Vì sao lan ra hoa bối

Muốn sầu riêng ra hoa được tốt, không phải đợi đến khi chuẩn bị cho cây ra hoa mới chăm bón, mà phải bắt đầu từ lúc sau thu hoạch để cây mạnh khỏe.

Sầu riêng không ra hoa ở ngọn mà ra hoa, mang trái trên thân và cành lớn, vì vậy khi tỉa cành phải giữ lại những cành khoẻ mạnh cách mặt đất trên 50 cm. Cắt bỏ cành khô, cành bị sâu bệnh, ốm yếu bị che khuất trong tán và những cành mọc không đúng vị trí.

Sau khi tỉa cành, những vết cắt có đường kính trên 1 - 2 cm cần được quét sơn, vôi hoặc thuốc trừ nấm hay dùng băng keo nilon bịt vết cắt sao cho không thấm nước. Sau mỗi lần cắt phải dọn vệ sinh cành, nhánh đã cắt để hạn chế mầm bệnh phát tán. Có thể dùng vôi bột pha nước quét lên thân cây từ mặt đất đến khoảng 1m.

Khi cây quá cao [trên 7 m] cần cắt ngọn để hãm bớt chiều cao, tạo thuận lợi cho quá trình chăm sóc, thu hoạch.

Sử dụng phân Đầu Trâu AT1 để bón cho sầu riêng sau khi tỉa cành sửa tán với liều lượng 1,5 - 2,5 kg/cây tùy theo tuổi cây. Nếu cây sinh trưởng kém, có thể bổ sung thêm 0,2 - 0,4 kg phân Đạm vàng Đầu Trâu 46A+. Ở đất có phèn hay nhiễm mặn, cần bón thêm 0,5 kg/cây phân Đầu Trâu Mặn Phèn.

Bón phân chuẩn bị cho sầu riêng ra hoa

Khoảng 1 tháng trước khi kích thích ra hoa, cần phải bón phân để giúp những lá đang phát triển mau trưởng thành, không cho chồi mới mọc ra thêm gây cạnh tranh dinh dưỡng và cũng để kích thích sự phân hóa mầm hoa.

Sử dụng phân Đầu Trâu AT2 để bón với liều lượng từ 1,5 - 2,5 kg/cây tùy theo tuổi. Phân được bón bằng cách xới đất thành băng xung quanh gốc theo hình chiếu của tán, rộng khoảng 50 cm và sâu khoảng 5 - 10 cm. Nếu sầu riêng được trồng thành hàng thì xới đất thành băng giữa 2 hàng để bón. Sau khi bón, phải cào nhẹ mặt đất vùi phân và tưới đủ nước.

Sử dụng phân bón Đầu Trâu AT 1 và Đầu Trâu AT 2 để bón cho sầu riêng.

Tạo khô hạn cho cây ra hoa

Khi cây ra được 2 - 3 lần đọt, lúc đọt lần cuối có màu xanh đậm [khoảng 8- 9 tuần tuổi] có thể tiến hành khai thông mương rãnh, rút cạn nước mương vườn.

Mùa mưa, phủ nylon trên mặt đất xung quanh gốc [hay phủ khắp cả líp] không cho nước mưa xuống đất. Có thể phủ nylon như mái nhà cho nước dễ bốc hơi làm đất mau khô. Thời gian tạo khô hạn lâu hay mau tùy theo loại đất và thời tiết [ở ĐBSCL thường kéo dài khoảng 1 tháng hoặc hay lâu hơn, khi ẩm độ đất xuống dưới 30% cây mới ra hoa]. Lúc hoa dài 2 - 3 cm, gỡ bỏ nylon và tưới nước trở lại bình thường.

Mặc dù sầu riêng cần giai đoạn khô hạn để ra hoa, nhưng nếu đất quá khô và cây bắt đầu héo mà vẫn chưa nhú mầm hoa thì cần phải tưới nước cho cây 1 lần, không để cây chết. Cắt bỏ tất cả các hoa ra trước và sau giai đoạn khô hạn để có trái cùng cỡ và chín tập trung sau này.

