Vợ chồng bình đẳng với nhau nghĩa là gì

Nguyên tắc bình đẳng trong quan hệ vợ chồng là một nguyên tắc quan trọng trong Luật Hôn nhân Gia đình. Để tìm hiểu thêm về nguyên tắc bình đẳng trong quan hệ vợ chồng mời quý bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây của ACC để biết thêm thông tin về nguyên tắc này. 

Nguyên tắc bình đẳng trong quan hệ vợ chồng 

Theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam, hôn nhân là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi đã thực hiện các quy định của pháp luật về kết hôn, nhằm chung sống với nhau và xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững.

Nam nữ xác lập quan hệ hôn nhân nhằm thỏa mãn nhu cầu tình cảm giữa hai bên và tương trợ lẫn nhau về những nhu cầu vật chất trong đời sống hàng ngày. Hôn nhân là quan hệ gắn liền với nhân thân của mỗi bên nam nữ với tư cách là vợ chồng. Trong xã hội mà các quan hệ hôn nhân được coi là quan hệ pháp luật thì sự liên kết giữa người nam và người nữ mang ý nghĩa như một sự kiện pháp lý làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ nhất định cho các bên trong quan hệ vợ chồng.

Bình đẳng trong quan hệ vợ chồng

Trong Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. đã có những quy định khái quát một cách chung nhất về sự bình đẳng trước pháp luật của mọi người của mọi công dân. Cụ thể mọi người, mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật là một trong những nguyên tắc cơ bản của chế định quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. 

Nguyên tắc vợ chồng bình đẳng là một trong những nguyên tắc cơ bản của Luật hôn nhân và gia đình trên cơ sở nguyên tắc nam nữ bình đẳng mà Hiến pháp đã quy định. Theo quy định tại Điều 19 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014: “Vợ chồng bình đẳng với nhau, có nghĩa vụ và quyền ngang nhau về mọi mặt trong gia đình.”       

Như vậy, khái niệm về nguyên tắc vợ chồng bình đẳng phải đảm bảo các nội dung đó là: vợ chồng có vai trò, vị trí ngang nhau trong đời sống gia đình; vợ chồng được tạo điều kiện và cơ hội như nhau để phát huy năng lực của mình; vợ chồng được hưởng thụ ngang nhau các thành quả của sự phát triển.

Nguyên tắc vợ chồng bình đẳng được thể hiện qua các khía cạnh sau: 

  • Vợ chồng bình đẳng trong việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ về tài sản

Khoản 1 Điều 29 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định: “Vợ, chồng bình đẳng với nhau về quyền và nghĩa vụ trong việc tạo lập, chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung, không phân biệt giữa lao động trong gia đình và lao động có thu nhập.” Quy định này ghi nhận việc tạo lập và sự đóng góp công sức của mỗi bên trong các hoạt động làm nên khối tài sản chung của vợ chồng. Sự bình đẳng về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ tài sản của vợ chồng còn được thể hiện ở quy định vợ chồng có tài sản riêng của mình: Vợ chồng có quyền độc lập trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt riêng, có quyền nhập hay không nhập tài sản riêng vào khối tài sản chung. Việc quy định như vậy không làm ảnh hưởng tới tính chất của quan hệ hôn nhân và cũng không làm ảnh hưởng đến hạnh phúc của gia đình. Bên cạnh đó còn góp phần ngăn chặn hiện tượng hôn nhân nhằm vào lợi ích kinh tế mà không nhằm xác lập quan hệ vợ chồng và có ý nghĩa quan trọng trong việc định đoạt tài sản.

  • Vợ chồng bình đẳng trong việc chăm sóc con cái 

Tại Điều 69  Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014. đã quy định rất cụ thể và chi tiết về nghĩa vụ của cha, mẹ đối với con cái như sau:

1. Thương yêu con, tôn trọng ý kiến của con; chăm lo việc học tập, giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ, đạo đức, trở thành người con hiếu thảo của gia đình, công dân có ích cho xã hội.

2. Trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

3. Giám hộ hoặc đại diện theo quy định của Bộ luật dân sự cho con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự.

4. Không được phân biệt đối xử với con trên cơ sở giới hoặc theo tình trạng hôn nhân của cha mẹ; không được lạm dụng sức lao động của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động; không được xúi giục, ép buộc con làm việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.”

Không chỉ như vậy, khi cha mẹ làm thủ tục giải quyết ly hôn thì việc có nghĩa vụ như nhau với con cái vẫn được tiếp tục và thể hiện tại Điều 3 Khoản 24, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.  “Cấp dưỡng là việc một người có nghĩa vụ đóng góp tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người không sống chung với mình mà có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng trong trường hợp người đó là người chưa thành niên, người đã thành niên mà không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình hoặc người gặp khó khăn, túng thiếu theo quy định của Luật này”.

Nguyên tắc bình đẳng trong quan hệ vợ chồng

Nguyên tắc bình đẳng trong quan hệ vợ chồng có ý nghĩa quan trọng đối với người phụ nữ trong thời đại hiện nay nhất là trong bối cảnh thế giới đang cố gắng thực hiện quyền bình đẳng giới.

Trong thế kỷ trước, với những nước Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng, trong quan hệ vợ chồng, người vợ thường có địa vị thấp hơn người chồng. Tuy nhiên sang thế kỷ XXI, vợ chồng có sự bình đẳng với nhau.

Điều này giúp người phụ nữ đảm bảo quyền lợi của mình, khẳng định được vai trò của người phụ nữ: Những quyền lợi của phụ nữ được xét ngang hàng với người chồng, sẽ không bị thiệt thòi khi xảy ra các tranh chấp trong quan hệ hôn nhân. Trước pháp luật, vợ – chồng ngang hàng nhau.

Bên cạnh đó, bình đẳng trong quan hệ vợ chồng còn khẳng định được vai trò quan trọng của người phụ nữ: Vừa có vai trò nội trợ chăm lo cho gia đình vừa có vai trò về kinh tế. Việc thực hiện bình đẳng trong quan hệ vợ chồng giúp những cống hiến của người phụ nữ được ghi nhận, từ đó phần nào nâng cao vai trò của người phụ nữ trong gia đình, tạo động lực cho người phụ nữ phát triển các giá trị của bản thân.

Ngoài ra, nguyên tắc bình đẳng này còn thể hiện sự nhân đạo, tiến bộ của pháp luật.

Trên đây là một vài thông tin về nguyên tắc bình đẳng trong quan hệ vợ chồng. Hi vọng thông qua bài viết này quý khách hàng có thể hiểu thêm phần nào về thủ tục nhập khẩu này. ACC với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực pháp lý luôn sẵn lòng cung cấp đến quý khách hàng các dịch vụ pháp lý nhanh chóng và tiện lợi nhất. Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua số điện thoại 1900.3330 hoặc qua zalo 084.696.7979 hoặc qua email: để được tư vấn tận tình. Xin chân thành cảm ơn

Trong thời kì phong kiến thì vấn đề bình đẳng giữa vợ chồng gần như không tồn tại; mà chủ yếu là do người chồng sẽ quyết định các vấn đề trong gia đình. Tuy nhiên; qua các thời kì phát triển của xã hội thì quan niệm này đã được thay bằng những tư tưởng tiến bộ hơn. Vợ chồng đã dần dần có quyền ngang nhau trong các vấn đề của gia đình; người phụ nữ đã ngày càng thể hiện được vị thế của mình. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nguyên tắc vợ chồng bình đẳng theo luật hôn nhân và gia đình:

Luật hôn nhân và gia đình năm 2014

Nội dung tư vấn

Nguyên tắc vợ chồng bình đẳng được hiểu như thế nào?

Nguyên tắc bình đẳng là một trong những nguyên tắc cơ bản của Luật hôn nhân và gia đình trên cơ sở nguyên tắc nam nữ bình đẳng mà Hiến pháp đã quy định. Theo quy định tại Điều 17 Luật hôn nhân và gia đình: “Vợ chồng bình đẳng với nhau, có nghĩa vụ và quyền ngang nhau về mọi mặt trong gia đình, trong việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ của công dân được quy định trong Hiến pháp, Luật này và các luật khác có liên quan.”

