Giới cầm quyền Mĩ đã thực hiện chính sách gì khi chủ nghĩa phát xít hình thành



Giữa những năm 30 của thế kỷ XX, tình hình thế giới diễn biến hết sức phức tạp. Hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 và nguy cơ một cuộc khủng hoảng kinh tế mới làm cho mâu thuẫn trong lòng xã hội tư bản và mâu thuẫn giữa các nước tư bản với Liên Xô ngày càng sâu sắc. Giải pháp tối ưu của các nước đế quốc Đức, I-ta-li-a, Nhật là từng bước thiết lập chế độ phát xít, quân phiệt, đẩy nhanh tộc độ chạy đua vũ trang, xâm lược một số nước hòng chia lại thế giới và khu vực ảnh hưởng. Lợi ích cá nhân của các nước tư bản trên đặt nhân loại trước thảm hoạ của một cuộc chiến tranh quy mô lớn sắp xảy ra!

Tại nước Đức, cùng với việc tổ chức ra bộ máy Đức quốc xã, phát động chiến tranh thế giới thứ hai, tiến hành diệt chủng người Do Thái, Hit-le và các cộng sự trong “Đế chế thứ ba” còn vạch ra kế hoạch Bác-ba-rô-sa. Đây làvăn kiện quân sự - chính trị có tầm quan trọng đặc biệt nằm trong chiến lược mở rộng “không gian sinh tồn” của “chủng tộc Arian” ra toàn cầu và dự kiến các phương án tấn công Liên bang Xô viết, tiêu diệt chủ nghĩa xã hội; chiếm lĩnh các vùng đất đai nông nghiệp màu mỡ, các khu công nghiệp, các mỏ tài nguyên để phục vụ cho mục tiêu chinh phục toàn thế giới.

Lúc đầu cuộc chiến tranh diễn ra giữa hai tập đoàn đế quốc: Phát xít Đức - Ý - Nhật và Anh - Pháp - Mỹ nhằm giành giật thị trường, nguồn nguyên liệu và chia lại thế giới. Nhưng, khi tấn công vào nước Pháp, Hà Lan, Bỉ và cả Anh, Đức tuyên bốcắt đứt thỏa thuận không xâm lược với Liên Xô và ngay lập tức hành kế hoạch Bác-ba-rô-sa, chiến dịch tấn công khổng lồ với 3 triệu quân, chiếm đóng Thủ đô Mát-xcơ-va. Vì vậy, từ ngày 22 tháng 6 năm 1941, tính chất của cuộc chiến tranh đế quốc chuyển thành chiến tranh giữa các lực lượng dân chủ do Liên Xô làm trụ cột với các lực lượng phát xít do Đức cầm đầu. Ngày 7-12-1941, Nhật dùng không quân bất ngờ tấn công Trân Châu Cảng ở quần đảo Ha Oai - căn cứ quân sự của Mỹ trên Thái Bình Dương, chiến tranh nhanh chóng lan sang châu Á - Thái Bình Dương. Cuộc chiến tranh này đặt nhân loại trước thảm hoạ bên bờ vực của một cuộc huỷ diệt tàn khốc lớn nhất trong lịch sử, đồng thời đặt ra nhiệm vụ sống còn đối với giai cấp công nhân, nhân dân lao động và toàn thể loài người tiến bộ trên thế giới cùng góp sức chung lòng giải phóng các dân tộc thoát khỏi ách nô dịch của phát xít Đức, Ý, Nhật, cứu loài người thoát khỏi thảm họa diệt chủng của chủ nghĩa phát xít!

Trước yêu cầu bức thiết của lịch sử, ngày 3-7-1941, theo lời hiệu triệu của Xta-lin, nhân dân Xô-viết đã tiến hành cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại kéo dài 5 năm [1941-1945], chống lại Đức quốc xã. Cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại của nhân dân Xô viết được xem là cuộc chiến tàn khốc nhất trongchiến tranh thế giới thứ hai. Với bao gian khổ, hy sinh mất mát của những binh sĩ Hồng quân dũng cảm ngoài chiến trường và những người lao động Nga quên mình ở hậu phương đã góp phần làm nên chiến thắng vĩ đại trong lịch sử nước Nga và nhân loại. Họ không chỉ cùng nhiều dân tộc đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít - kẻ thù chung đe dọa sự sống còn của toàn thể nhân loại - mà còn hậu thuẫn, tạo điều kiện khách quan để các dân tộc bị áp bức nói chung và nhân dân Đông Dương nói riêng vũ trang giải phóng dân tộc, giành quyền tự do, độc lập.

