Truyền thống tốt đẹp của gia dòng họ là gì gia đình, dòng họ em có những truyền thống tốt đẹp nào

Bài tập a: Quê Hiên là một vùng quê nghèo khó. Bao đời này, trong dòng họ của Hiên chưa có ai đỗ đạt cao và làm chức vụ gì quan trọng. Hiên không bao giờ muốn giới thiệu quê hương và dòng họ mình với bạn bè. Hiên cảm thấy xấu hổ về đất quê nghèo và dòng họ của mình.

Em có đồng tình với cách nghĩ của Hiên không? Tại sao?

Xem lời giải

Hướng dẫn Soạn Bài 10: Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ, sách giáo khoa GDCD lớp 7. Nội dung bài Soạn Bài 10: Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình dòng họ sgk GDCD 7 bao gồm đầy đủ phần lý thuyết về công dân trong đời sống, pháp luật, phần trả lời câu hỏi gợi ý và phần giải bài tập cuối bài học để giúp các em học sinh học tốt môn GDCD lớp 7.

Đang xem: Truyền thống tốt đẹp của gia đình dòng họ gồm những nội dung gì

Lý thuyết

1. Truyện đọc: Truyện kể từ trang trại

2. Nội dung bài học

1 Truyền thống là gì?

– Truyền thống là những giá trị tinh thần [đức tính, tập quán, tư tưởng, lối sống…] được hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Hay nói cách khác truyền thống là cái hay cái đẹp.

– Nhiều gia đình dòng họ có truyền thống tốt đẹp cần đươc giữ gìn và phát huy.

– Muốn phát huy truyền thống gia đình dòng họ trước hết ta phảI hiểu truyền thống đó.

2. Ý nghĩa việc phát huy truyền thống tốt đẹp

– Giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ là tiếp nối phát triển và làm rạng rỡ thêm truyền thống ấy.

– Phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình dòng họ là thể hiện lòng biết ơn những người đi trước và sống xứng đáng với những gì hưởng. Đồng thời góp phần làm phong phú, tăng thêm sức mạnh của truyền thống, bản sắc dân tộc Việt Nam.

3. Trách nhiệm của học sinh

Chúng ta cần trân trọng, tự hào, phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ; phảI sống lương thiện, không làm điều gì tổn hại đến thanh danh của gia đình, dòng họ.

Dưới đây là phần Hướng dẫn Trả lời câu hỏi Gợi ý trang 31 sgk GDCD 7. Các bạn hãy đọc kỹ đầu bài trước khi trả lời nhé!

Hướng dẫn Trả lời câu hỏi Gợi ý trang 31 sgk GDCD 7

a] Sự lao động cần cù và quyết tâm vượt khó của mọi người trong gia đình ở truyện đọc trên thể hiện như thế nào?

Trả lời:

– Bàn tay của cha và anh trai dày lên, chai sạn vì phát cây, cuốc đất, quyết tâm bắt đất sinh lời.

– Bàn tay không bao giờ rời “trận địa”.

– Sự lao động không mệt mỏi của cha và anh như chứng minh rằng: không bao giờ được ỷ lại hay trông chờ vào người khác mà phải đi lên bằng lức lao động của chính mình.

b] Những việc làm nào chứng tỏ nhân vật “tôi” đã giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình?

Trả lời:

– Tích cực tham gia mang những cây bạch đàn non lên đồi cao để cha và anh trồng.

– Tôi cũng đã bắt đầu “sự nghiệp nuôi trồng” của mình từ cái chuồng gà bé nhỏ.

– Sự lao động của cha anh là tấm gương sáng để học tập và noi theo.

c] Truyền thống gia đình, dòng họ có ảnh hưởng đối với mỗi con người như thế nào? Em tự hào điều gì về gia đình, dòng họ của mình?

Trả lời:

– Truyền thống là sức mạnh thúc đẩy các thế hệ sau không ngừng vươn lên để tiếp nối, làm rạng rỡ truyền thống đó.

– Truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ giúp ta có thêm kinh nghiệm và sức mạnh trong cuộc sống, góp phần làm phong phú bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam.

– Em tự hào về tinh thần tự học, vượt khó trong lao động củ dòng họ em. Em sẽ tiếp nối truyền thống đó để lớn lên trở thành bác sĩ cứu chữa người như những gì mẹ em và bà em đã làm.

d] Chúng ta phải sống như thế nào để xứng đáng với truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ?

