Tỷ lệ đường huyết luôn ổn định là bao nhiêu?

Chỉ số đường huyết [blood sugar] là nồng độ glucose – một loại đường đơn – có trong máu. Nồng độ glucose trong máu thay đổi liên tục trong ngày, thậm chí khác nhau từng phút. Đường huyết là một trong những chỉ số quan trọng để đánh giá bệnh đái tháo đường.

Đường huyết thường được đo bằng milligrams trên deciliter [mg/dL] hoặc millimoles trên liter [mmol/L]. Để chuyển đổi đơn vị, chúng ta tính như sau:

  • Từ mmol/L -> mg/dL bằng cách nhân [x] với 18
  • Từ mg/dL -> mmol/L bằng cách chia [:] cho 18

Đường huyết thường tăng lên đáng kể sau khi ăn và giảm nếu bạn tập thể dục hoặc vận động thường xuyên. Đường huyết có thể được đo lường bằng nhiều cách, bao gồm: xét nghiệm glucose máu lúc đói [FTG], đo đường huyết sau ăn, nghiệm pháp dung nạp glucose [OGTT] và HbA1c.

Đo đường huyết thường xuyên sẽ giúp bạn đánh giá được nguy cơ mắc đái tháo đường

Mức đường huyết bình thường là bao nhiêu?

Mức đường huyết thế nào là bình thường sẽ phụ thuộc vào từng thời điểm đo và phương pháp đo lường. Cụ thể:

Đường huyết lúc đói

Đường huyết lúc đói được đo lần đầu vào buổi sáng, khi bạn chưa ăn hoặc uống bất kỳ loại thực phẩm nào trong 8 tiếng trước đó. Chỉ số đường huyết lúc đói ở khoảng giữa 70 mg/dL [3.9 mmol/L] và 100 mg/dL [5.6 mmol/L] là bình thường.

Qua quá trình nghiên cứu, các chuyên gia y tế thấy rằng những người có đường huyết lúc đói trong khoảng trên không phát triển bệnh đái tháo đường trong vòng 10 năm tới hoặc lâu hơn.

Đường huyết sau ăn

Người bình thường khỏe mạnh có chỉ số đường huyết sau ăn là dưới 140mg/dL [7.8 mmol/L], được đo trong vòng 1 – 2 giờ sau ăn.

Nghiệm pháp dung nạp glucose [OGTT]

Nghiệm pháp này giúp kiểm tra nồng độ glucose trong huyết tương sau khi người bệnh uống 75gr glucose. OGTT dưới 140mg/dL [7.8 mmol/L] là bình thường.

Xét nghiệm Hemoglobin A1c [HbA1c]

HbA1c dưới 42 mmol/mol [5.7%] là bình thường. HbA1C được sử dụng để chẩn đoán và theo dõi hiệu quả của quá trình điều trị bệnh đái tháo đường type 2.

Nếu kết quả đường huyết của bạn đang cao hơn mức bình thường, hãy liên hệ với chuyên gia theo số 0981.238.219 để được tư vấn giải pháp giảm đường huyết an toàn.

Đường huyết bình thường trong thai kỳ

Khi mang thai, lượng máu trong cơ thể phụ nữ tăng lên để đáp ứng nhu cầu cho hai người. Vì thế, lượng đường trong máu sẽ giảm. Mức đường huyết bình thường đối với phụ nữ mang thai thấp hơn so với những người không mang thai.

Dựa trên các nghiên cứu hiện nay, đường huyết bình thường trong thai kỳ nằm trong khoảng:

-    Đường huyết lúc đói: dưới 92 mg/dL [5,1 mmol/L] 

-    Đường huyết một giờ sau ăn: dưới 180 mg/dL [10,0 mmol/L]  

-    Đường huyết hai giờ sau ăn: dưới 153 mg/dL [8,5 mmol/L] 

Phụ nữ mang thai mắc đái tháo đường nên duy trì đường huyết ở mức:

-    Đường huyết lúc đói:  dưới 95 mg/dL [5.3 mmol/L]

-    Đường huyết một giờ sau ăn:  dưới 140 mg/dL [7.8 mmol/L]

-    Đường huyết hai giờ sau ăn: dưới 120 mg/dL [6.7mmol/L]

Duy trì đường huyết bình thường trong thai kỳ giúp mẹ và bé luôn khỏe mạnh

Đường huyết thấp bất thường

Khi lượng đường trong máu dưới 70 mg/dL [3.9 mmol/L] thì được coi là hạ đường huyết. Đây là tình trạng nguy hiểm và cần được cấp cứu kịp thời.

