Tại sao trẻ hay khóc khi đang ngủ

Bé đang ngủ tự nhiên khóc thét lên có thể do rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, dưới đây là 5 nguyên nhân thường gặp nhất, mời các bạn tham khảo.

Nguyên nhân bé đang ngủ tự nhiên khóc thét lên

1. Khó chịu về thể chất

Trẻ sơ sinh khóc vì mọi thứ, đôi khi lại chẳng vì lý do gì cả. Tuy nhiên, nếu một đứa bé đang ngủ tự nhiên khóc thét lên thì rất có thể là do cơ thể trẻ đang có sự khó chịu nào đó, cụ thể là :

  • Nhiệt độ quá lạnh hoặc quá nóng.
  • Bụng quá no hoặc quá đói.
  • Tã bị ướt, trẻ đi ngoài nặng.
  • Quá mệt mỏi sau một ngày hoạt động, vui chơi quá mức.
  • Nghe thấy một tiếng động hoặc âm thanh lớn bất ngờ.

2. Cảm xúc hoặc tâm lý căng thẳng

Những giấc mơ đáng sợ là một nguyên nhân phổ biến khiến bé đang ngủ tự nhiên khóc thét lên. Không chỉ trẻ em mà ngay cả người lớn nếu gặp ác mộng cũng có thể bị như vậy.

Đối với trẻ sơ sinh, việc gặp ác mộng theo góc nhìn tích cực thì nó cho thấy dấu hiệu của sự phát triển cảm xúc và nhận thức, nó là hoàn toàn bình thường theo quy luật phát triển tự nhiên.

Một số trẻ có thể dịu lại ngay sau đó và tiếp tục ngủ, nhưng số khác thì có thể khóc suốt đêm đến sáng mới chịu ngủ.

Xem thêm >>> Bé khó ngủ thiếu chất gì? Làm thế nào để bé ngủ ngon hơn?.

3. Bệnh tật

Một số bệnh có thể trầm trọng hơn vào ban đêm và việc trẻ đột nhiên khóc thét nửa đêm là dấu hiệu cho điều đó. Những vấn đề thường gặp ở trẻ sơ sinh bao gồm :

  • Khó tiêu : trẻ sơ sinh đang tập ăn dặm hay gặp phải tình trạng này. Ăn quá nhiều trước khi đi ngủ hoặc thức ăn lạ khó tiêu hóa sẽ khiến bụng trẻ bị đầy và khó chịu, ngủ không sâu giấc.
  • Đau dạ dày : vi khuẩn hoặc virus xâm nhập vào cơ thể em bé phải mất một thời gian mới gây ra các triệu chứng, bởi vì chúng cần thời gian để tăng trưởng về số lượng và đi tấn công các bộ phận trong cơ thể. Đó là lý do, nhiều trẻ bị đau bụng trong lúc ngủ.
  • Xoang hoặc tắc nghẽn mũi : cảm lạnh, cảm cúm thông thường gây ra rất nhiều phiền toái, trẻ sẽ mệt mỏi và khóc lóc cả ngày. Đến khi trẻ đi ngủ, bố mẹ nghĩ rằng mọi chuyện đã ổn, nhưng không, trẻ có thể thức giấc và tiếp tục quấy khóc.
  • Mọc răng : trẻ sơ sinh trong giai đoạn mọc răng rất hay quấy khóc nửa đêm, sự ngứa ngáy khó chịu khi răng mọc “trỗi dậy” bất kỳ lúc nào, ngay cả khi đi ngủ.

Những vấn đề trên thường không quá nghiêm trọng, chúng thường sẽ tự hết sau một thời gian, lúc đó trẻ cũng sẽ khỏe mạnh hơn và không khóc thét nửa đêm nữa.

4. Rối loạn giấc ngủ

Rối loạn giấc ngủ khác với việc gặp ác mộng, mặc dù biểu hiện giống nhau. Nó bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau. Không có nguyên nhân duy nhất, rõ ràng và cố định; tuy nhiên việc thiếu ngủ và sốt hoặc ốm sẽ làm gia tăng tình trạng này.

