Ví dụ về tôn trọng quyền con người

Hiến pháp năm 2013 có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2014 thể chế hóa các nguyên tắc chủ đạo về tổ chức quyền lực nhà nước. Một trong những nguyên tắc đó là: tôn trọng, bảo đảm và bảo vệ quyền con người, quyền công dân.

 

Sự khẳng định tôn trọng Hiến pháp đã trở thành một nguyên tắc xuyên suốt của tư tưởng Nhà nước pháp quyền về việc công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, và sự minh bạch của nhà nước, khẳng định quyền lực của nhân dân như là lá chắn cho việc bảo vệ quyền con người. Sự lạc hậu của Hiến pháp và cơ chế thực hiện trực tiếp Hiến pháp trong việc bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp và chính đáng của con người có thể ảnh hưởng đến lòng tin của người dân vào chế độ, vào bộ máy Đảng và Nhà nước, làm giảm hiệu quả của những nỗ lực tạo ra sự đồng thuận xã hội, sự thống nhất giữa ý Đảng và lòng dân.

Về mặt cơ cấu hình thức, vấn đề quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân đã được chuyển từ vị trí Chương V trong Hiến pháp lên vị trí Chương II, chỉ sau Chương I về Chế độ chính trị. Nhưng trước hết, quyền con người là nội dung được bổ sung ngay trong Chương I của Hiến pháp năm 2013. Hơn thế nữa, tại rất nhiều chương điều khác, bảo đảm và bảo vệ quyền con người, quyền công dân cũng hiện diện trong nội dung chức năng và nhiệm vụ của các thiết chế Nhà nước như QH [Điều 70, khoản 14]; Chính phủ [Điều 96, khoản 6]; Tòa án nhân dân [Điều 102, khoản 3]; Viện kiểm sát nhân dân [Điều 107, khoản 3]. Đây là những nội dung hoàn toàn mới so với Hiến pháp năm 1992 khi Hiến pháp 2013 trao những chức năng, nhiệm vụ cho các thiết chế, quyền lực nhà nước tương ứng.

Làm rõ hơn chuẩn xác hơn và phong phú hơn nội dung một số quyền và tự do trước đây đã được đề cập nhưng chưa rõ, chưa chính xác, chưa đầy đủ so với các chuẩn mực pháp lý quốc tế và thực tiễn ở nước ta. Theo đó, lần đầu tiên ở nước ta đã hiến định đầy đủ nội dung của nguyên tắc suy đoán vô tội đối với người bị buộc tội hình sự.

Con người và quyền con người là giá trị quan trọng và trở thành đối tượng ưu tiên bảo hộ của pháp luật trong Tố tụng hình sự. Bảo đảm quan trọng cho việc bảo vệ quyền con người, quyền công dân, lá chắn quan trọng và vững chắc nhất đối với quyền con người, quyền công dân nhằm phòng ngừa và ngăn chặn những vi phạm từ phía các cơ quan tố tụng là việc thừa nhận và ghi nhận nguyên tắc suy đoán vô tội. Đây là nguyên tắc kinh điển nhất của Tố tụng hình sự được ghi nhận trong nhiều văn kiện quốc tế quan trọng như Tuyên ngôn toàn thế giới về nhân quyền năm 1948, [Điều 11.1]; Công ước của Liên Hợp Quốc về các quyền dân sự và chính trị năm 1966 [khoản 2, Điều 14]. Đặc biệt bản Tuyên ngôn nêu trên đã coi nguyên tắc này là phẩm giá của văn minh nhân loại. Nội dung cơ bản và quan trọng nhất của nguyên tắc suy đoán vô tội. Suy đoán theo gốc Latin [praesumptio] có nghĩa là giả định thể hiện ở yêu cầu: bị can, bị cáo phải được coi là vô tội khi mà lỗi của bị can, bị cáo đó chưa được chứng minh theo một trình tự do pháp luật quy định và được xác định bởi một bản án của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.

Yêu cầu đó đã được Hiến pháp năm 2013 của Việt Nam quy định: Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự luật định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật [khoản 1, Điều 31].

Từ nội dung và đòi hỏi cơ bản nêu trên, nguyên tắc suy đoán vô tội sẽ đặt ra những đòi hỏi cụ thể hơn mà Tố tụng hình sự Việt Nam phải bảo đảm. Đặt ra yêu cầu này, Hiến pháp đã tạo ra sự an toàn pháp lý cho công dân trong cuộc sống và hoạt động của họ. Yêu cầu đặt ra trong nguyên tắc này hoàn toàn phù hợp với Công ước của Liên Hợp Quốc về quyền dân sự và chính trị năm 1966. Theo đó, mọi người đều có quyền hưởng tự do và an ninh cá nhân, không ai bị bắt hoặc bị giam giữ vô cớ. Người bị buộc là phạm một tội hình sự có quyền được coi là vô tội cho tới khi tội của người đó được chứng minh theo pháp luật [Điều 14.2 Công ước].

