ là con lai Mỹ rất trắng], em trả lời không, tôi từ asshole của mẹ tôi ra. Ngày nay, em xử dụng thứ tiếng Anh hết sức trao chuốt của giới trí thức khoa bảng.

Em kể lại, thuở nhỏ, bài học đầu tiên mà bà ngoại và mẹ em dạy để sinh tồn ở nước Mỹ là coi chừng, đừng để ai chú ý tới mình. Vì mình là người Việt da vàng đã khác họ rồi, mục đích là mình phải làm sao để trở nên vô hình, mẹ dạy con phải tự biến mất. Em hiểu là người lớn muốn cho em được yên thân, được an toàn [Ngày nay với phong trào bài Á, những lời khuyên đó có còn đúng không?]

Có sự khác biệt giữa thế hệ thứ nhất và thế hệ thứ hai. Thế hệ thứ hai muốn người ta biết đến mình, để vươn lên: có chúng tôi đây, chúng tôi tự hào về mình.

Thế hệ thứ nhất dạy con mình biến đi, tự vệ bằng cách tự xoá mình.

Video liên quan

Chủ Đề