Cùng với sức bật và sự trỗi dậy mạnh mẽ của nhân dân Xô viết và thế giới trong sự nghiệp chống kẻ thù chung là chủ nghĩa phát xít, nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo đúng đắn, sáng tạo của Đảng Cộng sản Đông Dương đã từng bước chuyển hướng đấu tranh đòi quyền dân chủ, dân sinh sang trực tiếp đánh đổ chính quyền đế quốc tay sai. Ngày 22-9-1940, quân đội Nhật vào Đông Dương, đặt nhân dân Việt Nam vào cảnh “một cổ hai tròng” áp bức, ngay lập tức Hội nghị Trung ương 7 của Đảng được triệu tập và chỉ rõ: “Một cao trào cách mạng nhất định sẽ nổi dậy. Đảng phải chuẩn bị để gánh lấy sứ mệnh thiêng liêng lãnh đạo các dân tộc bị áp bức Đông Dương vũ trang giành lấy quyền tự do, độc lập”. Nhiều cuộc khởi nghĩa liên tiếp nổ ra như Bắc Sơn, Nam Kỳ, Đô Lương… báo hiệu một thời kỳ mới của cách mạng Việt Nam: Thời kỳ toàn dân nổi dậy cầm vũ khí đánh đổ bọn cướp nước và bán nước, giành độc lập, tự do.

Trước sự kiện nước Pháp đầu hàng quân Đức và làn sóng cách mạng trong nước sôi sục, bằng nhãn quan chính trị thiên tài, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc nhận định “đây là cơ hội rất thuận lợi cho cách mạng Việt Nam” và Người “tìm mọi cách về nước ngay để tranh thủ thời cơ. Chậm trễ lúc này là có tội với cách mạng”. Tháng 2-1941, Bác Hồ trở về nước cùng Đảng trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Sau quá trình chuẩn bị, Hội nghị Trung ương 8 tháng 5-1941 được triệu tập,đãhoàn chỉnh nội dung chuyển hướng chỉ đạo chiến lược của cách mạng Việt Nam, đưa nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu. Hội nghị đề ra nhiệm vụ gấp rút chuẩn bị lực lượng về mọi mặt và chớp thời cơ giành thắng lợi quyết định, giải phóng dân tộc. Chuẩn bị khởi nghĩa là nhiệm vụ trung tâm của toàn Đảng, toàn dân. Bên cạnh đó, Hội nghị quyết định thành lập Mặt trận dân tộc thống nhất rộng rãi - Mặt trận Việt Minh, tổ chức lực lượng vũ trang huấn luyện quân sự, xây dựng căn cứ địa cách mạng, chủ trương con đường khởi nghĩa vũ trang từng phần, tiến tới Tổng khởi nghĩa...

Từ cuối năm 1942, Hồng quân Liên Xô chuyển sang phản công bằng nhiều trận đánh lớn, giải phóng những vùng đất đai rộng lớn, tạo ra bước ngoặt lớn, giành thế chủ động trên chiến trường. Tháng 10-1944, trong thư gửi cho đồng bào toàn quốc, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc dự báo: “Phe xâm lược gần đến ngày bị tiêu diệt. Các Đồng minh quốc sắp tranh được sự thắng lợi cuối cùng. Cơ hội cho dân tộc ta giải phóng chỉ ở trong một năm hoặc năm rưỡi nữa. Thời gian rất gấp. Ta phải làm nhanh!”1 và Người dự đoán sau chiến thắng của quân Đồng Minh, sẽ có sự giải giáp quân Nhật, Pháp sẽ trở lại Đông Dương sau khi quân Nhật đầu hàng. Cuộc tổng khởi nghĩa của chúng ta phải nổ ra giữa thời điểm Nhật đầu hàng, thực dân Pháp chưa kịp quay lại, quân Đồng Minh chưa kịp đến, ta đứng trên tư thế người chủ mới để làm việc với đồng minh.

