Tri túc là gì

Lời Phật dạy về "Thiểu dục tri túc"

Trong tất cả các Kinh, Đức Phật đều cho rằng một trong những nguyên nhân chính dẫn đến nỗi khổ là do tham lam. Vì thế, Người đã dạy phương pháp đối trị lòng tham chính là sống theo hạnh Thiểu dục tri túc.

>>Lời Phật dạy

Tuy nhiên, hạnh sống thiểu dục tri túc ngày nay dường như đang trở nên mâu thuẫn với những quan điểm của xã hội hiện đại. Đó là do cách sống này không phù hợp hay do chúng ta chưa hiểu đúng và làm theo lời dạy của Đức Phật về Thiểu dục tri túc?

Thiểu dục tri túc là gì?

Thiểu dục tri túc nghĩa là giảm bớt ham muốn và biết đủ. Ở xã hội hiện đại, con người không ngừng nỗ lực và vươn lên để đạt được những thành công cũng như là thỏa mãn được đời sống vật chất đầy đủ, thì hạnh sống biết đủ có vẻ làm kiềm chế đi sự cầu tiến của một người. Đây là cách hiểu còn quá nông cạn, đi lệch hướng với lời dạy của Đức Phật.

Đức Phật có dạy: Này các Tỳ kheo, hai cực đoan này người xuất gia không nên thực hành.
Bài liên quan
Thiểu dục tri túc: Một cách sống hạnh phúc

Ngạn ngữ Việt Nam có câu: Bể kia dễ lấp, túi tham khó đầy, để chỉ rằng lòng tham con người là vô hạn. Chính vì lòng tham đó mà chúng ta không tìm được hạnh phúc ngay trong cuộc sống này cũng như sản sinh ra nhiều hệ lụy của xã hội bằng những tệ nạn đầy nguy hiểm. Nhu cầu ở con người không có điểm dừng, đói thì muốn no, no thì muốn ngon, ngon thì món ăn lạ, độc đáo,Chính vì cứ mãi theo những nhu cầu này mà gây nên sự phiền não.

Đức Phật có dạy: Này các Tỳ kheo, hai cực đoan này người xuất gia không nên thực hành. Đó là: Chuyên tâm tham đắm dục lạc thấp hèn, không xứng đáng và không ích lợi; Chuyên tâm khổ hạnh, gây khổ đau, không xứng đáng và không ích lợi.

Lối sống ép thân, khổ hạnh Đức Phật không muốn chúng ta phải đi theo. Và ngược lại lối sống quá tham đắm vào dục lạc là nguyên nhân của sự khổ. Chúng ta thường khổ vì tiền bạc, sắc đẹp, danh vọng, ăn uống và ngủ nghỉ.

Khi không có đủ tiền để đáp ứng những nhu cầu của bản thân đặt ra thì phiền não xuất hiện. Nó khiến chúng ta phải tìm mọi cách để có tiền.

Không có tiền thì chúng ta cảm thấy bế tắc, khó chịu và tuyệt vọng. Khi không có nhan sắc, chúng ta thường đau khổ, tủi thân, đố kỵ. Luôn muốn mình nổi trội, đẹp hơn người. Khi không có địa vị, danh vọng, chúng ta lại đi tìm mọi cách để đạt được, bày mưu tính kế để hãm hại, đạp đổ người khác để mình có được vị trí cao trong xã hội. Ngày đêm mưu tính, lo sợ khiến chúng ta không có được một giây phút thanh thản thật sự.

Khi không có đủ tiền để đáp ứng những nhu cầu của bản thân đặt ra thì phiền não xuất hiện. Nó khiến chúng ta phải tìm mọi cách để có tiền.
Bài liên quan
Biến đổi khí hậu môi trường là do lòng người chẳng thiểu dục tri túc

Khi những món ăn không ngon, chúng ta lại khó chịu, bỏ ăn và buồn phiền. Lúc nào cũng muốn được ăn ngon, ăn nhiều. Và khi ngủ không đủ giấc, chúng ta sinh ra sự cáu gắt, khó chịu. Luôn muốn được ngủ kỹ, ngủ nhiều.

Vì sao chúng ta lại rơi vào điều này? Vì chúng ta đang là nô lệ của lòng tham, bị lòng tham điều khiển và khống chế nên gây ra bao khổ não vì không đáp ứng được những mong muốn của nó.

Trong kinh Thuỷ Sám có câu: Người biết đủ tuy nằm dưới đất vẫn lấy làm an vui, người không biết đủ dù ở thiên đường cũng không vừa ý. Đó là lý do vì sao nhiều người giàu nhưng vẫn không tìm được hạnh phúc, người nghèo lại có được hạnh phúc tràn đầy. Ta thấy rằng, thiếu thốn hay đầy đủ không phải phụ thuộc vào vật chất, mà nó phụ thuộc vào tư tưởng hay cách suy nghĩ của chúng ta.

