Vì sao chúng ta cần phải bảo vệ hoà bình

  • lý thuyết
  • trắc nghiệm
  • hỏi đáp
  • bài tập sgk

Lấy ví dụ về bảo vệ hòa bình ?

Các câu hỏi tương tự

  • Toán lớp 9
  • Ngữ văn lớp 9
  • Tiếng Anh lớp 9

Giải Sách Bài Tập Giáo Dục Công Dân 9 – Bài 4: Bảo vệ hòa bình giúp HS giải bài tập, hiểu được những chuẩn mực đạo đức và pháp luật cơ bản, phổ thông, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi HS trong các quan hệ với bản thân, với người khác, với công việc và với môi trường sống:

Xem thêm các sách tham khảo liên quan:

  • Sách Giáo Khoa Giáo Dục Công Dân Lớp 9
  • Giải Giáo Dục Công Dân Lớp 9
  • Giải Giáo Dục Công Dân Lớp 9 [Ngắn Gọn]
  • Giải Vở Bài Tập Giáo Dục Công Dân Lớp 9
  • Sách Giáo Viên Giáo Dục Công Dân Lớp 9

Lời giải:

Hoà bình là tình trạng không có chiến tranh hay xung đột vũ trang.

Bảo vệ hoà bình là gìn giữ cuộc sống xã hội bình yên, không để xảy ra chiến tranh hay xung đột vũ trang.

Lời giải:

Vì hoà bình cần được bảo vệ và chiến tranh cần phải ngăn chặn. Hoà bình tạo ra cuộc sống yên vui, tạo điều kiện để phát triển kinh tế, xã hội, giáo dục,… Chiến tranh gây thiệt hại về mạng sống, tài sản, làm cản bước tiến phát triển của thế giới.

Lời giải:

Hòa bình là khát vọng của loài người đem lại cuộc sống tự do, ấm no, hạnh phúc… Hòa bình đem lại cho con người những điều tốt đẹp. Đó là hạnh phúc, là khát vọng của loài người. Ngày nay, các thế lực phản động hiếu chiến vẫn đang có âm mưu phá hoại hòa bình, gây chiến tranh tại nhiều nơi trên thế giới. Vì vậy, bảo vệ hòa bình chống chiến tranh là trách nhiệm của mọi người, mọi dân tộc, mọi quốc gia trên thế giới.

Lời giải:

Dùng thương lượng, đàm phán để giải quyết mọi mâu thuẫn, xung đột giữa các dân tộc, tôn giáo và quốc gia;

Không để xảy ra chiến tranh hay xung đột vũ trang.

Lời giải:

Mục đích chiến tranh Chiến tranh chính nghĩa Chiến tranh phi nghĩa
A. Bảo vệ Tổ quốc mình x
B. Xâm lược quốc gia khác x
C. Chống xâm lược từ quốc gia khác x
D. Bảo vệ hoà bình x
E. Giữ gìn sự bình yên cho đất nước x
G. Phá hoại hoà bình x

[Yên bình, đau thương, bệnh tật, ấm no, hạnh phúc, đói nghèo, chết chóc, tang thương, đoàn tụ, phát triển, chậm tiến, thảm hoạ, khát vọng, thân thiện]

Lời giải:

Hòa bình: Yên bình, ấm no, hạnh phúc, đoàn tụ, phát triển, khát vọng, thân thiện.

Chiến tranh: đau thương, bệnh tật, đói nghèo, chết chóc, tang thương, chậm tiến, thảm họa.

A. Đàm phán để giải quyết mâu thuẫn.

B. Tôn trọng, hiểu biết lẫn nhau.

C. Đối xử thân thiện với mọi người.

D. Ép buộc người khác theo ý mình.

E. Giải quyết bất đồng bằng thương lượng.

G. Phân biệt đối xử giữa các dân tộc.

H. Thông cảm và chia sẻ với mọi người.

I. Nói xấu lẫn nhau.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A, B, C, E, H

A. 1999   B. 2000

C. 2001   D. 2002

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

A. Tô-ky-ô   B. Hi-rô-shi-ma

C. O-sa-ka   D. Na-gôi-a

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

A. Những nước có tiềm lực quân sự mạnh

B. Những nước giàu có

C. Toàn nhân loại

D. Những nước đã từng bị chiến tranh

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Câu hỏi:

1/ Em hãy nêu nhận xét của mình về Hùng.