Nếu bạn không tiêm insulin hoặc sử dụng thuốc kích thích tuyến tụy sản xuất insulin, chỉ số đường huyết dưới 5 – 10 mg/dL so với chỉ số đường huyết bình thường mặc dù gây ra một số triệu chứng không thoải mái nhưng không nguy hiểm trừ khi đường huyết tiếp tục giảm.

Ngược lại, nếu đường huyết tụt xuống dưới ngưỡng 70 mg/dl [3.9 mmol/L] rất nguy hiểm. Sự tụt giảm đường huyết vẫn có thể tiếp tục diễn ra và người bệnh có thể rơi vào trạng thái hôn mê, tổn thương não.

Đường huyết bao nhiêu được chẩn đoán mắc đái tháo đường?

Tiêu chuẩn chẩn đoán bạn mắc bệnh đái tháo đường, hoặc có nguy cơ cao [tiền đái tháo đường] được tóm tắt trong bảng sau:

Tiền đái tháo đường và đái tháo đường có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hại nếu không được kiểm soát sớm. Hãy gọi cho chuyên gia theo số 0981.238.219 để được tư vấn giải pháp đưa đường huyết về mức bình thường.

Tại sao đường huyết tăng cao lại có hại?

Khi ở mức bình thường, glucose là nhiên liệu quý giá để tạo năng lượng cho tất cả các tế bào trong cơ thể. Tuy nhiên, khi nồng độ tăng lên, glucose không vào được tế bào có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.

Hầu hết các bộ phận trên cơ thể đều có khả năng bị tổn thương do đường huyết cao. Cụ thể tăng đường huyết có thể gây:

  • Xơ vữa động mạch. 
  • Bệnh thận hoặc suy thận, cần phải lọc máu nhân tạo
  • Đột quỵ não [nhồi máu não]
  • Nhồi máu cơ tim
  • Suy giảm thị lực, bệnh võng mạc hoặc mù lòa
  • Suy giảm miễn dịch, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng
  • Rối loạn chức năng cương dương
  • Tổn thương các dây thần kinh [bệnh thần kinh đái tháo đường] gây ngứa, đau hoặc giảm cảm giác ở bàn chân, cẳng chân và bàn tay
  • Làm chậm lành vết thương, gây viêm loét và phải cắt cụt chân [đoạn chi]

Duy trì đường huyết ở mức an toàn bằng một chế độ ăn uống khoa học, tích cực vận động và sử dụng thuốc nếu cần thiết là chìa khóa để phòng ngừa và giảm tác hại của bệnh đái tháo đường đối với cơ thể.

Bên cạnh đó, người bệnh nên kết hợp sử dụng sản phẩm hỗ trợ từ thảo dược. Các chuyên gia cho biết, điều này sẽ giúp kiểm soát chỉ số đường huyết tốt hơn, đồng thời hạn chế tác hại của biến chứng tiểu đường.

Sự kết hợp của 04 thảo dược quý Câu kỷ tử, Nhàu, Hoài sơn, Mạch môn đã được nghiên cứu và chứng minh là có hiệu quả ưu việt trong hỗ trợ giảm đường huyết và cải thiện chỉ số đường huyết, hỗ trợ giảm cholesterol máu và hỗ trợ giảm nguy cơ biến chứng tim mạch, thần kinh ở người tiểu đường. Sử dụng giải pháp hỗ trợ từ sản phẩm chứa 04 thảo dược này kết hợp với thuốc điều trị, lối sống lành mạnh sẽ giúp bạn kiểm soát toàn diện để sống vui khỏe với bệnh tiểu đường.