Rối loạn giấc ngủ không chỉ khiến trẻ đột nhiên thức giấc nửa đêm khóc thét mà còn gây ra nhiều vấn đề khác nữa, chẳng hạn như khó ngủ, ngủ ít,…

5. Mong muốn được yêu thương

Thật lạ nhưng đó là sự thật và điều này cũng rất phổ biến. Đôi khi đứa trẻ đột nhiên tỉnh dậy không thể kiểm soát được chỉ đơn giản muốn được bố mẹ ôm ấp, vỗ về, vuốt ve hoặc vui chơi cùng.

Cách giải quyết cho vấn đề này vô cùng đơn giản, bố mẹ chỉ cần đáp ứng nhu cầu của con là được, sau khi mệt và được thỏa mãn, trẻ sẽ lại đi ngủ. Mặc dù việc vui chơi vào nửa đêm là không tốt, nó không nên là một thói quen, tuy nhiên thỉnh thoảng như vậy thì không sao, hãy coi như nó là một kỷ niệm đáng yêu.

Xem thêm >>> Nguyên nhân trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc và cách khắc phục.

Biết được nguyên nhân bé đang ngủ tự nhiên khóc thét lên sẽ giúp bố mẹ khắc phục được vấn đề, giúp trẻ có được những giấc ngủ ngon hơn và sâu giấc hơn. Chúc em bé của bạn luôn được khỏe mạnh nhé!

Hỏi - 19/11/2010

Xin chào Bác Sỹ!

Xin cho em hoi la bé nhà em được 6 tháng tuổi cân nặng 8kg. Bé hay khóc thét lên khi dang ngủ vào ban đêm. một đêm bé khóc ít nhất là 2 lần. Xin cho em hỏi là bé bị gì. có phải bé thiếu canxi và vitamin D3 không. em thương cho bé ra phơi nắng vào sáng sớm khoản 20phút. Nếu thiếu canxi và vitamin d3 thì em nên cho bé uống loại nào và liều lượng ra sao?.

co em hỏi 1 vấn đề nữa là bé bị mụt nhọt ở mông  vào 2 tháng trước em đi khám thì BS cho thúôc bôi milian , mụt nhọt bé bể ra và xẹp xuống nhưng không liền HẲN MÀ CỨ CÁCH VÀI HÔM LẠI xưng mủ lên rồi xẹp xuống.xin BS cho em biết làm sao để khỏi hẳn .

EM XIN CÁM ƠN BS

Trả lời

Chào chị Yến,

Chị không nói rõ là bé đang bú sữa mẹ hay sữa bình, lượng sữa mỗi ngày bao nhiêu nên tôi cũng khó ước đoán được là khẩu phần của bé có đủ nhu cầu vitamin D và canxi không. Nếu bị thiếu vitamin D thì ngoài triệu chứng khóc đêm bé còn có triệu chứng hay ọc sữa, rụng tóc sau gáy [bị “chiếu liếm”], đổ mồ hôi nhiều khi ngủ, chậm mọc răng, chậm lật, trườn. Bé khóc đêm ngoài nguyên nhân do thiếu vitamin D còn có thể do thiếu magne, dị ứng sữa bò…Để phòng ngừa thiếu vitamin D, ngoài việc cho phơi nắng sớm, nếu bé uống ít hơn 1000 mL sữa mỗi ngày thì chị có thể cho bé uống bổ sung vitamin D 400 UI [đơn vị quốc tế] mỗi ngày. Trong các siro multivitamin dành cho trẻ nhỏ thường có thành phần vitamin D, chị có thể chọn lựa thuốc tùy vào nhà sản xuất nào chị tin tưởng [thuốc Việt Nam hay thuốc ngoại đều được].

Thân mến.