2/ Nếu là bạn cùng lớp với Hùng, em sẽ góp ý gì cho Hùng ?

Lời giải:

1/ Hùng thích gây gổ, đánh nhau, gây tranh chấp, xung đột. Đây là hành vi đáng lên án.

2/ Nếu là bạn cùng lớp với Hùng, em sẽ khuyên Hùng bình tĩnh, sống hài hòa, yêu thương nhau; không nên dùng vũ lực với bạn bè.

Lời giải:

Tuy biết trước sẽ bị tử hình nhưng anh vẫn lạc quan, yêu đời. Tại pháp trường, Nguyễn Văn Trỗi rất bình thản, tinh thần quyết chiến, quyết thắng. Khi địch bịt mắt anh, anh giật tấm băng đen rồi nói: “Không, phải để tôi nhìn mảnh đất này, mảnh đất thân yêu của tôi”.

Giây phút cuối cùng, anh dõng dạc hô to:

   “Hãy nhớ lấy lời tôi

   Đả đảo đế quốc Mỹ

   Đả đảo Nguyễn Khánh

   Hồ Chí Minh muôn năm!

   Hồ Chí Minh muôn năm!

   Việt Nam muôn năm!”

Ca ngợi tinh thần hy sinh dũng cảm của anh hùng Nguyễn Văn Trỗi, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: “Vì Tổ quốc, vì nhân dân, liệt sỹ Nguyễn Văn Trỗi đã anh dũng đấu tranh chống đế quốc Mỹ đến hơi thở cuối cùng. Chí khí lẫm liệt của anh hùng Trỗi là một tấm gương hy sinh cách mạng sáng ngời cho mọi người yêu nước, nhất là cho các cháu thanh niên học tập”.

Trả lời câu hỏi trang 23 SBT GDCD 9: Câu hỏi:

1/ Theo em, con người cần làm gì đề có thể tránh được chiến tranh?

2/ Em có suy nghĩ gì sau khi đọc thông tin trên ?

3/ Em hiểu ý nghĩa của truyện đọc trên như thế nào ?

Lời giải:

1/ Cần bàn bạc, thảo luận, đưa đến kí kết chung cho cuộc sống hòa bình; tăng cường kí kết tình hữu nghị, hợp tác, đôi bên cùng có lợi. Bên cạnh đó, cần ban hàng pháp luật quốc tế, trang bị về quốc phòng – an ninh.

2/ Những nỗi đau, thiệt hại của chiến tranh gây ra không một từ ngữ nào có thể diễn tả được. Vì thế, mỗi chúng ta hãy chung tay bảo vệ nền độc lập, hòa bình của nhân loại.

3/ Hạt giống chính là khả năng tiềm ẩn trong mỗi chúng ta. Nếu con người biết sử dụng khả năng này thì con người sẽ yêu thương nhau, thế giới sẽ được hoà binh. Hãy đấu tranh chống lai sự ích kỉ, nhỏ nhen, vụ lợi, chỉ nghĩ cho bản thân.

Giải Bài Tập Giáo Dục Công Dân 9 – Bài 4: Bảo vệ hòa bình giúp HS giải bài tập, hiểu được những chuẩn mực đạo đức và pháp luật cơ bản, phổ thông, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi HS trong các quan hệ với bản thân, với người khác, với công việc và với môi trường sống:

Xem thêm các sách tham khảo liên quan:

  • Sách Giáo Khoa Giáo Dục Công Dân Lớp 9
  • Giải Giáo Dục Công Dân Lớp 9
  • Giải Vở Bài Tập Giáo Dục Công Dân Lớp 9
  • Giải Sách Bài Tập Giáo Dục Công Dân Lớp 9
  • Sách Giáo Viên Giáo Dục Công Dân Lớp 9

Trả lời:

Nhìn vào những bức ảnh, em thấy:

     + Hậu quả thảm khốc của chiến tranh, cướp đi sinh mạng con người, đẩy người dân vào cảnh sống bệnh tật, thiếu thốn và lo sợ.

     + Mong muốn sống bình an, hạnh phúc của nhân dân toàn thế giới.