Để tìm hiểu thông tin về giải pháp hỗ trợ từ thảo dược này, bạn vui lòng gọi đến số điện thoại bên dưới:

 

Xem thêm: Cách giảm đường huyết hiệu quả, an toàn

BTV Lan Anh

BTV Lan Anh

Dược sĩ

Hơn mười năm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm, tôi được tiếp xúc và đồng hành với hàng ngàn bệnh nhân tim mạch, rối loạn nhịp tim, tiểu đường, sỏi mật, run chân tay. Tôi thấu hiểu nỗi lo lắng, sự khó khăn, những rào cản trong cuộc sống của họ. Cùng với đam mê viết, ý thức trách nhiệm với những thông tin mình cung cấp, tôi luôn nỗ lực tạo ra những bài viết giá trị nhằm cung cấp kiến thức hữu ích về bệnh tim mạch, tiểu đường, run chân tay.

Các bài viết của tôi đều được tham khảo từ các trang web y khoa chính thống của Mỹ, Anh, Canada... và được tham vấn bởi các chuyên gia đầu ngành tim mạch học, thần kinh học, gan mật học để đảm bảo thông tin chuẩn xác nhất.

Hiện nay, tôi đang làm trưởng ban biên tập nội dung sức khỏe cho website dongtay.net.vn

Thông tin liên hệ: Số 19A, Ngõ 126, đường Khuất Duy Tiến, phường Nhân Chính, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội. 0981 238 219

Email: btvlelananh@gmail.com 

Bài viết liên quan

[Giải đáp] Bệnh tiểu đường có chữa khỏi được không

[Giải đáp] Bệnh tiểu đường có nguy hiểm không

Tiểu đường đi giải nhiều bọt uống thuốc gì tốt?

Thuốc bổ cho người tiểu đường: Dùng đúng mới bổ!

F0 bị tiểu đường cần làm gì để kiểm soát đường huyết hiệu quả?

Bình luận

Gửi bình luận

  • NGUYỄN THỊ THUÝ - Gửi lúc 17:54 05/02/2023

    gửi bác sĩ: e bị tiền tiểu đường tip2… hiện em đang mang bầu được 3 tháng và đang được chỉ định tiêm insulin 1 ngày 60 đơn vị …. e có đo đường huyết bằng máy đo tại nhà
    _đường đói vào buổi sáng :5.2
    _ sau ăn 2 tiếng :6.7
    _ sau ăn 2 tiếng :5.6
    bác sĩ cho e xin tư vấn để có 1 thai kì khoẻ mạnh được không ạ… e cảm ơn!

    • Chuyên gia tư vấn

      Chào bạn
      Nên có một chế độ ăn đặc biệt để có thể kiểm soát tốt lượng đường trong máu mà vẫn có thể đảm bảo thai nhi được phát triển khỏe mạnh. Nên ăn một lượng protein vừa phải, nên ăn nhiều chất xơ, hạn chế ăn thực phẩm chứa nhiều chất béo và không nên ăn ngọt. Bên cạnh đó, mẹ cần chú ý không được bỏ bữa sáng, nên chia nhỏ 6 bữa/ngày và ăn theo đúng lịch trình. Mẹ bầu trong thời gian mang thai sẽ phải tăng cân, nhưng chỉ nên tăng ở mức độ vừa phải. Bên cạnh đó, trước khi có ý định mang thai, mẹ cũng nên giảm cân nếu đang ở trong tình trạng thừa cân, béo phì. Nên chăm chỉ tập thể dục mỗi ngày: Những bài tập nhẹ nhàng phù hợp với bà bầu sẽ giúp mẹ điều tiết lượng đường huyết rất tốt và đồng thời có thể rèn luyện sức khỏe dẻo dai, khỏe mạnh để sinh em bé. Chúc bạn có thai kì khỏe mạnh.