Trả lời:

– Luôn tự hào về truyền thống hiếu học của gia đình, dòng họ em.

– Quyết tâm trở thành con ngoan, trò giỏi.

– Tham gia giúp đỡ những người nghèo, đi tham quan những buổi thăm khám bệnh của mẹ.

Xem thêm: Hình Ảnh Ngoại Cảnh Đẹp – 100 Kiểu Tạo Dáng Chụp Ảnh Ngoại Cảnh Đẹp Nhất

– Loại bỏ những cái xấu, cái lạc hậu, không phù hợp của dòng họ.

Dưới đây là phần Hướng dẫn Giải bài tập trang 32 sgk GDCD 7. Các bạn hãy đọc kỹ đầu bài trước khi trả lời nhé!

Hướng dẫn Giải bài tập trang 32 sgk GDCD 7

a] Hãy đề nghị ông bà, cha mẹ kể cho em nghe về nguồn gốc và những truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ mình. Em có suy nghĩ gì về những truyền thống đó?

Trả lời:

Em hãy xin phép ông bà, bố mẹ kể lại cho nghe về nguồn gốc, sự kiện nói về truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ. Sau đó, em hãy viết những cảm nhận về truyền thống đó.

b] Quê Hiên là một vùng quê nghèo khó. Bao đời nay, trong dòng họ của Hiên chưa có ai đỗ đạt cao và làm chức vụ gì quan trọng. Hiên không bao giờ muốn giới thiệu quê hương và dòng họ mình với bạn bè. Hiên cảm thấy xấu hổ về đất quê nghèo và dòng hạ của mình.

Em có đồng ý với cách nghĩ của Hiên không ? Vì sao ?

Trả lời:

Em không đồng ý với cách nghĩ của Hiên. Bởi vì, mỗi dòng họ đều có những truyền thống tốt đẹp. Nếu như trong việc học hành, chưa có ai đỗ đạt thì Hiên càng phải cố gắng học tập, để đem lại sự tự hào cho quê hương, dòng họ của Hiên.

c] Em đồng ý với những ý kiến nào sau đây? Vì sao?

[1] Gia đình, dòng họ nào cũng có những truyền thống tốt đẹp;

[2] Giữ gìn truyền thống tốt đẹp của gia đình là thể hiện lòng biết ơn cha mẹ, ồng bà, tổ tiên;

[3] Gia đình, dòng họ nghèo thì không có gì đáng tự hào;

[4] Không cần giữ gìn truyền thống, vì đó là những gì đã lạc hậu;

[5] Giữ gìn và phát huy truyền thống của gia đình giúp ta có thêm sức mạnh trong cuộc sống.

Trả lời:

Em đồng ý với ý kiến: [1], [2] và [5]. Bởi vì:

– Gia đình, dòng họ nào cũng có truyền thống tốt đẹp. chúng ta cần có trách nhiệm phát huy những truyền thống đó làm cho nó ngày càng tốt đẹp hơn.

– Chúng ta giữ gìn truyền thống tốt đẹp của gia đình là thể hiện lòng biết ơn tổ tiên, ông bà, cha mẹ, những người đã sinh thành nuôi dưỡng chúng ta. Đây cũng là sự tri ân với những người có công gây dựng, làm rạng danh truyền thống.

– Giữ gìn và phát huy truyền thống của gia đình giúp chúng ta có thêm sức mạnh để vượt lên những khó khăn, thử thách trong cuộc sống.

d] Em hãy sưu tầm và kể lại cho các bạn nghe một mẩu chuyện về truyền thống quê hương mình, về các dòng họ [các tổ phụ nghề nghiệp, các nghệ nhân, anh hùng liệt sĩ, danh nhân văn hoá v.v…].

Trả lời:

Nói về lịch sử Nam Định là mảnh đất văn hiến địa linh nhân kiệt. Thiên Trường Nam Định, “hào khí Đông A” là vùng đất cổ phía nam đồng bằng sông hồng , một trong những cái nôi của nền văn minh “Đại Việt” là quê hương đất phát tích của triều đại nhà Trần. Một triều đại huy hoàng trong lịch sử Việt Nam. Với chiến công hiển hách đã ba lần đánh thắng quân xâm lược Nguyên Mông hùng mạnh và tàn bạo.