BS. CKI. Nguyễn Thị Từ Anh
Khoa Sơ sinh - Bệnh viện Từ Dũ

Chắc hẳn trong chúng ta ai có con nhỏ cũng đã từng ít nhất một lần chứng kiến con mình đang ngủ mà bật dậy khóc thét, giẫy giụa và cực kì hoảng sợ. Điều này làm cho các bậc cha mẹ rất hoang mang vì không biết các bé đang trải qua điều gì. Bài viết này sẽ giúp bạn làm rõ các tình trạng trên.

1. Giấc ngủ kinh hoàng [night terror] là gì?

Đây là một tình trạng xảy ra vào giai đoạn 3 và 4 của giấc ngủ sóng chậm [NREM], thường sẽ xuất hiện khoảng 2-3 tiếng sau khi bé bắt đầu ngủ [trung bình khoảng 90 phút sau khi bé ngủ]. Biểu hiện của giấc ngủ kinh hoàng là các biểu hiện như:

  • Trẻ đang ngủ đột ngột khóc thét và sợ hãi tột độ;
  • Bé đấm đá khắp giường và giãy giụa
  • Trẻ ngồi dậy và chạy ra khỏi giường, đổ mồ hôi, mạch nhanh, thở nhanh, lơ mơ và không định hướng được xung quanh.

Điểm đặc biệt là trẻ vẫn có thể mở mắt nhưng hầu như không đáp ứng với việc đánh thức hay dỗ dành và buổi sáng sau khi thức dậy trẻ hoàn toàn không nhớ gì về việc này cả. Thời gian của giấc ngủ kinh hoàng kéo dài có thể từ vài phút đến 30 phút. Độ tuổi xảy ra thường từ 3-12 tuổi.

Trẻ đang ngủ đột ngột khóc thét và sợ hãi tột độ là một trong những biểu hiện của giấc ngủ kinh hoàng

2. Giấc ngủ kinh hoàng có phải là cơn ác mộng?

Vậy giấc ngủ kinh hoàng có phải là cơn ác mộng không? Câu trả lời rằng hai tình trạng này hoàn toàn khác nhau. Như đặc điểm nêu trên, giấc ngủ kinh hoàng xuất hiện vào thời điểm khoảng 2-3 tiếng sau ngủ.

Tuy nhiên đối với cơn ác mộng thì lại xuất hiện vào thời điểm giấc ngủ sóng nhanh [REM] và hay xuất hiện vào lúc gần sáng. Trong giấc ngủ kinh hoàng thì chúng ta không thể nào đánh thức được bé và khi thức dậy bé hoàn toàn không nhớ gì cả. Nhưng trong cơn ác mộng chúng ta có thể đánh thức được bé và sau đó bé tường thuật được lại giấc mơ của mình.

Giấc ngủ kinh hoàng [night terror]  Cơn ác mộng [nightmare]
  • Xuất hiện vào thời điểm khoảng 2 – 3 tiếng sau ngủ.
  • Không thể đánh thức được bé.
  • Bé hoàn toàn không nhớ gì cả khi thức dậy.
  • Giấc ngủ sóng nhanh [REM]; lúc gần sáng.
  • Có thể đánh thức được bé.
  • Bé tường thuật được giấc mơ của mình.
Giấc ngủ kinh hoàng và ác mộng là hai tình trạng hoàn toàn khác nhau

3. Nguyên nhân của giấc ngủ kinh hoàng

Hiện tại nguyên nhân chính xác của giấc ngủ kinh hoàng vẫn chưa được tìm ra. Tuy nhiên người ta thấy một số yếu tố đóng góp như: Thiếu ngủ, mệt mỏi, sốt, một số loại thuốc, hội chứng chân không yên, hội chứng ngưng thở khi ngủ,… Đặc biệt là trong tiền sử gia đình trẻ có người cũng bị giấc ngủ kinh hoàng.

4. Khi nào cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ?

Điều trước tiên khi trẻ xuất hiện tình trạng này lần đầu, ắt hẳn cần phải phân biệt liệu có phải do một bệnh lý cấp tính nào gây ra như là: nhiễm trùng thần kinh trung ương, động kinh,… Nếu do các bệnh lý này thì chắc chắn trẻ sẽ có triệu chứng khác của bệnh kèm theo và phải tới gặp bác sĩ sớm nhất.

