Trẻ 1 tháng tuổi bú đêm bao nhiêu lần?

Trẻ sơ sinh bú bao nhiêu lần 1 ngày? Nhận biết bé đã no sữa bằng cách nào? Bài viết dưới đấy sẽ giúp mẹ “gỡ rối” những băn khoăn để chăm sóc thật tốt cho sức khỏe của con yêu nhé.

Trẻ sơ sinh bú liều lượng bao nhiêu 1 ngày là băn khoăn của nhiều mẹ trẻ

1. Trẻ sơ sinh cần bú bao nhiêu lần 1 ngày?

Tùy cân nặng, nhu cầu và sức bú mỗi trẻ, lượng sữa trẻ bú được là nhiều ít khác nhau. Nên cho trẻ sơ sinh bú nhiều lần từ 8-12 cữ mỗi ngày. Mỗi cữ cách nhau 2-3 tiếng.
Mỗi lần bú mẹ trẻ phải bú được trong khoảng 20 -30 phút. 10 phút đầu tiên, sữa lúc này lượng nước là chủ yếu, và sữa tiết ra sau đó sẽ mang nhiều dưỡng chất cho sự phát triển của trẻ. Sau sinh 2 tuần, trẻ có thể bú trung bình 60ml – 100ml/ cữ. Khi bé 3 tháng lượng sữa mỗi lần bú của bé có thể tăng từ 120 – 150ml/lần và duy trì ở những tháng kế tiếp.
Tùy nhu cầu của trẻ, cân nhắc xem có cho trẻ bú đêm hay không. Không phải cứ cho trẻ bú đêm là tốt vì từ 10h đêm – 3h sáng bé thức giấc để bú có thể ảnh hưởng đến sự phát triển thể trạng, trí não của trẻ.

Mỗi lần bú mẹ trẻ phải bú được trong khoảng 20 -30 phút.

2. Nhận biết bé bú no thế nào?

– Theo dõi số cữ bú trong ngày của bé, kết hợp với việc theo dõi cân nặng của bé, bên cạnh đó, hãy để ý quan sát cảm xúc của bé sau khi bú. Nếu trẻ bú tốt sau khi bú, bé đã sẵn sàng ngủ hoặc vui vẻ, không còn quấy khóc sau khi ti mẹ.
– Dựa vào việc đi tiêu của bé: Nếu mẹ thấy bé đi 1-2 lần mỗi ngày, phân vàng mù tạt thì có thể bé bú đủ.  Khoảng 2-3 tháng tuổi, bé đi tiêu đều đặn hàng ngày, phân mềm thì cũng là dấu hiệu bú tốt.
– Căn cứ vào nước tiểu bé: Nếu bỉm của bé ướt phải thay 8-10 lần mỗi ngày trong những tháng đầu tiên là một dấu hiệu chứng tỏ bé đã nhận đủ sữa mẹ.

Nếu trẻ bú tốt sau khi bú, bé đã sẵn sàng ngủ hoặc vui vẻ, không còn quấy khóc sau khi ti mẹ.

3. Lưu ý trong việc cho bé bú

– Trong vài giờ sau sinh, lượng sữa non của mẹ quý giá, giúp trẻ tăng cường khả năng miễn dịch vì thế mẹ nên cố gắng tận dụng nguồn sữa non này.
– Nếu trẻ không tuân theo cữ bú chuẩn, hãy cho bé bú dựa vào nhu cầu, không ép bé liên tục làm bé sợ hãi dẫn đến bỏ bú.
– Trong khoảng hai tuần đầu, có thể trẻ sẽ bị sút cân sinh lý do chưa thích nghi với môi trường bên ngoài và sau khoảng 10 – 12 ngày thì trẻ đã có thể trở lại nhịp tăng trọng bình thường.
– Bé bú mẹ nhiều, mỗi ngày mẹ có thể phải thay 8 -10 chiếc tã, hãy để ý bé thường xuyên để da bé luôn khô thoáng và không bị hăm.

