Vào năm 542 lý bí dựng cờ khởi nghĩa ở đâu

Bài 21. Khởi nghĩa Lý Bí. Nước Vạn Xuân [542-602]

1.Nhà Lương siết chặt ách đô hộ như thế nào?

- Đầu thế kỷ VI, Nhà Lương chia lại các quận, huyện và đặt tên mới để cai trị

Nhà Lương chia nước ta thành: Giao Châu [đồng bằng và trung du Bắc Bộ], Ái Châu [Thanh Hóa], Đức Châu, Lợi Châu, Minh Châu [Nghệ An, Hà Tĩnh] và Hoàng Châu [Quảng Ninh].

- Phân biệt đối xử: Nhà Lương chỉ cho tôn thất nhà Lương và một số dòng họ lớn được giao những chức vụ quan trọng.

- Thứ sử Tiêu Tư tàn bạo đặt ra hàng trăm thứ thuế vô lý.

Người nào trồng cây cao 1 thước [khoảng 40 cm] đều phải nộp thuế, bán vợ đợ con cũng phải nộp thuế. Sử sách Trung Quốc thú nhận: Tiêu Tư “tàn bạo mất lòng dân”

=> Nguyên nhân dẫn đến khởi nghĩa của Lý Bí.

2. Khởi nghĩa Lý Bí. Nước Vạn Xuân thành lập.

a. Khởi nghĩa Lý Bí:

- Năm 542, Lý Bí phất cờ khởi nghĩa ở Thái Bình, hào kiệt và nhân dân khắp nơi hưởng ứng.

- Gần 3 tháng, nghĩa quân đã chiếm được hầu hết các quận, huyện. Tiêu Tư hoảng sợ, vội bỏ thành Long Biên chạy về Trung Quốc.

- Nghĩa quân đánh bại hai lần phản công nhà Lương và giải phóng thêm Hoàng Châu.

Lược đồ khởi nghĩa Lý Bí

b. Nước Vạn Xuân thành lập

- Mùa Xuân 544, Lý Bí lên ngôi hoàng đế [Lý Nam Đế], đặt tên nước là Vạn Xuân, niên hiệu là Thiên Đức, dựng kinh đô ở vùng cửa sông Tô Lịch [Hà Nội].

- Triều đình gồm hai ban văn, võ. Triệu Túc giúp vua cai quản mọi việc. Tinh Thiều đứng đầu ban văn, Phạm Tu đứng đầu ban võ.

Xem tiếp: Lý thuyết sử 6 Bài 22. Khởi nghĩa Lý Bí. Nước Vạn Xuân [542-602] [tiếp theo]

1. Nhà Lương siết chặt ách đô hộ như thế nào?

- Đầu thế kỷ VI, Nhà Lương chia lại các quận, huyện và đặt tên mới để cai trị

Nhà Lương chia nước ta thành: Giao Châu [đồng bằng và trung du Bắc Bộ], Ái Châu [Thanh Hóa], Đức Châu, Lợi Châu, Minh Châu [Nghệ An, Hà Tĩnh] và Hoàng Châu [Quảng Ninh].

- Phân biệt đối xử: Nhà Lương chỉ cho tôn thất nhà Lương và một số dòng họ lớn được giao những chức vụ quan trọng.

- Thứ sử Tiêu Tư tàn bạo đặt ra hàng trăm thứ thuế vô lý.

Người nào trồng cây cao 1 thước [khoảng 40 cm] đều phải nộp thuế, bán vợ đợ con cũng phải nộp thuế. Sử sách Trung Quốc thú nhận: Tiêu Tư “tàn bạo mất lòng dân”

=> Nguyên nhân dẫn đến khởi nghĩa của Lý Bí.

2. Khởi nghĩa Lý Bí. Nước Vạn Xuân thành lập.

a. Khởi nghĩa Lý Bí:

- Năm 542, Lý Bí phất cờ khởi nghĩa ở Thái Bình, hào kiệt và nhân dân khắp nơi hưởng ứng.

- Gần 3 tháng, nghĩa quân đã chiếm được hầu hết các quận, huyện. Tiêu Tư hoảng sợ, vội bỏ thành Long Biên chạy về Trung Quốc.

- Nghĩa quân đánh bại hai lần phản công nhà Lương và giải phóng thêm Hoàng Châu.

Lược đồ khởi nghĩa Lý Bí

b. Nước Vạn Xuân thành lập

- Mùa Xuân 544, Lý Bí lên ngôi hoàng đế [Lý Nam Đế], đặt tên nước là Vạn Xuân, niên hiệu là Thiên Đức, dựng kinh đô ở vùng cửa sông Tô Lịch [Hà Nội].

- Triều đình gồm hai ban văn, võ. Triệu Túc giúp vua cai quản mọi việc. Tinh Thiều đứng đầu ban văn, Phạm Tu đứng đầu ban võ.

3. Chống quân Lương xâm lược

- Tháng 5/545, quân Lương do Dương Phiêu và Trần Bá Tiên chỉ huy đạo quân lớn theo 2 đường thủy và bộ xâm lược nước ta.