Có 14 vị hoàng đế Triều Trần với 175 năm [từ năm 1225 đến 1400] tồn tại, Đặc biệt có Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn mà cả dân tộc Việt nam ngày nay tôn ông là Thánh, và còn bao nhiêu tướng sỹ đại thần đã cùng ông lập nên nhiều chiến công.

“Thành nam quê ta đó

Là đất học ,đất văn

Bao danh nhân, trí sỹ

Rạng danh đất Thiên Trường”.

Các câu ca dao tục ngữ ông cha ta để lại:

– Giấy rách phải giữ lấy lề.

– Con hơn cha là nhà có phúc.

– Cây có cội, nước có nguồn.

– Chim có tổ, người có tông.

đ] Bản thân em đã làm những việc gì để giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ? Em dự kiến sẽ tiếp tục làm gì ?

Trả lời:

– Bản thân em đã cố gắng học tập, chăm chỉ lao động, học hỏi kinh nghiệm, đọc thêm nhiều sách về y học để tiếp nối truyền thống gia đình.

Xem thêm: Một Số Biện Pháp Giáo Dục Hành Vi Giao Tiếp Có Văn Hóa Cho Trẻ Mầm Non

– Em dự định sẽ cố gắng học thật tốt để thi vào trường Đại học Y. Sau khi ra trường, em sẽ trở thành một bác sĩ, em sẽ đến vùng quê hẻo lánh, gặp khó khăn để khám chữa bệnh.

Bài trước:

Bài tiếp theo:

Trên đây là phần Hướng dẫn Soạn Bài 10: Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình dòng họ sgk GDCD 7 đầy đủ và ngắn gọn nhất. Chúc các bạn làm bài môn GDCD lớp 7 thật tốt!

See more articles in category: FAQ

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 5

Biểu hiện nào dưới đây thể hiện việc giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình dòng họ?

[Khoanh tròn chữ cái trước câu em lựa chọn]

A. Bán lại bí quyết làm nghề cho người trả giá cao

B. Truyền nghề cho con cháu

C. Bỏ nghề điêu khắc vì vất vả và mất thời gian.

D. Không xuất khaaru hàng truyền thống.

Phương pháp giải:

Em sử dụng phương pháp loại trừ để chọn đáp án đúng nhất.

A. Bán lại bí quyết làm nghề cho người trả giá cao

=> Việc làm này sẽ đánh mất đi truyền thống của gia đình.

B. Truyền nghề cho con cháu

=> Việc làm này sẽ giúp cho các thế hệ sau vẫn giữ được nghề truyền thống của gia đình.

C. Bỏ nghề điêu khắc vì vất vả và mất thời gian.

=> Việc làm này sẽ khiến cho nghề truyền thống bị mất đi.

D. Không xuất khẩu hàng truyền thống.

=> Việc làm này khiến cho giá trị của các sản phẩm truyền thống bị hạ thấp, không đem lại lợi ích kinh tế cho sản phẩm.

Lời giải chi tiết:

Biểu hiện thể hiện việc giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ là truyền nghề cho con cháu.

Chọn B.

Câu 9

Đọc câu chuyện dưới đây và trả lời câu hỏi

DÒNG HỌ HIẾU HỌC ĐIỂN HÌNH Ở QUẢNG YÊN

Quảng Yên là vùng đất có truyền thống hiếu học. Trong đó, dòng họ Lê là một trong những dòng họ điển hình trên địa bàn thị xã duy trì tốt phong trào khuyến học, khuyến tài. Với truyền thống hiếu học, thời gian qua difng họ Lê đã đóng góp tích cực trong phong trào xây dựng xã hội học tập, xây dựng quê hương, đất nước ngày một phát triển.