Hy vọng rằng bài viết trên đã giúp các bà mẹ bỉm sữa có được những thông tin hữu ích xoay quanh liều lượng cho trẻ bú hàng ngày. Nếu có bất cứ thắc mắc gì, mẹ hãy liên hệ với những cơ sở y tế uy tín để được các bác sĩ tư vấn và giải đáp băn khoăn nhanh chóng và chính xác nhất.

Ở độ tuổi 2-3 tháng, bé cần bú mỗi ngày khoảng 8 cữ và chia đều ra trong cả ngày, như vậy trong một đêm khoảng 7-8 giờ, bạn cần thức dậy cho bé bú 1-2 lần. Mỗi cữ bé cần bú hết ít nhất 1 bầu vú mẹ để đủ no, đồng thời nhận được nước và chất dinh dưỡng đủ cân bằng; vì ở mỗi bên vú, chất dinh dưỡng khi sữa còn căng và khi bé bú gần hết sẽ khác nhau nên mỗi lần phải bú hết một bên, nếu chưa đủ no thì mới bú sang bên kia.

Trẻ em 2-3 tháng như con bạn thường sẽ khóc đòi bú mỗi khi đến cữ nhưng cũng có khi bé còn ngái ngủ nên không đòi. Nếu thấy đến 4 giờ mà bé vẫn chưa đòi bú thì bạn cũng nên bế bé lên cho bú.

Các cữ bú đêm cần được duy trì cho đến 6 tháng tuổi để bảo đảm nhu cầu dinh dưỡng cho bé, sau 6 tháng nếu bé có thể ngủ thẳng giấc, bạn có thể cho bé ngủ nhưng lưu ý cho bé bú trước khi đi ngủ. Lưu ý rằng mỗi trẻ mỗi khác, có trẻ sớm ngủ thẳng giấc được, có trẻ chậm hơn và bạn nên cho bé bú theo nhu cầu.

Cho dù điều này có thể phần nào làm bạn ngủ đêm không được thẳng giấc nhưng cũng nên cố gắng cho bé bú mẹ thay vì nhờ người nhà pha sữa công thức cho bé bú đêm.

Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới [WHO], bé nên được bú mẹ hoàn toàn đến 6 tháng tuổi để nhận được dinh dưỡng tốt nhất, cũng như các kháng thể từ mẹ. Điều này giúp bé phát triển tốt hơn, ít bệnh và từ đó bạn cũng dễ dàng chăm sóc bé hơn. Nếu có điều kiện, hãy duy trì việc bú mẹ đến 2 tuổi.

Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển  thể chất, tinh thần và trí tuệ của trẻ sơ sinh. Vậy thời gian ngủ của trẻ sơ sinh như thế nào là phù hợp? Trẻ dành bao nhiêu thời gian trong ngày để ngủ? Mỗi giấc ngủ của trẻ thường sẽ kéo dài bao lâu?

Tầm quan trọng của giấc ngủ đối với trẻ sơ sinh

Theo chia sẻ của bác sĩ Phạm Lê Mỹ Hạnh, giấc ngủ có liên quan chặt chẽ với sự phát triển về thể chất, chiều cao, trí thông minh, chỉ số cảm xúc,… của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Cụ thể, trong giấc ngủ sâu của trẻ sơ sinh, các tế bào não bộ sẽ tăng cường hoạt động, đồng thời sản sinh ra hormone tăng trưởng giúp trẻ phát triển thể chất và trí não một cách tối ưu nhất. Do đó, giấc ngủ đóng vai trò quan trọng đối với trẻ sơ sinh, nhất là đối với sự trưởng thành của não bộ, khả năng học hỏi và trí nhớ. 

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, tình trạng trẻ mất ngủ trong những năm tháng đầu đời, sẽ khiến trẻ gặp phải nhiều khó khăn về vấn đề chú ý, kiểm soát xúc cảm và hành vi, khả năng tư duy và nhận thức chậm, có nguy cơ rối loạn chuyển hóa dẫn đến nguy cơ cao bị béo phì.