  • Giang - Gửi lúc 14:49 29/12/2022

    Dao này nước tiểu cháu có kiến bu.nhung di khám lúc chua ăn.kq là 4.3 ak.cháu đang hoan mang k bít bị j

    • Chuyên gia tư vấn

      Chào bạn.
      Với tình trạng này, bạn nên đi kiểm tra lại tại các tuyến bệnh viện lớn, uy tín và thực hiện thêm các xét nghiệm khác nữa để đánh giá chính xác nhất bệnh lý.
      Ngoài ra bạn nên chú ý chế độ ăn uống khoa học, hạn chế các thực phẩm chứa nhiều đường, và tăng cường tập thể dục thường xuyên nhé.
      Chúc bạn sức khỏe.

  • Nguyễn thị hải - Gửi lúc 14:55 07/12/2022

    Tôi có chỉ số đường huyết 272mg/dl sau ăn 2,5 h có sao không ạ

    • Chuyên gia tư vấn

      Chào bạn, Với chỉ số đường huyết như chia sẻ, dù sau ăn 2,5h nhưng chỉ số đường huyết cũng cao. Nếu tình trạng này kéo dài liên tục trong thời gian tới, các biến chứng trên tim mạch, thần kinh sẽ khó tránh. Không rõ bạn có đang uống thuốc tây hay tiêm insulin hàng ngày không? Các biểu hiện tê bì chân tay, nóng rát bàn chân, tiểu đêm.... có đang gặp không? Để hỗ trợ tư vấn mọi băn khoăn bạn đang gặp, bạn có thể tiếp tục chia sẻ với chúng tôi theo số 024.3775.9865 - 0981.238.219. Chúc bạn sức khỏe!

  • Nguyễn thị kim ngà - Gửi lúc 08:59 25/10/2022

    Định lượng đường của mình 104 /130 có sao ko ạ

    • Chuyên gia tư vấn

      Chào bạn,
      Hiện chỉ số đường huyết của bạn đo khi đói là 103mmg/dl là nằm ở giới hạn cho phép của ngưỡng bình thường. Còn chỉ số đường huyết > 130 mmg/ Dl là nằm thang số của người bị tiểu đường type 2. Do đó, với câu hỏi mà bạn gửi chúng tôi, chúng tôi đang có thể hiểu là chỉ số đường huyết của bạn 103 mmg/ Dl so sánh với chỉ số 130 mmg/Dl là bạn vẫn nằm ở mức cho phép.
      Thân mến,

  • Trần vinh - Gửi lúc 06:59 01/10/2022

    TĐ típ 2 đang dùng isulin tiem ngày 2 lần 45đv bị đã 12 năm - nhờ tư vấn

    • Chuyên gia tư vấn

      Chào bạn, Với tiểu đường lâu năm việc tiêm insulin 1 ngày 90đv chắc hẳn việc kiểm soát đường huyết của bạn đang gặp nhiều khó khăn. Lời khuyên dành cho bạn lúc này là:
      + Thực hiện chế độ ăn uống hợp lý, khoa học: Đó là tăng cường rau xanh chất xơ, hạn chế tinh bột, đường ngọt và đồ ăn chiên xào nhiều dầu mỡ, hạn chế uống bia rượu, hút thuốc lá [ nếu có ]. Nếu có thể chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày, không nên ăn quá no.
      + Ngủ sớm, ngủ đủ giấc và duy trì vận động thể dục thể thao hàng ngày.
      + Uống các sản phẩm hỗ trợ có thành phần từ 2 vị thảo dược Hoài Sơn, Mạch Môn giúp hỗ trợ giảm đường huyết và giảm đề kháng insulin. Bạn tham khảo thêm Mạch môn, Hoài sơn & những lợi ích với bệnh tiểu đường ít được biết
      Nếu còn băn khoăn cần hỗ trợ, bạn liên hệ chúng tôi theo số hotline 0981.238.219
      Chúc bạn sức khỏe!