Dòng họ Lê có gốc gác ở làng Đồng Lầm, phủ Hoài Đức, thành Thăng Long [Hà Nội]. Cách đây chừng 600 năm, ông Tổ dòng họ di cư khai hoang mở đất ở khu Làng Cốc, Hưng Yên [nay là phương Phong Cốc, thị xã Quảng Yên]. Dòng họ Lê có truyền thống hiếu học suốt 22 đời nay. Đến nay, dòng họ có 10 người là thiếu tướng, đại tá, phó giáo sư; 7 tiến sĩ và trên 300 thạc sĩ, cử nhân…

Để tiếp tục phát huy truyền thống hiếu học, Hội đồng gia tộc họ Lê đã sớm thành lập Ban Khuyến học. Hưởng ứng phong trào xây dựng “Dòng họ hiếu học”, Ban Khuến học phường đã vận động các gia đình trong dòng họ đăng kí và phán đấu trở thành “Gia đình hiếu học”; tích cực vận động, khuyến khích con cháu tham gia trở thành hội viên của hội khuyến học các cấp; đóng góp, xây dựng, ủng hộ Quỹ Khuyến học của dòng họ, địa phương và ở các đơn vị con cháu học tập, công tác,… Quỹ Khuyến học của dòng họ Lê nhiều năm nay luôn duy trì mức 200 triệu đồng.

Đã thành thông lệ, trong tháng Giêng hằng năm, vào dịp giỗ Tổ và thanh minh, tại Nhà thờ Tổ họ Lê ở khu 5, phương Phong Cốc [thị xã Quảng Yên], con cháu dòng họ lại tập trung đông đủ để ôn lại truyền thống gia tộc. Dịp này, Hội đồng gia tộc dòng họ tổ chức tuyên dương con cháu thành đạt, vượt khó học giỏi. Đặc biệt, đối với những người có thành tích nổi bật trong học tập đã được Hội đồng gia tộc tặng bức tượng cử nhân và được ghi tên trong Sổ vàng truyền thống của dòng họ. Đây là phần thưởng cao quý thể hiện sự ghi nhận, có ý nghĩa động viên, khích lệ con cháu của dòng họ; nhắc nhở con cháu khắc ghi, phát huy truyền thống gia tộc và cũng là dịp để Hội đồng gia tộc báo công với tổ tiên, họ hàng về những phấn đấu, nỗ lực của con cháu trong dòng họ.

[Theo Nguyễn Huế, báo Quảng Ninh, ngày 12/05/2020]

a. Truyền thống của dòng họ Lê ở Quảng Yên được thể hiện như thế nào trong câu chuyện trên?

b. Các gia đình trong dòng họ Lê có thể tự hào về truyền thống gì của gia đình, dòng họ mình?

c. Em còn biết những truyền thống nào khác của gia đìn, dòng họ?

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ nội dung bài đọc và trả lời các câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

a. Truyền thống của dòng họ Lê ở Quảng Yên được thể hiện ở những chi tiết:

- Đến nay, dòng họ có 10 người là thiếu tướng, đại tá, phó giáo sư; 7 tiến sĩ và trên 300 thạc sĩ, cử nhân,…

- Hội đồng gia tộc họ Lê sớm thành lập Ban Khuyến học.

- Hưởng ứng, vận động các gia đình trong dòng họ đăng kí và phấn đấu trở thành “Gia đình hiếu học”

- Quỹ khuyến học của dòng họ Lê nhiều năm luôn duy trì mức 200 triệu đồng.

- Tháng Giêng hàng năm, Hội đồng gia tộc tổ chức tuyên dương con cháu thành đạt, vượt khó học giỏi.

b. Các gia đình dòng họ Lê có thể tự hào về truyền thống hiếu học của dòng họ.

c. Những truyền thống khác của gia đình, dòng họ:

- Cần cù, chăm chỉ làm việc

- Tiết kiệm

- Tôn sư trọng đạo

Câu 14

Có ý kiến cho rằng, truyền thống của gia đình, dòng họ là những thứ đã lạc hậu, không còn phù hợp, cần phải được xóa bỏ.

Em suy nghĩ thế nào về ý kiến trên?

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ câu hỏi và suy nghĩ để trả lời.

Lời giải chi tiết:

Theo em, ý kiến trên không đúng.

Truyền thống gia đình, dòng họ là những giá trị tốt đẹp mà gia đình, dòng họ đã tạo ra, được lưu truyền, phát huy từ thế hệ này sang thế hệ khác. Những thứ lạc hậu, không phù hợp thì không được gọi là truyền thống gia đình, dòng họ.

Vì thế, chúng ta cần phải giữ gìn và phát huy truyền thống của gia đình, dòng họ; góp phần làm phong phú thêm truyền thống và bản sắc dân tộc, nhất là trong thời đại ngày nay.

Loigiaihay.com

Video liên quan

Chủ Đề