Ngoài ra, việc chăm sóc giấc ngủ trẻ sơ sinh cũng sẽ gây ảnh hưởng đến tâm trạng và cuộc sống hàng ngày của mẹ và các thành viên khác trong gia đình. Nếu trẻ ngủ không ngon giấc, trẻ sơ sinh hay vặn mình, nhất là vào ban đêm, điều này đồng nghĩa với việc giấc ngủ của mẹ cũng sẽ bị gián đoạn, mệt mỏi. Ngược lại, nếu trẻ ngủ ngon và sâu giấc, mẹ cũng sẽ cảm thấy thoải mái, ít căng thẳng và tự tin hơn.

Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Bé sơ sinh ngủ nhiều có sao không?

Nghiên cứu cho thấy, giấc ngủ của trẻ sơ sinh khác so với giấc ngủ của người lớn. Thông thường, trẻ sơ sinh sẽ dành khoảng 16-18 tiếng/ngày để ngủ, được chia thành nhiều giấc ngủ ngắn khoảng 1-2 tiếng/giấc. Sau đó, khi trẻ được 4 tuần tuổi, thời gian ngủ trong ngày của trẻ sẽ giảm xuống còn 14 giờ. 

Nếu trẻ sơ sinh ngủ nhiều và không có các triệu chứng bất thường, bố mẹ không nên quá lo lắng vì đây là một hiện tượng sinh lý bình thường. Tuy nhiên, trẻ ngủ nhiều có thể gặp phải tình trạng bỏ lỡ các cữ bú quan trọng khiến trẻ ngày càng ốm, suy dinh dưỡng, thiếu chất. Bố mẹ nên chú ý sắp xếp thời gian bú cho trẻ hợp lý, đánh thức trẻ dậy để bú nhằm đảm bảo trẻ không bị đói. 

Trong một số trường hợp, trẻ sơ sinh ngủ nhiều có thể xuất phát các nguyên nhân khác như: vàng da, nhiễm trùng, lượng đường trong máu thấp,… hoặc do các bệnh lý nghiêm trọng khác. Do đó, bố mẹ nên theo dõi chặt chẽ giấc ngủ và các biểu hiện của trẻ để đưa trẻ đến thăm khám sớm khi có dấu hiệu bất thường.

Bé sơ sinh ngủ ít có sao không?

Tình trạng trẻ sơ sinh ngủ ít, bé sơ sinh ngủ không sâu giấc, bé sơ sinh khó ngủ, thiếu ngủ là nguyên nhân phổ biến khiến tâm trạng của trẻ trở nên tệ hơn, trẻ thường hay cáu kỉnh, quấy khóc. Hơn nữa, điều này còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý liên quan đến đường hô hấp trên, viêm mũi dị ứng, hệ miễn dịch kém, trầm cảm,… Nguy hiểm hơn, một số bằng chứng đã chỉ ra rằng, trẻ sơ sinh có giấc ngủ kém ở thời thơ ấu sẽ có nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, tiểu đường, béo phì, cao huyết áp cao hơn so với trẻ ngủ đủ giấc. Một số trẻ ngủ ít còn có biểu hiện giống với hội chứng rối loạn tăng động, giảm chú ý. 

Bảng thời gian ngủ của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ chuẩn theo từng giai đoạn

Tùy thuộc vào từng giai đoạn phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, thời gian ngủ của trẻ sẽ có những thay đổi khác nhau:

1. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 2 tháng tuổi

Trong giai đoạn này, trẻ có thể ngủ 18 giờ mỗi ngày, chia đều cho cả ngày và đêm. Nếu ban ngày trẻ ngủ khoảng 8 tiếng thì ban đêm trẻ sẽ ngủ khoảng 9 tiếng. Giấc ngủ của trẻ diễn ra khá ngắn và trẻ sẽ thường xuyên thức dậy vì đói. Điều này có thể sẽ gây cảm giác phiền toái và ảnh hưởng đến tinh thần của mẹ, nhất là khi trẻ thức 2-3 lần mỗi đêm để được bú. [1]

Lưu ý, mẹ nên cho trẻ bú thường xuyên, bú đầy đủ theo nhu cầu để đảm bảo trẻ được cung cấp đủ năng lượng và dưỡng chất vì trong khoảng 2 tuần đầu tiên, trẻ có thể quay trở lại cân nặng ban đầu. 