  • Nguyễn Văn Định - Gửi lúc 14:41 17/06/2022

    cho tôi hỏi Hộ Tạng Đường có bán ỏ nhà thuốc không

    • Chuyên gia tư vấn

      Chào bạn,
      Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Hộ Tạng Đường hiện có bán tại nhà thuốc trên toàn quốc. Để tra cứu địa chỉ nhà thuốc gần khu vực sinh sống, bạn vui lòng truy cập: //dongtay.net.vn/diem-ban hoặc liên hệ tổng đài hỗ trợ: 0981.238.219. Chúng tôi sẽ giúp bạn tra cứu thông tin nhà thuốc nhanh nhất.
      Chúc bạn sức khỏe!

  • Đăng Nguyễn - Gửi lúc 10:06 13/05/2022

    Con của em 13 tuổi. Đo đường huyết lúc đói vào buổi sáng là 93 vậy em ấy có mắc bệnh tiểu đường không ? Và ngăn ngừa điều trị thế nào? Mong được ad trả lời ạ? Xin cảm ơn.

    • Chuyên gia tư vấn

      Chào bạn,
      Với thông tin bạn chia sẻ đường huyết lúc đói 93 mg/dL cho thấy sức khỏe hoàn toàn bình thường. Các cách đơn giản để ngăn ngừa bệnh tiểu đường, gửi bạn áp dụng:
      1/ Chế độ ăn uống hợp lý, tăng rau xanh, chất xơ, hạn chế tinh bột đường ngọt, hạn chế đồ ăn chiên xào nhiều dầu mỡ và không nên ăn quá no, nếu có thể chia thành nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày.
      2/ Kiểm soát cân nặng hợp lý, đảm bảo chỉ số BMI trong ngưỡng bình thường.
      3/ Tập thể dục hàng ngày và giữ tinh thần thoải mái.
      Nếu còn băn khoăn cần hỗ trợ bạn liên hệ chúng tôi theo số 024.3775.9865 - 0981.238.219.
      Chúc bạn nhiều sức khỏe!

  • Hồ Nhị Lài - Gửi lúc 07:51 03/02/2022

    Tôi đi khám ở bệnh viện đường huyết lúc đói là 60- 100 Thì tôi là 105. Đường huyết sau ăn hai tiếng đồng hồ là 155. Liệu tôi có phải bị bệnh tiểu đường không ạ? Xin cảm ơn!

    • Chuyên gia tư vấn

      Chào bạn,
      Trường hợp bạn đi khám bệnh viện và thực hiện nghiệm pháp dung nạp glucose , qua 2 chỉ số bạn chia sẻ hiện tại bạn đang ở giai đoạn tiền tiểu đường. Nếu kiểm soát chỉ số đường huyết không ổn định, tình trạng này dễ tiến triển thành đái tháo đường tuýp 2 và xuất hiện những biến chứng trên tim mạch, thần kinh.
      Hiện tại bạn nên tuân thủ áp dụng 1 vài biện pháp hỗ trợ sau đây nhằm hỗ trợ kiểm soát tốt chỉ số đường huyết:
      + Tăng cường ăn rau xanh, chất xơ, hạn chế đồ ăn nhiều tinh bột và đồ ngọt, đồ ăn chiên xào nhiều dầu mỡ, thay vào đó là ăn thịt nạc. Kiểm soát lượng ăn vừa phải , không ăn quá no và chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày, bạn nên ăn rau xanh trước để tạo thành lớp lót trong dạ dày giúp hấp thụ tinh bột chậm hơn, cuối cùng ăn thức ăn.
      + Ngủ sớm, đủ giấc 8 tiếng mỗi ngày, không thức quá khuya.
      + Dành thời gian 30 phút mỗi ngày để luyện tập thể dục thể thao, có thể đi bộ, chạy bộ, đạp xe...
      + Giảm lo lắng căng thẳng, giữ tinh thần thoải mái.
      Cùng với đó để hỗ trợ hạ đường huyết, cải thiện chỉ số đường huyết và hỗ trợ giảm nguy cơ biến chứng tim mạch, thần kinh ở người đái tháo đường, bạn có thể tham khảo Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Hộ Tạng Đường
      Nếu còn băn khoăn bạn liên hệ theo số 0981.238.219 để được hỗ trợ cụ thể.
      Chúc bạn sức khỏe!