Đúng như dự báo thiên tài của vị lãnh tụ tối cao của nhân dân Việt Nam và được cụ thể hoá bằng đường lối, chủ trương đúng đắn, sáng tạo của Đảng Cộng sản Đông Dương đã từng bước tạo thế, lực và thời cơ mới - tiền đề vững chắc để dân tộc ta tiến lên Tổng khởi nghĩa giành chính quyền khi thời cơ chín muồi.

Vì vậy, từ tháng 1-1944 đến 1-1945, Hồng quân Liên Xô tấn công quét sạch quân đội phát xít trên toàn lãnh thổ Liên Xô, giải phóng nhiều nước châu Âu và truy quét phát xít Đức đến tận sào huyệt cuối cùng của chúng ở Béc-linh và ở Đông Dương, ngày 9-3-1945, Nhật đảo chính Pháp, ngay trong đêm đó, Ban Thường vụ Trung ương Đảng họp dưới sự chủ trì của Tổng Bí thư Trường Chính, chủ trương phát động cao trào kháng Nhật, cứu nước trên toàn quốc. Ngày 12-3, Chỉ thị “Nhật, Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” ra đời. Chỉ thị là lời hiệu triệu cùng khẩu hiệu “phá kho thóc giải quyết nạn đói” như một luồng sinh khí thổi bùng ngọn lửa cách mạng, thôi thúc nhân dân Việt Nam vùng dậy kháng Nhật, cứu nước. Tháng 4-1945, Hội nghị quân sự Bắc Kỳ do Ban Thường vụ Trung ương triệu tập ở Hòa Hiệp, Bắc Giang “đặt nhiệm vụ chính trị lên trên tất cả các nhiệm vụ cần kíp khác”. Phong trào kháng chiến diễn ra mạnh mẽ trên toàn quốc, làm lung lay nền thống trị của quân phiệt Nhật và tay sai ở Đông Dương nói chung và Việt Nam nói riêng.

Ngày 30-4-1945 lá cờ chiến thắng của Hồng quân Liên Xô tung bay trên nóc tòa nhà Quốc hội Đức. Ngày 9-5-1945, Đức ký biên bản đầu hàng vô điều kiện. Giữ thế chủ động, ngày 8-8-1945, Liên Xô tuyên chiến với phát xít Nhật và chỉ trong một tuần quân đội Xô viết đã tiêu diệt hơn một triệu quân Quan Đông ở Đông Bắc Trung Quốc, buộc Nhật đầu hàng không điều kiện, kết thúc chiến tranh thế giới thứ hai - một trong những thiên anh hùng ca chói lọi nhất đã được ghi vào lịch sử nước Nga Xô viết và nhân loại trong thế kỉ XX, tác động sâu xa đến tiến trình phát triển của lịch sử loài người. Thắng lợi huy hoàng này đất nước Xô-viết, nhân dân và quân đội Liên Xô đã phải đánh đổi bằng máu và nước mắt của 27 triệu công dân Xô-viết đã ngã xuống, 30 triệu người bị thương, hàng nghìn thị trấn bị tàn phá, hàng chục nghìn làng xóm bị thiêu huỷ... Song, chiến thắng phát xít đã tạo điều kiện cho hàng loạt các nước châu Âu và châu Á vùng lên xoá bỏ ách thống trị thực dân - phát xít, thiết lập chính quyền dân chủ nhân dân, hình thành hệ thống xã hội chủ nghĩa trên toàn thế giới. Đúng như dự đoán của Đảng ta: “Nếu cuộc chiến tranh thế giới lần trước đã đẻ ra Liên Xô, một nước xã hội chủ nghĩa, thì cuộc chiến tranh lần này sẽ đẻ ra nhiều nước xã hội chủ nghĩa, sẽ do đó mà cách mạng nhiều nước thành công”2.

