Vì sao chim bồ câu đứng được trên dây

  • Giải khoa học tự nhiên 9 - tập 1
  • Giải khoa học tự nhiên 9 - tập 2

Theo các nhà khoa học, cách đây 65 triệu năm một thiên thạch có kích thước khổng lồ đã va vào Trái Đất và gây ra một vụ đại tuyệt chủng. Bởi vì, sau biến cố này, có khoảng 17% số họ, 50% số chi và 75% số loài đã hoàn toàn biến mất trên hành tinh xanh.

Sự kiện này còn kết thúc thời kỳ thống trị của các chi khủng long to lớn như: Tyrannosaurus [chi khủng long bạo chúa] hay Triceratops [chi khủng long 3 sừng]... Thậm chí, vào thời điểm đó, thảm họa tuyệt chủng đã khiến Trái Đất trở nên vô cùng đáng sợ với những cơn mưa axit, bầu khí quyển bị ô nhiễm bởi khói, bụi của núi lửa.

Tuy nhiên, điều này lại mở ra con đường cho sự phát triển của các loài động vật có vú, các loài chim có răng và tổ tiên của loài chim hiện nay [phân nhóm Maniraptoran - họ khủng long bao gồm cả chim] trở thành những kẻ thống trị trên mặt đất thời bấy giờ.

Thế nhưng, đến thời kỳ chuyển tiếp từ kỷ Phấn Trắng sang kỷ Paleogen [kỷ Cổ Cận], tất cả các loài chim có răng đều đột ngột chết sạch.

Theo nghiên cứu của một nhóm nhà khoa học do thạc sĩ Derek Larson thuộc trường đại học Toronto [Canada] dẫn đầu, nguyên nhân dẫn đến việc này là do nguồn thức ăn khan hiếm, khiến các loài có răng, ăn thịt bị diệt vong, chỉ còn các loài có mỏ, không răng, ăn hạt như tổ tiên của loài chim hiện nay mới sống sót.

Như vậy, các loài chim hiện nay đều không có răng là do tổ tiên của chúng đã sống sót qua nạn đại tuyệt chủng nhờ vào chế độ ăn hạt. Nếu chúng có răng nhỏ và ăn thịt, chúng sẽ tuyệt chủng giống như các loài có răng thuộc nhóm Maniraptoran và sẽ không có loài chim như ngày nay.

 Clip nguồn youtube


Vì sao chim đậu trên cây không bị điện giật?

Bởi vì mang giày cách điện nên chim không bị giật khi đậu trên dây điện? Không phải như vậy.
Dòng điện là dòng chuyển động của các electron qua dây dẫn. Nó luôn đi theo con đường dễ dàng nhất, tức là luôn tìm con đường ít điện trở nhất để chạy qua.

Dây cáp tải điện thường được làm bằng đồng. Đồng có điện trở suất thấp nhất và là một chất dẫn điện rất tốt.

Trong khi đó, cơ thể chim có điện trở suất cao hơn và là chất dẫn điện kém hơn đồng rất nhiều. Do đó, dòng điện sẽ bỏ qua cơ thể chim mà truyền qua dây cáp tải điện. Kết quả là chim không bị giật.

Bên cạnh đó, dòng điện đi từ nơi có điện thế cao nhất đến nơi có điện thế thấp nhất. Các dây cáp tải điện thường có điện thế khác nhau. Nếu hai chân của chim đặt trên cùng một dây cáp thì chúng có cùng điện thế. Do đó, chim không bị giật.

Tuy nhiên, nếu chim đặt trên lên hai dây cáp khác nhau [có điện thế khác nhau] dòng điện sẽ đi qua cơ thể chim từ sợi cáp có điện thế cao đến sợi cáp có điện thế thấp hơn khiến chim bị điện giật.

Vì sao chim ngủ trên cành cây không bị ngã?

Loài chim có thể đứng im trên cây, vẫn ngủ ngon lành mà chẳng hề lộn cổ rơi xuống đất. Đó là do cấu tạo ngón chân của  loài chim rất thích hợp để nắm chặt các cành cứng. Khi đáp xuống cành cây nó cong xương ống chân và xương bàn chân, rồi nằm phục trên cành.

Lúc này, sức nặng của thân đều tập trung trên xương bàn chân, dây chằng ở sau xương bàn chân thít chặt, đồng thời kéo cong dây chằng trên xương bàn chân, thế là bàn chân cong xuống, nắm chặt cành cây. Vì vậy, chim ở trên cành cây, dù có ngủ, nhờ sức nặng của cơ thể mà nắm chặt lấy cành cây. Khi nào chim đứng thẳng lên, thì đầu mút bàn chân sẽ duỗi ra.

Ngoài ra, vì não bộ của chim phát triển hơn não bộ của động vật bò sát, bán cầu đại não tuy chưa có nếp nhăn, nhưng kích thước so ra đã tăng lên nhiều. Tiểu não phát triển nhất, thuỳ thị giác rất lớn, đặc điểm này không chỉ thích nghi với đời sống bay lượn giỏi mà còn điều tiết vận động và thị giác, giữ cho cơ thể thăng bằng thật tốt cho nên chim ở được trên cành cây.

