Văn bạn Bài học đường đời đầu tiên nghệ thuật nào không được sử dụng

Qua bài học về tác giả, tác phẩm Bài học đường đời đầu tiên Ngữ văn lớp 6 Kết nối tri thức với cuộc sống gồm nội dung chính về tác giả, bố cục, tóm tắt tác phẩm, dàn ý chi tiết, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, phương thức biểu đạt sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm tác phẩm Bài học đường đời đầu tiên.

I. Tác giả

- Tô Hoài [1920-2014], tên khai sinh là Nguyễn Sen. 

- Quê: Hà Nội. 

- Là nhà văn có vốn sống phong phú, năng lực quan sát, miêu tả tinh tế; lối văn giàu hình ảnh, nhịp điệu; ngôn ngữ chân thực, gần gũi đời sống. 

- Nhiều sáng tác cho thiếu nhi như: Võ sĩ Bọ Ngựa, Dê và Lợn, Đôi ri đá, Dế Mèn phiêu lưu kí, … 

II. Tìm hiểu sơ lược về tác phẩm

1. Thể loại: Truyện đồng thoại. 

2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác: 

+ Năm 1941: viết “Dế Mèn phiêu lưu kí” sau khi xuất bản truyện “Con Dế Mèn”. 

+ Năm 1954: gộp 2 tác phẩm trên thành “Dế Mèn phiêu lưu kí”, gồm 10 chương. 

4 chương đầu: kể lai lịch, những bài học, biến cố bất ngờ trên đường đời Dế Mèn. 

6 chương sau: kể cuộc phiêu lưu của Dế Mèn. 

+ Văn bản “Bài học đường đời đầu tiên” trích từ chương 1 “Dế Mèn phiêu lưu kí” với tiêu đề “Tôi sống độc lập từ thủa bé – Một sự ngỗ nghịch đáng ân hận suốt đời”

+“Dế mèn phiêu lưu kí” là truyện nổi tiếng nhất của Tô Hoài, được trẻ em yêu thích, dịch ra nhiều thứ tiếng, chuyển thể thành nhiều loại hình nghệ thuật khác. 

3. Phương thức biểu đạt: Tự sự

4. Người kể chuyện: Ngôi thứ nhất [Dế Mèn xưng “tôi” kể lại câu chuyện] 

5. Tóm tắt: 

Truyện kể về một chàng dế thanh niên cường tráng có tính kiêu căng, tự phụ luôn tự cho mình là người “sắp đứng đầu thiên hạ”. Với bản tính đó, Dế Mèn trong một lần nghịch dại trêu chị Cốc đã dẫn tới cái chết thương tâm cho Dế Choắt - anh bạn hàng xóm yếu ớt, tội nghiệp. Sau sự việc đó, Dế Mèn ân hận và rút ra bài học đường đời đầu tiên cho mình. 

6. Bố cục: 

Gồm 2 phần: 

+ Phần 1: Từ đầu đến “đứng đầu thiên hạ rồi” : Giới thiệu vẻ đẹp và tính cách của Dế Mèn.

+ Phần 2: Còn lại: Câu chuyện về bài học đường đời đầu tiên của dế Mèn.

7. Giá trị nội dung: 

+ Bài văn miêu tả Dế Mèn có vẻ đẹp cường tráng của tuổi trẻ nhưng tính nết còn kiêu căng, xốc nổi. Do bày trò trêu chọc chị Cốc nên đã gây ra cái chết thảm thương cho Dế Choắt, Dế Mèn hối hận và rút ra được bài học đường đời cho mình.

8. Giá trị nghệ thuật: 

+ Cách kể chuyện theo ngôi thứ nhất tự nhiên, hấp dẫn.

+ Nghệ thuật miêu tả loài vật sinh động, đặc sắc.

+ Ngôn ngữ chính xác, giàu tính tạo hình.

III. Tìm hiểu chi tiết về tác phẩm

1. Hình ảnh Dế Mèn

- Ngoại hình:

   + Càng: mẫm bóng

   + Vuốt:cứng, nhọn hoắt

   + Cánh: áo dài chấm đuôi

   + Đầu: to, nổi từng tảng

   + Răng: đen nhánh, nhai ngoàm ngoạm

   + Râu: dài, cong vút

→ Dế Mèn là một chàng thanh niên có vẻ ngoài tự tin, khỏe mạnh, cường tráng

- Hành động:

   + Đi đứng oai về, làm điệu, nhún chân, rung đùi

   + Quát mấy chị cào cào, đá ghẹo anh gọng vó

   + Co cẳng, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ, dáng điệu tỏ vẻ con nhà võ.

