Uchi nghĩa là gì

Đối với các bạn mới học tiếng Nhật, chắc hẳn mọi người đều sẽ đọc qua hoặc từng nghe qua từ “Uchi” và “Ie”. Cả 2 từ này khi viết bằng Kanji đều là chữ “家”. Vậy thì khi nào chúng ta đọc là “Uchi” khi nào chúng ta đọc là “Ie”, hãy cùng với SHIN tìm hiểu tips phân biệt từ うち vs いえ ngay sau đây nhé.

Tips phân biệt từ うち vs いえ thông qua cách đọc và cách dùng

Đầu tiên, đối với chữ kanji “家” này, chúng ta sẽ có 2 cách đọc là “Uchi” và “Ie”.

Thông thường từ “Uchi” sẽ được viết bằng chữ Hiragana. Khi được viết bằng chữ Kanji thì nó thường được đọc là “Ie”.

Tiếp theo sau, chúng ta sẽ tìm hiểu sâu thêm về cách dùng của “Uchi” và  “Ie”

  • Uchi : có xu hướng được sử dụng để mô tả “ngôi nhà” theo nghĩa tâm lý. Mang nghĩa rộng như đang nói về gia đình của mình. Đây là 1 cách nói thân thiết không mang lại cảm giác xa cách khi dùng từ “Ie”. Trong tiếng Anh nó có nghĩa tương tự như “Home” hay “Family” 
  • Ie: có xu hướng được sử dụng để mô tả “ngôi nhà” theo nghĩa vật lý. Chỉ 1 tòa kiến trúc. Trong tiếng Anh chuyển dịch tương tự là “House”

 Dưới đây sẽ là 1 vài ví dụ để các bạn hiểu rõ hơn nhé

Ví dụ 1:

️毎週日曜日、うちでは私が料理を作ることになっています。

毎週日曜日、いえでは私が料理を作ることになっています。

Trong ví trên, chúng ta phải dùng các đọc là “Uchi” vì lúc này trong câu mang đang mang nghĩa rộng đươc hiểu là trong nhà, trong gia đình.  Câu này của chúng ta có nghĩa là “Trong nhà thì tôi sẽ là người nấu ăn vào ngày chủ nhật.”

Ví dụ 2: 

️うちは4人家族です。

いえは4人家族です。

Trong câu trên, chúng ta vẫn dùng cách đọc là “Uchi” vì nó mang nghĩa rộng đang chỉ về gia đình.

Câu này có nghĩa là “Nhà tôi có 4 người”

Ví dụ 3:

彼の家は大きいです。 

Trong câu ví dụ trên, chúng ta dùng cách đọc là “Ie”. Vì trong câu này, nó mang nghĩa đang diễn tả kiến trúc ngôi nhà, mang nghĩa vật lý. Câu trên có nghĩa “Nhà của anh ấy to”.

Ví dụ 4:

来週、新しい家に引っ越します。

Trong câu ví dụ trên, chúng ta vẫn dùng cách đọc là “Ie”. Vì trong câu này, nó mang nghĩa đang diễn tả ngôi nhà  mang nghĩa vật lý. Câu trên có nghĩa “Tuần sau tôi sẽ chuyển đến ngôi nhà mới”.

Cách đọc “Uchi” và “Ie” có thể thay thế cho nhau không nhỉ?

“Ie” có thể được hiểu theo nghĩa “Uchi”, nhưng không phải tất cả “Uchi” đều có thể được hiểu theo nghĩa “Ie”. 

Nếu trong câu có thể đọc được bằng cả 2 cách thì chúng ta hãy sử dụng nó đúng cách tùy theo sắc thái.

“Uchi” là một cách nói quen thuộc, tạo cảm giác gần gũi.

Mặt khác, “Ie” là một biểu hiện trung lập. 

Ví dụ 5:

 うちの猫は1歳になった。 (猫に親近感。)

Trong câu chúng ta sẽ tạo cảm giác gần gũi , thân quen với chú mèo. Chú mèo nhà tôi đã được 1 tuổi.

 いえの猫は1歳になった。 (中立的。猫に対して無関心かも?)

Với cách đọc này, thì sẽ tạo cảm giác trung lập, cứng nhắc. Con mèo nhà tôi đã được 1 tuổi.

Ngoài ra,  cũng sẽ có trường hợp nếu “ngôi nhà” mang nghĩa chỉ kiến trúc vật lý thì “Ie” cũng không thể thay thế bằng “Uchi”.

Ví dụ 6: 

  父はうちをリフォームする仕事をしている。

 父はいえをリフォームする仕事をしている。

Ba tôi đang làm công việc sửa chữa nhà .