2. Trẻ nhỏ từ 3 – 5 tháng tuổi

Trẻ nhỏ từ 3-5 tháng tuổi dành khoảng 14-16 giờ để ngủ, do đó, bố mẹ sẽ thấy trẻ thường xuyên tương tác với bố mẹ hơn. Đặc biệt, một số trẻ đã có thể ngủ một mạch 6 tiếng mà không thức dậy bú mẹ. Đôi khi trẻ thức dậy 1-2 lần vào ban đêm nhưng đây được xem là một hiện tượng bình thường khi trẻ phát triển và thói quen ngủ của trẻ sẽ nhanh chóng quay về nhịp sinh hoạt ban đầu. [2]

Lúc này, trẻ nhỏ đã có thể phân biệt giữa ban ngày và ban đêm. Để thiết lập một thói quen ngủ tốt, tự ngủ cho trẻ, mẹ có thể đặt trẻ trong cũi/nôi khi trẻ lim dim, có dấu hiệu buồn ngủ. 

3. Trẻ nhỏ từ 6 – 8 tháng tuổi

Thời gian ngủ trung bình mỗi cả ngày và đêm sẽ dao động trong khoảng 14 tiếng với 2-3 giấc ngủ ngắn. Một số trẻ sơ sinh 6 tháng tuổi đã có thể ngủ liên tục 8 tiếng/đêm và thời gian dành cho giấc ngủ ban ngày sẽ là 3-4 giờ. 

Khi trẻ được 6 tháng tuổi, nhiều mẹ bỉm bắt đầu quay lại với cuộc sống công việc trước đây. Điều này có thể khiến trẻ quấy khóc nhiều khi phải làm quen dần với việc tự ngủ mà không có mẹ bên cạnh. Trẻ sẽ sớm thích nghi với điều này nên mẹ không nên quá lo lắng nhé!

4. Trẻ nhỏ từ 9 – 12 tháng tuổi

Trẻ nhỏ từ 9-12 tháng dường như đã có thể tự ngủ mà không cần sự hỗ trợ của người lớn. Giấc ngủ về đêm của trẻ có thể kéo dài liên tục 9-12 tiếng/đêm và thời gian ngủ ban ngày của trẻ sẽ rút ngắn lại, còn khoảng 3-4 giờ. 

Trong giai đoạn này, trẻ tăng cường tiếp nhận các kiến thức từ môi trường xung quanh, do đó, trẻ sẽ khó đi vào giấc ngủ hơn. Đây được xem là một bước tăng trưởng nhảy vọt, đặc biệt là khi trẻ bắt đầu mọc chiếc răng sữa đầu tiên hay chuyển giao từ giai đoạn ngồi sang đứng, hay bập bẹ những âm thanh đầu tiên. 

Bố mẹ nên hiểu rõ về thời gian ngủ của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ để theo dõi sự phát triển của trẻ trong từng giai đoạn.

Bảng tóm tắt lịch ngủ của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ trong năm đầu tiên

Dưới đây là bảng tóm tắt thời gian ngủ của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ trong năm đầu tiên theo khuyến nghị của Viện Y học Giấc ngủ Hoa Kỳ [American Academy of  Sleep Medicine – AASM]:

Độ tuổiThời gian ngủ cần thiết Thông tin chi tiết về giấc ngủ của trẻ0-1 tháng tuổi18 giờ/ngàyGiấc ngủ của trẻ sơ sinh khá ngắn, thường chỉ kéo dài khoảng 1-2 tiếng/giấc.2-4 tháng16 giờ/ngàyPhần lớn trẻ nhỏ khi được 6 tuần tuổi trở lên, giấc ngủ của trẻ sẽ kéo dài hơn, khoảng từ 4-6 tiếng/giấc. Xu hướng này thường diễn ra vào buổi tối. 4-12 tháng12-15 giờ/ngàyTrong giai đoạn này, trẻ đã thích nghi với môi trường mới nên điều quan trọng mà bố mẹ cần làm là thiết lập cho trẻ một thói quen ngủ lành mạnh, hợp lý.