  • Nguyễn thị kim thư - Gửi lúc 16:40 08/01/2022

    lúc trước đường của e hơi cao có uống thuốc đường nhưng liều thấp nhất mà e bị hạ đường nên ngưng.3 tháng sau e thử lại hba1c 6.0 .đường 7.1. cho hỏi vậy e có bị tiểu đường không ạ

    • Chuyên gia tư vấn

      Chào bạn,
      Qua thông tin bạn chia sẻ, hiện tại bạn chưa mắc tiểu đường tuýp 2, bạn đang ở giai đoạn tiền tiểu đường. Để hỗ trợ kiểm soát tốt đường huyết, bạn nên áp dụng một lối sống lành mạnh cùng chế độ ăn hợp lý, cụ thể:
      + Tăng cường ăn rau xanh, chất xơ, hạn chế tinh bột đường ngọt. Nếu có thể nên chia thành nhiều bữa ăn trong ngày, không nên ăn quá no, ăn theo thứ tự rau xanh, tinh bột, thức ăn nhằm giúp đường huyết sau ăn tăng không quá nhanh. Hạn chế uống đồ uống có gas, cồn, cafein hay hút thuốc lá.
      + Ngủ sớm, ngủ đủ, hạn chế thức khuya và luôn giữ cho tinh thần thoải mái.
      + Duy trì vận động thể dục thể thao hàng ngày nhằm hỗ trợ ổn định đường huyết.
      Cùng với các biện pháp trên, bạn cân nhắc uống thêm các sản phẩm có thành phần: Nhàu, Câu kỷ tử, Mạch Môn, Hoài Sơn để hỗ trợ giảm, ổn định đường huyết và ngăn ngừa bệnh tiến triển thành đái tháo đường tuýp 2, phòng ngừa biến chứng.
      Thân mến!

  • Đỗ Trọng Nhơn - Gửi lúc 14:27 31/12/2021

    Đường huyết 14,9 khi đói có sao không bác sĩ

    • Chuyên gia tư vấn

      Chào bạn,
      Đường huyết 14,9 lúc đói là cao, nếu đường huyết tăng cao kéo dài sẽ làm tổn thương các mạch máu và thần kinh, từ đó gây nên các biến chứng ở người bệnh tiểu đường như, chẳng hạn như tê bì chân tay, châm chích kiến bò, tiểu đêm thường xuyên hay mờ mắt, suy thận, tai biến, nhồi máu cơ tim...
      Lời khuyên dành cho bạn là hướng tới mục tiêu giảm đường huyết lúc đói về ngưỡng an toàn dưới 7 mmol/l, Hba1c < 6,5 %. Bạn tuân thủ các cách sau để hỗ trợ:
      + Uống thuốc tây theo chỉ định của bác sĩ, thăm khám định kỳ 3-6 tháng 1 lần để điều chỉnh liều thuốc tây sao cho phù hợp.
      + Thực hiện chế độ ăn uống hợp lý, khoa học: Đó là tăng cường rau xanh chất xơ, hạn chế tinh bột, đường ngọt và đồ ăn chiên xào nhiều dầu mỡ, hạn chế uống bia rượu, hút thuốc lá [ nếu có ]. Nếu có thể chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày, không nên ăn quá no.
      + Ngủ sớm, ngủ đủ giấc và duy trì vận động thể dục thể thao hàng ngày.
      + Uống các sản phẩm hỗ trợ có thành phần từ 2 vị thảo dược Hoài Sơn, Mạch Môn giúp hỗ trợ giảm đường huyết và giảm đề kháng insulin. Bạn tham khảo thêm Mạch môn, Hoài sơn & những lợi ích với bệnh tiểu đường ít được biết
      Nếu còn băn khoăn cần hỗ trợ, bạn liên hệ chúng tôi theo số hotline 024.3775.9865 - 0981.238.219.
      Chúc bạn sức khỏe!