Tóm lại: 

  • “Uchi” được sử dụng theo nghĩa rộng.  Đại diện cho nhà hoặc gia đình của mình.
  • Nếu muốn thể hiện cảm giác thân mật, tích cực thì hãy dùng “Uchi”.
  • Tuy nhiên, nếu chúng ta muốn nói chuyện một cách trung lập, thì nên dùng “Ie”.
  • Có một số hạn chế đối với việc sử dụng “Ie”.
  • Khi dùng với nghĩa tòa nhà vật lý, kiến trúc vật lý thì sẽ dùng cách đọc là “Ie”.
  • Hãy cẩn thận khi dùng “Ie” chỉ về gia đình mình vì sẽ tạo cảm giác có khoảng cách.

Hi vọng với những tips phân biệt từ うち vs いえ trên đây sẽ giúp bạn có thêm nhiều kinh nghiệm trong việc sử dụng ngôn ngữ mới này nhé!

XEM THÊM: Cùng SHIN tìm hiểu sự khác biệt của 皆 VS 皆さん

————————

TRUNG TÂM NHẬT NGỮ SHIN

Hotline: 0799 666 493 & 0367 687 346

Website: //www.facebook.com/nhatngushin

Cơ sở 1: 285/2 Cách mạng tháng 8, quận 10, TP HCM [cách vòng xoay Dân chủ 200m, đầu hẻm 285]

Cơ sở 2: 35 Khánh Hội, phường 3, quận 4, TP HCM [Ngay chân cầu Kênh Tẻ]

Bảo mật dữ liệu nội bộ cho các TCCC

Đồng bộ dữ liệu tình trạng ngăn chặn, giao dịch của tài sản ngay tức thời

Tra cứu, xác minh nhanh chóng, ngăn chặn rủi ro tối đa

Uchi [ phát âm ] là một từ tiếng Nhật có nghĩa là bên trong hoặc bên trong. Tìm hiểu thêm về ý nghĩa và cách sử dụng của nó trong tiếng Nhật dưới đây.

bên trong; nội thất; nhà ở; trong vòng; giữa

内 [う ち]

Dareka uchi ni iru?
誰 か 内 に い る?

hoặc bằng tiếng Anh:

Có ai ở nhà không?

外 [そ と]

Uchi là một từ tiếng Nhật có nghĩa là bên trong, hoặc bên trong. Tìm hiểu thêm về ý nghĩa và cách sử dụng của nó bằng tiếng Nhật bên dưới.

Cách phát âm

Nhấp vào đây để nghe tệp âm thanh.

Ý nghĩa

bên trong; nội thất; nhà ở; bên trong; giữa

Nhân vật Nhật Bản

内 [う ち]

Ví dụ & Dịch

Dareka uchi ni iru?
誰 か 内 に い る?

hoặc bằng tiếng Anh:

Có ai ở nhà không?

Từ trái nghĩa

外 [そ と]

Trong quá trình thực hiện các Giao dịch mua bán nhà đất [với vai trò của Người Mua]; hoặc quá trình Thẩm định các khoản vay Mua nhà đất [với vai trò của Ngân hàng]; rất nhiều trường hợp chúng ta phải giải đáp các vấn đề thắc mắc xoay quanh việc thẩm định tài sản đảm bảo. Để giải quyết những vấn đề ấy; một hệ thống với tên gọi hệ thống UCHI được xây dựng và vận hành. Cùng UB Academy tìm hiểu về hệ thống này trong bài viết dưới đây. 

Vấn đề đặt ra?

[1] Đa số các địa phương chưa xây dựng được cơ sở dữ liệu thông tin về bất động sản; chưa có sự kết nối, chia sẻ thông tin bài bản giữa các tổ chức hành nghề công chứng với nhau; và giữa các tổ chức hành nghề công chứng với văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất về tài sản giao dịch. Chưa tạo được cơ chế liên thông giữa tổ chức hành nghề công chứng; cơ quan thuế; cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm; văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất và nhà khi thực hiện các thủ tục hành chính đối với các giao dịch về bất động sản.

Điều này dẫn đến xảy ra tình trạng rủi ro trong hoạt động công chứng như một tài sản giao dịch nhiều lần được công chứng ở nhiều tổ chức hành nghề công chứng khác nhau.

[2] Thực tế đã phát sinh nhiều trường hợp:

Một tài sản có thể được giao dịch Công chứng nhiều lần ở những Văn phòng khác nhau gây tổn thất về kinh tế; và ảnh hưởng tới uy tín các bên liên quan. Việc tra cứu, báo cáo, thống kê hợp đồng, giao dịch ở các tổ chức hành nghề Công chứng vẫn đang thực hiện một cách thủ công; gây tốn kém nguồn lực, thời gian mà hiệu quả đem lại không cao.