   + Nhai ngoàm ngoạm, trịnh trọng vuốt sâu

→ Sử dụng dày đặc các động từ và tính từ

- Ý nghĩ của Dế Mèn: sắp đứng đầu thiên hạ được rồi

 Dế Mèn là một anh chàng khỏe mạnh,cường tráng, hùng dũng nhưng tính tình kiêu căng, hợm hĩnh, xốc nổi…

2. Bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn

- Hình ảnh Dế Choắt:

   + Trạc tuổi Dế Mèn

   + Người gầy gò, cánh ngắn củn, càng bè bè, râu cụt

→ Dế Choắt là người xấu xí, yếu đuối, trái ngược hoàn toàn với Dế Mèn

- Thái độ của Dế Mèn đối với Dế Choắt: coi thường, trịch thượng.

   + Lời lẽ, giọng điệu bề trên, xưng hô “chú mày”.

   + Cư xử : ích kỷ, không thông cảm, bận tâm gì về việc giúp đỡ Choắt.

- Dế Mèn trêu chọc chị Cốc: 

   + Dế Mèn nghĩ kế trêu chọc chị Cốc

   + Kết quả: gây ra cái chết thương tâm cho Dế Choắt

- Tâm trạng của Dế Mèn sau khi trêu chọc chị Cốc:

   + Hả hê vì trò đùa tai quái của mình: chui vào trong hang nằm khểnh, bụng nghĩ thú vị…

   + Sợ hãi khi nghe tiếng chị Cốc mổ Dế Choắt: nằm im thin thít

   + Hốt hoảng, lo sợ, bất ngờ trước cái chết và lời khuyên của Dế Choắt

   + Ân hận, chân thành sám hối: đứng yên lặng trước mộ Dế Choắt

- Bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn: ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy.

Khái quát giá trị nội dung, nghệ thuật truyện Bài học đường đời đầu tiên


I. Tìm hiểu chung về tác giả và tác phẩm

1. Tác giả- Tô Hoài: Tên thật là Nguyễn Sen, ông sinh ra tại quê nội ở thôn Cát Động, Kim Bài, huyện Thanh Oai, thành phố Hà Đông; lớn lên tại quê ngoại Nghĩa Đô, Từ Liêm, Hoài Đức [nay là phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội], trong một gia đình có truyền thống làm nghề thủ công.+ Bút danh: Ngoài bút danh Tô Hoài được ghép từ tên của hai địa danh Tô Lịch và Hoài Đức, ông có nhiều bút danh khác như Duy Phượng, Phượng Vũ, Hồng Hoa, Vũ Đột Kích...

- Đời tư: Thuở nhỏ, ông đã trải qua nhiều công việc vất vả để kiếm sống như bán hàng, gia sư, kế toán,... trước khi chuyển qua việc sáng tác văn chương. Nhà văn có mối tình sâu nặng với một cô gái Sài thành tên Phượng nhưng do điều kiện ngặt nghèo lúc bấy giờ mà mối tình không thành, đành kéo dài suốt hai thế kỉ trong nỗi nhớ nhung xa cách. Để gợi nhớ những kỉ niệm hết sức đẹp đẽ, trong sáng về mối tình đầu với người con gái đó, trước cửa sổ phòng làm việc của mình, Tô Hoài luôn treo một giỏ bìm biển.

- Vài nét về tính cách tác giả: Tô Hoài là nhà văn lúc nào cũng dí dỏm, phóng khoáng, có lối nói chuyện rất riêng, rất lôi cuốn. Mọi người rất thích nghe ông kể chuyện/ nói chuyện bởi cái sự gần gũi, mộc mạc, bình dị mà hóm hỉnh của ông. Tuy nhiên trong công việc, ông luôn nghiêm túc và tận tâm, có khi rất nghiêm khắc với bản thân.

- Phong cách sáng tác của Tô Hoài:+ Trước Cách mạng tháng Tám: Ông chủ yếu viết truyện về loài vật và truyện về nông thôn trong hoàn cảnh nghèo đói. Với những quan sát tinh tế, thông minh, những tìm tòi phát hiện mới mẻ, Tô Hoài lôi cuốn người đọc vào thế giới loài vật rất đỗi gần gũi, sinh động, thông qua tính cách và đời sống của thế giới loài vật tưởng chừng nhỏ bé ấy, nhà văn luôn thể hiện quan niệm nhân sinh sâu sắc. Khi viết về con người trước Cách mạng, ông đã miêu tả một cách chân thực về cuộc sống cùng quẫn, bế tắc, đói nghèo đến cùng cực của họ, từ đó bày tỏ niềm khát khao cuộc sống bình yên, tốt đẹp đến với những con người trong thời kì xã hội đen tối lúc bấy giờ.+ Sau Cách mạng: Tô Hoài có sự chuyển mình mạnh mẽ cả về tư tưởng lẫn phong cách sáng tác, đề tài và chủ đề sáng tác được mở rộng. Ông không chỉ viết về cuộc sống của người dân nghèo ven ngoại thành Hà Nội mà hướng ngòi bút đến với nhiều vùng đất mới, đặc biệt là vùng Tây Bắc với lối viết mang đậm màu sắc văn hóa dân tộc. Dù sáng tác ở thể loại nào và viết về đối tượng nào, nhà văn Tô Hoài cũng đều rất thành công.