Lưu ý, trẻ được nuôi bằng sữa mẹ sẽ thức dậy sớm hơn và thường xuyên hơn trẻ được nuôi bằng sữa công thức. Nghiên cứu cho thấy, trẻ bú sữa mẹ sẽ thức dậy sau khi ngủ được 2-3 giờ để bú mẹ; còn trẻ uống sữa công thức sẽ thức dậy sau 3-4 giờ ngủ. Khi trẻ lớn hơn, trẻ bắt đầu cân chỉnh lại thời gian ngủ và dành nhiều thời gian cho giấc ngủ về đêm hơn giấc ngủ ngày. Một khảo sát cho thấy có đến  62% trẻ 6 tháng tuổi có giấc ngủ vào ban đêm kém dài 6 tiếng và 43% trẻ ngủ kéo dài 8 tiếng. 

Làm thế nào để trẻ sơ sinh có giấc ngủ tốt?

Để trẻ sơ sinh có giấc ngủ tốt, dễ ngủ hơn, bố mẹ có thể thiết lập cho trẻ thói một số thói quen đồng nhất mỗi ngày. Bên cạnh đó, việc tạo môi trường ngủ phù hợp cũng là một trong những điều cần thiết, góp phần giúp trẻ ngủ ngon hơn.

Một số lưu ý mà bố mẹ cần biết để trẻ ngủ sâu giấc gồm: 

  • Tập cho trẻ phân biệt ban ngày và ban đêm, sự khác nhau về giấc ngủ giữa hai khoảng thời gian này bằng cách cho trẻ tiếp xúc nhiều với ánh sáng tự nhiên hơn vào ban ngày, đồng thời, thường xuyên trò chuyện với trẻ hơn nhằm tạo sự khác biệt so với không gian tĩnh lặng của ban đêm.
  • Xây dựng một số thói quen không tạo cảm giác phụ thuộc và làm quen với các dấu hiệu trước khi đi ngủ như cho trẻ bú no, tắm, vệ sinh sạch sẽ,…
  • Tạo không gian thoáng đãng, thoải mái, yên tĩnh cho trẻ bằng cách hạn chế tối đa các tiếng ồn, sắp xếp giường ngủ gọn gàng, có đủ không gian cho trẻ cựa quậy,…
  • Cân chỉnh thời gian ngủ cho trẻ hợp lý tránh để tình trạng trẻ ngủ nhiều vào ban ngày dẫn đến mất ngủ vào ban đêm. 

Lưu ý, nếu trẻ sơ sinh ngủ ít hoặc nhiều hơn bệnh lý thường kèm theo các triệu chứng bất thường như sốt, khó thở, quấy khóc liên tục,… hoặc tình trạng rối loạn giấc ngủ của trẻ không có dấu hiệu cải thiện sau khi bố mẹ đã điều chỉnh lại các thói quen và môi trường ngủ, trẻ cần được đưa đến bệnh viện được được kiểm tra và có phương pháp can thiệp kịp thời. 

Để biết thêm thông tin về cách chăm sóc trẻ và những vấn đề về sức khỏe khác của trẻ, bạn có thể liên hệ trung tâm Sơ sinh, bệnh viện đa khoa Tâm Anh theo địa chỉ:

HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH

Tóm lại, trẻ sơ sinh dành phần lớn thời gian trong ngày để ngủ bởi đây là cách tốt nhất để trẻ thích nghi với môi trường mới, phát triển cơ thể và tinh thần một cách toàn diện. Tuy nhiên, bố mẹ vẫn nên chú ý thời gian ngủ của trẻ sơ sinh để phát hiện sớm các bất thường nếu có. 

Chủ Đề