[3] Trước đây, khi quyết định thực hiện một hợp đồng, giao dịch, người dân hoàn toàn không có thông tin về tài sản; hoặc có thông tin nhưng không chính xác dẫn đến họ có thể bị lừa… Việc xây dựng cơ sở dữ liệu về công chứng sẽ góp phần quan trọng để giải quyết những khó khăn này.

Giải pháp là gì?

Rõ ràng, với các vấn đề trên; chúng ta cần Xây dựng cơ sở dữ liệu chung về công chứng để ngăn chặn rủi ro trong giao dịch.

Để góp phần bảo đảm an toàn pháp lý; hạn chế rủi ro cho việc công chứng các hợp đồng; UBND thành phố Hà Nội cho biết đã chỉ đạo Sở Tư pháp; Hội Công chứng thành phố Hà Nội; và các tổ chức hành nghề công chứng trên địa bàn thành phố xây dựng Chương trình quản lý thông tin ngăn chặn và thông tin về hợp đồng, giao dịch đã công chứng.

Chương trình được xây dựng với mục đích hạn chế việc thực hiện đồng thời nhiều giao dịch đối với một tài sản; hạn chế việc công chứng đối với giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà, quyền sử dụng đất đã có quyết định thu hồi, đã bị hủy, đã bị mất…; hạn chế việc sử dụng văn bản công chứng giả tham gia giao dịch, đăng ký biến động, đăng ký giao dịch bảo đảm…

Như vậy, một cách đơn giản, với chương trình nói trên, thay vì người dân phải tự tìm hiểu thông tin với tài sản mình cần giao dịch; thì nay chỉ bằng thao tác đơn giản; Công chứng viên sẽ giúp họ có thông tin chính xác về việc đó. Với chương trình này, người dân có thể hoàn toàn yên tâm khi thực hiện các giao dịch mà không lo bị lừa do thiếu thông tin.

Thêm nữa, phần mềm ngăn chặn rủi ro [dùng nội bộ] được cập nhật hàng ngày. Trong tương lai, phần mềm này được kết nối trong toàn hệ thống; chia sẻ với các ngành như Tài nguyên và Môi trường và các ngành khác có liên quan để sử dụng chung. Cùng với phần mềm có tác dụng công khai, minh bạch tình trạng pháp lý của tài sản; Công chứng viên sẽ giúp người dân sàng lọc các giao dịch hợp pháp.

Hệ thống UCHI là gì?

Phần mềm quản lý hợp đồng công chứng và dữ liệu ngăn chặn [UCHI] là hệ thống phần mềm chạy trên Web; có khả năng kết nối từ xa và được thiết kế trên hệ thống Cơ sở dữ liệu mạnh; lưu trữ dữ liệu trong thời gian dài. Hệ thống UCHI được tích hợp cả việc tra cứu dữ liệu ngăn chặn và quản lý hợp đồng công chứng phục vụ cho các tổ chức hành nghề Công chứng; hỗ trợ cho người dùng toàn bộ các thao tác từ việc tiếp nhận dữ liệu ngăn chặn; tra cứu dữ liệu ngăn chặn, tra cứu thông tin lịch sử giao dịch tài sản; tiếp nhận thông tin hợp đồng, giao dịch, in ấn các báo cáo thống kê về hợp đồng, giao dịch.