Nội dung này là biểu hiện cụ thể của nguyên tắc pháp chế nhưng nhấn mạnh yêu cầu về mặt thủ tục pháp lý, là dấu hiệu quan trọng nhất của chế độ pháp quyền, theo đó thủ tục công khai, minh bạch là đòi hỏi số một cho việc bảo vệ quyền con người chống lại sự truy bức tùy tiện. Công ước nói trên của Liên Hợp Quốc khẳng định: Không ai bị tước quyền tự do trừ trường hợp việc tước quyền tự do đó là có lý do và theo đúng những thủ tục mà pháp luật đã quy định [Điều 9.1 Công ước].

Khoản 1, Điều 31 Hiến pháp năm 2013 quy định nội dung của nguyên tắc mới về quyền của người bị buộc tội được tòa án xét xử kịp thời trong thời hạn luật định, công bằng, công khai - một nội dung quan trọng của quyền tiếp cận công lý của công dân.

Những nguyên tắc hiến định này mà sự cụ thể hóa chúng bằng pháp luật tố tụng và việc thực hiện chúng trên thực tế sẽ có ảnh hưởng tích cực đến chức năng, thẩm quyền, phương thức hoạt động của các cơ quan tư pháp trong quá trình cải cách bộ máy nhà nước ở nước ta.

Cùng với việc xác định Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử, thực hiện quyền tư pháp, sứ mệnh của Tòa án nhân dân được xác định là bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ XHCN, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Có thể thấy đây là những điểm mới có ý nghĩa quan trọng trong lịch sử lập hiến Việt Nam, khẳng định những nguyên tắc của một nền tư pháp hiện đại như nguyên tắc hai cấp xét xử mà thực chất là một bảo đảm để thúc đẩy quyền của người bị buộc tội được yêu cầu xem xét lại bản án; nguyên tắc về quyền bào chữa của bị can, bị cáo, quyền bảo vệ lợi ích hợp pháp của đương sự; nguyên tắc về sự tham gia xét xử của Hội thẩm nhân dân. Đây là những nguyên tắc phản ánh tính dân chủ và đề cao quyền tiếp cận công lý của người dân.

Từ góc độ của Nhà nước pháp quyền XHCN có thể thấy Hiến pháp năm 2013 đã làm đậm nét tính pháp quyền của nền tư pháp nước ta.

GS.TSKH. Đào Trí Úc - Chủ tịch Hội đồng Viện Chính sách Công và Pháp luật

Theo: daibieunhandan.vn

Ðời sống tín ngưỡng, tôn giáo ở nước ta ngày càng phát triển phong phú

Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngay trong bản Tuyên ngôn độc lập năm 1945, đã nêu đậm các quyền cơ bản của con người và gắn quyền con người với quyền của dân tộc: "Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng; dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do".

Người nhắc đến Tuyên ngôn Ðộc lập của Mỹ và Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp để khẳng định rằng những giá trị quyền con người đó cũng phải được áp dụng cho mọi người dân, mọi dân tộc, kể cả ở các nước thuộc địa. Người dân Việt Nam, dân tộc Việt Nam cũng có quyền bình đẳng như bất cứ dân tộc nào khác trên thế giới.

Thời gian qua, Việt Nam đã không ngừng nỗ lực hoàn thiện hệ thống pháp luật và bảo đảm thực thi pháp luật về quyền con người trên mọi khía cạnh, trong đó có các quyền dân sự và chính trị.

Việc thông qua Hiến pháp năm 2013 với một chương riêng về "Quyền con người, quyền và nghĩa vụ công dân" và sau đó chỉ trong vòng 4 năm [2014-2018] thông qua hơn 90 văn bản quy phạm pháp luật liên quan quyền con người, là những nỗ lực hết sức có ý nghĩa, tạo khuôn khổ pháp lý quan trọng cho việc bảo đảm trên thực tế quyền con người, quyền công dân. Cùng với những bước tiến đó là việc không ngừng phấn đấu hoàn thiện thể chế và tạo dựng cơ sở vật chất để bảo đảm tốt hơn quyền con người.