Đây là lý do vì sao Đức Phật dạy hạnh thiểu dục tri túc cho người Phật Tử. Thiểu dục tri túc không kiềm hãm sự phát triển của bất kỳ ai, cách sống này là để đối trị với lòng tham không đáy, lòng tham gây ra phiền não không có điểm dừng mà chúng ta, những con người hiện đại đang bị vướng phải. Thiểu dục tri túc là môt sắc thái tâm lý sống.

Trong kinh Thuỷ Sám có câu: Người biết đủ tuy nằm dưới đất vẫn lấy làm an vui, người không biết đủ dù ở thiên đường cũng không vừa ý.

Người sống theo hạnh thiểu dục tri túc có những lợi ích gì?

Bài liên quan
Tri túc: Biết đủ, cách sống mang lại hạnh phúc

Khi nhu cầu giảm bớt và biết đủ, chúng ta sẽ không bị lòng tham điều khiển, dẫn dắt để thỏa mãn cái mong muốn cao xa ngoài khả năng của bản thân. Từ đó, chúng ta không cảm thấy ngột ngạt, khó chịu với thực tại, với những gì chúng ta đang có. Người sống theo hạnh thiểu dục tri túc là người hạnh phúc nhất, bởi chúng ta được tự tại trong đời sống mà không bị điều gì gò bó, gán ép. Chúng ta sẽ tự chủ trong mọi thứ, dù có thất bại cũng không nản lòng hay tuyệt vọng.

Hiểu được hạnh thiểu dục tri túc, dù là người nghèo chúng ta vẫn không cảm thấy mặc cảm, tự ti mà hài lòng với những gì có được. Ngược lại chúng ta sẽ cảm thấy cuộc sống vô cùng nặng nề, khổ sở, đó là do cách suy nghĩ của chúng ta tạo ra. Nếu mọi người trong xã hội hiểu được và thực hành được hành thiểu dục tri túc như Đức Phật dạy thì sẽ giảm thiểu rất nhiều tệ nạn xã hội.

Phật dạy: Đa dục chi nhân, đa cầu lợi cố, khổ não diệc đa. Có nghĩa là: người mong muốn nhiều, cầu lợi nhiều thì khổ não cũng nhiều. Hệ lụy của lòng tham và không thực hành cách sống Thiểu dục tri túc
Bài liên quan
Cuộc chiến đấu với lòng tham

Thực tế cho thấy, xã hội càng hiện đại, vật chất càng phát triển thì nạn trộm cướp cũng phát triển. Vì họ chạy theo những nhu cầu bên ngoài mà bất chấp tất cả để có được tài sản từ người khác. Giết người, lừa gạt ngày càng tinh vi hơn nhằm thỏa mãn nhu cầu của bản thân, gây nên sự lo lắng cho nhiều người. Ngoài ra, sự tham đắm địa vị đã làm cho lòng người mất đi lòng tin ở nhau, đạo đức suy đồi bởi sự hãm hại, đố kỵ, mưu tính đáng sợ. Là một người sống chân chính, biết kiểm soát nhu cầu và an vui với những gì mình có sẽ không bao giờ gây ra những điều tiêu cực như trên.

Chiến tranh, thiên tai cũng do lòng tham của con người gây nên. Từ bao đời nay, nguyên nhân chiến tranh xuất phát từ quyền lợi, đất đai, vị thế của những người cầm quyền một đất nước. Khi lòng tham nổi lên thì mãi không có tiếng nói chung và sự thỏa hiệp, nhường nhịn nhau. Khi con người luôn muốn thỏa mãn được những nhu cầu tự đặt ra của bản thân thì vô tư khai thác tài nguyên môi trường đến cạn kiệt và phải nhận hậu quả như ngày ngay.

Nếu chúng ta không kiểm soát được ham muốn của mình, không có điểm dừng thì sẽ tự gây hại cho bản thân và xã hội. Phật dạy: Đa dục chi nhân, đa cầu lợi cố, khổ não diệc đa. Có nghĩa là: người mong muốn nhiều, cầu lợi nhiều thì khổ não cũng nhiều.

Từ những lẽ trên, chúng ta có lẽ đã nhìn nhận được tầm quan trọng của lời Phật dạy về cách sống Thiểu dục tri túc. Ngày nay, cách sống ấy vô cùng cần thiết khi mà tốc độ phát triển của xã hội nhanh chóng đi lên, vật chất đáp ứng đầy đủ nhưng phiền não chưa bao giờ được giải quyết triệt để. Hiểu đúng lời dạy của Đức Phật về Thiểu dục tri túc chắc chắn chúng ta sẽ tìm được sự bình an nơi tâm hồn và tự tại giữa cuộc sống, không bị ngũ dục tri phối trong mọi hoàn cảnh.

Minh Chính [Tổng hợp]

Video liên quan

Chủ Đề