Vai trò của văn học đối với việc giáo dục lòng nhân ái cho trẻ thơ

3 vai trò của văn học đối với sự phát triển toàn diện của trẻ 

Văn học theo cách nói chung nhất, là bất kỳ tác phẩm nào bằng văn bản. Hiểu theo nghĩa hẹp hơn, thì văn học là dạng văn bản được coi là một hình thức nghệ thuật. Văn học có thể phân loại thành: hư cấu hoặc phi hư cấu [theo nội dung], và thơ hoặc văn xuôi [theo hình thức]. Thể loại văn xuôi có thể phân loại tiếp thành tiểu thuyết, truyện ngắn và kịch bản. Các tác phẩm văn học có thể được phân loại theo từng giai đoạn lịch sử được nhắc đến, hoặc một số thể loại nội dung hoặc hành văn đặc thù [bi kịch, hài kịch, lãng mạn,…] Vậy cụ thể, vai trò của văn học đối với trẻ là gì?

Vai trò của văn học đối với trẻ

1. Vai trò của văn học kích thích trí tưởng tượng, khả năng sáng tạo cho trẻ

Văn học có vai trò quan trọng trong việc giáo dục toàn diện nhân cách trẻ em. Văn học ảnh hưởng đến đời sống con người trên nhiều phương diện: đạo đức, trí tuệ và tình cảm, thẩm mĩ. Việc tiếp xúc với cái đẹp của ngôn từ và trí tưởng tượng phong phú trong tác phẩm văn học sẽ là cơ sở để các bé cảm nhận được vẻ đẹp về một thế giới bao la đầy âm thanh, màu sắc và sự huyền bí.  Từ đó giúp trí tưởng tượng và trí tuệ phát triển. Giúp trẻ biết thưởng thức cái đẹp và hình thành tâm hồn tinh tế hơn.

Văn học thiếu nhi có có vai trò quan trọng trong việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Mảng văn học cung cấp cho trẻ thơ một vốn từ ngữ khổng lồ, đặc biệt là những từ ngữ nghệ thuật. Khi trẻ thường xuyên tiếp xúc với các tác phẩm, vốn từ ngữ của các em phong phú và sống động hơn. Các em tự hình thành cho mình khả năng diễn đạt mạch lạc, giàu hình ảnh và biểu cảm. Bởi khi đọc tác phẩm văn chương, các em đã vô thức học được cách diễn đạt sinh động trong tác phẩm của nhà văn.

Ở lứa tuổi mầm non, cha mẹ cần tác động đến nhân cách trẻ qua con đường văn học. Đặc biệt, cần quan tâm đến sở thích của trẻ nhỏ. Những hình tượng nghệ thuật giàu giá trị nhân văn kết hợp vần điệu, nhạc điệu trong tác phẩm sẽ gây được những ấn tượng sâu sắc trong tâm hồn trẻ. Điều quan trọng là cha mẹ phải biết gây hứng thú với trẻ trong việc đọc tác phẩm văn học:

  • Tạo lập thói quen đọc sách ngay từ nhỏ
  • Chọn nội dung văn học phù hợp với trẻ: Trẻ nhỏ đặc biệt được kích thích bởi những câu chuyện có màu sắc sặc sỡ, hình khối đa dạng, và không quá nhiều chữ
  • Đọc sách cùng trẻ
  • Tạo ra môi trường đọc sách phù hợp, ví dụ: khoảng không gian đọc, một kệ sách gia đình trong nhà
  • Đặt câu hỏi, tương tác gợi nhớ những tác phẩm đã đọc

Văn học lứa tuổi mầm non giúp hình thành tâm lý và hướng dẫn tới cái đẹp chân – thiện – mỹ. Điều quan trọng là cha mẹ phải biết cách tạo hứng thú cho trẻ với việc đọc sách. Cần nắm được những đặc điểm tâm lý của trẻ để chọn những tác phẩm phù hợp với tính cách của trẻ.

Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các bố mẹ giải đáp thắc mắc về vai trò của văn học đối với sự phát triển của trẻ

Medplus hy vọng các bố mẹ đã có thêm những kiến thức cần thiết để chăm sóc trẻ nhỏ tốt nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe nhé.

Xem thêm các bài viết:

Nguồn:  Tham khảo

Trẻ mầm non độ 4-5 tuổi là lúc bé có thể hiểu được những gì người lớn nói. Thế nên việc giáo dục trẻ độ tuổi này cần có kiến thức chuyên môn và hiểu biết. Đặc biệt là giáo dục lòng nhân ái để trẻ hình thành, phát triển tư duy tốt nhất. Để hiểu hơn về phương pháp giáo dục lòng nhân ái cho trẻ mầm non hãy tham khảo bài viết sau:

Trẻ em chính là mầm non tương lai, là trụ cột của đất nước sau này. Thế nên việc giáo dục và đào tạo cho trẻ trở thành con người có ích cho xã hội là việc làm cần thiết. Trong đó, việc giáo dục lòng nhân ái cho trẻ rất quan trọng. Điều này mang ý nghĩa lớn để trẻ có thể phát triển về nhân cách lẫn tri thức.

Giáo dục lòng nhân ái cho trẻ là nhân tài có ích trong tương lai

Giáo dục lòng nhân ái cho đối tượng trẻ mầm non giúp các bé hiểu và nhận thức được cách hành động đúng sai của bản thân. Từ đó có ý thức tự giác, biết yêu thương, quan tâm và giúp đỡ mọi người xung quanh. Hình thành nên tính cách, con người tốt đẹp trong mỗi đứa trẻ. 