- Lý Nam Đế kéo quân đánh giặc ở Lục Đầu. Thế yếu, ta lui về Tô Lịch và thành Gia Ninh, rồi đến vùng núi Phú Thọ.

- Năm 546, Lý Nam Đế đem quân đóng ở hồ Điển Triệt, bị giặc đánh úp nên lui về động Khuất Lão, trao binh quyền cho Triệu Quang Phục và mất năm 548.

4. Triệu Quang Phục đánh bại quân Lương như thế nào?

- Triệu Quang Phục chọn Dạ Trạch làm căn cứ kháng chiến.

- Ban ngày, nghĩa quân tắt hết khói lửa, im hơi lặng tiếng. Đêm đến, nghĩa quân chèo thuyền đánh úp trại giặc, cướp vũ khí, lương thực.

- Năm 550, Trung Quốc có loạn, Trần Bá Tiên về nước. Chớp thời cơ đó, nghĩa quân phản công, cuộc kháng chiến kết thúc thắng lợi.

* Nguyên nhân thắng lợi:

- Nhân dân hết lòng ủng hộ.

- Biệt tận dụng địa thế hiểm trở.

- Cách đánh sáng tạo [đánh du kích]

- Biết chớp thời cơ phản công.

5. Nước Vạn Xuân độc lập đã kết thúc như thế nào?

- Triệu Quang Phục [Triệu Việt Vương] làm vua được 20 năm [550 – 570].

- Đến 571, Lý Phật Tử cướp ngôi gọi là Hậu Lý Nam Đế.

- Năm 603, nhà Tùy mang 10 vạn quân sang tấn công. Lý Phật Tử bị bao vây ở Cổ Loa, bị bắt giải về Trung Quốc, nước ta rơi vào ách đô hộ của nhà Tùy.

Lịch sử lớp 6

Em có suy nghĩ gì về việc đặt tên nước là Vạn Xuân?

  • In bài này
  • Gửi Email bài này

Chi tiết Chuyên mục: Bài 21: Khởi nghĩa Lý Bí. Nước Vạn Xuân

Từ "Vạn Xuân" đặt tên cho nước thể hiện lòng mong muốn cho sự trường tồn của dân tộc, của đất nước. Khẳng định ý chí giành độc lập của dân tộc, mong đất nước mãi mãi thanh bình, yên vui, tươi đẹp như một vạn mùa xuân.

Xem tiếp...

Lý Bí đã làm gì sau thắng lợi của cuộc khởi nghĩa?

  • In bài này
  • Gửi Email bài này

Chi tiết Chuyên mục: Bài 21: Khởi nghĩa Lý Bí. Nước Vạn Xuân

Sau thắng lợi của cuộc khởi nghĩa, mùa xuân năm 544, Lý Bí lên ngôi Hoàng đế, đặt tên nước là Vạn Xuân, đóng đô ở cửa sông Tô Lịch, đặt niên hiệu là Thiên Đức, lập triều đình với hai ban văn võ.

Xem tiếp...

Vì sao khởi nghĩa Lý Bí giành được thắng lợi?

  • In bài này
  • Gửi Email bài này

Chi tiết Chuyên mục: Bài 21: Khởi nghĩa Lý Bí. Nước Vạn Xuân

Nhân dân căm ghét bọn đô hộ nên đã hưởng ứng nhiệt tình cuộc khởi nghĩa , cùng với tinh thần chiến đấu kiên cường, dũng cảm, quyết tâm đánh đuổi kẻ thù, giành độc lập dân tộc của nghĩa quân.

Xem tiếp...

Dựa vào lược đồ, em hãy trình bày những diễn biến chính của cuộc khởi nghĩa Lý Bí.

  • In bài này
  • Gửi Email bài này

Chi tiết Chuyên mục: Bài 21: Khởi nghĩa Lý Bí. Nước Vạn Xuân

- Mùa xuân năm 542, Lý Bí phất cờ khởi nghĩa, hào kiệt khắp nơi kéo về tụ nghĩa... Chưa đầy 3 tháng sau, nghĩa quân dã đánh chiếm được hầu hết các quận huyện. Tiêu Tư phải bỏ thành Long Biên chạy về Trung Quốc.

- Cuộc tấn công đàn áp của nhà Lương:

+ Lần thứ nhất: Tháng 4 năm 542, Lý Bí chủ động kéo quân lên phía Bắc và đánh bại quân Lương, giải phóng thêm Hoàng Châu.

+ Lần thứ hai: Đầu năm 543, Lý Bí chủ động đón đánh ở Hợp Phố, quân giặc bị đánh tan.

Xem tiếp...

Em có nhận xét gì về tinh thần chiến đấu của quân khởi nghĩa?

  • In bài này
  • Gửi Email bài này

Chi tiết Chuyên mục: Bài 21: Khởi nghĩa Lý Bí. Nước Vạn Xuân

Tinh thần chiến đấu của quân khởi nghĩa : kiên cường, bất khuất, chiến đấu dũng cảm vì độc lập dân tộc....

Xem tiếp...

Page 1 of 2

  • Start
  • Trang trước
  • 1
  • 2
  • Trang sau
  • End

Video liên quan

Chủ Đề