Từ đó; có thể định nghĩa nguyên tắc vợ chồng bình đẳng là một trong những nguyên tắc cơ bản của luật hôn nhân và gia đình; theo đó vợ và chồng bình đẳng với nhau về quyền và nghĩa vụ trên cơ sở nguyên tắc dân chủ; công bằng, tôn trọng lẫn nhau; không phân biệt đối xử trong các mối quan hệ ở phạm vi gia đình và xã hội.

Ý nghĩa nguyên tắc vợ chồng bình đẳng

Nguyên tắc vợ chồng bình đẳng góp phần xóa bỏ sự bất bình đẳng giữa vợ và chồng trong gia đình phong kiến; khằng định quyền bình đẳng về mọi mặt giữa nam và nữ; góp phần vào sự nghiệp giải phóng phụ nữ.

Nguyên tắc vợ chồng bình đẳng là một trong những nguyên tắc cơ bản của vợ chồng. Trên cơ sở đó vợ chồng sẽ có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc tạo lập; phát triển, duy trì mối quan hệ vợ chồng tốt nhất.

Nguyên tắc này còn giúp xóa đi định kiến chỉ có nam giới mới có thể lo cho gia đình; là người quyết định tất cả các vấn đề của gia đình. Mà thay vào đó là hiện nay nữ giới cũng đã có thể thực hiện được các công việc đó; có tiếng nói trong gia đình.

Nguyên tắc vợ chồng bình đẳng còn thể hiện rõ quan điểm của nhà nước Việt Nam là không phân biệt dân tộc, tôn giáo; quốc tịch trong quan hệ hôn nhân.

Nội dung cơ bản của nguyên tắc vợ chồng bình đẳng

Vợ chồng bình đẳng trong quan hệ nhân thân

Điều 17 có quy định về Bình đẳng về quyền, nghĩa vụ giữa vợ, chồng. Không phải ngẫu nhiên mà Luật HN&GĐ đề cập đến vấn đề bình đẳng đầu tiên trong nội dung viết về quyền; và nghĩa vụ về nhân thân trong quan hệ giữa vợ và chồng bởi bình đẳng chính là điều kiện quan trọng nhất để hai cá nhân quyết định cùng chung sống và xây dựng một gia đình.

Trong luật quy định về Tình nghĩa vợ chồng tại  Điều 19: Có thể thấy; luật rất đề cao sự gắn kết chặt chẽ giữa vợ; chồng trong đời sống hôn nhân gia đình. Hai bên cùng nhau tạo lập sợi dây liên kết chung khăng khít bắt đầu từ nền tảng tình cảm tình yêu chân thành. Chỉ có sự yêu thương, quan tâm, chia sẻ thường xuyên; kịp thời giữa hai người thì hôn nhân mới có thể lâu dài; bền vững.

Tại Điều 21. Tôn trọng danh dự, nhân phẩm, uy tín của vợ, chồng: Vấn đề này có sự liên quan mật thiết giữa hai bên vợ và chồng. Khi vợ chồng có ý thức; trách nhiệm bảo vệ danh dự; uy tín của người kia thì đồng thời chính bản thân mình cũng sẽ được mọi người tôn trọng.

Điều 22 Tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của vợ, chồng thì vợ, chồng phải tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhau, không ai được phép ép buộc người kia phải theo tôn giáo của mình hay không được theo tôn giáo nào.

Tại Điều 23 quy định Quyền, nghĩa vụ về học tập, làm việc, tham gia hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. Để thấy rằng không phải chỉ có người chồng mới có thể kiếm tiền; làm việc ngoài xã hội và người vợ phải ở nhà chăm con; chăm lo gia đình theo quan niệm xưa cũ.

Vợ chồng bình đẳng trong quan hệ tài sản.

