Bạn đã có những cảm xúc tâm trạng gì khi học bộ môn Ngữ văn

 Suy nghĩ tích cực tự tạo cho mình niềm hứng khởi

Bạn ngại học và bỏ bê môn này vì nghĩ mình không đủ khả năng, không hứng thú? Chính những suy nghĩ này cản trở bạn tiến bộ. Thay vào đó, hãy dành thời gian tự nhủ với bản thân: “Người khác học được mình cũng học được”. Khác với các môn Tự nhiên như Toán, Lý...khi đã mất gốc rất khó để học lại, với Văn học bạn chỉ cần một chút chăm chỉ là hoàn toàn có thể giải quyết được.

2 Luyện đọc nhiều, tập trung và dành thời gian đọc lại

Luyện đọc nhiều truyện ngắn, tiểu thuyết, sách văn học rồi rút ra ý chính cho mình làm tư liệu học tập để bạn thêm hiểu từ ngữ tiếng Việt và rèn luyện khả năng sáng tạo, tư duy sâu sắc. Khi đọc, nếu bạn cứ thụ động chăm chăm học thuộc lòng từng câu, từng chữ thì chỉ khiến bạn càng thêm khó tiếp thu. Bạn cần tập trung tối đa vào tác phẩm và dành thời gian mỗi ngày khoảng 30 phút – 1 tiếng để đọc lại. Đọc chứ không phải học thuộc lòng : đó thực sự là cách hiệu quả giúp bạn ghi nhớ nội dung chính tác phẩm, giữ ý văn luôn trôi chảy trong đầu và có thể bật ra bất cứ lúc nào khi làm bài.

3 Soạn bài không phụ thuộc vào sách tham khảo

Soạn bài trước thì khi vào lớp bạn sẽ dễ dàng trả lời những câu hỏi được đặt ra. Sách tham khảo có thể cho bạn nhiều ý tưởng hay ho, nhưng khiến bạn bị phụ thuộc mỗi khi hết ý. Bạn có thể viết văn theo suy nghĩ, cảm nhận của riêng mình rồi sau đó mới đọc sách tham khảo để bổ sung thêm ý mới bên cạnh những ý mình đã triển khai trước đó. Dùng sách tham khảo không phải là xấu, quan trọng là bạn nên chọn lọc khi sử dụng thay vì bị phụ thuộc vào nó.

4 Tập trung nghe giảng, tránh làm việc riêng và ghi chép bài đầy đủ

Ghi chép bài đầy đủ và sạch sẽ 

Nhiều bạn sử dụng đồ ăn thức uống, máy nghe nhạc và điện thoại di động vào giờ Văn cho đỡ buồn ngủ. Tuy nhiên, khi ăn uống, nghe nhạc hay bấm điện thoại bạn đã bỏ phí bài giảng, mà môn văn nếu bị đứt quãng chắc chắn bạn sẽ không hiểu gì cả. Chính việc bạn tập trung nghe giảng khiến thầy cô càng thêm hứng thú tận tình truyền đạt kiến thức cho bạn giúp bạn học tốt hơn. Đừng vì chán nản môn Văn mà bạn cứ bỏ trống vở ghi, đến lúc kiểm tra thì chạy nháo nhào đi mượn vở chép bài thế rồi vừa chép không kịp và kiến thức cũng chẳng có là bao. Ghi chép bài đầy đủ và sạch sẽ bạn dễ dàng tập trung vào việc học đồng thời mau thuộc bài hơn.

5  Mạnh dạn biến tiết học Văn trở nên thú vị

Mạnh dạn xung phong phát biểu ý kiến vừa chống buồn ngủ trong giờ học Văn vừa giúp bạn có thêm kiến thức bổ ích nhớ bài lâu hơn. Chỗ nào không hiểu rõ bạn cứ mạnh dạn giơ tay hỏi lại thầy cô để thêm tự tin và vững vàng phân tích tác phẩm. Hơn thế nữa, hãy “hô biến” tiết Văn trở nên thú vị bằng cách tạo dựng các nhóm thi đua cùng xây dựng bài học. Thử thể hiện diễn xuất, giọng kể của bạn qua các văn bản được học trên lớp và môn Văn sẽ “dễ nuốt” hơn bao giờ hết vì chính bạn đã tạo bầu không khí vui vẻ cho tiết học.