Nếu xác định không do một tình trạng bệnh lý cấp tính nào và giấc ngủ kinh hoàng chỉ xảy ra từ 1-2 lần trong một tháng thì không cần phải điều trị. Theo nghiên cứu, khi trẻ đến 6 tuổi thì tình trạng này sẽ ổn định và hết hẳn khi trẻ dậy thì.

Trong những tình huống sau đây thì khuyên bạn nên đưa bé tới gặp bác sĩ:

  • Diễn ra thường xuyên hơn.
  • Gây gián đoạn giấc ngủ của trẻ và các thành viên trong gia đình nhiều lần.
  • Trong cơn bé thường giãy giụa nhiều gây thương tích nhiều.
  • Giảm chất lượng ngủ vào ban đêm nên ban ngày gây mệt mỏi, ảnh hưởng đến cuộc sống của trẻ và gia đình trẻ.
  • Tình trạng này vẫn diễn ra mặc dù bé đã vào tuổi dậy thì.
Tình trạng trẻ có giấc ngủ bất ổn diễn ra thường xuyên thì hãy đưa trẻ đến khám bác sĩ

5. Cần xử trí như thế nào trong giấc ngủ kinh hoàng?

Điểm quan trọng là bạn hãy giữ bình tĩnh và đừng cố gắng đánh thức bé dậy, không lay người hay vỗ vào bé để đánh thức bé vì làm vậy em bé sẽ càng khó chịu và sợ hãi hơn. Cất hết tất cả những vật dụng nguy hiểm xung quanh bé [như bàn, ghế, ly nước,đồ chơi,…tốt nhất xung quanh giường ngủ của bé nên để khoảng nệm rộng rãi để bé có thể giãy giụa mà không bị thương]. Khi xoay chuyển tư thế của bé bạn cũng nên nhẹ nhàng.

6. Làm thế nào để giảm thiểu tình trạng này?

Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, nếu tình trạng giấc ngủ kinh hoàng này diễn ra thường xuyên và bạn xác định được thời điểm mà con bạn bị trong đêm, bạn có thể đánh thức bé dậy 30 phút trước đó và sau một khoảng thời gian cho bé ngủ lại. Điều này làm giảm thiểu tình trạng này đáng kể.

Thay vì điều trị bằng thuốc, bạn cũng có thể áp dụng các phương pháp đơn giản để cải thiện tình trạng bệnh của con

Một số phương pháp hỗ trợ khác:

  • Cho bé ngủ đúng giờ và ngủ đủ giấc. Trẻ từ 3-5 tuổi nên ngủ từ 10-13 tiếng/ngày [bao gồm giấc trưa]. Trẻ trên 5 tuổi ngủ từ 9-12 tiếng. Khi bắt đầu vào tuổi teen thì nên từ 8-10 tiếng.
  • Thiết lập thời gian ngủ. Bạn nên tập cho bé ngủ đúng khung giờ mỗi ngày, tránh sự xáo trộn.
  • Tạo không gian yên tĩnh và tối. Nếu con bạn sợ tối, bạn có thể sử dụng đèn ngủ với ánh sáng nhẹ. Tránh coi ti vi và hoạt động quá nhiều trước khi ngủ.
  • Không mang TV vào phòng ngủ.

Qua bài viết này, mong rằng các bậc phụ huynh nhận ra rằng giấc ngủ kinh hoàng “không kinh hoàng” như cái tên của nó, và có thể giúp ích cho các bạn bình tĩnh hơn trong việc xử trí tình trạng này.

>> Ngủ ngáy xảy ra ở trẻ sơ sinh có gây nguy hiểm đến sức khỏe của trẻ không? Tìm hiểu ngay nhé: Ngủ ngáy ở trẻ sơ sinh có đáng lo ngại?

Video liên quan

Chủ Đề