Nắm chắc thời cơ cách mạng và chớp thời cơ từ chiến thắng vĩ đại của Hồng quân Liên Xô, Hội nghị toàn quốc của Đảng họp ở Tân Trào từ ngày 13 đến ngày 15-8-1945, kêu gọi toàn dân đứng lên Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước. Ngày 16-8-1945, cũng tại Tân Trào, Đại hội quốc dân được triệu tập đã tán thành chủ trương Tổng khởi nghĩa của Đảng, bầu Ủy ban dân tộc giải phóng do đồng chí Hồ Chí Minh làm Chủ tịch. Thời cơ “ngàn năm có một” đã đến! Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư kêu gọi Tổng khởi nghĩa đến quốc dân đồng bào cả nước: “Giờ quyết định cho vận mệnh dân tộc ta đã đến. Toàn quốc đồng bào hãy đứng dậy đem sức ta mà tự giải phóng cho ta... Chúng ta không thể chậm trễ. Tiến lên! Tiến lên! Dưới lá cờ Việt Minh, đồng bào hãy dũng cảm. Tiến lên!”3.

Đáp lời kêu gọi thiêng liêng của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, 25 triệu đồng bào cả nước, với tinh thần “đem sức ta mà giải phóng cho ta” đã nhất tề vùng lên giành chính quyền về tay nhân dân trong 15 ngày [từ ngày 13 đến ngày 28-8-1945], chấm dứt sự thống trị gần trăm năm của thực dân và ngàn năm của phong kiến, lập nên nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, mở ra kỷ nguyên tự do, độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Thắng lợi của dân tộc Việt Nam còn góp một phần không nhỏ cùng nhân dân thế giới trong cuộc đấu tranh chống phát xít vì hòa bình, dân chủ và tiến bộ xã hội.

Đã hơn sáu mươi năm, chiến thắng phát xít vẫn là dấu son chói lọi trong lịch sử nhân loại. “Chiến thắng phát xít vĩ đại ngày 9-5-1945 của Hồng quân Liên Xô và quân đồng minh là chiến công chung, niềm tự hào chung của các dân tộc trên thế giới, trong đó có cả Việt Nam. Việc thành lập liên minh chống phát xít Đức được coi là bước đột phá ngoại giao lớn nhất trong lịch sử thế giới, biểu trưng cho sức mạnh đoàn kết của các dân tộc không cùng ý thức hệ tư tưởng và hệ thống chính trị nhưng đã hợp tác xiết chặt tay nhau đứng lên đập tan hiểm hoạ diệt vong nhân loại của chủ nghĩa phát xít”.

Cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại của nhân dân Xô-viết không chỉ cứu nhân loại thoát khỏi nạn diệt chủng của chủ nghĩa phát xít, hậu thuẫn cho phòng trào giải phóng dân tộc ở các châu lục giành thắng lợi, trong đó có Cách mạng Tháng Tám ở Việt Nam mà còn tạo ra những nhân tố thời đại để có thể loại trừ chiến tranh thế giới ra khỏi đời sống loài người.

Ngày nay thế giới đã và đang bước thời kỳ hoà bình và phát triển trên nền tảng các mối quan hệ song phương, đa phương với mong muốn cùng tồn tại hoà bình và phát triển. Tuy nhiên, tư tưởng của chủ nghĩa đế quốc cùng với sản phẩm của nó là chủ nghĩa phát xít chưa phải đã hoàn toàn bị diệt vong mà đã biến tướng sang nhiều hình thức khác nhau như chạy đua vũ khí hạt nhân, xung đột vũ trang, tôn giáo, sắc tộc... Vì thế, những bài học về cuộc chiến tranh chống phát xít hơn sáu mươi năm trước vẫn có ý nghĩa thiết thực đối với nhân dân thế giới trong sự nghiệp đấu tranh vì mục tiêu hoàbình, độc lập, dân chủvà tiến bộ xã hội.


------------------------------

1, 3. Hồ Chí Minh toàn tập, t.3, Nxb CTQG, H.2000, tr.505-506; tr. 554.

2. Văn kiện Đảng toàn tập, tập 7, Nxb CTQG, H. 2000, tr. 100.

Phạm Thị NhungTrường Sĩ quan Lục quân 2

Video liên quan

Chủ Đề