[a] Đậy ni-lon quanh gốc sầu riêng; [b] Đậy ni-lon kiểu mái nhà.

Phun Paclobutrazol cho cây ra hoa

Có thể cho sầu riêng ra hoa bằng cách phun Paclobutrazol, nồng độ trong khoảng từ 1.000 - 1.500 ppm tùy theo giống. Đối với Mongthon và Ri 6, có thể phun 1.200 ppm, còn Cơm Vàng Sữa Hạt Lép phun 1.500 ppm.

Phun sau khi lá đọt trưởng thành hoàn toàn có màu xanh đậm. Phải phun Paclobutrazol đúng cách và đúng liều lượng theo hướng dẫn, không được tăng liều khi chưa thử nghiệm. Lưu ý: xử lý ra hoa liên tục nhiều năm bằng Paclobutrazol có thể làm cây suy yếu, hiệu quả giảm dần và lưu tồn Paclobutrazol trong đất; tốt nhất xử lý 2 năm nghỉ 1 năm và không nên xử lý ra hoa 2 lần trong năm; và trải ni-lon lên mặt đất khi phun để hạn chế ảnh hưởng đến đất. Để cây ra hoa nhiều có thể kết hợp 2 biện pháp phun Paclobutrazol và tạo khô hạn cùng lúc.

Tưới nước

Khi mầm hoa nhú ra khoảng 3 - 4 phân mới tưới nước cho cây. Không tưới quá sớm khi mầm hoa mới nhú. Nước được tưới với lưu lượng thấp, tưới chậm từ ngoài vào trong cho đến khi có nước trên mặt đất.

Ưu tiên tưới theo hình chiếu của tán, vì vùng này có nhiều rễ lông hút. Lần tưới tiếp theo là khi lớp đất mặt bắt đầu khô [khoảng 2 - 3 ngày sau lần tưới đầu tiên]. Không tưới quá nhiều nước một lần làm cây bị sốc. Một tuần trước khi hoa nở, phải giảm 2/3 lượng nước ở mỗi lần tưới để giúp hạt phấn được khỏe mạnh, vì hạt phấn sẽ chết nếu cây chứa quá nhiều nước lúc nở hoa.

Qua quá trình giao tiếp, học hỏi tự tìm hiểu nghiên cứu tài liệu mình thấy mấy từ ace chơi lan thường sử dụng nên tự tổng hợp đúc kết giải thích theo kiểu địa phương muốn chia sẻ với ae mới chơi hoặc sắp chơi lan. Ai đã chơi lâu có kinh nghiệm thấy buồn cười … mong các vị tiền bối bổ sung chỉnh thêm để bài viết thêm sinh động nhé

1. Ấm chậu: bản thân mình khi mới chơi lan cũng khá mơ hồ về từ “ấm chậu”nói một cách đơn giản: Khi lan đã được trồng trong chậu ổn định và ra rễ bám vào giá thể thì gọi là ấm chậu.

2. Giá thể: giá thể là thứ dùng để trồng lan như; vỏ thông, rêu, than, dớn, vỏ cây thậm chí đá đất hoặc lũa….

3. Đua ngọn: dùng để chỉ ngọn lan đang phát triển tốt lá, búp vươn lên…

4. Nối ngọn: Thường thì hoa lan phát triển vào mùa xuân đến mùa cuối thu T2-t10,11 và xuống lá “rụng lá cây nghỉ đông” và khi trút hết lá sẽ bung hoa hoặc trốn hoa đợi mùa xuân lại ra kie rồi thân già héo dần thay cho kie mần mới lên vòng đời 1 năm. Nhưng có những loài lan không xuống lá trên ngọn mà chỉ xuống trên thân thậm chí nở hoa ở thân, ngọn vẫn ổn định năm sau tiếp tục phát triển từ phần ngọn đó đến khi đủ chiều dài xác định mới dừng vòng đời từ 2 năm trở lên tiêu biểu như Lan Lộc Bắc ở Lâm Đồng

5. Kie/ keiki: là tên gọi của thân mần non thường mọc ra ở thân lan khi đã xuống lá hoặc kích kie, kie cũng có thể mọc ra ở gốc gọi là kie mầm gốc.