View attachment 11429

Các tính năng cơ bản của hệ thống UCHI

  • Cho phép các tổ chức công chứng tiếp nhận; quản lý, lưu trữ; tra cứu thông tin các giao dịch; hợp đồng một cách thống nhất, khoa học. Hệ thống tự động lưu lại thông tin giao dịch của tài sản trong hợp đồng sau mỗi lần giao dịch. Điều này giúp tạo nên lịch sử giao dịch đầy đủ của tài sản; là cơ sở đáng tin cậy cho công chứng viên xác định tính hợp lệ của giao dịch tiếp theo liên quan đến tài sản.
  • Công chứng viên; chuyên viên nghiệp vụ có thể tìm kiếm, tra cứu; lập báo cáo về các giao dịch, hợp đồng đã công chứng dễ dàng; nhanh chóng, chuyên nghiệp.
  • Tạo dựng cơ sở dữ liệu dùng chung; các tổ chức công chứng có thể chia sẻ thông tin hạn chế rủi ro; ngăn chặn các giao dịch giả; tiết kiệm thời gian và chi phí. Dữ liệu ngăn chặn được phân loại rõ ràng; và cơ sở dữ liệu này có nguồn gốc rõ ràng xuất phát từ 2 nguồn chính: Phần lớn do Cơ quan có thẩm quyền [Viện kiểm soát nhân dân, Tòa án nhân dân….]; và một phần do chính các Tổ chức Công chứng trong hệ thống cập nhật lên trong chính quá trình hoạt động hành nghề.
  • Nâng cao trình độ ứng dụng và sử dụng các công cụ công nghệ thông tin cho các tổ chức công chứng.
  • Trợ giúp Trưởng văn phòng trong việc quản lý; đánh giá hiệu quả công việc của nhân viên.
  • Hệ thống còn cung cấp nhiều loại báo cáo theo nhiều tiêu chí khác nhau. Người dùng có thể tùy biến sử dụng theo mục đích của mình. Thao tác sử dụng hệ thống trở nên rất đơn giản bởi bố cục phần mềm được thiết kế khoa học, logic và thống nhất.

Việc chia sẻ thông tin dữ liệu ngăn chặn, thông tin lịch sử giao dịch của tài sản là xu thế chung của tất cả các tổ chức hành nghề công chứng; phần mềm hệ thống UCHI đã được thiết kế sẵn sàng cho việc thay đổi mở rộng sau này.

Phần mềm quản lý hợp đồng công chứng và dữ liệu ngăn chặn UCHI đã được Sở Tư pháp Hà Nội; các sở tư pháp các tỉnh và hơn 200 VPCC trên cả nước đánh giá là một phần mềm hiệu quả, hữu ích và lựa chọn là sản phẩm ứng dụng triển khai tại Sở Tư pháp và các tổ chức công chứng trên địa bàn thành phố.

Các đối tượng sử dụng hệ thống UCHI

Các đối tưởng sử dung phần mềm hệ thống UCHI bao gồm: Sở Tư pháp và các Tổ chức hành nghề công chứng trên cả nước.

Hiện nay phần mềm UCHI đã được triển khai ở 7 tỉnh thành; và trên hơn 200 Tổ chức công chứng trên cả nước bao gồm: Hà Nội; Cần Thơ; Tuyên Quang; Vĩnh Phúc; Vũng Tàu; Sóc Trăng; Hưng Yên.

Vấn đề còn tồn đọng?

Theo báo cáo tổng kết 5 năm thi hành Luật Công chứng của Bộ Tư pháp cũng cho biết; Việc xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về công chứng [cơ sở dữ liệu thông tin ngăn chặn; thông tin về hợp đồng; giao dịch liên quan đến bất động sản đã công chứng; cơ sở dữ liệu thông tin chung về bất động sản] tại nhiều địa phương chưa được quan tâm triển khai thực hiện. Nghĩa là, ngoài các tỉnh thành đã được liệt kê áp dụng UCHI phía trên; các tỉnh thành khác vẫn đang thực hiện thủ công; hoặc sử dụng các phần mềm hệ thống không nhất quán.

Bởi vậy, ngoài việc tăng cường phối hợp giữa các cơ quan liên quan; về lâu dài, Bộ Tư pháp cho rằng cần đầu tư cho việc nghiên cứu xây dựng; và quản lý cơ sở thông tin về các giao dịch; hợp đồng đã thực hiện công chứng trong phạm vi địa phương; dữ liệu thông tin ngăn chặn về giao dịch bất động sản; thực hiện các biện pháp liên thông giữa tổ chức hành nghề công chứng với cơ quan đăng ký bất động sản và các cơ quan, tổ chức có liên quan; nhằm để chia sẻ thông tin về những hợp đồng, giao dịch về bất động sản đã công chứng.

Đồng thời, cần ban hành Quy chế khai thác; sử dụng cơ sở dữ liệu công chứng trong phạm vi của địa phương; nhằm nâng cao hiệu quả trong hoạt động công chứng; bên cạnh đó, tiến tới nối mạng toàn quốc để tăng cường tính chuyên nghiệp, hiệu quả và an toàn của hoạt động công chứng.

Với chuyên viên Quan hệ Khách hàng & Hỗ trợ tín dụng

Tất nhiên, trên thực tế, có rất nhiều kênh để kiểm tra thông tin như: Tra cứu thông tin CIC về Tài sản bảo đảm. Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng, trong rất nhiều trường hợp; việc phối hợp với các Phòng Công chứng/VP Công chứng giúp cho Ngân hàng giảm thiểu rủi ro pháp lý trong quá trình nhận Tài sản bảo đảm.

Video liên quan

Chủ Đề