  • Dương thị linh - Gửi lúc 15:25 31/03/2021

    Chào bác sỹ tôi mang thai 30 tuần tôi đo đương lúc đói của tôi 5.9mmol và sau 2h ăn là 7.8mmol thế có nguy hỉeem ko a

    • //dongtay.net.

      Chào bạn, Đầu tiên, không rõ là các chỉ số đường huyết này bạn tự đo ở nhà hay kiểm tra tại bệnh viện.Trong trường hợp tự đo ở nhà, các chỉ số thường không chính xác và không thể dựa vào đó để kết luận bạn có bị tiểu đường thai kỳ hay không, có nguy hiểm gì hay không? Do đó, bạn cần đến cơ sở y tế để xét nghiệm tầm soát tiểu đường thai kỳ trong giai đoạn mang thai này.Trường hợp thứ hai, nếu các chỉ số này được xét nghiệm tại bệnh viện, có thể thấy chỉ số đường huyết lúc đói đang cao hơn ngưỡng bình thường và đủ tiêu chuẩn chẩn đoán tiểu đường thai kỳ, trong khi đó chỉ số sau 2h thực hiệm nghiệm pháp dung nạp glucose lại đang ở ngưỡng bình thường. Lúc này, bạn có thể phải đi khám và kiểm tra đường huyết thường xuyên hơn. Phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ, chỉ cần kiểm soát đường huyết tốt theo hướng dẫn của bác sĩ, hoàn toàn không có nguy hiểm nào cho mẹ và béBên cạnh đó, bổ sung những kiến thức về tiểu đường thai kỳ cũng vô cùng quan trọng, vì vậy bạn hãy bớt chút thời gian để tìm hiểu thêm thông tin trong bài viết này nhé://dongtay.net.vn/vi/benh-hoc/dai-thao-duong/1565-tieu-duong-thai-ky-tu-van-cham-soc-toan-dien-truoc-va-sau-sinh.html Chúc bạn sức khỏe!

  • Ninh Thanh Nhan - Gửi lúc 09:24 07/12/2020

    chào bác sĩ,em thai 29 tuần, hôm trước có đi xét nghiệm thì chỉ số khi đói là 5.1, sau 1h là 10, và sau 2h là 5.2.bác sĩ kết luận ÂM TÍNH. nhưng bên dưới lại có dòng chữ "kết quả dương tính khi có ít nhất 1 trị số > = trị số bình thường". đối chiếu lại thì em lại thấy kết quả sau 1h của em là 10, là DƯƠNG TÍNH. bác sĩ có thể tư vấn giúp dc ko ạ?

    • dongtay.net.vn

      Chào bạn,Tiêu chuẩn chẩn đoán ĐTĐ thai kỳ gồm:- Đường huyết khi đói [sau 8h nhịn ăn] ≥ 5,3 mmol/l- Nghiệm pháp dung nạp glucose: Người mẹ được uống 75g glucose và đo chỉ số đường huyết:+ Sau 1h ≥ 10,0 mmol/l+ Sau 2h ≥ 8,5 mmol/lCó 1 trong 3 chỉ số đường của bạn nằm ở mức cao nhất của ngưỡng bình thường [ sau ăn 1h ≥ 10,0 mmol/l], đo đó bác sĩ vẫn hoàn toàn có thể xác định bạn chưa phải bị tiểu đường thai kỳ nhưng nghi ngờ tiểu đường thai kỳ và sẽ cho bạn kiểm tra lại sau 1 thời gian nữa bạn nhé!Không phủ nhận tiểu đường thai kỳ có thể dẫn đến một số nguy cơ như thai to, tiền sản giật.... Tuy nhiên, có một điều chắc chắn mà chúng tôi muốn bạn và tất cả những thai phụ biết: Người mẹ bị tiểu đường thai kỳ hoàn toàn có thể sinh con khỏe mạnh. Miễn là đường huyết được kiểm soát tốt, sức khỏe của cả bạn và bé đều không bị ảnh hưởng.Chúng tôi xin gửi đến bạn một số thông tin bổ ích về bệnh tiểu đường thai kỳ, bạn nên đọc để hiểu thêm về bệnh cũng như cách chẩn đoán, điều trị và phòng tránh://dongtay.net.vn/vi/benh-hoc/dai-thao-duong/1565-tieu-duong-thai-ky-tu-van-cham-soc-toan-dien-truoc-va-sau-sinh.htmlChúc bạn sức khỏe!