- Các tác phẩm tiêu biểu: Dế Mèn phiêu lưu kí, Vợ chồng A Phủ,...

2. Tác phẩm: Bài học đường đời đầu tiên- Xuất xứ: Đoạn trích Bài học đường đời đầu tiên có tên do người biên soạn sách đặt, trích ở chương I của tiểu thuyết Dế Mèn phiêu lưu kí của nhà văn Tô Hoài - tác phẩm xuất sắc nhất của ông viết cho thiếu nhi, đã được dịch sang hơn 30 thứ tiếng trên thế giới.

- Tóm tắt: Dế Mèn có ngoại hình của một chàng thanh niên cường tráng, khỏe mạnh nhưng tính tình xốc nổi, kiêu căng, tự phụ. Chàng ta luôn khinh thường và không chịu giúp đỡ người bạn hàng xóm là chú Dế Choắt gầy gò, ốm yếu đào hang. Đã thế, Dế Mèn còn bày trò trêu chị Cốc khiến chú Dế Choắt chết oan. Qua cái chết và lời tha thứ của Choắt khuyên Mèn bỏ tính hung hăng, bậy bạ, Mèn ta vô cùng hối hận. Đây cũng chính là bài học đường đời đầu tiên của chú.


II. Khái quát nội dung và đặc sắc nghệ thuật truyện Bài học đường đời đầu tiên

1. Giá trị nội dung- Bằng những quan sát tinh tế, sự am hiểu về thế giới loài vật, thông qua đoạn trích, Tô Hoài đã miêu tả chú Dế Mèn có vẻ đẹp khỏe khoắn, cường tráng, tràn đầy sức sống của một chú dế mới trưởng thành. Tuy nhiên chú ta lại có tính cách kiêu căng, tự phụ, luôn coi thường khinh khỉnh những người yếu ớt như chú Dế Choắt. Chỉ vì bày trò nghịch dại trêu chị Cốc mà khiến Choắt chết thảm. Qua cái chết và lời khuyên của Dế Choắt, Mèn ta đã vô cùng ân hận và tự rút ra cho mình bài học đường đời đầu tiên.

- Bài học qua câu chuyện của Dế Mèn: Tính kiêu căng, tự phụ, xốc nổi không chỉ tự gây hại cho mình mà còn làm hại những người khác, bởi vậy trong cuộc sống, chúng ta cần khiêm tốn, suy nghĩ thật kĩ càng trước khi làm việc gì đó và luôn sẵn lòng giúp đỡ người khác, nhất là những người yếu thế, gặp khó khăn hơn mình.

2. Giá trị nghệ thuật- Ngôi kể: Thứ nhất xưng "tôi", chú Dế Mèn tự kể về câu chuyện của mình khiến lời kể trở nên tự nhiên, chân thực.- Nghệ thuật miêu tả ngoại hình, tính cách nhân vật đặc sắc, sinh động.

- Hệ thống ngôn ngữ tự nhiên, giàu chất gợi hình gợi cảm.

----------------------------HẾT-------------------------------

Như vậy với bài viết trên đây, các em học sinh đã dễ dàng hơn trong việc Khái quát giá trị nội dung và đặc sắc nghệ thuật truyện Bài học đường đời đầu tiên, em cũng có thể đón đọc thêm các bài viết khác trong tài liệu Văn lớp 6 như: Khái quát giá trị nội dung và đặc sắc nghệ thuật bài Đêm nay Bác không ngủ; Khái quát giá trị nội dung, nghệ thuật bài Lao xao; Khái quát giá trị nội dung, nghệ thuật bài Vượt thác; Khái quát giá trị nội dung, nghệ thuật bài Buổi học cuối cùng; Khái quát giá trị nội dung, nghệ thuật bài Sông nước Cà Mau. 

Những nét Khái quát giá trị nội dung, nghệ thuật đặc sắc truyện Bài học đường đời đầu tiên, trích Dế Mèn phiêu lưu kí của nhà văn Tô Hoài dưới đây chắc chắn là tài liệu cần thiết và hữu ích cho các em học sinh trong quá trình em ôn luyện về tác phẩm này.

Khái quát giá trị nội dung, nghệ thuật đặc sắc truyện Ếch ngồi đáy giếng Khái quát giá trị Nội dung, nghệ thuật đặc sắc truyện Bánh chưng, bánh giầy Khái quát giá trị nội dung, nghệ thuật đặc sắc truyện Đeo nhạc cho mèo Khái quát giá trị nội dung, nghệ thuật đặc sắc truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh Khái quát giá trị nội dung, nghệ thuật đặc sắc truyện Cây bút thần Khái quát giá trị nội dung, nghệ thuật đặc sắc truyện Mẹ hiền dạy con

Video liên quan

Chủ Đề