6 Gạch dưới những ý chính và sử dụng sơ đồ cây

Nếu bạn cảm thấy bài giảng có quá nhiều ý khiến bạn lan man, khó học thì hãy gạch dưới những ý chính được thầy cô lưu ý nhiều trong bài. Bạn có thể áp dụng sơ đồ cây để học dàn ý. Ý chính nằm ở giữa, các ý phụ ý nhỏ hơn sẽ là những nhánh cây đâm ra. Văn học là môn thiên về cảm xúc nhưng nếu bài viết của bạn rất tình cảm mà thiếu ý cũng khó được điểm cao. Sơ đồ cây sẽ giúp bài viết của bạn đi đúng hướng.

Bạn có thể áp dụng sơ đồ cây để học dàn ý

7 Hãy học với tâm trạng thực sự thoải mái

Việc học Văn là hành trình khám phá từ từ, đừng vì tư tưởng bị bắt buộc mà tự ép bản thân. Đừng ngại viết ra những điều mới, ý kiến riêng của bạn thay vì lo lắng không đúng theo sách. Đôi khi sáng tạo ngoài lề đó lại khiến bài viết của bạn thêm nổi bật và khả năng ngôn từ vững chắc hơn. Học với tâm trạng thật sự thoải mái bạn sẽ thấy việc học Văn không hề khó khăn chút nào, hơn hết bạn cảm nhận được nhiều điều tốt đẹp mà những giá trị văn chương mang lại.

Gia sư Đức Minh

>>> gia sư

>>> tìm gia sư

>>> gia sư tại hà nội

>>> tìm gia sư tại hà nội

>>> gia sư giỏi

>>> trung tâm gia sư uy tín tại hà nội

Có lẽ nguyên nhân đầu tiên phải nói đến là cái nhìn của xã hội đối với bộ môn này. Thực tế hiện nay đa phần phụ huynh định hướng cho con học Toán, theo học các môn học Tự nhiên để con thi khối, ngành kinh tế, kĩ thuật. Chính vì lí do đó nên học sinh không còn tha thiết học bộ môn Ngữ Văn, chỉ coi môn Ngữ Văn là bộ môn thi Tốt nghiệp. Các em học chống đối với quan niệm không cần phải học bộ môn này nhiều chỉ cần qua điểm liệt để đỗ Tốt nghiệp thôi.

Nguyên nhân thứ hai là yếu tố tâm lí của học sinh với bộ môn này. Các em ngại học môn Ngữ Văn vì cho rằng đây là môn học phải ghi chép, đọc nhiều. Xuất phát từ tư tưởng “lười biếng” đó nên trong giờ học môn văn nhiều em không tập trung chú ý nghe giảng, nói chuyện riêng, trong các giờ kiểm tra chỉ loay hoay tìm cách chép “phao”.

Thứ ba về phía thầy cô, có thể trong các giờ dạy chưa thu hút được sự yêu thích của học sinh. Có thể là do nội dung bài dạy phải rập khuôn theo sách hướng dẫn hoặc thiết kế, việc sử dụng máy chiếu trong dạy học Ngữ Văn sẽ cung cấp đủ cho học sinh kiến thức cơ bản, hình ảnh minh họa sinh động song sẽ ít lời phân tích, bình văn của giáo viên làm cho những giờ học Văn trở nên khô cứng.

Truyện Kiều - Tập đại thành của dân tộc Việt Nam
 

Trước thực trạng trên, giải pháp nâng cao chất lượng giờ học Văn là vấn đề cần được xem trọng ở các nhà trường. Tôi thiết nghĩ trong quá trình thay sách, Bộ Giáo Dục cần thay thế một số tác phẩm cổ điển không còn phù hợp với cuộc sống hiện đại khiến các em thấy xa lạ, khó hiểu. Các nhà trường nên tổ chức ngoại khóa, gặp gỡ, giao lưu cùng các tác giả văn học…Các thầy cô cần linh hoạt đổi mới phương pháp giảng dạy. Đặc biệt là các em học sinh cần có nhận thức đúng đắn, yêu thích và đam mê Văn học .

Việc học Văn không chỉ cần thiết với cá nhân người học mà còn có ích đối với toàn xã hội. Học Văn là để bồi đắp, nuôi dưỡng tâm hồn con người. Môn Văn đem lại giá trị tinh thần cần thiết để con người sống tốt hơn, gần nhau hơn. Vậy nên toàn xã hội cần có sự quan tâm hơn nữa đối với bộ môn này để không còn tình trạng học sinh bị điểm liệt môn Ngữ Văn.

Nguyễn Thị Ánh Tuyết

Video liên quan

Chủ Đề