Trương định sinh năm bao nhiêu

Trong lịch sử Việt Nam có rất nhiều những vị tướng võ tài ba, nổi danh với tài quân sự hơn người. Ở giai đoạn nửa sau thế kỉ thứ 19 cũng có một vị tướng như vậy. Ông chính là Bình Tây Đại Nguyên Soái Trương Định - là một võ quan nổi danh triều Nguyễn và cũng là thủ lĩnh phong trào kháng Pháp ở Nam Bộ.

 

1. Giới thiệu về Bình Tây Đại Nguyên Soái

Trương Định sinh năm 1820 tại làng Tư Cung, phủ Bình Sơn, Quảng Ngãi [nau là xã Tịnh Khê, thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi]. Ông còn có tên khác là Trương Công Định hay Trương Trường Định, là hậu duệ của dòng họ Trương khai khoa vùng Quảng Ngãi xưa. Cha của ông là Lãnh binh Trương Cầm, từng là Hữu thuỷ Vệ uý ở Gia Định, dưới thời của vua Thiệu Trị. Theo những ghi chép lại của các sử gia triều Nguyễn, ông sinh ra và lớn lên trong một gia đình danh tiếng, lại sống ở một vùng đất hiếu học nên Trương Định được giáo dục bài bản, thông hiểu binh thư và võ nghệ, đặc biệt là có tài bắn. 

Thời vua Thiệu trị, năm 1844, Trương Định theo cha vào Nam và trở thành bậc tiền hiền khai mở vùng đất Tân An - ĐỊnh Tường. Sau khi cha của ông qua đời, ông ở lại Gò Công và lấy bà Lê Thị Thưởng làm vợ [bà là con gái một hào phú ở huyện Tân Hoà]. Vào năm 1854, để hưởng ứng chính sách khẩn hoang của triều đình Huế do Nguyễn Tri Phương thi hành, ông đã đem hết tài sản để đi chiêu mộ dân nghèo vùng Quảng Nam - Quảng Ngãi vào khai hoang, lập đồn điền ở Gia Thuận [Gò Công Đông ngày nay]. Với công lao đó, ông đã được triều đình Huế phong chức Quản cơ, hàm Lục phẩm nên dân chúng còn thường gọi ông là Quản Định. 

Ngay khi thực dân Pháp bắt đầu xâm lược nước ta, Trương Định đã mang trong mình tư tưởng kháng Pháp nên ông đã tập hợp lực lượng, xây dựng các chiến lược để chống lại quân Pháp và tiến hành nhiều hoạt động khác để xây dựng nguồn lực lâu dài. Trong thời gian này, ông cũng lấy người vợ hai là bà Trần Thị Sanh - bà là chị em con cô con cậu với Từ Dũ Thái Hậu. 

Sau khi ông qua đời vào ngày 20/8/1864 do hi sinh trong kháng chiến chống Pháp, ông đã được vua Tự Đức truy tặng phẩm hàm và lập đền thờ tại quê nhà. Lăng mộ của Bình Tây Đại Nguyên Soái Trương Định được người vợ thứ của ông dựng tại Gò Công, Tiền Giang. Ngoài ra, để tưởng nhớ công lao của ông, nhân dân còn lập đền dựng tượng ông tại huyện Gò Công Đông - nơi mà ông và nghĩa quân từng lấy làm căn cứ chống Pháp để thờ cúng ông. Vào ngày 19, 20 tháng 8 Âm lịch hằng năm là ngày lễ hội để tưởng niệm ông. Ngày nay, cái tên Trương Định được dùng để đặt cho nhiều con đường ở các thành phố lớn như Hồ Chí Minh, Hà Nội và tỉnh Tiền Giang như một cách để ghi nhớ công lao to lớn của ông trong cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc.

 

2. Tóm tắt khởi nghĩa Trương Định

Hưởng ứng phong trào chống Pháp cứu nước có rất nhiều nhân vật đứng lên phất cờ khởi nghĩa. Trong số đó chúng ta phải nhắc đến Bình Tây Đại Nguyên Soái với cuộc khởi nghĩa Trương Định năm 1859 - 1864 - cuộc khởi nghĩa có quy mô lớn nhất và gây tổn thất nặng nề nhất cho Pháp.

Năm 1859, giặc Pháp đưa quân đến đánh chiếm Gia ĐỊnh. Trương Định đã đem nghĩa quân lên đóng chiếm ở Thuận Kiều, Gia Định để phòng ngự và lập được vô số chiến công trên phòng tuyến từ Gò Cây Mai đến Thị Nghè và các trận đánh ở đây.

Năm 1860, dưới sự lãnh đạo của Tổng thống quân vụ Nguyễn Tri Phương, Trương Định được triều đình phong chức Phó lãnh binh tham gia giữ đồn Kỳ Hoà. Tới đầu năm 1861, đồn Kỳ Hoà thất thủ và Trương Định rút quân về Gò Công với quyết tâm kháng chiến lâu dài, Khi đó, ông đã mua thêm nhiều vũ khí và chiêu mộ thêm các binh sĩ để xây dựng căn cứ địa kháng chiến. Cũng trong thời gian này ông đã cho tổ chức nhiều cuộc tấn công và giành thắng lợi tại Gò Công, Tân An và Mĩ Tho, Chợ Lớn kéo dài đến hai nhánh sông Vàm Cỏ và tận biên giới Campuchia. Dưới sự lãnh đạo của ông, số lượng binh sĩ đã vượt mức ngàn người và danh tiếng vang xa khắp chốn, lôi kéo thêm được một bộ phận nhân dân hưởng ứng.