Tương lai sau này bé sẽ phát triển tư duy, nhận thức và sống có ích hơn. Làm những công việc tốt có lợi cho con người và xã hội cũng như môi trường sống. Mang tới một xã hội lành mạnh và phát triển.

Một số phương pháp giáo dục lòng nhân ái cho trẻ mầm non

Hiện nay ở các trường mầm non áp dụng nhiều phương pháp giáo dục lòng nhân ái cho trẻ. Các bậc phụ huynh có thể rèn luyện và giáo dục con mình về lòng nhân ái ở nhà qua nhiều ví dụ và thực tiễn trong đời sống. Bởi việc kết hợp giáo dục ở trường lớp và gia đình góp phần đào tạo trẻ hoàn thiện hơn. Sau đây là một số giải pháp giáo dục lòng nhân ái cho trẻ mầm non được sử dụng phổ biến.

Giáo dục lòng nhân ái qua các câu truyện

Giáo dục trẻ qua các câu truyện cổ tích, dân gian hay câu chuyện có thật trong cuộc sống là dẫn chứng tốt nhất. Ở trường các cô có thể kể cho bé nghe một số truyện giáo dục lòng nhân ái như Bác Thợ Giày và hai chú tí hon, Chàng Quân Tử, Chuyện con mèo dạy hải âu bay, Người lễ tân, Đằng sau sự chia sẻ, Cây cầu của ước mơ, Chiếc máy bơm cũ, Thủ tướng và bác sĩ, Nữ hoàng truyền hình,...

Kể cho trẻ nghe các câu chuyện về lòng nhân ái

Có rất nhiều câu truyện trong nước và quốc tế giáo dục lòng nhân ái cho trẻ. Chúng ta có thể tham khảo những câu chuyện để giáo dục cho bé. Từ đó nói lên tình yêu thương của mỗi con người ở thời đại nào cũng có. Lòng nhân ái của con người dành cho nhau vô bờ bến, thậm chí là những người xa lạ yêu thương nhau như tình thân.

Tình cảm sẽ được vun đắp và xây dựng trong thời gian dài. Lòng yêu thương có sức mạnh lan tỏa khắp nơi và dập tắt mọi khó khăn trong cuộc sống. Điều quan trọng là chúng ta biết chia sẻ, đồng cảm, cùng hành đồng để cùng nhau vượt qua khó khăn trong cuộc sống.

Giáo dục lòng nhân ái cho trẻ qua thực tế cuộc sống

Ngoài việc kể chuyện thì chúng ta có thể giáo dục lòng nhân ái cho trẻ mầm non qua các hoạt động thực tế. Nhà trường có thể tổ chức các hoạt động ngoại khoá, sự kiện, chương trình thực tế cho các bé tham gia. Từ đó đưa ra những tình huống, dẫn chứng thực tế để bé hiểu và cảm nhận được lòng nhân ái có vai trò quan trọng như thế nào. 

Tổ chức các hoạt động, sự kiện giáo dục lòng nhân ái

Việc giáo dục qua thực tế cuộc sống sẽ giúp bé có cái nhìn khách quan hơn. Hiểu rõ được vấn đề cũng như ý nghĩa lòng nhân ái. Để trẻ biết yêu thương, quan tâm và chia sẻ với những người xung quanh. Giúp trẻ định hình nhân cách, phẩm chất tốt đẹp có sẵn trong con người bé.

Bên cạnh đó, các bậc phụ huynh nên giáo dục lòng nhân ái cho con ở nhà. Ngoài thời gian ở trường lớp thì mọi lúc ba mẹ đều có thể giáo dục con. Bởi xung quanh chúng ta có nhiều điều để học và thực hành. Đây là cách để bé tiếp cận và tiếp thu kiến thức tốt nhất.

Phương pháp giáo dục lòng nhân ái cho trẻ của TGB

Các phương pháp giáo dục sớm cho trẻ ngày càng được áp dụng ở nhiều trường học. Trong đó, giáo dục lòng nhân ái cho trẻ bằng phương pháp tại TGB được đánh giá cao. Trọng tâm của phương pháp giáo dục này là kích thích trí thông minh sẵn có trong trẻ. Phương pháp kết hợp giữa kiến thức chuyên môn và thực tiễn. Thông qua các hoạt động thực tế để bé phát triển tư duy, lòng nhân ái, nhân cách con người toàn diện.

TGB áp dụng phương pháp giáo dục được đánh giá có nhiều cái hay để trẻ học tập và sáng tạo theo cách riêng. Giáo dục lòng nhân ái cho trẻ bằng phương pháp của The Gold BeeHive kết hợp giữa kiến thức lý thuyết và thực hành. Qua đó trẻ hiểu sâu rộng hơn về lòng nhân ái cũng như tình yêu thương. Tại trường lớp trẻ được giáo viên giảng dạy, hướng dẫn và đưa ra các tình huống ứng xử. Từ đó giúp trẻ vận hành kiến thức và áp dụng xử lý tình huống. Để chúng ta có thể thấy được kết quả cụ thể của việc giáo dục bằng phương pháp này.

Những thông tin về giáo dục lòng nhân ái cho trẻ mầm non đều chia sẻ qua bài viết trên. Qua đó bạn hiểu được ý nghĩa và tầm quan trọng của việc giáo dục lòng nhân ái cho trẻ. Hãy là người bạn đồng hành với con trên mọi chặng đường học tập.

Video liên quan

Chủ Đề