Những nỗ lực đó đã mang lại những kết quả tích cực trong việc bảo đảm quyền con người, từ quyền kinh tế, xã hội, văn hóa, đến quyền dân sự, chính trị, quyền của các nhóm dễ bị tổn thương.

Việt Nam là một trong những nước đã thực hiện thành công trước thời hạn nhiều Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ của Liên hợp quốc [MDG] và đang triển khai hiệu quả các Mục tiêu phát triển bền vững [SDG].

Trong nhiều năm liền, Việt Nam duy trì được mức độ tăng trưởng kinh tế hơn 6%, trong khi vẫn chú trọng phát triển xã hội, giảm mạnh tỷ lệ nghèo xuống 5,2% năm 2016, giảm tỷ lệ nghèo đa chiều xuống 7,69% năm 2017. Quyền giáo dục, y tế, nhà ở đều được cải thiện mạnh mẽ, trong đó 63 tỉnh, thành phố đã phổ cập giáo dục mầm non và phổ cập giáo dục tiểu học.

Quyền bình đẳng giới không ngừng tiến bộ với tỷ lệ đại biểu nữ trong Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp đạt trên dưới 27%, tỷ lệ khá cao so với các nước trong khu vực.

Ðời sống tín ngưỡng, tôn giáo ngày càng phát triển phong phú với hàng nghìn lễ hội tín ngưỡng, tôn giáo diễn ra hằng năm. Việt Nam cũng là một trong những nước có tỷ lệ người sử dụng internet tăng nhanh nhất thế giới, với 50 triệu người sử dụng internet.

Thách thức của Việt Nam trong việc thúc đẩy và bảo vệ các quyền con người

Việc bảo đảm và thúc đẩy quyền con người ở Việt Nam và trên thế giới cũng có những thách thức trong bối cảnh có nhiều thay đổi đang diễn ra nhanh chóng, nhất là trước tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống như ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu, cách mạng Công nghiệp lần thứ 4…

Việt Nam cũng phải đối mặt với các thách thức, đặc biệt là biến đổi khí hậu, thiên tai như hạn hán, ngập mặn, lũ lụt. Những thách thức này đã gây ra hậu quả nghiêm trọng, hạn chế các quyền lương thực, sức khỏe, giáo dục và nhà ở của người dân Việt Nam.Việt Nam luôn đặt người dân ở trung tâm của phát triển và tiếp tục tăng cường hệ thống luật pháp, chính sách và thể chế thông các Công ước nhân quyền mà Việt Nam là thành viên.

Bên cạnh đó, trong việc bảo đảm quyền con người ở nước ta hiện nay vẫn còn một số vấn đề tồn tại nhất định. Ví dụ như: Về nhận thức của cán bộ, công chức, thực tế cho thấy, hiểu biết về nhân quyền ở nước ta hiện nay còn nhiều hạn chế, dẫn đến có những hành động cố ý hoặc vô ý vi phạm các quyền hợp pháp của công dân; Nhân quyền được coi là một vấn đề nhạy cảm, ít khi những vấn đề nhân quyền trong nước được đề cập một cách trực tiếp trên các phương tiện thông tin đại chúng; Hiện nay, nước ta vẫn chưa có một cơ quan chuyên trách về vấn đề thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền; Ngoài ra, ở nước ta hiện nay còn thiếu các điều kiện để chăm sóc, giải quyết việc làm cho các đối tượng người bị nhiễm HIV/AIDS, những người làm mại dâm, những người vi phạm pháp luật sau khi mãn hạn tù…

Việt Nam thuộc nhóm nước đang trong giai đoạn quá độ của quá trình chuyển đổi của cuộc Cách mạng công nghệ 4.0 với nhiều cơ hội về phát triển trên các lĩnh vực sản xuất, dịch vụ, nông nghiệp, ngân hàng, tài chính... Cũng giống các quốc gia khác, tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đến các quyền con người là khá rõ ràng cả về mặt xây dựng pháp luật về quyền con người lẫn việc bảo đảm thực thi quyền trong thực tiễn.

Do đó, khi xây dựng chính sách, pháp luật, chiến lược, chương trình về Cách mạng công nghiệp 4.0, Việt Nam cần tính đến trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm quyền con người, thông qua việc hạn chế rủi ro vi phạm quyền con người do hậu quả tác động của Cách mạng công nghiệp 4.0. Việt Nam cần áp dụng cách tiếp cận dựa trên quyền khi triển khai thực hiện các chương trình phát triển kinh tế - xã hội.

Video liên quan

Chủ Đề