Phan Thanh Giản đã từng nhận lệnh của vua Tự Đức dẫn dụ Trương Định ngừng bắn, tuy nhiên chỉ nhận lại được câu trả lời: "Nhân dân ba tỉnh muốn như xưa nên họ suy tôn chúng tôi đứng đầu. Chúng tôi không thể làm khác hơn điều mà chúng tôi đang làm. Cho nên chúng tôi đã chuẩn bị sẵn sàng kháng chiến ở cả miền Đông và miền Tây. Chúng tôi chống địch, đánh địch và cuối cùng sẽ thắng địch. Nếu ngài còn nói tới hoà nghị với giặc thì chúng tôi phản đối mệnh lệnh của triều đình". 

Vào tháng 3 năm 1862, khi phần lớn các huyện của Gia Định và Định Tường đã được giải phóng, quân Pháp rút lui khỏi nhiều đồn do lo sợ quân ta tập kích tiêu diệt, số khác bị cô lập đến mức hoang mang, lo sợ. Ngày 5/6/1862, triều đình nhà Nguyễn kí Hiệp ước Nhâm Tuất đồng ý giao ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ cho thực dân Pháp và phải đàn áp các cuộc nổi dậy của nhân dân. Bởi vậy, triều đình ra lệnh cho Trương Định phải ngừng chiến đấu và giải tán nghĩa quân. Đứng trước sự bạc nhược của triều đình, Trương Định càng thêm quyết tâm, kiên quyết chống lệnh và cùng nhân dân tiếp tục kháng chiến chống Pháp tạo Gò Công. Nhờ lòng yêu nước và sự dũng cảm của mình, ông được nhân dân tôn lên làm Bình Tây Đại Nguyên Soái. Lúc giờ, nghĩa quân theo ông đã có 6 nghìn người và được nhân dân rất ủng hộ.

Ngày 26/2/1863, Pháp mở một đợt tấn công vào căn cứ Tuy Hoà của nghĩa quân tại Gò Công, cuộc chiến diễn ra vô cùng ác liệt suốt ba ngày ròng rã. Đến ngày 28/2/1863, căn cứ Tuy Hoà bị mất và Trương Định phải rút về Biên Hoà, đưa một số nghĩa quân về Thủ Dầu Một để tiếp tục chiến đấu. Thế nhưng cuối cùng cuộc khởi nghĩa của Trương Định cũng bị dập tắt do sự tương quan lực lượng giữa ta và địch ngày càng có sự chênh lệch lớn.

Về cái chết của ông có rất nhiều giai thoại xoay quanh. Một trong số đó là và ngày 20/8/1864, trong một trận chiến quyết tử với quân địch ở đồn Tuy Hoà, ông bị rơi vào tay của giặc Pháp do sự phản bội của thuộc hạ làm cho ông bị bắn gãy xương sống. Vì không muốn bị rơi vào tay giặc nên ông đã tự rút gươm quyên sinh để bảo vệ khí tiết. Sự hi sinh của Bình Tây Đại Nguyên Soái Trương Định là một sự tổn thất vô cùng to lớn đối với phong trào kháng chiến chống Pháp của nước ta thời bấy giờ. Sự ra đi của ông cũng khiến cho biết bao nhiêu nghĩa sĩ cũng như nhân dân thương tiếc. 

Hơn năm năm chiến đấu kể từ ngày giặc Pháp xâm lược nước ta đến khi Trương Định mất chưa phải là một quãng thời gian dài nhưng cuộc khởi nghĩa của ông đã để lại những chiến công vang dội cho dù có sự chênh lệch rất lớn giữa lực lượng của ta và quân địch. Tóm lại, khởi nghĩa Trương ĐỊnh là một cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong giai đoạn đầu của phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược nước ta. Tuy cuộc khởi nghĩa này chỉ tồn tại trong một khoảng thời gian ngắn nhưng để lại rất nhiều ý nghĩa: về sự quy tụ toàn dân đồng tâm hiệp lực cứu nước, về tính độc lập tự chủ của người lãnh đạo trong việc đề ra đường lối kháng chiến và cả sự phản kháng lại với triều đình yếu kém, bạc nhược.... Dựa vào những tiền đề của cuộc khởi nghĩa Trương Định, các cuộc khởi nghĩa sau này đã kế thừa và nâng lên ở một tầm cao hơn. 

Trương Định mặt ở đâu?

Trương Định.

Năm 1862 ai là người được nhân dân và nghĩa quân suy tôn là Bình Tây Đại Nguyên Soái?

Ông chính là Bình Tây Đại Nguyên Soái Trương Định - là một võ quan nổi danh triều Nguyễn và cũng là thủ lĩnh phong trào kháng Pháp ở Nam Bộ.

Trương Định là ở đâu?

Trương Định sinh năm 1820, tại làng Tư Cung, phủ Bình Sơn, Quảng Ngãi [nay là xã Tịnh Khê, thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi]. Ông còn có tên là Trương Công Định hoặc Trương Trường Định, là hậu duệ dòng họ Trương khai khoa vùng Quảng Ngãi xưa.

Trương Định có những đóng góp gì?

Trương Định từng dấy binh đánh đông dẹp bắc, từng xây dựng căn cứ kháng chiến, được nhân dân suy tôn là “Bình Tây Đại Nguyên soái”. Chính ông bằng sự chỉ huy tài tình, với lý tưởng cao đẹp, những đức tính quý báu và hành động quả cảm đã làm rạng rỡ vùng đất Gò Công.

Chủ Đề