6. Kích kie: dùng biện pháp nhân tạo con người tác động trực tiếp hay gián tiếp qua sử dụng hoá chất gây ức chế và nảy mầm không theo tự nhiên hoặc thúc đẩy quá trình tự nhiên sớm hơn quy luật

7. Trốn hoa: từ chỉ cây lan thường khi xuống lá trút lá sẽ ra hoa. Nhưng nhiều cây không ra hoa mà ra kie, nhiều thân thì khô dần và chết

8. Xuống lá: cuối vụ cuối thu dụng lá như các loài thực vật khác

9. Var : gọi chung cho các loài lan những cây lan đột biến như 5 cánh trắng phú thọ, 5ct hoà bình, hồng yên thủy, 5ct Hà tĩnh …. Gọi theo vùng miền cũng có thể gọi theo tên người đầu tiên chủ sở hữu cây lan đột biến đặt như: 5ct Bảo duy, 5ct Hiển Oanh HO… Bông var thường thì mũi trắng cựa trắng, mắt gọn Thuỳ sạch thậm chí trắng toàn bộ hoa.

10. Giề, giò: ý chỉ cả khóm, cả búi…

11. Thân nù lá nhựa: Những cây phi điệp có đốt siêu ngắn, thân siêu to, lá tròn xoe, nhìn rất đẹp [có thể nói là đẹp như cây nhựa thể hiện cây thân phi điệp to tròn các đốt ngắn thân thường không dài khi thắt ngọn thân giữa phình to, chúng ta hay gọi là tù tù, lá nhựa lá dày, bóng cứng như nhựa.

12. Cây xanh sạch: là cây lan không có chấm đỏ, tím, hồng, đen ở thân lá đặc biệt ở các đốt khuy lan phía sau. Thường những cây này có tỉ lệ cao xổ ra hàng ám, khói var hàng đột biến…

13. Xổ số : là gọi chung cho các loại lan mà người chủ sở hữu chưa xác định chính xác lan gì qua thân lá. Cây lan không có mặt hoa chưa khẳng định được mặt hoa. Kể cả lan đó đã ra hoa mà chủ cũ không chụp lại hoặc không cho biết hoa. Hoặc lan rừng lấy về thuần chưa biết loại lan gì khi các bạn mua về xổ ra hoa gì thì hưởng hoa đó. Nếu may xổ ra hàng var đột biến thì như trúng xổ số..

14. Bệt: thường dòng bệt thì mắt, môi, thùy, mũi họng đều đỏ, tím, hặc hồng. Mắt bông, thùy và lưỡi bông hợp thành một màu thống nhất như tím hoặc hồng hoặc đỏ hay thậm chí cả cánh gọi chung chung là bệt. Cách nhận biết bông bệt chi tiết tham khảo Tại đây.

15. Bông ám: là bông phi điệp có sắc tố hồng trên bông khuôn hoa trắng thường thì phân phân thuỳ cánh trắng bay. Về cách phân biệt bông ám ta cũng xem thêm Tại Đây

16. Thân thủ: chỉ thân lan to đẹp, bản lá rộng hoặc dày thân dài…

17. Giả hạc, phi điệp: Miền Bắc gọi là phi điệp, miền trung, nam gọi giả hạc. Nhiều người cho rằng ở miền Bắc có 2 loại phi điệp tím và vàng để phân biệt. Người bắc gọi phi điệp tím và phi điệp vàng còn miền nam chỉ có phi điệp tím gọi là giả hạc. Điều này mình cho rằng điều đó không đúng mà chỉ là cách gọi theo vùng miền… Nhiều bạn gọi ghi “GIÃ HẠC” là hoàn toàn sai.

Video liên quan

Chủ Đề