Trên các trụ điện cao thế hàng ngàn vôn, các chú chim vẫn có thể bình thản đậu trên dây mà không hề có hiện tượng bị giật điện. Phải chăng chúng có “khả năng siêu nhiên” nào đó nên không bị điện giật?

Trên thân các cột trụ điện cao thế luôn có biển cảnh báo: “ĐIỆN CAO THẾ NGUY HIỂM! – KHÔNG PHẬN SỰ CẤM ĐẾN GẦN” nhằm tránh những tai nạn không đáng có cho người và động vật.

Những cột điện nối tiếp nhau cùng với dây điện, điện thoại khiến lũ chim nhầm tưởng rằng đó cũng là những cái cây bình thường và dây điện chính là cành cây. Chúng ta có thể nhìn thấy rất nhiều chim đậu trên dây điện, đặc biệt là trên cả điện trung thế và cao thế nhưng không bị giật. Nếu con người làm điều đó thì bị nướng cho cháy đen rồi nhưng lũ chim lại không hề hấn hấn gì khi đậu trên dây điện như vậy.

Lũ chim đậu trên dây điện giống như những nốt nhạc trên khuôn nhạc. [Ảnh: blog.livedoor.jp]

Nguyên nhân từ đâu mà ra?

Trước hết chúng ta cần hiểu qua sự giật điện là như thế nào. Về cơ bản, con người chúng ta và động vật bị điện giật là do dòng điện có cường độ lớn chạy qua cơ thểkhi có sự chênh lệch về điện thế đủ lớn và gây ra các tổn thương nghiêm trọng.

Những con chim đậu trên dây điện trần, nếu quan sát kỹ bạn sẽ thấy rằng chúng đều đậu hai chân trên cùng một dây điện. Lúc này cơ thể của chúng chỉ tiếp xúc với một dây nên không thể cấu thành mạch điện được, hay nói cách khác là điện thế giữa hai chân của chúng bằng nhau, không có sự chênh áp, do đó không có dòng điện truyền qua cơ thể chúng nên chúng không bị điện giật.

Thực ra, khi chạm vào dây trần có dòng điện thì dòng điện sẽ chạy qua cơ thể người hoặc chim nhưng còn tùy thuộc vào cường độ dòng điện chạy qua lớn hay bé mà người hoặc chim có thể bị giật hay không. Theo định luật Ôm thì cường độ dòng điện đi qua 2 điểm của một vật dẫn điện luôn tỷ lệ thuận với hiệu điện thế đi qua 2 điểm đó.

Người ta tính được rằng, khi chim đứng trên dây trần tải điện, hai chân của chim cùng bấu trên một đường dây dẫn cách nhau khoảng 5cm thì điện trở của dây cáp nhôm trong khoảng này cỡ 1,63.10-5W, hiệu điện thế giữa hai chân của chim chỉ vào khoảng 5,3.10-3V , còn điện trở của cơ thể chim khoảng 10000W.

Điện trở của cơ thể chim và điện trở của đoạn dây dẫn giữa hai chân chim là mắc song song, với số liệu đó thì cường độ dòng điện chạy qua cơ thể chim chỉ khoảng5,3.10-7A, dòng điện yếu như vậy khi chạy qua cơ thể chim không hề nguy hiểm gì cho chim cả.

Khi cả hai chân của chim cùng đậu trên cùng một dây điện, điện trở của chim nhỏ lớn hơn điện trở của dây điện rất nhiều. [Ảnh: Google Plus]

Phần lớn dòng điện chỉ chạy qua dây dẫn, phép tính cho thấy cường độ dòng điện này vào khoảng 325A.

Khi con người đứng dưới đất, cơ thể của chúng ta tiếp xúc với dây điện dương của nguồn điện và tạo thành mạch điện. Lúc đó dòng điện sẽ truyền từ cư thể xuống đất khiến chúng ta bị giật tê người. Nhưng nếu chúng ta đứng trên mộ miếng gỗ cách điện hay đi giầy dép có đế bằng cao su thì dù có sờ vào đây điện dương cũng sẽ không sợ bị giật điện.

Trạng thái lúc đó của bạn cũng giống như một con chim đang đậu trên dây điện vậy. Và những người thợ điện nắm chắc nguyên lý này để thao tác đấu nối hay sửa chữa đây điện an toàn dù chotrên dây có thể vẫn có điện.

Video:

Có thể bạn quan tâm:

  • Phát hiện lý thú: Thiết bị điện 100.000 năm tuổi nằm trong đá
  • Các đại biểu Quốc hội Hoa Kỳ lên tiếng phản đối đàn áp Pháp Luân Công ở Trung Quốc

Từ Khóa:Chim chóc dấu đường dây điện giật điện

Video liên quan

Chủ Đề