Bình đẳng trong việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ đối với tài sản

Bình đẳng trong quan hệ tài sản đươc thể hiện như việc vợ chồng có nghĩa vụ như nhau trong việc tạo lập và bảo vệ khối tài sản chung.

Quy định này vừa để cho vợ chồng đều có trách nhiệm chăm lo sản xuất; tạo thu nhập phát triển đời sống gia đình và đề cao mối quan hệ tình cảm gắn bó giữa vợ và chồng. Điều này cũng là nhằm tôn trọng công sức đóng góp của nhau trong quá trình xây dựng kinh tế gia đình.

Như vậy; có thể thấy nguyên tắc vợ chồng bình đẳng trong việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ về tài sản được pháp luật ta đặc biệt chú trọng, nó tạo điều kiện; căn cứ để bảo vệ tốt hơn quyền và lợi ích hợp pháp của các bên; đặc biệt là người phụ nữ; giúp cho hạnh phúc gia đình được duy trì.

Bình đằng trong việc chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục con cái và cấp dưỡng

Trong việc nuôi dạy con cái, vợ chồng cũng đã có những quyền và nghĩa vụ nhất định. Tại Điều 69 Luật HN&GĐ đã quy định rất cụ thể; và chi tiết về các quyền và nghĩa vụ của cha, mẹ đối với con cái. Như vậy; cha mẹ có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con [ Điều 71; 72 Luật HN&GĐ năm 2014].

Nếu trong trường hợp cha mẹ đã ly hôn thì việc có quyền; nghĩa vụ như nhau với con cái vẫn được tiếp tục và thể hiện  qua việc cấp dưỡng.

Theo luật HN&GĐ 2014 thì Vợ chồng bình đẳng với nhau trong quan hệ cấp dưỡng. Điều này được thể hiện ở các quy định tại các Điều 110, 115.

Pháp luật xác định nghĩa vụ cấp dưỡng của cha; mẹ với con là ngang nhau; điều này không chỉ có ý nghĩa trong việc nâng cao trách nhiệm của vợ và chồng trong việc tạo dựng gia đình mà còn bảo vệ được quyền lợi tốt nhất cho con cái.

Mời bạn đọc xem thêm

Chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân

Bị chồng xúc phạm, vợ có quyền đơn phương ly hôn không?

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về nội dung vấn đề “Pháp luật quy định thế nào về nguyên tắc vợ chồng bình đẳng?” Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc; cuộc sống. Nếu có thắc mắc và cần nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ hãy liên hệ 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Tài sản chung của vợ chồng gồm những gì?

Tài sản chung của vợ chồng gồm bao gồm các loại tài sản trong thời kỳ hôn nhân. Các tài sản này có nguồn gốc hình thành theo quy định tại Điều 33 Luật HN&GĐ.
Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất. Tài sản này được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng. Theo đó; vợ chồng có các nghĩa vụ chung về tài sản trong những trường hợp quy định theo Điều 37 Luật HN&GĐ.

Sự bình đẳng trong quan hệ tài sản chung của vợ chồng được thể hiện thế nào?

Sự bình đẳng trong quan hệ tài sản chung của vợ chồng được thể hiện rõ ở những trường hợp sau:  – Tài sản chung của vợ chồng được dùng để đảm bảo nhu cầu của gia đình. – Trong giấy đăng kí phải được ghi tên cả hai vợ chồng [trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác]; – Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung thì cần phải có sự đồng ý của cả hai vợ chồng;

– Việc đưa tài sản chung vào kinh doanh vợ chồng sẽ có thỏa thuận lập thành biên bản.

Trách nhiệm của hội phụ nữ trong đảm bảo nguyên tắc vợ chồng bình đẳng?

Trách nhiệm của các cấp Hội phụ nữ: Giáo dục, truyền thông và vận động xã hội thay đổi nhận thức về vai trò giới, bình đẳng giới trong gia đình. Tuyên truyền, phổ biến; vận động gia đình hội viên, phụ nữ thực hiệnLuật Bình đẳng giới, Luật Phòng chống bạo lực gia đình tới cán bộ, hội viên…

0 trên 5

Video liên quan

Chủ Đề