     + Sự cần thiết phải ngăn chặn mọi cuộc chiến tranh và bảo vệ hoà bình trên toàn thế giới.

Trả lời:

– Cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất [1914 – 1918] đã làm 10 triệu người chết.

– Cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai [1939 – 1945] đã làm cho 60 triệu người chết.

Trả lời:

– Giải quyết các cuộc xung đột, mâu thuẫn giữa các dân tộc, tôn giáo, quốc gia bằng đàm phán, hòa bình; tránh để xảy ra chiến tranh.

– Có ý thức bảo vệ hòa bình mọi lúc mọi nơi, tùy và khả năng của mình; tuyên truyền và ngăn chặn những âm mưu chống phá gây chiến tranh phá hoại của các thế lực thù địch.

– Tích cực tham gia đấu tranh vì hòa bình và chống chiến tranh tại các khu vực bất ổn hiện nay trên thế giới.

– Xây dựng mối quan hệ đoàn kết, hữu nghị, nhân ái giữa mọi người; không kì thị phân biệt màu da.

Trả lời:

     + Viết thư cho bạn bè quôc tế những vùng có chiến tranh, tham gia các cuộc thi viết bài với chủ đề vì hoà bình [cuộc thi UPU].

     + Tham gia các diễn đàn vì hoà bình, chống chiến tranh do trường, địa phương tổ chức.

     + Cư xử với bạn bè và mọi người xung quanh một cách thân thiện, đoàn kết, nhân ái.

     + Tôn trọng những nét đặc trưng văn hoá của các dân tộc và các quốc gia trên thế giới.

a] Biết lắng nghe người khác;

b] Biết thừa nhận những điểm mạnh của người khác;

c] Dùng vũ lực để giải quyết các mâu thuẫn cá nhân;

d] Học hỏi những điều hay của người khác;

đ] Bắt mọi người phải phục tùng mọi ý muốn của mình;

e] Tôn trọng nền văn hoá của các dân tộc, quốc gia khác;

g] Phân biệt đối xử giữa các dân tộc;

h] Giao lưu với thanh, thiếu niên quốc tế;

i] Viết thư, gửi quà ủng hộ trẻ em và nhân dân các vùng có chiến tranh.

Trả lời:

-Những hành vi [a], [b], [d], [e], [h], [i] là các biểu hiện của lòng yêu hoà bình trong cuộc sống hàng ngày.

a] Mọi người đều có quyền được sống trong hoà bình;

b] Chỉ có các nước lớn, nước giàu mới ngăn chặn được chiến tranh;

c] Bảo vệ hoà bình, ngăn chặn chiến tranh là trách nhiệm của toàn nhân loại.

Trả lời:

– Em tán thành với ý kiến [a], [c].

– Vì:

+ Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng, đều có quyền được sống, quyền tự do và mưu cầu hạnh phúc.

+ Do vậy, bảo vệ hoà bình, ngăn chặn chiến tranh là trách nhiệm của toàn nhân loại không phải chỉ của một cá nhân, một tổ chức hay của riêng một quốc gia nào.

Trả lời:

– Phong trào đi bộ và đạp xe, tập yoga vì hoà bình.

– Vẽ tranh về chủ đề Hoà bình;

– Giao lưu văn hóa và ngôn ngữ với thanh thiếu niên quốc tế.

– Viết thư, gửi quà ủng hộ trẻ em và nhân dân các vùng có chiến tranh.

– Địa phương tuyên truyền và tổ chức các buổi giao lưu văn hóa văn nghệ nhằm nâng cao ý thức của người dân, chống lại các âm mưu chia rẽ của kẻ thù.

Trả lời:

Em hãy cùng các bạn trong nhóm lập kế hoạch và thực hiện một hoạt động bảo vệ hoà bình [ví dụ : biểu diễn văn nghệ ; vẽ tranh về chủ đề hoà bình ; giao lưu với thanh, thiếu niên quốc tế ; viết thư bày tỏ tình đoàn kết với thanh, thiếu niên quốc tế ; lên diễn đàn bày tỏ ý kiến, quan điểm của các em về chiến tranh và hoà bình, về một hoạt động bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh,..].

Video liên quan

Video liên quan

Chủ Đề