  • Đoàn Thị Hạnh - Gửi lúc 06:37 04/12/2020

    Bác sĩ cho e hỏi e đang mang thai ở tuần 26. E có làm nghiệm pháp rồi chỉ số là" 5,5mmol/l, 12,0mmol/l, 6,9mmol/l. Như vậy có phải là cao quá k ạ

    • dongtay.net.vn

      Chào bạn,Tiêu chuẩn chẩn đoán ĐTĐ thai kỳ gồm:- Đường huyết khi đói [sau 8h nhịn ăn] ≥ 5,3 mmol/l- Nghiệm pháp dung nạp glucose: Người mẹ được uống 75g glucose và đo chỉ số đường huyết:+ Sau 1h ≥ 10,0 mmol/l+ Sau 2h ≥ 8,5 mmol/lCó 2 trong 3 chỉ số đường của bạn đã vượt ngưỡng, đo đó bạn đang ở giai đoạn tiểu đường thai kỳ bạn cần tuân thủ theo dõi theo chỉ định của bác sĩ. Không phủ nhận tiểu đường thai kỳ có thể dẫn đến một số nguy cơ như thai to, tiền sản giật.... Tuy nhiên, có một điều chắc chắn mà chúng tôi muốn bạn và tất cả những thai phụ biết: Người mẹ bị tiểu đường thai kỳ hoàn toàn có thể sinh con khỏe mạnh. Miễn là đường huyết được kiểm soát tốt, sức khỏe của cả bạn và bé đều không bị ảnh hưởng.Chúng tôi xin gửi đến bạn một số thông tin bổ ích về bệnh tiểu đường thai kỳ, bạn nên đọc để hiểu thêm về bệnh cũng như cách chẩn đoán, điều trị và phòng tránh://dongtay.net.vn/vi/benh-hoc/dai-thao-duong/1565-tieu-duong-thai-ky-tu-van-cham-soc-toan-dien-truoc-va-sau-sinh.htmlChúc bạn sức khỏe!

  • Thương - Gửi lúc 14:01 20/10/2020

    E xét nghiệm tđtk ở tuần 27 có kết quả: lúc đói là 4.6. Sau 1h làm nghiệm pháp là 9.5 , sau 2h là 8.56. Vậy e có mắc tđtk ko a

    • dongtay.net.vn

      Chào bạnTiểu đường thai kỳ sẽ được chẩn đoán khi có 2 trong 3 chỉ số vượt ngưỡng– Lúc đói ≥ 92 mg/dL [5,1 mmol/L]– Ở thời điểm 1 giờ ≥ 180 mg/dL [10,0 mmol/L]– Ở thời điểm 2 giờ ≥ 153 mg/dL [8,5 mmol/L]Như vậy với chỉ số của bạn, hiện bạn chưa hẳn bị tiểu đường thai kỳ vì chỉ có duy nhất chỉ số đường huyết sau 2 tiếng vượt ngưỡng. Do đó, bạn cũng nên tiếp tục theo dõi đường huyết định kỳ theo chỉ định của bác sĩ. Chúc bạn sức khỏe!

  • Chau Duong - Gửi lúc 04:17 06/11/2019

    Cho em hỏi đường huyết sao khi ăn sao 2 tieng la 7.3 vậy co bình thường không. Người bình thường ka bao nhiêu.bao nhiêu mới cần uống thuốc. Cám ơn

    • dongtay.net.vn

      Chào bạn,Chỉ số đường huyết sau ăn 2h của bạn như vậy là hoàn toàn bình thường. Chỉ số này được gọi là cao khi trên 11.1 mmol/l, bình thường dưới 11mmol/l.Vì vậy bạn hoàn toàn an tâm.Chúc bạn sức khỏe!

Chủ Đề