Ưu nhược điểm của các phương pháp giải quyết tranh chấp thương mại

Xã hội ngày càng phát triển, các mối quan hệ hợp tác trong kinh doanh thương mại ngày càng nhiều, những tranh chấp xảy đến là điều hiển nhiên không thể tránh khỏi. Vậy bạn có đang gặp phải tranh chấp trong kinh doanh thương mại không? Hãy theo dõi bài viết dưới đây cùng Luật An Phú của chúng tôi giải quyết tranh chấp trong kinh doanh thương mại.

Kinh doanh thương mại?

Kinh doanh thương mại là hoạt động thương mại nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm hoạt động mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động sinh lợi khác.

Tranh chấp trong kinh doanh thương mại?

Tranh chấp trong kinh doanh thương mại: những mâu thuẫn [bất đồng] giữa hai bên hợp tác với nhau về quyền, nghĩa vụ trong quá trình hoạt động kinh doanh thương mại.

Đặc điểm trong tranh chấp trong kinh doanh thương mại

Chủ thể của tranh chấp thương mại là thương nhân

Giữa các thương nhân với nhau hoặc một bên là thương nhân và một bên không phải là thương nhân.

Khi có một bên là thương nhân thì mới được xem là một tranh chấp thương mại.

Ngoài ra còn có: tranh chấp giữa công ty – thành viên, tranh chấp giữa thành viên cùng công ty với nhau các vấn đề về thành lập, hợp nhất,chia, tách, giải thể, hoạt động,…của công ty

Căn cứ tranh chấp thương mại xảy ra do vi phạm hợp đồng hay vi phạm pháp luật

Các bên hợp tác xâm hại đến lợi ít của nhau, vi phạm hợp đồng

Nội dung của tranh chấp trong kinh doanh thương mại: mâu thuẫn về quyền, nghĩa vụ, lợi ích của các bên tham gia

Bản chất các quan hệ thương mại là về quan hệ tài sản nên nội dung sẽ liên quan trực tiếp tới lợi ích kinh tế của các bên tham gia

Bên cạnh đó, tranh chấp thương mại cũng bị các yếu tố khác chi phối như:

Các yêu cầu về thời cơ kinh doanh.

Yêu cầu giữ bí mật các thông tin liên quan đến hoạt động kinh doanh.

Mục đích sinh lợi.

Các phương thức giải quyết tranh chấp trong kinh doanh thương mại

Khi tranh chấp thương mại xảy ra, các bên hợp tác có thể giải quyết thông qua hình thức thương lượng

Nếu thương lượng không được, tranh chấp sẽ được giải quyết theo hình thức có sự trợ giúp thêm của bên thứ ba là hòa giải, hoặc trọng tài, hoặc tòa án.

Các bên cần phải cân nhắc kỹ trước khi lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp trong kinh doanh thương mại

Giải quyết tranh chấp bằng thương lượng

Đây là phương thức giải quyết tranh chấp trong kinh doanh được lựa chọn đầu tiên khi các bên xảy ra tranh chấp trong kinh doanh thương mại.

Các bên xảy ra tranh chấp cùng nhau bàn bạc, tháo dỡ những bất đồng, tự dàn xếp để loại bỏ tranh chấp

Ưu điểm

Nhanh chóng, thuận tiện, linh hoạt, nhanh chóng, ít tốn kém thời gian lẫn tiền bạc

Không ràng buộc những thủ tục pháp lý phức tạp

Tăng sự hiểu biết lẫn nhau giữa các bên tham gia kinh doanh thương mại.

Nhược điểm 

Cuộc thương lượng có thành công hay không đều phụ thuộc vào thiện chí, thái độ của các bên tham gia.

Kết quả của cuộc thương lượng phụ thuộc vào sự tự nguyện của các bên có nghĩa vụ thi hành.

Giải quyết tranh chấp bằng hòa giải

Đây là việc các bên tranh chấp thương lượng giải quyết cùng với sự hỗ trợ của một bên thứ ba là hòa giải viên.

Bên thứ ba có nghĩa vụ hỗ trợ hòa giải, thuyết phục các bên tìm kiếm và loại bỏ tranh chấp

Các bên tranh chấp trong quá trình hòa giải không chịu sự chi phối của các quy định khuôn mẫu có sẵn của pháp luật.

Kết quả phụ thuộc vào sự tự nguyện của các bên tranh chấp

Không có cơ chế của pháp luật đảm bảo

Ưu điểm 

Nhanh chóng, thuận tiện, đơn giản, hiệu quả

Ít tốn kém thời gian, tiền bạc

Bên thứ ba đóng vai trò trung gian, giúp cho kết quả hòa giải được các chủ thể tôn trọng.

Nhược điểm

Phụ thuộc vào bên trong tranh chấp

Nếu một trong các bên không trung thực, không hợp tác thì hòa giải cũng khó có được kết quả mong đợi.

Kết quả của phương thức hòa giải này phụ thuộc vào thiện chí của các bên xảy ra tranh chấp với nhau.

Chi phí sẽ tốn hơn so với phương thức thương lượng

Phụ thuộc tất cả vào sự tự giác cao của các bên tranh chấp.

Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài

Giải quyết tranh chấp trong kinh doanh thương mại thông qua hoạt động của một bên thứ ba là Hội đồng trọng tài hoặc trọng tài viên

Giải quyết những mâu thuẫn bằng việc đưa ra những phán quyết có giá trị, bắt buộc các bên tranh chấp phải thi hành.

Ưu điểm

Nhanh chóng, linh hoạt .

Bắt buộc tuân theo các thủ tục nhất định.

Quyết định trọng tài đưa ra sẽ không công bố công khai nhằm bảo vệ uy tín, bí mật của các bên trong kinh doanh.

Phương thức này không bị giới hạn lãnh thổ nên các bên, có thể chọn bất kỳ trung tâm nào giải quyết mâu thuẫn cho mình

Phán quyết có tính chung thẩm, sau khi phán quyết được trọng tài đưa ra các bên không có quyền kháng cáo ở bất kỳ tổ chức nào khác.

Nhược điểm 

Tốn kém phí trọng tài nếu tranh chấp càng kéo dài thời gian.

Không phải lúc nào việc thi hành quyết định của trọng tài cũng thuận lợi như thi hành bản án, quyết định của tòa án.

Giải quyết tranh chấp bằng tòa án

Đây là phương thức giải quyết tranh chấp tại cơ quan xét xử quyền lực nhà nước

Tiến hành theo một trình tự, thủ tục nghiêm ngặt, chặt chẽ.

Bản án của tòa án được nhà nước đảm bảo thi hành.

Bản án được công bố rộng rãi, phiên tòa xét xử thường tổ chức công khai

Ưu điểm 

Phán quyết của tòa án đưa ra có tính cưỡng chế cao.

Góp phần cho các chủ thể kinh doanh nâng cao ý thức, tôn trọng pháp luật

Các thủ tục trong phương thức tòa án rất phức tạp.

Các bên có quyền kháng cáo khi bản án xét xử xong mà chưa được thi hành ngay.

Nhược điểm

Thủ tục giải quyết tranh chấp rất dài.

Công khai xét xử không phù hợp tính chất hoạt động kinh doanh cũng như tâm lý của doanh nghiệp.

Thời gian kéo dài khá lâu.

Những thông tin chúng tôi chia sẻ trên của các phương thức giải quyết tranh chấp trong kinh doanh thương mại sẽ giúp cho bạn có thể lựa chọn một phương thức phù hợp nhất cho doanh nghiệp bạn.

Để hiểu rõ chi tiết hơn trong giải quyết tranh chấp trong kinh doanh thương mại hãy đến với Luật An Phú chúng tôi.

Ngoài ra, Luật An Phú còn chuyên giải quyết các vấn đề khác, các bạn có thể tham khảo thêm tại đây!

Xem thêm >>

Một Số Điều Cần Lưu Ý Khi Giải Quyết Tranh Chấp Hợp Đồng Kinh Tế

Tranh Chấp Lao Động Là Gì? Nguyên Tắc Giải Quyết Tranh Chấp Ra Sao

Đặc Điểm Và Cách Giải Quyết Tranh Chấp Kinh Doanh Thương Mại

Thông Tin Liên Hệ

Địa chỉ: Lầu 9, 163 Hai Bà Trưng, Phường 6, Quận 3, Tp.HCM

Hotline: 028 6656 1770

Email: 

Video liên quan

Chủ Đề